samedi 29 novembre 2014

Nóng: Ông Hồng Lê Thọ bị bắt khẩn cấp theo điều 258 Bộ Luật Hình Sự

Dân Luận: Theo chúng tôi được biết, ông Hồng Lê Thọ là một Việt Kiều từ Nhật đã hồi hương Việt Nam. Ông là chủ blog Người Lót Gạch (http://nguoilotgach.blogspot.com/), nơi vẫn đăng tải các bài viết về chính trị - xã hội ở Việt Nam, trong đó có bài từ Dân Luận. Sau khi ông bị bắt, blog Người Lót Gạch đã chuyển sang chế độ riêng tư, người ngoài không còn đọc được nữa.
Việc blog Nguyễn Tấn Dũng có thông tin rất sớm về vụ này cho thấy blog này có quan hệ rất mật thiết với Bộ Công An.

Bắt quả tang, khám xét khẩn cấp và tạm giữ hình sự đối tượng Hồng Lê Thọ

Theo tin tố giác của quần chúng, hồi 10h30’ ngày 29/11/2014, cơ quan An ninh điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã bắt quả tang, sau đó ra lệnh khám xét khẩn cấp và tạm giữ hình sự đối tượng Hồng Lê Thọ, sinh năm 1949; hộ khẩu thường trú tại số 32 Cửu Long, phường 15, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo cơ quan An ninh điều tra, đối tượng Hồng Lê Thọ đã có hành vi đăng tải các bài viết trên mạng Internet có nội dung xấu, thông tin sai lệch làm giảm uy tín, mất lòng tin trong nhân dân với cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, công dân, quy định tại điều 258 – BLHS nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Cơ quan An ninh điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục làm rõ hành vi sai phạm của Hồng Lê Thọ để xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 258: Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân
1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

mardi 25 novembre 2014

Nhà báo Trương Minh Đức tố cáo Công an tỉnh Bình Dương đã hành hung ông

VRNs – Sài Gòn
Nhà báo tự do Trương Minh Đức
trong một lần bị đánh đập.
Trong vòng chưa đầy hai tháng, từ 12/09/2014 đến 02/11/2014, ông Trương Minh Đức, một nhà báo Tự Do đã 03 lần bị bách hại, truy sát và cướp tài sản. Ngày 14.11 vừa qua, nhà báo Trương Minh Đức đã làm đơn gửi các nơi liên quan để tố cáo những kẻ truy sát và cướp tài sản mình. Nhà báo Trương Minh Đức đã viết lời ngỏ gửi tới “các cơ quan truyền thông và các tổ chức Nhân Quyền trong, ngoài nước lên tiếng giúp đỡ bảo vệ quyền lợi cho ông. VRNs giới thiệu với quý vị.

Tôi Trương Minh Đức là một nhà báo Tự Do đã 03 lần bị bách hại, truy sát và cướp tài sản chỉ trong vòng chưa đầy 02 tháng.
Lần tôi bị truy sát và bị cướp tài sản gần nhất vào ngày 02/11/2014, vào lúc 20 giờ 30 tối tại ngã ba suối Giữa, phường Hiệp An, Tp Thủ Dầu Một.
Tại Bình Dương, có đến 08 người mặc thường phục theo dõi tôi từ nhà của tôi ở Phường Mỹ Phước – huyện Bến Cát – Bình Dương.
Khi đến còn cách trạm thu phí suối Giữa khoảng 03 km thì họ tiến hành tấn công, đánh đập tôi rất dã man!!… rồi họ cướp hết tài sản của tôi mang theo.

Như trong đơn tôi trình bày thì nhóm nguời này do trung tá có tên là Hoà trực tiếp chỉ huy vụ truy sát và cướp mà tôi đã nhìn được tận mặt, bởi tên trung tá Hoà này là người đã đánh tôi tại đồn công an phường Mỹ Phước – huyện Bến Cát vào lúc nữa đêm 11 rạng sáng 12/09/2014, lý do mà ông Hoà đánh tôi vào đêm 12/09/2014, ông Hoà bắt tôi ký vào những bài báo coppy từ trên mạng internet, tôi không đồng ý ký nên ông Hoà đã đánh tôi 03 cái vào be sườn làm tôi rất đau đớn! Trong khi đó tôi bị nhóm “côn an” tại Hà Nội đánh bị thương cách đó 03 hôm (08 /09 /2014) vết thương chưa lành còn rất đau.
Lần truy sát sau cùng (02/11/2014), sau 06 ngày nằm trong bệnh viện và 08 ngày dưỡng thương tại Sài Gòn tôi cũng chưa lành hẳn vì vết thương quá nặng.
Đến ngày 14 – 11 – 2014 tôi có nhận được điện thoại của công an hình sự tỉnh Bình Dương mời lên làm việc và làm các thủ tục lấy chiếc xe Honda của tôi còn để lại ở quán cafe Hoa Lá (nơi đã xãy ra vụ cướp). Người làm việc trực tiếp với tôi là thiếu uý tên là Cương (công an hình sự Thủ Dầu Một). Buổi làm việc này tôi có trình bày vụ việc xảy ra trong đêm 02/11/2014 là tôi bị một nhóm cướp 08 người (như trong đơn đã tố cáo), tôi khẳng định là người chỉ huy trong vụ cướp và truy sát tôi là trung tá công an tên Hoà (lúc cướp mặc đồ thường phục) chỉ huy, tôi có yêu cầu công an tỉnh Bình Dương sớm làm sáng tỏ để ông Hoà đối chất với tôi.
Nhưng nay đã trải qua thời gian là hơn 07 ngày (14 11/2014 – 21/11/2014 ) mà công an hình sự tỉnh Bình Dương vẫn chưa triệu tập hay bắt giữ ông Hoà?
Tôi Kính mong các cơ quan truyền thông và các tổ chức Nhân Quyền trong, ngoài nước lên tiếng giúp đỡ bảo vệ quyền lợi cho tôi, đồng thời yêu cầu bộ công an của Việt Nam phải trả lời sớm nhất hành vi truy sát và cuớp tài sản do ông trung tá Hoà công an huyện Bến Cát – tỉnh Bình Dương là ngừời cầm đầu.


Nóng: hàng ngàn dân oan tiến về trung tâm Hà Nội biểu tình

1
Sáng nay,  25-11-2014 chính quyền Hà Nội sẽ đưa nông dân Dương Nội ra xử phúc thẩm là chị Cấn Thị Thêu, anh Trịnh Bá Khiêm chồng chị cùng với các anh Lê Văn Thanh và Trần Văn Sang. Địa điểm: Tòa án Quận Hà Đông. 
Cuộc đấu tranh chống cướp đất của 256 hộ nông dân Dương Nội diễn ra đã 7 năm nay. Trong cuộc đấu tranh ấy, đã có 7 người bị bắt và kết án tù giam. 
2
Tất cả 7 người nói trên đều bị truy tố bởi tội danh chống người thi hành công vụ hoặc gây rối trật tự công cộng. Những người này bị bắt vì đã ngăn cản chính quyền cưỡng chế thu hồi đất nhưng bồi thường không thỏa đáng vào tháng 4/2014.Trong phiên toà sơ thẩm ngày 19/9/2014 toà án nhân dân TpHN đã tuyên: Cấn Thị Thêu 15 tháng tù giam, Trịnh Bá Khiêm 18 tháng tù giam và Lê Văn Thanh 12 tháng tù giam, theo điều 257 BLHS về tội Chống người thi hành công vụ. Tiếp đó ngày 23/9/2014 toà sơ thẩm cũng tuyên ông Trần Văn Sang 20 tháng tù giam về tội Gây rối trật tự công cộng.
Theo Tễu blog 09h00: Uất ức, đau khổ dồn nén, dân oan cả nước đang có mặt tại Hà Nội bắt đầu xuống đường diễu hành biểu tình lớn, kéo vào trung tâm TP Hà Nội với sự tham gia của gần 1000 người.
09h40: Xe cảnh sát ép sát đoàn người, càn trở không để tuần hành ra trung tâm TP.
3
Vừa đi, mọi người vừa hát Dậy mà đi!’

samedi 22 novembre 2014

Canada: Triển vọng dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam


VRNs (22.11.2014) -Ottawa, Canada – Các thành viên Quốc hội, các thượng nghị sĩ, các lãnh tụ công đoàn, và đại diện nhiều tổ chức xã hội dân sự đã tham dự buổi tường trình tại Quốc Hội Canada về triển vọng dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam.
14112200Diễn giả chính của buổi tường trình là ông Đỗ Hoàng Điềm, chủ tịch Đảng Việt Tân, một mạng lưới có thành viên tại Việt Nam và trên toàn thế giới, có mục tiêu là thiết lập dân chủ và canh tân Việt Nam bằng những phương tiện chính trị và ôn hòa.
Luật gia nổi tiếng, đồng thời là nhà bình luận về quan hệ Việt Nam – Canada, ông Vũ Đức Khanh, cũng có mặt để cung cấp một cái nhìn sâu sắc về những gì Canada có thể làm để đẩy mạnh nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam.
Chủ tọa buổi họp là ông Wayne Marston,thành viên đối lập chính thức về nhân quyền.
“Chế độ cộng sản Hà Nội đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng có,” theo lời ông Đỗ Hoàng Điềm. “Đây là thời điểm để thúc đẩy chuyển tiếp sang một thể chế dân chủ tại Việt Nam. Một nước Việt Nam tự do, dân chủ, và ổn định là có lợi nhất cho vùng Châu Á-Thái Bình Dương và xa hơn nữa.”
“Tôi rất hãnh diện được chủ tọa một buổi tường trình có nhiều diễn giả đặc biệt, và tôi có một hy vọng nho nhỏ là cuộc đối thoại hôm nay sẽ thúc đẩy triển vọng dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam đến gần với sự thật hơn”, ông Marston nói.
Đưới đây là nguyên văn bài phát biểu của ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch đảng Việt Tân tại diễn đàn này.
—-

Kính thưa:
Ông Wayne Marston,
Quí Thành viên Quốc Hội,
Toàn thể Quí vị.
Trước hết, tôi muốn gởi lời cám ơn Ông Marston đã đứng ra tổ chức và cho tôi cơ hội được thuyết trình tại buổi tường trình quan trọng này. Vào cuối cuộc chiến tranh Việt Nam, Canada đã nhân từ tiếp nhận nhiều người tị nạn Việt Nam và cho họ một quê hương mới. Đáp lại lòng nhân từ và rộng lượng này, tôi xin được bày tỏ những lời tri ân chân thành nhất.
Hôm nay, gần 40 năm sau, nhiều người vẫn còn tự hỏi tại sao vấn đề dân chủ và nhân quyền tại những nơi như Việt Nam vẫn còn được đề cập đến. Tôi xin được trình bày về câu hỏi này trước khi thảo luận về những gì có thể xảy ra tại Việt Nam trong vòng năm, mười năm tới.
Với dân số gần 90 triệu người, Việt Nam là một nước cỡ trung bình với tài nguyên thiên nhiên dồi dào và tiềm năng kinh tế rất lớn. Hơn phân nửa dân số sinh sau năm 1975 và tỉ lệ biết chữ cao. Vì vậy, Việt Nam là một chọn lựa hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài.
Ngoài ra, Việt Nam chiếm một vị trí chính trị địa dư quan trọng với 2200 kí lô mét bờ biển kề bên Biển Đông (cũng được gọi là Biển Nam Hải), hiện đang trong tình trạng tranh chấp nóng bỏng. Vùng biển này là một trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới, rất quan trọng trong thương mại quốc tế với 75% giao thông trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hơn nữa, Việt Nam có một quân đội tương đối tiên tiến và được huấn luyện tốt, hoàn toàn có thể giữ một vai trò then chốt trong việc gia tăng an ninh khu vực.
Vì những lý do trên, việc chuyển tiếp Việt Nam thành một nước tự do dân chủ, nhân quyền được tôn trọng và pháp quyền là chuẩn mực, là rất quan trọng. Sự chuyển tiếp này sẽ đặt Việt Nam ở một vị trí tốt hơn trong việc phát triển kinh tế và xã hội một cách bền vững, trở thành một đối tác giao thương tốt hơn, có được sự hỗ trợ tối đa trong nước đối với các chính sách quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia và sự ổn định trong khu vực. Tóm lại, một nước Việt Nam tự do và dân chủ có thể là một lực lượng ổn định quan trọng tại Đông Nam Á và giữ vững một ASEAN thịnh vượng hơn.
Thật không may, Việt Nam là một trong năm nước cộng sản độc tài còn lại trên thế giới. Không cần phải nói, hồ sơ nhân quyền tại Việt Nam rất tồi tệ trong 60 năm qua, kể từ khi đảng cộng sản nắm quyền miền Bắc Việt Nam vào năm 1954. Tình hình nhân quyền lại càng xấu hơn sau khi họ chiếm được Miền Nam Việt Nam vào năm 1975. Tôi sẽ không làm phiền quí vị với những chi tiết mà quí vị có thể tìm thấy dễ dàng qua những tổ chức quốc tế như tổ chức Quan Sát Nhân Quyền, Phóng Viên Không Biên Giới, và Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.
Vấn đề chính mà tôi muốn trình bày ngày hôm nay là điều gì sẽ xảy ra về khía cạnh chính trị trong vòng năm, mười năm tới tại Việt Nam. Hay nói một cách khác, triển vọng nào cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam vào cuối thập niên này.
Để trả lời câu hỏi này, truớc hết chúng ta phải nhìn vào tình hình hiện nay tại Việt Nam. Trong một thời gian dài, chế độ cộng sản dường như nắm quyền kiểm soát chặt chẽ, cai trị với bàn tay sắt, không có bất đồng chính kiến hay đối lập. Tuy nhiên, tất cả bắt đầu thay đổi trong thập niên 1990. Khởi đầu thì rất chậm, nhưng, từ năm 2006, nhịp độ đã gia tăng đáng kể. Trong vòng tám năm qua, mức độ kiểm soát xã hội của chế độ đã bị soi mòn liên tục với nhiều lực lượng thách thức chế độ độc đảng của họ.
Hiện tại, chế độ cộng sản tại Việt Nam đang phải đối mặt với năm thách thức lớn:
  1. Hiện đang có một cuộc đấu đá nội bộ quyết liệt và tranh chấp quyền hành dữ dội giữa hai phe nhóm chính – Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dúng một bên, Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang và Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng phe bên kia. Cuộc xung đột nội bộ này rất nghiêm trọng và không còn là một bí mật đối với dân chúng. Kết quả là làm tê liệt giới lãnh đạo thượng tầng, làm tổn hại đến hệ thống chỉ huy, làm tăng thêm sự bất bình của người dân cũng như mọi giới đảng viên. Với Đại Hội Đảng Lần thứ 12 sắp tới đầu năm 2016, cuộc tranh giành quyền lực chỉ càng tăng mãnh liệt và gây tác động xấu hơn vào sự đoàn kết trong đảng cũng như uy quyền của đảng.
  2. Chế độ đang bị nhiều giới trong quần chúng và đảng viên cho là quá nhu nhược và không có ý chí chống lại sự xâm lược liên tục của Trung Cộng trên Biển Đông. Thêm vào đó, mối quan hệ chặt chẽ với Bắc Kinh và những nỗ lực để biện hộ cho mối quan hệ với đảng cộng sản Trung Quốc bị xem như là phản quốc dưới con mắt của người dân. Tinh thần bài Trung và chống chính phủ là động cơ chung để tập hợp mọi người chống lại chế độ.
  3. Do sự đấu đá nội bộ, tình trạng khó xử về vấn đề Trung Quốc, bản chất cực kỳ tham nhũng của lãnh đạo đương thời, nhiều cựu quan chức cộng sản cấp cao, nhiều nhà trí thức trong đảng cũng như các đảng viên, đã tham gia phong trào dân chủ để đòi hỏi có nhiều tự do chính trị và nhân quyền hơn. Một số người còn tự thành lập những tổ chức riêng để thách thức chế độ độc đảng. Trong khi đó, tinh thần bên trong đảng bị suy sụp nhiều. Con số những đảng viên thầm lặng bỏ đảng hoặc ngưng sinh hoạt đảng đạt mức kỷ lục, bắt buộc giới lãnh đạo phải đi tìm giải pháp.
  4. Bất chấp một đợt đàn áp lớn bắt đầu năm 2007, phong trào dân chủ non trẻ đã chứng tỏ được sự dẻo dai và ngày càng phát triển mạnh. Internet được chứng tỏ là một phương tiện hữu ích và mạnh mẽ. Với con số gần 40 triệu người sử dụng internet và khoảng 25 triệu có tài khoản Facebook, cả hai internet và môi trường truyền thông xã hội đã cho phép người dân và các nhà hoạt động vượt qua được sự thiếu tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp trong đời sống. Hơn nữa, những phản đối của người dân chống lại sự tham nhũng trong chính phủ, sự bạo hành của công an, và những vấn đề xã hội khác, đã tăng cường sức mạnh và tạo nên nền tảng sức mạnh của phong trào ủng hộ dân chủ.
  5. Nền kinh tế đang gặp khó khăn vì quản lý yếu kém và tham nhũng trong nhiều năm mà không có giải pháp nào trước mắt. Mức gia tăng tổng sản lượng quốc gia (GDP) hiện đang ở mức 5,4%, thấp nhất kể từ năm 2005. Cùng lúc đó, lạm phát tiếp tục ở mức 7% trong khi nợ công là 90% GDP, cao chưa từng thấy. Thêm vào đó, lãnh vực tài chánh cần phải được cải tổ hoàn toàn, do cách làm việc yếu kém, lạm dụng, và tham nhũng. Quan trọng hơn cả, giới lãnh đạo không muốn lấy những biện pháp khắc phục những vấn đề trên vì những khắc phục đó có tiềm năng ảnh hưởng lên túi tiền của họ và cũng do áp lực của những nhóm lợi ích rất mạnh chung quanh họ.
Những thách thức trên là những thách thức lớn nhất mà chế độ Hà Nội phải đương đầu kể từ khi Liên Xô bị sụp đổ. Nhìn về phía trước trong vài năm tới, ba kịch bản có khả năng xảy ra:
  1. Chế độ thành công trong việc giải quyết những thách thức và giữ vững được quyền lực.
  2. Chế độ sẽ yếu hơn và bắt buộc phải chấp nhận cởi mở chính trị ở mức nào đó.
  3. Chế độ mất quyền kiểm soát và bị thay thế bởi một chính quyền mới.
Tất nhiên là họ mong muốn kịch bản thứ nhất. Nhưng để việc đó xảy ra, it nhất họ phải hoàn thành ba việc trong vài năm tới. Thứ nhất, họ phải hóa giải những dị biệt và làm lành giữa các phe nhóm. Thứ hai, họ phải xoa dịu sự bất bình của người dân và đảng viên. Và thứ ba, họ phải vượt qua khủng hoảng kinh tế và cải tổ lãnh vực tài chánh bị thối nát. Riêng cá nhân tôi, tôi không nghĩ là họ có thể thực hiện được những việc trên, dựa trên bản chất của chính chế độ và quy mô của những thách thức.
Đối với những kịch bản còn lại, có nhiều khả năng là chế độ sẽ tiếp tục yếu đi tới mức họ phải thỏa hiệp và mở rộng chính trị. Tuy nhiên, việc đó sẽ không xảy ra một cách tự nhiên. Chúng ta phải có nhiều nỗ lực để khiến nó xảy ra. Để thúc đẩy chế độ chuyển tiếp ôn hòa qua một nền chính trị mở rộng và theo chế độ dân chủ, chúng ta phải huy động và phối hợp giữa bốn áp lực sau đây:
  1. Tạo áp lực chính trị để có nhiều tự do hơn, một hệ thống đa đảng và cuối cùng là thể chế dân chủ. Việc này phải đến từ phong trào dân chủ tại Việt Nam.
  2. Tạo áp lực xã hội để guồng máy nhà nước điều hành tốt hơn, pháp quyền và cải cách xã hội. Việc này phải đến từ toàn dân Việt Nam.
  3. Tạo áp lực thay đổi để thỏa hiệp và cải tổ chính trị. Việc này phải đến từ trong nội bộ đảng và chế độ.
  4. Tạo áp lực quốc tế để mở rộng chính trị và tôn trọng nhân quyền. Việc này phải đến từ cộng đồng quốc tế.
May mắn thay, tất cả bốn áp lực trên đang hiện hữu tại Việt Nam. Đối với những nhà hoạt động hỗ trợ dân chủ tại Việt Nam, công việc chính hiện nay là tiếp tục thúc đẩy những chiến dịch bất bạo động để gia tăng và phối hợp những áp lực chính trị, xã hội, và thay đổi bên trong Việt Nam.
Với cộng đồng quốc tế, chúng tôi yêu cầu sự giúp đỡ của các bạn với bốn mục hành động như sau:
  1. Kêu gọi trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho nhưng người bất đồng chính kiến, các nhà hoạt động dân chủ và xã hội hiện đang bị giam cầm.
  2. Tiếp cận với xã hội dân sự bằng cách hỗ trợ những tổ chức dân sự chân chính, đặc biệt là những tổ chức ủng hộ cải cách xã hội, cải tổ luật pháp, dân chủ và nhân quyền. Ngoài ra, việc gặp gỡ và ủng hộ những người bất đồng chính kiến và những người bảo vệ nhân quyền là rất quan trọng.
  3. Tăng cường tập trung vào cải tổ tư pháp bằng cách kiên trì đòi hỏi chính phủ Việt Nam phải hủy bỏ những đạo luật hà khắc như các Điều 79, 88, và 258 của Bộ Luật Hình Sự, và đòi hỏi họ phải thông qua những đạo luật nhằm bảo vệ quyền biểu tình ôn hòa, quyền tự do hội họp, quyền tự do ngôn luận, quyền thành lập những tổ chức xã hội và chính trị.
  4. Gộp vấn đề nhân quyền vào việc trao đổi song phương gồm có giao thương, giáo dục, ngoại giao và an ninh.
Ngày hôm nay, khi nhìn lại quá khứ, đó là một chặng đường đầy gian khổ mà nhiều người đã phải hy sinh. Tôi tham gia đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền cho quê hương khi tôi còn là một sinh viên cách đây 30 năm. Đôi khi, có vẻ như là chúng tôi đang ở trong một đường hầm tối không có lối ra. Nhưng hôm nay, sau 30 năm, tôi đã nhìn thấy ánh sáng ở cuối đường hầm. Tôi tin chắc rằng không một chế độ độc tài nào có thể hoặc sẽ tồn tại mãi mãi. Triển vọng cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam đã ở trong tầm nhìn.
Nhưng không có gì phải nghi ngờ, con đường đi tới ánh sáng đó còn đầy những thách thức và khó khăn. Trong nhiều năm, cộng đồng thế giới, đặc biệt là chính phủ và người dân Canada đã ủng hộ cho nhân quyền tại Việt Nam. Chúng tôi xin tri ân những gì quý vị đã làm. Chúng tôi biết rằng, hơn bất cứ điều gì khác, đây là cuộc đấu tranh của chúng tôi cho tự do của chúng tôi và một tương lai sáng lạn hơn cho những thế hệ tương lai. Tuy nhiên, một nước Việt Nam tự do, dân chủ và ổn định cũng có lợi nhất cho vùng Á Châu Thái Bình Dương và xa hơn nữa. Chúng tôi vẫn cần sự hỗ trợ và giúp đỡ của cộng đồng quốc tế để cuộc đấu tranh này kết thúc nhanh chóng trong hoà bình, để Việt Nam có thể trở thành một đối tác vững chắc và đáng tin cậy cho một Đông Nam Á thịnh vượng và an toàn.
Một lần nữa, xin cám ơn quí vị đã cho phép tôi có mặt ngày hôm nay và mong được làm việc cùng với quý vị trong tương lai.
ĐỖ HOÀNG ĐIỀM

vendredi 14 novembre 2014

Thư của chị Lê Thị Minh Hà, vợ blogger Anh Ba Sàm gửi các độc giả và quốc tế

Kính gửi:

Các độc giả của blog Anh Ba Sàm
Kính gửi:
- Ngài Barack Obama, Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ - Văn phòng Nhà Trắng
- Ngài John Kerry, Ngoại trưởng Hợp chủng quốc Hoa Kỳ - Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
- Ngài Chris Smith, Thượng nghị sĩ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Chủ tịch Tiểu ban Nhân quyền trực thuộc Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Hoa Kỳ
- Ngài Frank R. Wolf, Thượng nghị sĩ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Đồng Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos
Đồng kính gửi:
- Ông Kenneth Roth, Giám đốc Điều hành tổ chức Giám sát Nhân quyền
- Tiến sĩ T. Kumar, Giám đốc tổ chức Ân xá Quốc tế
- Bà Sandra Mims Rowe, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Nhà báo
và các tổ chức nhân quyền quốc tế khác: Phóng viên Không Biên giới, Văn bút Quốc tế, Người Bảo vệ Quyền Dân sự…
Kính thưa quý vị,
Tôi là Lê Thị Minh Hà, vợ của ông Nguyễn Hữu Vinh tức blogger Anh Ba Sàm.
anhbasam1_0.png
Gia đình blogger Ba Sàm (Ảnh chụp 1992)
Chồng tôi được báo chí quốc tế đánh giá là một trong những nhà hoạt động dân quyền nổi tiếng nhất Việt Nam. Đối với người dân trong nước, đặc biệt là cộng đồng những người sử dụng Internet ở Việt Nam, ông là một trong những blogger nổi tiếng nhất, người sáng lập và điều hành trang blog Anh Ba Sàm, tức Thông Tấn Xã Vỉa Hè, gắn bó với độc giả Việt Nam từ năm 2007 đến nay.
Chồng tôi và cộng tác viên, cô Nguyễn Thị Minh Thúy, đã bị cơ quan an ninh điều tra thuộc Bộ Công an Việt Nam bắt giữ ngày 5/5/2014 và bị khởi tố theo Điều 258 Bộ luật Hình sự, “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”. Chồng tôi và cô Minh Thúy đã bị tạm giam kể từ đó và cho đến nay vẫn chưa được gặp thân nhân.

Chồng tôi - Anh Ba Sàm - đã làm gì?

Là vợ của Anh Ba Sàm, vì hoàn cảnh sức khỏe không tốt, không chịu được điều kiện khí hậu-thời tiết miền Bắc, tôi không thường xuyên ở bên chồng tôi trong những năm qua; nhưng những gì tôi biết về ông lâu nay luôn thống nhất rằng: Ông là một người yêu nước bằng cả trái tim. Hơn thế nữa, ông là một trí thức, một blogger luôn ý thức được tầm quan trọng to lớn của mạng Internet đối với công cuộc dân chủ hóa và phát triển đất nước. Và ông đã luôn sử dụng Internet như một công cụ để thực hiện mong ước nhiệt thành của ông – “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”.
Trang mạng Anh Ba Sàm (địa chỉ hiện nay: basam.info, anhbasam.wordpress.com, basamnews.info) được thành lập năm 2007 nhằm mục đích “giải phóng bạn đọc khỏi sự nô lệ về tinh thần”, mà chồng tôi gọi tắt là “phá vòng nô lệ” và lấy đó làm chủ trương của trang. Ông tin rằng, người dân Việt Nam chỉ có thể có được những quan điểm chính trị riêng nếu được thông tin đầy đủ.
Theo tinh thần ấy, mỗi ngày Anh Ba Sàm đều tổng hợp thông tin về những vấn đề chính trị từ nhiều nguồn khác nhau: từ các cơ quan truyền thông Nhà nước, các hãng tin nước ngoài, từ những nhà hoạt động, nhà báo, những blog cá nhân và cả những trang mạng bị chính phủ Việt Nam gọi là “phản động”, “thù địch với Nhà nước”.
Ngoài ra, Anh Ba Sàm còn cống hiến cho độc giả các danh sách đường dẫn (link) phong phú đến 50 trang blog hàng đầu của các cá nhân và tổ chức xã hội dân sự Việt Nam, 50 trang truyền thông độc lập và của nhà nước bằng tiếng Việt, 56 trang truyền thông nước ngoài cũng như 19 trang mạng hướng dẫn cách vượt kiểm duyệt Internet. Những kỹ thuật của blog đã tạo điều kiện cho độc giả viết các bình luận nóng hổi về những sự kiện thời sự.
Theo nhiều nguồn thống kê khác nhau thì từ năm 2009, chồng tôi và cộng sự đã đưa lên Internet hàng trăm nghìn bài báo, trong đó có rất nhiều tư liệu quý như lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1995, sách trắng về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, và nhiều bài viết của các cây viết nổi tiếng Việt Nam. Mỗi ngày, trang mạng Anh Ba Sàm có trung bình một trăm nghìn lượt truy cập.
Rất có thể là Nghị định số 72/2013/ND-CP của Chính phủ về “Quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet” đã được ban hành chỉ để nhằm kiểm duyệt trang Anh Ba Sàm. Khoản 4 Điều 20 và Khoản 4 Điều 26 của Nghị định này (có hiệu lực từ ngày 1/9/2013) cấm các chủ blog và trang mạng ở Việt Nam thu thập thông tin từ những cơ quan truyền thông Nhà nước hoặc từ những trang mạng của các cơ quan công quyền. Ở thời điểm đó, Anh Ba Sàm là trang mạng duy nhất có thể tiếp cận ở Việt Nam mà có một khối lượng tư liệu và số người truy cập ở mức đáng kể như thế.
Theo danh sách xếp hạng của Alexa.com thì Anh Ba Sàm hiện vẫn thuộc số những trang mạng đuợc truy cập nhiều nhất ở Việt Nam.

Chồng tôi có phạm tội không?

Chính phủ Việt Nam đã huy động hacker tấn công trang mạng Anh Ba Sàm, vì nó không được Nhà nước cho phép, nghĩa là bị xem là bất hợp pháp. Ngay từ năm 2007, trang mạng này đã liên tục bị đánh phá và làm tê liệt bằng những cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDoS). Từ năm 2010 đến năm 2013, nó bị tin tặc cướp ba lần và đã có lúc chủ nhân của nó bị mất quyền sở hữu. Trong thời gian này, 6 trang mạng và trang blog sao chép lại nội dung của Anh Ba Sàm cũng bị tin tặc cướp và xóa.
Bảy năm qua, trong quá trình điều hành trang mạng Anh Ba Sàm, chồng tôi cũng đã nhiều lần bị cơ quan an ninh nhắc nhở, đe dọa, ép buộc ông phải chấm dứt hoạt động làm blog, nhưng ông đều khéo léo và kiên quyết từ chối. Luôn chọn cách tiếp cận mềm dẻo, ôn hòa, ông chưa bao giờ tự coi mình là kẻ thù của chế độ, càng không chủ trương chống chính quyền bằng bạo lực – cho dù chỉ bằng ngôn từ. Tuy rất kiên trì trong mục đích cho người dân được tiếp cận rộng rãi với các nguồn thông tin khác nhau, nhưng ông không chọn cách đối đầu trực tiếp với các cơ quan chính quyền. Tôi tin rằng, những gì ông làm đã vừa góp phần “khai dân trí” như ông mong muốn, vừa giúp “khai quan trí” và giảm bớt mâu thuẫn giữa chính quyền và người dân, điều hòa căng thẳng trong xã hội. Ông là người có thể góp phần rất lớn cho một sự chuyển đổi ôn hòa ở Việt Nam theo hướng dân chủ hóa.
Bản thân chồng tôi cho rằng trang mạng của mình đã thúc đẩy tự do báo chí. Trong một diễn đàn thảo luận, ông đã lấy thí dụ rằng cùng một bài đăng, trên trang mạng của một tờ báo nhà nước thì nó chỉ nhận được một phản hồi, trong khi trang mạng của ông đã nhận được những 600 lời bình luận đối với chính bài báo ấy. Như thế, ở Việt Nam, trong bối cảnh truyền thông-báo chí bị Nhà nước kiểm soát chặt, đã hình thành những diễn đàn cho phản biện xã hội, có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng.
Chồng tôi mong ước: Một ngày nào đó báo chí tư nhân chuyên nghiệp sẽ được cho phép hoạt động ở Việt Nam. Và ông đã cố gắng hết sức để ngày đó sớm đến.
Từ những điều trên, với tình cảm của một người vợ đối với chồng mình và những hiểu biết về ông, tôi khẳng định: Chồng tôi – Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh – nếu có phạm tội gì, thì chỉ là tội yêu nước, yêu tự do, và mong muốn đất nước Việt Nam dân chủ hóa, người dân Việt Nam có quyền tự do.
Nguyễn Hữu Vinh là một người bảo vệ nhân quyền, đã nỗ lực tranh đấu ôn hòa cho quyền con người ở Việt Nam, đặc biệt là quyền tự do thông tin và báo chí. Việc bắt bớ ông là tùy tiện, vi hiến, trái pháp luật trong nước và vi phạm các tiêu chuẩn và điều ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết.
Tôi xin kính đề nghị các độc giả của trang mạng Anh Ba Sàm, đề nghị các cơ quan Chính phủ và Quốc hội Mỹ, các tổ chức nhân quyền quốc tế lên tiếng và gây sức ép đòi hỏi chính quyền Việt Nam:
1, Trả tự do ngay tức khắc và vô điều kiện cho chồng tôi, nhà bảo vệ nhân quyền Nguyễn Hữu Vinh tức blogger Anh Ba Sàm, và cộng sự của ông là Nguyễn Thị Minh Thúy;
2, Hủy bỏ Điều 258 Bộ luật Hình sự Việt Nam về “lợi dụng các quyền tự do dân chủ”;
3, Tôn trọng quyền tự do thông tin và báo chí của người dân Việt Nam. Hủy bỏ ngay lập tức Nghị định số 72/2013/ND-CP về “Quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet” và các văn bản luật tương tự có mục đích hạn chế quyền tự do thông tin và báo chí ở Việt Nam.
Ngày 18 tháng 10 năm 2014
Lê Thị Minh Hà

http://danquyenvn.blogspot.be/2014/11/thu-cua-chi-le-thi-minh-ha-vo-anh-ba.html?spref=fb

jeudi 13 novembre 2014

Với quyền hành trong tay, Cộng sản đã phá nát nước ta

VRNs (13.11.2014) – Sài Gòn – Ngu si cộng với quyền hành,
Cộng phỉ đã phá tan tành nước Nam!
Hôm nay 11/11/2014, trên nhiều trang báo mạng cùng loan một tin có tựa đề: “Sự đam mê của tôi không được khuyến khích ở VN!”, đó là lời truyên bố của “đương kim Đại Tướng Công” của Camphuchia Trần Quốc Hải, là người VN, một nông dân sống ở Tây Ninh.
141112005
Ai cũng biết người Campuchia hiện đang biểu tình chống VN, chính xác là chống nhà cầm quyền VN, và họ muốn trục xuất nhiều người VN đang sống tại Campuchia về nước, họ từng nhiều lần đốt cờ đỏ sao vàng, và yêu cầu đại sứ VN phải xin lỗi vì đã tuyên bố “sai sự thật”!
Thời trước 1975, Campuchia, Lào, Thái Lan, là những nước láng giềng nhỏ bên cạnh VN, và được chính quyền VNCH nâng đỡ, tài trợ, kể cả kinh tế lẫn chính trị, xã hội, họ sống rất hài hòa hữu nghị với VN, tuy có phần lép vế hơn so với “hòn ngọc Viễn Đông” mà nhiều nước đã tôn vinh VNCH! Chính phủ VNCH thường giữ mối giao hòa tốt đẹp với các nước nhỏ lân cận, và Hoàng thân Shihanouk cũng như chính quyền Lào, Thái Lan thường qua thăm thân tình VN, dưới thời TT Ngô Đình Diệm. Nhưng bây giờ thì Thái Lan đã vượt xa ta, Campuchia và Lào không những trở nên ngang cơ, mà có khi còn khinh thường, chỉ trích chê bai VN vì kinh tế kém cỏi, nhất là xã hội VN bây giờ còn hổ lốn, chậm kém hơn họ, còn về tự do dân chủ nhân quyền thì VN còn thua xa họ!Người Campuchia bây giờ rất ghét và khinh thị người Việt CS, không phải là không có lý do, vì thời gian trước quân đội VN qua Campuchia giệt Polpot, lính CSVN đã cướp chiếm nhiều của cải vàng bạc châu báu của họ chở về VN, ngụy trang trong những “quan tài chở xác”, làm điếm nhục cho cả dân tộc VN! Đã đi cướp của, thì bị người ta khinh ghét chẳng có gì là oan uổng! Cướp trong nước chưa đủ, nhà cầm quyền, quân đội, và bè lũ tay chân còn cướp rừng cướp gỗ của người ta, như Hoàng Anh Gia Lai, một tư bản đỏ VN là một ví dụ! Không dám so với Thái Lan, VN bây giờ chỉ dám “ngang hàng” với Campuchia và Lào, cũng còn khó khăn trầy da tróc vẩy! Chúng ta luôn thấy trên TV nhà nước CSVN đi o bế, nịnh bợ “người anh em Lào”, với những câu giả tạo lá mặt, nào là “liền núi liền sông”, nào là “cùng gian khổ chiến đấu”, “cùng chung tay xây dựng”…, nhưng đối với Campuchia thì ít dám thớ lợ ve vãn hơn, vì đang bị họ chửi bới, tẩy chay, và vạch trần sự tuyên truyền gian dối của chính quyền VN ra rằng không như báo đài VN tuyên truyền sai sự thật, họ không “xử lý” dân chúng của họ khi biểu tình chống VN và đốt cờ VN, vì Ở CAMPUCHIA NGƯỜI DÂN CÓ QUYỀN TỰ DO BIỂU TÌNH CHỨ KHÔNG NHƯ Ở VN!
Sự bang giao hữu nghị và chân thành với những quốc gia khác, nhất là với các nước láng giềng, là điều tốt và cần, nhưng với thái độ hạ mình để xu nịnh, o bế trơ trẽn giả trá, trong khi vẫn nhăm nhe ăn cướp của họ, là một điều vô đạo đức và điếm nhục, làm phương hại đến uy tín và danh dự quốc gia, làm nhục quốc thể! Tính ăn cướp, hiếp đáp người yếu, chính quyền CSVN học ở quan thày Tàu! Những hình ảnh trên TV bộ đội VN nắm tay nhảy nhót múa ca với các cô gái Lào, trông thật là phản cảm! Quan hệ quốc gia không phải là quan hệ trai gái, nhất là đó chỉ là một sự gượng ép, tô vẽ cố tình, chứ không phải chân tình, vì hiện giờ Campuchia và Lào đang ngả về Trung cộng, chứ không phải ngả về VN, vì VN vừa yếu hèn lại vừa gian tham! Nếu thực tâm yêu nước, chúng ta phải xây dựng một gương mặt của đất nước cho vững vàng, trong sáng và trang trọng để người ta nể, chứ không thể làm những trò hề hạc bôi bác như hiện nay! Chính  mình còn không bảo vệ được cho mình, đi cúi luồn, lạy lục Tàu cộng để cầu an, thì còn sức mạnh và uy tín gì để người ta theo mình, thân với mình? VN kinh tế thì nghèo đói mạt rệp hơn họ, nợ ngập đầu, công nghệ thì kém cỏi, lấy đâu ra mà “nâng đỡ” họ?
Và bây giờ, trong lúc người Campuchia đang chống VN, thì chính phủ Campuchia lại sẵn sàng trọng dụng và “phong tướng” thật sự cho những người VN có tài như ông Trần Quốc Hải, người nông dân VN đã từng sáng chế ra máy bay trực thăng vào năm trước, và nhiều loại máy móc, với ước nguyện muốn phục vụ cho quê hương, nhưng bị những bộ não bã đậu hiện đang điều hành đất nước nói rằng: “Công nhận anh phát minh sáng chế giỏi, nhưng thôi đừng làm nữa!”, lời của ông Hải thuật lại khi trả lời phỏng vấn. Thật không còn gì để nói! Trong khi đang căm ghét VN, nhưng chính quyền Campuchia lại sẵn sàng mời gọi và phỗng tay trên những nhân tài của VN để qua phục vụ cho nước họ! Cùng lúc với ông Hải, tại Hà Nội còn có anh Nguyễn Văn Thắng, một nông dân khác cũng chế tạo được một máy bay trực thăng chạy bằng săng thường, với vận tốc khoảng 200km/giờ, và ngày 3/3/2014 anh Thắng đã bị công an đến lập biên bản bắt anh phải ký vào, là nghiêm cấm anh không được tiếp tục chế tạo máy bay nữa! Chúng ta không dám khẳng định ông Hải và anh Thắng là nhân tài, hay mức độ tài năng của họ đến đâu, nhưng thông thường khi thấy xuất hiện những “điểm sáng”, những tài năng phi thường, thì trước hết các nhà lãnh đạo đất nước, hay kể cả một công ty, phải biết hứng lấy, rồi đầu tư nuôi dưỡng cho nó phát triển dần mãi lên, hầu phục vụ đất nước, phục vụ cho xã hội, chứ không thể bảo: “mày không có bằng cấp, nên mày hãy tắt lịm đi, đừng tỏa sáng, đừng hoạt động nữa!”. Phải chăng kẻ ngu thì không dám dùng người khôn, kẻ dốt nên không dám dùng người giỏi? Biết đâu những tên CS man mọi lại chẳng sợ ông Hải và anh Thắng sẽ sáng chế  ra máy bay và bom đạn để thả trên nhà, trên đầu của chúng? Có tật thì giật mình, nhìn đâu cũng chỉ thấy “kẻ thù”! Ông Hải và con trai ông là Trần  Quốc Thanh, đang sản xuất cho Campuchia hàng trăm xe tăng bọc thép theo đơn đặt hàng, để thay thế cho những xe tăng do Liên Xô sản xuất, đã hư hỏng và lỗi thời! Ông đã được Hoàng thân và thủ tướng Campuchia phong làm “Đại Tướng Công”, được cấp nhà cửa, xe cộ và hưởng tiêu chuẩn sống của một vị tướng thực thụ. Thử hỏi mọi người, đem so cảnh sống của một nông dân tầm thường, bị miệt thị bởi những kẻ mê muội, những cái đầu ngu si dốt nát, và một nơi mình được trọng dụng, được phát huy tài năng, chưa kể còn được cung phụng mọi phương tiện sống, và nhất là được quyền tự do đi lại, nói năng phát biểu,thì hỏi mọi người sẽ chọn cái gì?
 Cũng còn một điều cần cho chúng ta phải suy nghĩ: tại sao nền công kỹ nghệ VN không thể sản xuất được một con ốc vít, như chính Nguyễn Tấn Dũng ề à nói trên TV mới đây, mà những người nông dân này lại có thể tự chế ra được cả chiếc máy bay và nhiều loại máy móc khác? Phải chăng cần xem xét lại cái nền “giáo dục XHCN”, và cả cái xã hội không biết dùng người ấy?
Trên thế giới này từng có nhiều vĩ nhân không bằng cấp, xuất thân từ chốn nghèo nàn quê kệch, nhưng là thiên tài, do ơn Trên ban cho họ sở hữu được những bộ óc xuất chúng, và họ đã giúp ích nhiều cho nhân loại, nhờ vào những đất nước biết trọng người tài. Họ đã từng là những nhà lãnh đạo tài ba, từng làm tổng thống, thủ tướng, hay là những nhà khoa học, nhà sáng tạo ra những sản phẩm hữu ích và lẫy lừng danh tiếng mà cả thế giới khâm phục, chứ đâu như lũ thất học mà bằng cấp đầy mình, nhưng ngu muội thì vượt bực như ở VN bây giờ? Chỉ có những kẻ vô học mới mê bằng nọ bằng kia, chúng coi đó như những lớp phấn son chúng trát quét đầy mặt, nhưng lại càng lộ ra những khiếm khuyết tệ hại xấu xa! Và chúng đã làm được một việc “tày đình” là phá tan đất nước, không chỉ về địa hình, cắt nước dâng cho ngoại bang, khai thác tài nguyên thiên nhiên đem dâng hay bán rẻ cho Tàu, mà chúng còn phá cả nền văn hóa đạo đức truyền thống của dân tộc; những di sản văn hóa, lịch sử cao đẹp của tiền nhân để lại, chúng bôi lấm xóa nhòa! Ngay cả uy danh của đất nước, của dân tộc Việt trên trường thế giới, chúng cũng phá tan nát, để ngày nay người Việt đi đến đâu cũng bị thế giới dòm ngó khinh chê, và họ muốn cấm cửa, như ở Nhật, phi công và tiếp viên VN bị bắt hàng loạt vì tội ăn cắp, con cán bộ qua Âu Tây cũng ăn cắp, nhân viên tòa đại sứ thì buôn lậu đồ cấm, nhục ơi là nhục! Hàng VN đi đâu cũng bị ngần ngại từ chối, hoặc trả về vì độc hại, thiếu bảo đảm vệ sinh và sức khỏe cho người sử dụng! Phá tan đất nước đã rồi, chúng còn tàn phá cả con người VN, sản sinh ra những quái thai của thời đại, chuyên cướp giết một cách dã man tàn bạo, cư xử vô văn hóa giáo dục, không còn tính người, như những vụ án mạng và bạo hành xảy ra thường ngày trên khắp đất nước, mà sĩ số tội phạm nghiêng hẳn về giới trẻ, thậm chí vị thành niên! Gần đây chính bộ phận công an CS còn in tờ rơi và phát cho khách nước ngoài đến thành phố mang tên của “tội phạm hàng đầu” Hồ Chí Minh, là hãy coi chừng cướp giật, móc túi! Một ngành có trách nhiệm bảo vệ an ninh trật tự công cộng, mà lại phát tờ rơi nhắc nhở khách du lịch tự lo bảo vệ sự an toàn và tài sản của mình, vậy thì thà đuổi hết khách du lịch và khách đến kinh doanh ra khỏi nước cho rồi! Chúng làm ăn cái kiểu gì mà với một số lượng CA dày đặc, đứng đầy đường, chỉ để ăn cướp và hành dân chứ không bảo đảm được trật tự công cộng! Chúng ngốn hết bao nhiêu tiền lương do dân đóng góp, mà để đất nước thành ổ tội phạm như vậy? Chúng vừa nhận tội một cách ngu ngốc, lại vừa xua đuổi khách du lịch các nơi đến VN, chúng phá kinh tế đất nước. Đúng là quá ngu và vô tích sự! Tội này của chúng đáng chết, không thể tha thứ được, vì cố tình làm nhục Quốc Thể!
Còn nhớ cách đây mấy chục năm, khi miền Nam vừa mới rơi vào tay CS, thì nhiều nhà trí thức, nhân tài ở miền Nam đã không chịu đi lưu vong ra nước ngoài, vì với lòng mến quê hương, yêu Tổ Quốc, họ muốn ở lại để đem tài sức ra phụng sự đất nước, đồng bào, nên dù biết có bị cực khổ, nghèo nàn, họ vẫn chọn ở lại. Rồi khi kẻ “thắng cuộc” leo lên lãnh đạo miền Nam, với cái “đỉnh cao chí tệ, thậm tệ” của những kẻ dốt nát nhưng có quyền, u mê nhưng ngạo mạn, họ đã thực hiện một cuộc “cách mạng” mà họ bảo đó là một “cuộc thay đổi toàn diện”, nghĩa là một sự ĐẢO LỘN TRẬT TỰ TRIỆT ĐỂ, để kẻ ngu cỡi đầu người khôn, kẻ đui dẫn đường cho người sáng! Trong các bệnh viện, những bác sĩ giỏi thì bị đi quét dọn vệ sinh, dọn cầu tiêu, còn các y bác sĩ người rừng, vô học của CS thì lên “làm chủ”, không phải chỉ là chủ của bệnh viện, mà làm “chủ nô” của các BS, y tá miền Nam! Trong trường học cũng vậy, giáo sư phải đi lao động sản xuất, chăn nuôi heo gà. Nhiều kỹ sư, bác sĩ, giáo sư…phải đi đạp xích lô, bán hàng rong hay ra chợ buôn thúng bán bưng kiếm sống! Một số bạn đồng nghiệp của chúng tôi vì quá nhục và quá ghê sợ CS, nên đã tìm cái chết cho cả gia đình bằng độc dược, vì không thể trốn ra nước ngoài! Có một người từng làm việc tại nhà máy thủy điện Đa Nhim kể cho chúng tôi nghe, là trong ban Điều hành có một kỹ sư rất giỏi, được đào luyện ở các nước Âu Mỹ và cả ở Nhật Bản, ông còn ở lại VN để điều hành nhà máy thủy điện này vì tinh thần trách nhiệm, sợ bỏ đi thì nhà máy sẽ bị đình trệ. Khi CS đưa người cuả họ vào quản trị nhà máy, thì vị kỹ sư đó liền bị loại ra khỏi ban điều hành, nhưng CS không dám sa thải ngay, vì họ toàn một lũ mù tịt không biết gì để điều động nhà máy. Họ “bố trí” cho vị kỹ sư này làm lao công, và chạy giấy, đến khi cần thì họ mới kêu lên chỉ việc lại cho họ. Cố kiên nhẫn chấp nhận một thời gian, sau vì thấy họ quá ngu muội mà ngạo mạn, đồng thời cũng buồn phiền vì bị họ nhục mạ, không hiểu sao có người móc nối cho ông vượt biên sang Nhật, và ông lập tức được người Nhật trọng dụng vì đã rõ khả năng của ông. Khi bọn ngố không thể vận hành được nhà máy, làm hư hỏng hầu hết máy móc, chúng phải nhờ đến chính phủ Nhật, là đơn vị đã đầu tư xây dựng thủy điện Đa Nhim trong chương trình viện trợ bồi thường chiến tranh cho VN, cũng giống như bệnh viện Chợ Rãy. Lúc đó VN ký hợp đồng bảo trì với Nhật, và người Nhật đã cử một phái đoàn kỹ sư, chuyên viên sang VN, thì người kỹ sư trưởng đoàn, lại chính là vị kỹ sư người Việt đã bị hành xử miệt thị phải bỏ đất nước ra đi, nhưng lúc này thì ông với tư cách đại diện cho Nhật,  đến “giúp VN”, ăn lương của Nhật, nên đương nhiên chúng phải trọng vọng và vâng phục!
Trên TV gần đây có một buổi phát hình, trong đó họ đúc kết là có 13 em sinh viên là các thủ khoa của các kỳ thi tài năng của chương trình “Đường lên đỉnh Olympia”. Phải công nhận các em này có một trí thông minh và vốn hiểu biết rất khá, tạm có thể coi đây là những tinh hoa sau này của đất nước, nhưng hỡi ôi trong đó 12 em đã bỏ đất nước ra đi ra sinh sống và làm việc ở nước ngoài, chỉ một em còn ở lại và cũng chuẩn bị đi luôn! Điều hành đất nước cái kiểu gì vậy hả, đảng CSVN?
Có của đem đổ đi (người tài và tài nguyên), rồi đi ăn mày ăn xin, hay phải quỵ lụy nhưng vẫn phải trả tiền cao cho người ngoài; có gia tài tiền nhân để lại thì phá đi, rồi đi xây những thứ đồ dổm đồ giả, phô ra những thứ thô thiển kệch cỡm vô văn hóa, như cái “Đại Nam quốc tự” thờ thần phật chung với phàm nhân, tội đồ; hay khu du lịch Suối Tiên xếp hổ lốn một đống tượng, gồm cả nhân vật lịch sử với nhân vật hư cấu, cả Việt lẫn Tàu; và còn bao nhiêu cái thứ phản văn hóa và rởm đời khác nữa đã mọc lên trên toàn đất nước, thật không còn ra cái thể thống gì, chỉ để cho lũ trẻ con chơi đùa nghịch ngợm, nhưng làm đau lòng những người có tâm, có trí, và làm nhục tổ tiên! Chỉ ở VN vào thời CS này mới có những thứ dị kỳ, dị hợm như vậy!
Bao giờ Trời đổ ơn thiêng,
Cộng nô tiêu hết, mới yên dân mình!
NHÓM MHÀ GIÁO MIỀN NAM

Nhạc sỹ Trần Vũ Anh Bình sẽ được thả trước thời hạn?

VRNs (12.11.2014) – Sài Gòn – Theo một nguồn tin đáng tin cậy cho VRNs biết, do áp lực của phía bộ ngoại giao Hoa Kỳ, nhà cầm quyền sẽ thả tù nhân lương tâm Trần Vũ Anh Bình – là một nhạc sỹ, cùng vụ án với Nhạc sỹ Việt Khang – trước thời hạn, có thể là đầu năm 2015.
Hiện nay, TNLT Trần Vũ Anh Bình đang bị giam ở trại giam Xuyên Mộc, Huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Gia đình Nhạc sỹ Trần Vũ Anh Bình cho biết, trong những lần đi thăm nuôi nhận thấy sức khỏe của anh tạm ổn và tinh thần rất vững.
141111003
Nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình, sinh năm 1975. Anh là ca viên ca đoàn xóm 7 và 8 thuộc giáo xứ Đức Mẹ hằng Cứu Giúp Sài Gòn, do các cha DCCT phụ trách. Anh có vợ và một con trai. Anh có nhiều nhạc phẩm được nhiều ca sĩ đang thành danh ở Việt Nam hát như Đan Trường, Đinh Tiến Đạt, Nhóm Mắt Ngọc… Những tác phẩm của Trần Vũ Anh Bình được nhiều bạn trẻ yêu thích là Người Miền Trung, Người Việt Nam, Cho con ngày mai, Rạng Ngời Nước Nam,… nhưng lại bị quy kết là phản động.
Truớc khi bị bắt, TNLT Trần Vũ Anh Bình cũng đã từng đi biểu tình chống Hoa Lục vào ngày 05.06 và 12.06 năm 2011 với tư cách cá nhân, không đại diện cho một tổ chức nào bởi vì Nhạc sỹ này phẫn nộ trước việc Hoa Lục xâm phạm lãnh hải, cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam, ngư dân Việt Nam bị bắt, đánh đập, bị giết chết và bị đòi tiền chuộc…
Cũng giống trường hợp của Nhạc sỹ Việt Khang, do biểu tình và sáng tác nhạc có nội dung yêu nước nên Nhạc sỹ này cũng đã bị bắt trong cùng vụ. Nhưng Ns Việt Khang được nhiều người biết đến do 2 bài hát nổi tiếng “Anh là ai?” và “Việt Nam tôi đâu?” còn Nhạc sỹ Trần Vũ Anh Bình thì ít người biết hơn.
Nhạc sỹ Trần Vũ Anh Bình bị bắt ngày vào ngày 19.09.2011. Anh bị 6 năm tù giam, 2 năm quản chế trong phiên tòa vào ngày 30.10.2012, theo điều 88 Bộ luật hình sự “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Trong những năm gần đây, tại Việt Nam, khá nhiều người trẻ (dưới 40 tuổi) bị bắt và xét xử theo điều 88 và 79 Bộ luật hình sự, nhưng hầu hết họ, trong mắt bạn bè, người thân và những người thiện chí, có lòng với quê hương thì họ là những con người yêu nước.
HT, VRNs

Tổng Thống Obama muốn thắt chặt quan hệ với Việt Nam


Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tại Naypyitaw, ngày 13/11/2014.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tại Naypyitaw, ngày 13/11/2014.
Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama nói hiện đang có nhiều cơ hội để thắt chặt quan hệ và tăng cường hợp tác với Việt Nam, bất chấp lịch sử phức tạp giữa hai nước.
Hãng tin AP hôm nay tường thuật rằng Tổng Thống Obama đã đơn cử những lĩnh vực mà hai nước có thể hợp tác gồm: thương mại, an ninh và nhân quyền, vào lúc ông chuẩn bị gặp Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng bên lề các hội nghị thượng đỉnh khu vực đang diễn ra ở Myanmar.
Nhà lãnh đạo Mỹ nói điều quan trọng là các nước phải tuân thủ luật quốc tế trong việc giải quyết các cuộc tranh chấp. Ông nói Hoa Kỳ sẽ tiếp tục làm việc với Việt Nam để thu hồi hài cốt của những quân nhân Mỹ đã tử trận trong chiến tranh Việt Nam.
Ông nói vị thế kinh tế đang lên của Việt Nam là một bằng chứng về sức mạnh của nhân dân Việt Nam, và những biện pháp cải cách đã được thực hiện. Ông nói buổi gặp gỡ với Thủ Tướng Việt Nam sẽ là một cơ hội để hai bên hợp tác về mậu dịch và đầu tư.
Trong một bài báo về quan hệ Mỹ-Việt đăng trên trang mạng của Diễn đàn Đông Á, nhà nghiên cứu Murray Hiebert của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington (CSIS) nhận định rằng quyết định nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam hôm 2 tháng 10 vừa rồi, là một trong các bước hành động quan trọng nhất trong việc cải thiện quan hệ giũa hai nước cựu thù, kể từ khi hai nước nối lại bang giao cách đây gần hai thập niên.
Sự thay đổi về chính sách của chính phủ Mỹ được nhiều người coi là một nỗ lực nhằm tăng cường an ninh biển cho Việt Nam vào một thời điểm khi mà Trung Quốc đang leo thang những hành động để khẳng định tuyên bố chủ quyền của mình trong Biển Đông. Động thái này một phần là một phản ứng đáp lại việc Bắc Kinh hồi tháng Năm đã triển khai một giàn khoan dầu nước sâu vào vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền.
Tuy vậy, các giới chức Mỹ đã tìm cách làm giảm nhẹ vai trò của Trung Quốc trong quyết định của Washington muốn xích lại gần Việt Nam. Tác giả dẫn lời một giới chức cao cấp Mỹ nói rằng quyết định của Washington được đưa ra “dựa trên nhận thức là khu vực này cần phải nâng cao khả năng hàng hải, và đáp ứng nhu cầu đó là một việc làm có ích.” Giới chức này khẳng định quyết định của Mỹ không phải để đáp lại bất cứ hành động hoặc cuộc khủng hoảng nào hiện nay, và cũng không phải là một động thái “chống Trung Quốc.”
Các giới chức Mỹ trong một thời gian dài đã duy trì lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam. Người Mỹ cho rằng Việt Nam đã mua trang thiết bị quân sự của Nga trong nhiều thập niên, và có lẽ chỉ muốn Washington tháo dỡ lệnh cấm vận vũ khí như một cử chỉ thiện chí, hơn là thực sự muốn mua vũ khí của Mỹ. Nhưng các giới chức Mỹ cho biết là từ đầu năm 2004, Việt Nam đã bày tỏ ý định muốn mua các máy móc radar và phi cơ, tàu giám sát biển của Mỹ.
Ông Murray Hiebert, một chuyên gia về Đông Nam Á của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington (CSIS) nói giờ đây, Hà nội phải quyết định liệu họ muốn tận dụng quyền được tiếp cận công nghệ của Mỹ như thế nào. Chính sách mới của Mỹ cho phép Việt Nam mua tàu tuần tra cho lực lượng tuần duyên Việt Nam, và các máy bay giám sát, chẳng hạn như chiếc Orion P-3 của công ty Lockheed, có khả năng giúp Việt Nam theo dõi các tàu ngầm Trung Quốc hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Nhà nghiên cứu của CSIS nói rằng sau khi Mỹ loan báo nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, Trung Quốc đã trở lại tỏ thái độ hoà hoãn hơn với Việt Nam, nhằm làm lung lay ý định của Hà nội muốn mua vũ khí và trang thiết bị quân sự Mỹ. Ông đơn cử chuyến đi thăm Việt Nam của Uỷ viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì vào cuối tháng 10, và chuyến đi Trung Quốc của phái đoàn do Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh dẫn đầu một tuần trước đó. Trong các chuyến thăm qua lại này, các giới chức hai nước đã cam kết sẽ tránh leo thang căng thẳng như đã xảy ra sau khi giàn khoan 981 được kéo sâu vào vùng biển mà Việt Nam cho là thuộc khu đặc quyền kinh tế của mình.
Bằng cách nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam, Mỹ đã tháo gỡ thêm một trở ngại đối với quan hệ Mỹ Việt, quyết định đó cho thấy Washington giờ sẵn sàng giúp Việt Nam tăng cường khả năng phòng thủ trên biển. Và bây giờ Hà Nội sẽ phải hành động để tận dụng cơ hội này như thế nào.
Nhà nghiên cứu của CSIS lưu ý rằng Washington chỉ mới nới lỏng lệnh cấm vũ khí sát thương cho Việt Nam, quan hệ hai bên có triển vọng được nâng cấp hơn thế nữa, nếu một số điều kiện khác được thoả đáng, trong đó có vấn đề cải thiện nhân quyền.
Nguồn: AP, East Asia Forum, Pending Intervie
w

mardi 11 novembre 2014

NHẬN DIỆN CHỦ TRƯƠNG BẠO HÀNH – TRA TẤN HÃM HẠI GIỚI BẢO VỆ NHÂN QUYỀN

Phạm Bá Hải 

CTNLT8
Trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ Tom Malinowski nói với báo giới vào ngày cuối của chuyến công du 5 ngày tại Hà Nội rằng “Sẽ không có tiến bộ nếu thả chục người rồi lại bắt hơn chục người khác. Do đó chúng tôi nhấn mạnh việc theo đuổi các cam kết mà VN tuyên bố bằng cách cải cách luật pháp…

Tính đến ngày hôm nay trong năm, chính quyền VN đã ân xá cho 13 tù nhân chính trị, bao gồm Đinh Đăng Định, Nguyễn Hữu Cầu, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Tiến Trung, Vi Đức Hồi, Đỗ Thị Minh Hạnh, Trần Tư, Nguyễn Tuấn Nam, Trần Hoàng Giang, Nguyễn Long Hội, Lê Văn Tính, Điếu Cày và một người dân tộc thiểu số là Giàng A Chừ. Một vụ thả tù chưa từng có đã được các nước ghi nhận là “có tiến bộ”.
“Kinh doanh” tù nhân lương tâm (Prisoners of Conscience Business)
Bắt bớ, giam cầm, thả tù là ba giai đoạn của một quy trình đầu tư kinh doanh tù nhân lương tâm. Họ bắt bớ vì những người này đã vạch trần tham nhũng, lên án lạm quyền, tố cáo xâm phạm nhân quyền. Họ giam cầm với các bản án nặng nề để răn đe dân chúng, đồng thời nâng cái giá của những tù nhân lương tâm cao hơn khi có sự quan tâm của các nước dân chủ. Họ thả để chứng tỏ “chính sách nhân đạo” của họ và thả trong những cuộc thương thảo trao đổi với các nước yêu cầu. Những sản phẩm “chất lượng cao” của họ là “tù nhân lương tâm dành cho xuất khẩu”.
Kể từ sau năm 1975, một loạt các vấn đề hậu chiến khiến hai cựu thù Hoa Kỳ và CSVN tìm cách giải quyết trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi. Nhu cầu hòa nhập vào dòng chảy kinh tế thế giới cũng thôi thúc CSVN làm dịu các chỉ trích vi phạm nhân quyền. Tháng 9 năm 1998, các báo lớn quốc tế chạy hàng tít ba tù nhân chính trị có tiếng tăm được thả tự do, gồm BS Nguyễn Đan Quế, GS Đoàn Viết Hoạt, GS Nguyễn Đình Huy. Động lực thả khởi nguồn từ các cuộc thương thuyết Hiệp định mậu dịch song phương BTA (Bilateral Trade Agreement), qua đó tiến đến hưởng quy chế “tối huệ quốc” MFN (most favored nations trade status). Tháng 7/2000 Hiệp định Mậu dịch song phuong BTA giữa VN với Hoa Kỳ được ký kết.
Bên cạnh ba trụ cột trong phong trào đấu tranh dân chủ lúc bấy giờ, các đài phát thanh, truyền hình còn đưa tin các vị tu sĩ Thích Quảng Độ, Thích Tuệ Sỹ, Thích Trí Siêu (Lê Mạnh Thát), LM Nguyễn Văn Lý ra khỏi tù. Dư luận không nghi ngờ đó là kết quả của chuyến thanh tra của Đặc phái viên LHQ về tự do tôn giáo, ông Abdelfattah Amor. Sau đó, CSVN liên tục đạt được các thỏa thuận song phương và đa phương về cả kinh tế, giáo dục, an ninh.
Đợt thả 13 người lần này trong thế đổi lấy TPP, vũ khí sát thương với Hoa Kỳ, FTA và PCA với EU. Họ thả cũng để chứng tỏ họ đủ tư cách làm trọn nhiệm kỳ trong Hội đồng Nhân quyền LHQ.
Ảnh, từ trái: các CTNLT Lê Đông Phương, Nguyễn Tuấn Nam, Phạm Bá Hải và Trương Minh Đức (chụp vào ngày 8/11/2014)
Ảnh, từ trái: các CTNLT Lê Đông Phương, Nguyễn Tuấn Nam, Phạm Bá Hải và Trương Minh Đức (chụp vào ngày 8/11/2014)
Chiến lược “vừa đánh vừa đàm” (Talk/Fight Strategy)
Ai đã từng ngồi ghế nhà trường, hẳn không một lần nghe đến từ “vừa đánh vừa đàm” trong môn học lịch sử cách mạng VN. Trong sách lược đối ngoại, quân sự và ngoại giao là hai mặt có mối quan hệ biện chứng. Chiến thắng trên chiến trường sẽ tạo ưu thế trên bàn đàm phán, và ngược lại, thắng lợi trên bàn đàm phán sẽ trở thành động lực thúc đẩy chiến thắng tiếp theo trên chiến trường. Chiến lược này đã được áp dụng thành công trong Hiệp định Geneva 1954 và Hiệp định Paris 1973.
Chính quyền VN hiện vẫn đang áp dụng chiến lược này. Thay vào một chiến trường thực thụ của thời chiến tranh VN khốc liệt với đầy đủ các loại vũ khí tối tân là giới bất đồng chính kiến với ngòi bút, lời phát biểu và hai bàn tay trắng. Bàn đàm phán không phải gồm các bên tham chiến mà là các nhà ngoại giao của các nước dân chủ, các tổ chức nhân quyền quốc tế, đàm phán để thả các tù nhân lương tâm. Một tiến trình không có phần kết, vì chính quyền VN thu lợi rất nhiều cho riêng họ từ các hiệp ước đạt được, củng cố bộ máy công an, quân đội để bảo vệ chế độ độc đảng và quay lại đàn áp khốc liệt hơn giới bất đồng chính kiến và những người bảo vệ nhân quyền.
Trong tình hình phải đối mặt với các câu hỏi trong Hội đồng nhân quyền LHQ chính quyền VN đã thực thi chính sách đàn áp tinh vi hơn, che đậy các biểu hiện vi phạm nhân quyền rõ nét. Sau khi vị Báo cáo viên LHQ về tự do tôn giáo rời khỏi VN và sau khi hàng loạt các chuyến công du trao đổi của cả hai bên Hoa Kỳ và VN, bộ CA đã đẩy mạnh tấn công bạo lực chống giới bảo vệ nhân quyền. Họ dùng côn đồ hoặc an ninh mặc thường phục để tấn công và sự vụ không bao giờ được điều tra giải quyết.
Bạo hành, tra tấn – con số không dừng lại (Violence torture – a having wings number)
Một bản phúc trình với tựa đề “Những cái chết trong tù và tính tàn bạo của Công an VN” của Human Rights Watch liệt kê 14 trường hợp chết do tra tấn, 4 vụ chết không biết lý do, 6 vụ bị cho là tự tử, 4 vụ báo cáo là bệnh tử và 22 người tù đã bị đánh trọng thương. Các nạn nhân của công an bạo hành trong bản phúc trình này thu thập thông tin từ tháng 8/2010 đến tháng 7/2014, không bao gồm các tù nhân chính trị, giới bất đồng chính kiến.
Thống kê dưới đây, tôi chủ yếu tập trung vào giới bảo vệ nhân quyền mà truyền thông lề trái đã đưa.
Chỉ riêng trong năm 2014, đã có ít nhất 31 vụ chủ động tấn công bạo lực, làm nhục. Trực tiếp xâm hại đến 115 lượt người.
Tháng 1/2014:
  1. Ngày 2/1 Lê Quốc Quyết bị 4 nhân viên mật vụ có hung khí tấn công ngày trước cổng vào chung cư Mỹ Kim, phường Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức.
Tháng 2/2014:
  1. Ngày 11/2 Bùi Hằng trong một đoàn 22 người đã bị phục kích đánh đập tại xã Long Hưng, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp
  2. Ngày 11/2 nhà ông Huỳnh Ngọc Tuấn tại Tam Kỳ, Quảng Nam bị ném gạch đá.
  3. Ngày 16/2 blogger Nguyễn Văn Thạnh bị đánh trong cuộc kiểm tra hành chánh tạm trú tại xã Hòa Phước, Hòa Vang, Tp Đà Nẵng.
  4. Ngày 19/2 blogger Huỳnh Trọng Hiếu và nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn bị 10 người bịt mặt đánh đập tại Tam Kỳ khi vừa bước xuống xe taxi.
  5. Ngày 21/2 nhà ông Huỳnh Ngọc Tuấn lại bị ném gạch đá và tạt nước thối.
  6. Ngày 24/2 Nguyễn Bắc Truyển bị hành hung tại Hà Nội khi trên đường đến ĐSQ Úc.
Tháng 3/2014:
  1. Ngày 20/3 Trịnh Anh Tuấn (Gió Lang Thang) sau khi tham gia buổi café nhân quyền, trên đường về anh bị an ninh đạp ngã xe và đánh.
  2. Ngày 21/3 tư gia tín đồ PGHH Nguyễn Văn Vinh bị tấn công. Bà Nguyễn Ngọc Hà, Nguyễn Thị Ngọc Lan và hàng chục tín đồ bị đánh đập, nhiều người bất tỉnh.
  3. Ngày 22/3 nhà hoạt động nhân quyền Trương Văn Dũng bị người cầm tuýt sắt đánh vào chân và người tại cây xăng Nam Đồng, Hà Nội.
  4. Ngày 23/3 nhà hoạt động nữ quyền Trần Thị Nga và nhiều người bị đánh đập khi công khai giăng biểu ngữ đòi thả Bùi Hằng. Chị Nga còn bị sàm sỡ ngay trong đồn.
  5. Ngày 24/3 tín đồ PGHH Nguyễn Hoàng Nam, ngụ tại xã Vĩnh Châu, Tx Châu Đốc, An Giang bị công an ập vào nhà đánh và đập phá khi ông đang làm lễ.
Tháng 4/2014:
  1. Ngày 9/4 tín đồ PGHH Bùi Văn Luốc và Lê Văn Sóc bị an ninh thường phục đi xe phân khối lớn, loại của cảnh sát giao thông, không biển số, ép xe hai ông và dùng cây đánh vào chân.
  2. Ngày 16/4 Bùi Tuấn Lâm bị an ninh Quảng Nam truy đánh tại Tam Kỳ.
  3. Ngày 19/4 Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trịnh Kim Tiến, Nguyễn Hồ Nhật Thành và Nguyễn Văn Hải bị đánh đập và câu lưu vì tổ chức café nhân quyền tại Nha Trang.
  4. Ngày 21/4 hai nhà hoạt động nữ quyền Trần Thị Hài và Nguyễn Ngọc Lụabị công an đánh đập sau khi tham dự phiên tòa phúc thẩm hai dân oan tại Cần Thơ.
Tháng 5/2014:
  1. Ngày 8/5 Nguyễn Văn Đài bị một an ninh ném cốc nước vào đầu.
  2. Ngày 17/5 giảng viên âm nhạc TpVinh Nguyễn Năng Tĩnh đã bị “côn đồ” hành hung trước mặt hàng chục công an.
  3. Ngày 18/5 Nguyễn Ngọc Lụa, Nguyễn Thế Lữ, Huỳnh Trong Hiếu, Võ Quốc Anh bị công an Tp HCM tấn công khi chuẩn bị tham gia biểu tình phản đối TQ.
  4. Ngày 25/5 thành viên Hội PNNQ Trần Thị Nga bị đánh gãy xương cổ tay trái và vỡ chân xương phải. Vụ hành hung tàn bạo này xảy ra tại huyện Thanh Trì, Hà Nội lúc hơn 4g chiều.
  5. Ngày 25/5 HT. Thích Vĩnh Phước từ Bà Rịa dẫn đoàn đi viếng tang bà Lê Thị Tuyết Mai (đã tự thiêu phản đối TQ) đã bị an ninh đánh công khai tại chân cầu Sài Gòn.
Tháng 6/2014:
  1. Ngày 9/6 Hội Thánh Tin lành Memnonite Bình Dương bị một lực lượng hỗn hợp gồm cảnh sát 113, công an, dân phòng tấn công, ném gạch đá, đánh đập. Hội Thánh đang trú ngụ 29 mục sư và 47 tín đồ. Có 29 người bị đánh.
Tháng 8/2014:
  1. Ngày 28/8 Nguyễn Bắc Truyển bị an ninh mật vụ tông xe. May mắn anh không bị gì nghiêm trọng sau khi cấp cứu tại bệnh viện.
Tháng 9/2014:
  1. Ngày 8/8 Trương Minh Đức bị 2 an ninh kéo ra khỏi taxi đánh tới tấp tại Hà Nội.
  2. Ngày 30/9 Dương Âu bị một an ninh dùng gạch đập vào đầu chảy máu ngay tại nhà riêng của anh.
Tháng 10/2014:
  1. Ngày 29/10 Phạm Bá Hải và Lê Văn Sóc đi thăm CTNLT Dương Âu đã bị an ninh mật vụ đánh đập sau khi họ rời khỏi nhà Dương Âu.
  2. Ngày 30/10 Phạm Bá Hải bị nhục hình tại Tp Vinh. Anh bị bắt cùng với Lê Văn Sóc khi vừa xuống sân bay Vinh.
  3. Chu Mạnh Sơn bị bắt phạt tiền và bị đánh.
Tháng 11:
  1. Ngày 1-2/11 Hội Thánh Mennonite Bình Dương bị côn đồ công an phối hợp ném gạch đá và tấn công đánh đập tín đồ.
  2. Ngày 2/11 ký giả Trương Minh Đức bị 8 an ninh thường phục giả dạng côn đồ truy đánh và cướp tài sản tại Thủ Dậu Một, Bình Dương.
  3. Ngày 9/11 một Mục sư bị đánh trong đợt ném đá vào nhà thờ Mennonite Bình Dương.
Trong khi đó, số vụ tấn công của năm 2013 là 18 vụ và trực tiếp xâm hại đến 71 lượt người.
Tháng 4/2013:
  1. Ngày 6/4/2013 Trương Văn Dũng và sinh viên Vũ Ngọc Thắng bị đánh đổ máu trong ngày đầu tiên của phiên xử Đoàn Văn Vươn.
  2. Ngày 9/4/2013 Nguyễn Chí Đức bị phục kích tấn công.
  3. Ngày 12/4/2013 vợ MS Nguyễn Công Chính là bà Trần Thị Hồng bị một nhóm an ninh thường phục, chặn xe, kéo vào nhà một người dân, lột quần áo và đánh đập.
Tháng 5/2013:
  1. Ngày 5/5/2013 sau cuộc dã ngoại nhân quyền, blogger Nguyễn Hoàng Vi, Võ Quốc Anh, Nguyễn Thảo Chi và bà Nguyễn Thị Cúc bị hành hung dã man tại Sài Gòn.
Tháng 6/2013:
  1. Ngày 2/6/2013 trong cuộc biểu tình chống TQ, Nguyễn Văn Phương, Trương Văn Dũng và Nguyễn Chí Đức bị đánh đập
  2. Ngày 25/6/2013 Tu sĩ Võ Văn Thanh Liêm cũng 20 tín đồ đang tiến hành lễ tại Quang Minh Tự bị một lực lượng hùng hậu an ninh công an, dân phòng đánh đập.
  3. Ngày 25/6/2013 tín đồ Pháp luân công Phạm Hữu Phước bị côn đồ đánh, đổ thùng rác lên đầu. Tại đồn CA phường Bến Thành bị một an ninh thường phục đánh đập.
Tháng 8/2013:
  1. Hồ Đức Thanh bị đánh sau khi lớp học tiếng Anh của một nhóm sinh viên tại Hà Nội bị công an đột nhập giải tán.
  2. Trần Thị Nga và Nguyễn Bắc Truyển bị đánh ngay tại cửa một khách sạn ở SG.
Tháng 9/2013:
  1. Đi đòi thả người bị bắt trái phép, giáo dân Mỹ Yên-Nghệ An bị chính quyền dùng bạo lực trấn áp.
  2. Nguyễn Phương Uyên ,Nguyễn Tường Thụy, Phạm Bá Hải, Lê Quốc Quyết, Dương Thị Tân, Nguyễn Thị Nhung bị tấn công vào nhà, đánh đập tại nhà của blogger Thụy ở Thanh Trì Hà Nội. Đinh Văn Thi và vài anh em khác cũng bị đánh khi đến hổ trợ.
Tháng 10/2013:
  1. Ngày 24/10/2013 Hoàng Thị Vàng và Dương Văn Phùng bị đánh đập phải nhập viện trong một cuộc đàn áp dân oan người H’Mong tại vườn hoa Lý Tự Trọng, Hà Nội.
  2. Lê Thiện Nhân và Trương Văn Dũng bị bắt giữ và đánh đập vì giúp dân oan. Trương Văn Dũng bị gãy xương sườn.
  3. Lưu Trọng Kiệt và Lâm Bùi bị đánh khi tham gia phiên tòa xử Đinh Nhật Uy.
Tháng 11/2013:
  1. Trương Văn Dũng, Trần Thị Nga bị hành hung khi đi khiếu nại vụ hành hung trước đó.
Tháng 12/2013:
  1. Nguyễn Hoàng Vi, Hoàng Dũng, Mẹ Nấm và 5 người khác bị hành hung ngay ngày Quốc tế nhân quyền khi họ chuẩn bị làm lễ ra mắt Mạng lưới blogger.
  2. Nguyễn Đức Quốc, Nguyễn Văn Thạnh, Lê Thị Phương Anh, Lê Anh Hùng bị hành hung khi đi đòi lại tài sản đã bị tạm giữ ở Đà Nẵng.
  3. Huỳnh Ngọc Tuấn bị đánh gãy xương sườn khi cùng với các bạn tù đi thăm CTNLT Phạm Văn Trội tại Thường Tín, Hà tây.
Tra tấn và các hình thức xâm phạm nhân phẩm đối với tù nhân lương tâm:
Năm 2014 đã có ít nhất 18 TNLT hoặc tuyệt thực hoặc bị kỷ luật, đánh đập.
Tháng 2/2014:
  1. Lê Quốc Quân tuyệt thực từ ngày 2/2. Ông đòi sách luật để nghiên cứu bào chữa cho mình trước phiên phúc thẩm, đòi kinh thánh và được gặp linh mục để  chịu các phép bí tích. Đang bị giam tại B14 Hà Nội.
  2. Bùi Hằng,Nguyễn Thi Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh tuyệt thực 15 ngày phản đối dàn dựng bắt người vô cớ. Cả ba đang tạm giam tại Đồng Tháp.
  3. Nguyễn Văn Hoa (nhà tù Ba Sao, tỉnh Hà Nam) vì không nhận tội anh bị ngược đãi và bị từ chối chăm sóc y tế.
Tháng 3/2014:
  1. Ngô Hào bị cưỡng bức lao động đi phát rừng trong lúc tuổi đã trên 60 và bệnh tật.
  2. Tạ Phong Tần bị sỉ nhục và bị đánh trong buồng giam
  3. MS Nguyễn Công Chính tố cáo bị 15 quản giáo dùng gậy cao su, roi điện, bình xịt hơi cay đánh đập không cho ông cầu nguyện trong phòng giam.
Tháng 4/2014:
  1. Đặng Xuân Diệu tuyệt thực (chỉ còn 41 kg) để phản đối không giải quyết đơn thư của anh. Anh cũng nhất quyết không mặc áo tù vì cho rằng mình vô tội.
  2. Trần Minh Nhật và Trần Hữu Đức tuyệt thực đòi quyền tự do tôn giao trong tù tại trại giam Phú Sơn, Thái Nguyên.
  3. Đinh Nguyên Kha tuyệt thực phản đối sự ngược đãi tại trại tù Xuyên Mộc, tỉnh BRVT.
Tháng 5/2014:
  1. MS Nguyễn Công Chính bị đấu tố trong tù vì yêu cầu mở cửa sổ buồng giam và cải thiện chế độ lao tù.
  2. Võ Thu Thủy tố cáo ngược đãi hành hạ tù nhân, trong đó có Hồ Thị Bích Khương.
  3. Tạ Phong Tần và Ngô Hào bị ngược đãi trong tù.
Tháng 8/2014:
  1. Mai Thị Dung bị ngược đãi, đàn áp.
  2. Đặng Xuân Diệu bị kỷ luật, còng chân, tuyệt thực.
Tháng 9/2014:
  1. Nguyễn Đình Cương bị biệt giam và cùm chân
Tháng 10/2014:
  1. Tiếng kêu cứu của Đặng Xuân Diệu lan xa.
Con số tù nhân lương tâm bị ngược đãi của năm 2013 ít nhất là 12 người.
Tháng 5/2013:
  1. Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực phản đối đơn tố cáo hãm hại ông đã không được thụ lý.
  2. Đỗ Thị Minh Hạnh bị đánh đập và kỷ luật.
Tháng 6/2013:
  1. Trần Minh Nhật tuyệt thực trong trại giam Nghi Kim, Nghệ An.
Tháng 7/2013:
  1. Điếu Cày tuyệt thực sang ngày thứ 25 tại trại giam số 6, Nghệ An.
Tháng 8/2013:
  1. Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Ngọc Cường, Huỳnh Anh Trí, Phan Ngoc Tuấn, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng bị cùm chân và tuyệt thực tại trại giam Xuyên Mộc.
  2. Vi Đức Hồi bị kỷ luật biệt giam vì 2 lý do: phản đối cán bộ trại giam đánh Lê Văn Sơn và phản đối gắn camera 24/24 và máy phá sóng trong phòng giam.
  3. Trần Hữu Đức tuyệt thực 10 ngày trong thời gian bị kỷ luật tại trại giam Phú Sơn, Thái Nguyên.
  4. Paulus Lê Sơn, Nguyễn Văn Oai, Vi Đức Hồi bị ngược đãi.
Tháng 9/2013
  1. Nguyễn Xuân Nghĩa bị đánh trong tù.
Tháng 10/2013:
  1. MS Nguyễn Công Chính lại bị đánh trong tù.
  2. Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực trong tù một lần nữa.
SV Nguyễn Phương Uyên
SV Nguyễn Phương Uyên
Kết luận
Nhìn vào con số vụ bạo hành tra tấn, năm 2013 là 18 vụ với 71 lượt người so với 31 vụ với 115 lượt người của năm 2014. Con số 31 có dừng lại cho đến hết năm?
Tù nhân lương tâm luôn là đối tượng đàn áp ở mọi nhà tù khắp VN. Khi không khuất phục được những người tù kiên cường với các bản án nặng nề, quản giáo dùng rất nhiều biện pháp ngược đãi, bạo lực để làm nhục ý chí họ. Các vụ tuyệt thực phản đối của TNLT tăng từ 12 người năm 2013 lên 18 người năm 2014.
Để xoa dịu sự chỉ trích của quốc tế và làm phù hợp với cuộc vận động ứng cử thành viên Hội đồng LHQ, chính quyền đã giảm thiểu đột ngột các vụ bắt bớ truy tố. Năm 2013 và cả năm 2014 chỉ có 4 vụ bắt giam chính mỗi năm, bao gồm Ngô Hào, Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và Đinh Nhật Uy (năm 2013); Bùi Hằng (3 người), Anh Ba Sàm (2 người) và Lê Thị Phương Anh (3 người) của năm 2014. Một chiến thuật trong chiến lược vừa đàm vừa đánh.
Trở lại buổi trả lời báo chí của Phụ tá Ngoại trưởng Tom Malinowski. Phóng viên báo Thanh Niêm có đề nghị ông tiết lộ thêm thông tin về buổi gặp gỡ với Thứ trưởng Bộ CA Thượng tướng Tô Lâm. Ông Malinowski trả lời rằng cuộc gặp kéo dài hai giờ, nội dung rất nghiêm túc, rất cụ thể. Trong buổi gặp đó ông có nói rằng “Có nhiều vấn đề mà chính phủ VN và chính phủ Hoa Kỳ muốn có vì mối bang giao của hai nước trong tương lai mà Bộ Công an nắm vai trò quan trọng bậc nhất”.
Hoa Kỳ và các nước ngoài con đường ngoại giao, bày tỏ sự quan ngại vi phạm nhân quyền mà không có biện pháp chế tài kèm theo(toothless concerns), đã góp phần vun đắp cho chủ trương đổi chác trong đàm phán của chính quyền VN, biến người tù thành món hàng trao đổi.
Lịch sử đã chứng minh, người CSVN không phải lúc nào cũng tuân thủ những gì họ đã ký cam kết với Hoa Kỳ và quốc tế. Họ tiến hành theo cách của họ, cách của kẻ độc tài sẵn sàng đè bẹp tất cả những ai có khả năng làm suy yếu họ cho dù đó chỉ là các hoạt động ôn hòa vận động cho nhân quyền.
Tính dã man không có điểm dừng của bạo lực, sẽ bao giờ chấm dứt và ai sẽ mang công lý đến cho người bảo vệ nhân quyền tại VN?
Sài Gòn, ngày 11/11/2014.
Phạm Bá Hải.
Điều phối viên Hội CTNLT.
Hội viên Hội Nhà Báo Độc Lập