mercredi 31 juillet 2013

Hãy tặng những người bạn yêu quý thứ họ đang cần


Trần Thị Nga - Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền. Mọi người đều được phú bẩm về lý trí và lương tâm và vì thế phải đối xử với nhau trên tinh thần bác ái”.

Trên thực tế chúng ta đã bị cướp mất quyền căn bản mà khi sinh ra chúng ta đã có, vì thế tình trạng Dân oan khiếu kiện khắp nơi do bị cướp đất, cướp nhà, bị cướp cả xương máu của những liệt sỹ đã hy sinh để bảo vệ Tổ quốc, bị bắt giam vô cớ, là nạn nhân của những vụ án oan sai...

Để đòi lại được tài sản là vật hữu hình của mình bị cướp thì trước hết chúng ta phải biết để đòi lại Quyền Con Người là vật vô hình nhưng là tài sản Quý giá nhất mà mình đã bị Cướp. 

Vì thế hãy tặng những người bạn thương yêu cuốn Cẩm Nang Thực Thi Quyền Làm Người để chúng ta cùng nhau gìn giữ, đấu tranh để bảo vệ Quyền Làm Người của chúng ta.


Anh này sau khi đọc xong cuốn Cẩm Nang mình tặng 
đã xin thêm vài cuốn để tặng bạn bè và người thân




Vừa bôn ba kiếm sống vừa đọc Cẩm Nang Quyền Làm Người




Chợ Đông Hà, Quảng Trị

Trên xe khách

Bất kể ai và lúc nào cũng có thể đọc, tìm hiểu về Quyền con người của mình

Ga Đà Nẵng 

Ga Đà Nẵng

Tại Thành Huế




Tại bến xe phía bắc TP Huế

Trần thị nga phát ngày 28/29/7/2013 


Hai dân quân bị tố đạp xe gây chết người


Tấn Tài (PLTP) - Cha của anh Nguyễn Công Cảnh (xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) đang gửi đơn đến các cơ quan huyện Hòa Vang và TP Đà Nẵng đề nghị làm rõ việc con trai ông bị hai dân quân xã Hòa Phong đạp xe gây chết người.

Theo chị Phạm Minh Huệ (ngụ xã Hòa Khương), tối 22-7, sau khi hát karaoke ở xã Hòa Phong, Cảnh chạy xe máy chở chị Huệ và hai người bạn khác về nhà. Khi chiếc xe tống bốn này đến thôn Cẩm Toại Trung, xã Hòa Phong thì gặp hai dân quân chạy xe chiều ngược lại. “Lúc thấy tụi em, hai dân quân liền quay đầu xe đuổi theo và tụi em bỏ chạy. Chạy gần 1 km thì hai dân quân đuổi kịp, ép xe và người ngồi sau giơ chân ra đạp vào xe tụi em làm Cảnh loạng choạng tay lái đâm vào trụ điện… Các bạn được người dân đưa đi cấp cứu nhưng Cảnh đã tử vong. Trong hai dân quân rượt đuổi hôm đó, em nhận ra một người tên Lâm Quang Vũ, đội dân quân xã Hòa Phong” - chị Huệ nói.

Theo cha nạn nhân Cảnh, sau tai nạn, công an có khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi và lấy lời khai của các nhân chứng nhưng đến nay gia đình vẫn chưa rõ vì sao con ông đâm xe vào cột điện.

Sáng 30-7, ông Lâm Tiến Sỹ, Chủ tịch UBND xã Hòa Phong, cho biết: Hai dân quân liên quan đến vụ tai nạn thuộc đội dân quân thường trực của xã. “Ngay sau khi sự việc xảy ra, cơ quan công an đã mời hai người này lên làm việc, tường trình lại sự việc. Hiện vẫn chưa xác định họ có rượt đuổi hay không” - ông Sỹ nói.

Cùng ngày, chúng tôi liên lạc với Công an huyện Hòa Vang và nơi đây xác nhận đã nhận đơn của gia đình nạn nhân. “Hiện công an đang tiến hành điều tra, làm rõ vụ việc nên chưa thể cung cấp thông tin cho báo chí” - một công an nói.


Lại đòi cấm trang Facebook cá nhân tổng hợp thông tin


Các trang cá nhân trên Facebook không được tổng hợp thông tin 


Châu An (Vnexpess) - Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng đã chính thức được công bố chiều 31/7 tại Hà Nội với nhiều thay đổi so với Nghị định số 97 ban hành năm 2008. 

Nghị định 72, được Thủ tướng Chính phủ ký ngày 15/7 và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9, định nghĩa: "Trang thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện tử do cá nhân thiết lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng dịch vụ mạng xã hội để cung cấp, trao đổi thông tin của chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp".

Như vậy, những tài khoản được lập thông qua các mạng xã hội như Facebook sẽ chỉ được đăng thông tin của riêng cá nhân đó. Ông Hoàng Vĩnh Bảo, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử, giải thích với VnExpress.net: "Trang thông tin cá nhân không được trích dẫn thông tin tổng hợp, tức là không được trích dẫn thông tin từ các cơ quan báo chí hay các trang web của cơ quan nhà nước".

Rất nhiều trang tổng hợp tin từ báo chí và các nguồn khác nhau trên Facebook.

Hiện nay, có rất nhiều blog hoặc tài khoản Facebook do cá nhân lập ra để chia sẻ tin tức thời sự, hay các bài viết về sức khoẻ, công nghệ, thời trang... mà chủ nhân của những trang đó thu thập từ báo chí để thu hút cộng đồng. "Trong thực tế có nhiều trang Facebook vẫn đang tổng hợp thông tin, chúng tôi sẽ tăng cường thanh tra xử lý. Tổng hợp còn liên quan đến vấn đề bản quyền, không phải lấy chỗ nọ sang chỗ kia được. Ngay cả việc đưa thông tin cá nhân cũng phải tuân thủ quy định pháp luật", Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng bổ sung.

Một nội dung khác cũng đặc biệt được quan tâm là quản lý thông tin xuyên biên giới. "Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài khi cung cấp thông tin công cộng qua biên giới có người sử dụng tại Việt Nam hoặc có truy cập từ Việt Nam cần tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan của Việt Nam", Nghị định nêu rõ.

Tuy nhiên, khi được hỏi về những hình thức xử phạt cụ thể với các trường hợp vi phạm, Thứ trưởng Lê Nam Thắng cho hay hiện Ban soạn thảo của Bộ Thông tin và Truyền thông vẫn đang trong quá trình xây dựng Nghị định về xử phạt các vi phạm hành chính trong cả hai lĩnh vực Bưu chính - Viễn thông - CNTT và lĩnh vực Báo chí - Xuất bản và dự kiến sẽ trình Chính phủ trong thời gian gần đây.

Thứ trưởng Lê Nam Thắng: "Nghị định về xử lý vi phạm trên Internet đang được soạn thảo và sẽ trình Chính phủ thời gian tới".

"Internet là phát minh lớn của loài người, nhưng thách thức là những kẻ xấu lợi dụng thành tựu công nghệ để vi phạm pháp luật. Trong điều kiện trên lãnh thổ từng nước thì dễ quản lý, nhưng xuyên biên giới lại là thách thức lớn. Chúng tôi sẽ lấy ý kiến của các tổ chức, doanh nghiệp liên quan, đăng trên cổng thông tin để công khai minh bạch, cũng như tham chiếu các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia và tham khảo quy định của các quốc gia khác trong vấn đề quản lý dịch vụ xuyên biên giới", Thứ trưởng Lê Nam Thắng nhấn mạnh.

Nhận định về những trang web mạo danh các lãnh đạo Đảng, nhà nước, những người nổi tiếng, Thứ trưởng cho hay Internet là một xã hội thu nhỏ, có người tốt, người xấu, có thông tin tốt, có thông tin không chính xác, lừa đảo. Việc xử lý nội dung thông tin độc hại cũng sẽ được áp dụng như trong cuộc đời thực. Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các bộ ngành, cơ quan báo chí cũng phải vào cuộc, đấu tranh chống lại luận điệu sai trái chứ chỉ dùng biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn.

Trốn thuế và trốn hèn mạt!?


Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - “Rút kinh nghiệm, lấy bao“OK” đã qua sử dụng làm tang vật, nó bốc mùi xú uế và bẩn thỉu quá, nên “nhà nước, đảng ta” thay đổi hành vi hèn mạt ấy bằng cách sử dụng tội “trốn thuế” để đưa vào tù “bịt miệng” nhà báo tự do Điếu cày Nguyễn văn Hải (2008) và luật sư Lê Quốc Quân (2013)”. 

“…Điều tôi lo sợ là nếu dân chúng thôi, không còn chỉ trích và phê phán chính phủ thì xã hội sẽ thối rữa. Khi không bị phê phán, ta cứ nghĩ rằng mọi việc ta làm đều đúng cả” Đó là thông điệp cảnh báo của Cựu thủ tướng, Chủ Tịch đảng cầm quyền UMNO Malaysia, Bác sĩ: Mahathir Mohamad gửi cho nội các, chính phủ mới, sau kết quả bầu cử tháng 5/2013 ở Malaysia. 

Không phải là quốc gia Malaysia, nhưng phản chiếu đúng như lời cảnh báo ấy, xã hội XHCN/CSVN đang bốc mùi vì pháp luật đã “thối rửa”, bởi dưới chế độ CS, Việt Nam hiện nay đang là “nhà tù, giam giữ các PV báo chí, blogger, công dân bất đồng chính kiến, lớn thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc”- Báo cáo năm 2012 của tổ chức Phóng viên Không biên giới. (vietnamhumanrightsdefenders.net)


Luật sư Lê Quốc Quân và blogger Điếu cày Nguyễn Văn Hải

Trong giao tiếp xã hội, động tác “ném đá dấu tay” là một trong những hành vi “hèn mạt” không thể có, nếu muốn hoàn thiện nhân cách của một con người, ấy là cá nhân, còn rộng lớn hơn là chính phủ, nhà nước hay một chế độ lại càng tuyệt đối dị ứng với nó, phải tránh xa cái trò “ném đá dấu tay”, bởi nhà nước là “bộ mặt” của quốc gia dân tộc, mọi động thái đều phải chuẩn mực quang minh chính đại cho lòng người trăm họ kính nể tâm phục khẩu phục noi theo và bạn bè quốc tế nhìn vào tôn trọng.

Một “nhà nước” với nhân dân mình mà còn “hèn mạt” tới độ phải “ném đá dấu tay” thì vô hình chung không hơn phường tiểu nhân, giang hồ thảo khấu hay băng nhóm tội ác “mafia” trong bóng tối thời nay, rất khó đứng thẳng lưng ngẩng mặt ngang tầm phẩm giá với nhà nước thiên hạ bốn phương giữa thời đại văn minh mà mọi hành vi không thể che dấu với đa phương tiện thông tin nối mạng toàn cầu.

Chuyện không mới, nhưng giữa lúc “nhà báo tự do Điếu cày Nguyễn văn Hải đang tuyệt thực hơn một tháng trong tùvà phiên tòa xét xử luật sư Lê Quốc Quân, bị hoãn lại bất thường” chúng ta những công dân yêu trung thực của một dân tộc đầy lòng nhân ái bao dung nhưng cũng rất “Lục Vân Tiên” mỗi khi cần , cùng nghiệm suy xem đặc trưng của hành vi hèn mạt “ném đá dấu tay” không thể nào đó là của một nhà nước quang minh chính trực còn nhân cách, biết liêm sĩ để gọi là “lãnh đạo” xã hội, trong 2 trường hợp từ 2 tấm gương đang bị giam cầm vì cộng đồng dân tộc rất “Lục Vân Tiên” này. 


Trường hợp nhà báo tự do Điếu cày Nguyễn văn Hải và luật sư Lê Quốc Quân.


Nếu chúng ta biết rằng: 11 đại gia bị truy thu 10 tỷ đồng thuế thu nhập.

Cục Thuế TP HCM cho biết vừa truy thu 10, 8 tỷ đồng thuế thu nhập cá nhân của 11 đại gia và khẳng định tiếp tục rà soát để truy thu thuế hàng loạt những người khác trong năm nay, 2013

Đứng đầu danh sách những đại gia vừa bị truy thu là ông T. làm trong lĩnh vực thương mại. Đảm nhận nhiều chức vụ lớn ở nhiều công ty, từ chủ tịch đến thành viên HĐQT nên số thuế TNCN bị truy thu thêm của ông khiến người khác choáng váng: hơn 2, 2 tỉ đồng. Đứng thứ hai trong danh sách “đen” cũng là một người tên là T. , nhưng hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, với số tiền 1, 85 tỉ đồng. Kế tiếp là ông N. trong lĩnh vực thương mại với số thuế bị truy thu là 1, 45 tỉ đồng. Ông H. kinh doanh bất động sản bị truy thu 1, 387 tỉ đồng và bà X. trong lĩnh vực thương mại bị truy thu 1, 27 tỉ đồng, (theo Tiền Phong).

Các cá nhân khác bị truy thu hàng trăm triệu đồng thuế TNCN, gồm: ông T. làm ngành ngân hàng 729 triệu đồng; bà L. trong lĩnh vực thương mại 665 triệu đồng; ông G. kinh doanh may mặc 383 triệu đồng; ông T. hoạt động trong lĩnh vực thương mại 351 triệu đồng; ông H. làm trong ngành xây dựng 262 triệu đồng và cuối cùng là ông T. trong lĩnh vực ngân hàng bị truy thu 244 triệu đồng. Tổng cộng, chỉ 11 cá nhân này mà số tiền Cục Thuế TP. HCM truy thu lên tới 10, 8 tỉ đồng.

Cục Thuế cho biết, đối tượng thanh tra chủ yếu tập trung ở lĩnh vực dệt may, da giày, dược phẩm, trang thiết bị y tế, thương mại điện tử… tăng 17% so với 2012. Trước đó, tại Hà Nội, Tổng cục Thuế ban hành văn bản yêu cầu truy thu tiền thuế thu nhập doanh nghiệp gần 5 tỷ đồng đối với Cty Sông Đà 909 (Baomoi. com).

Một số vụ nổi cộm đáng lưu ý ở các công ty “đại gia” mà ngành thuế đã truy thu, đơn cử tại TP/ Đà Nẵng Cục Thuế đã phát hiện và tiến hành các biện pháp (truy thu 3, 7 tỷ đồng tiền thuế đối với Công ty cổ phần Xây dựng điện VNECO 7) - Bất động sản (truy thu thuế và phạt Công ty TNHH Khu du lịch biển VinaCapital và Công ty TNHH Khu du lịch biển Ngũ Hành Sơn gần 15 tỷ đồng) - Hoạt động san lấp mặt bằng trốn thuế tài nguyên (truy thu 2, 2 tỷ đồng đối với Công ty Olimpia) - Hoạt động chuyển giá (giảm lỗ đối với Công ty TNHH ITG Phong Phú trên 330 tỷ đồng) - Hoàn thuế sai (truy thu khấu trừ hoàn thuế giá trị gia tăng của Công ty cổ phần Địa Cầu 330 triệu đồng)… (tapchitaichinh / Bộ Tài Chánh)

Thì điều quan trọng mà chúng ta cần lưu ý sâu sắc ở đây là: Nội dung các bài báo (của nhà nước) đưa tin cho thấy tiến trình truy thu các số nợ thuế “ngộp thở” nói trên của các “đại gia” không hề thấy liên quan gì đến các cơ quan Công An hay Viện Kiểm Sát hoặc Tòa Án – Chỉ đơn thuần là giữa cơ quan các Cục Thuế và người hay công ty nợ thuế cần truy thu.

Vậy thì một câu hỏi nổi bật lên, tại sao nhà báo tự do Điếu cày Nguyễn văn Hải (năm 2008) và luật sư Lê Quốc Quân (2013) lại bất ngờ bị công an bắt tạm giam trước rồi vài tháng sau mới công bố là truy tố vì tội trốn thuế!??. Mà số nợ thuế (theo CA) của mỗi người khoảng 4 trăm triệu, rất khiêm tốn, so với số nợ thuế “ngộp thở” của các cá nhân và công ty nói trên?.

Nếu nói mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật thì sao một loạt các đối tượng nợ thuế cộm cán ấy không hề bị bắt và tại sao Nguyễn văn Hải (năm 2008) và luật sư Lê Quốc Quân (2013) lại không được phép có thời gian và qui trình đối chiếu công nợ với cục Thuế sở tại để xác định nợ thuế phát sinh đó đúng hay sai? như qui trình mà cục thuế áp dụng để truy thu thuế với toàn bộ các đối tượng nợ thuế rất lớn nói trên?

Riêng Điếu cày Nguyễn văn Hải là chủ cho thuê 2 căn nhà (57/3 – 57/4 đường Phạm Ngọc Thạch phường 6, quận 3 và nhà 84D Trần Quốc Toản, phường 8, quận 3 TP HCM) đã có người thuê nhà (CTCPKMHN) xác định trước cơ quan CA, ngoài hợp đồng thuê nhà, có giao kèo người thuê là họ sẽ chịu số thuế này và họ xin nộp số thuế truy thu ấy – Nhưng cơ quan CA không chấp nhận với lý do: Giao kèo này không có ghi trong hợp đồng!? để vẫn cứ bắt giữ khởi tố Điếu cày Nguyễn văn Hải về tội “trốn thuế” !? Chưa dừng lại ở đó, ngay sau khi kết thúc bản án 30 tháng tù giam vì tội trốn thuế kỳ lạ ấy, blogger nhà báo tự do Điếu Cày không được hưởng lấy một giây phút tự do, dù chỉ là một khoảnh khắc. Bởi ngay đúng cái ngày người thân và bạn bè bên ngoài nhà tù lớn đang dự định chào đón anh mãn hạn tù trở về nhà, thì Điếu Cày lại tiếp tục bị bắt giam lại để rồi sau đó bị đưa ra xét xử với tội danh mới là “Tuyên truyền chống phá nhà nước” – theo điều 88 Bộ luật Hình sự mà hiện nay anh đang tuyệt thực để chống lại áp lực bắt anh ký nhận tội này.

Trường hợp luật sư Lê Quốc Quân cũng gần giống như vậy, Văn phòng Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam tại Hà Nội (của LS Quân) đã trình ra hồ sơ chứng từ chứng minh không hề thiếu thuế nhà nước nhưng thư ký và người thân cũng như LS Quân đều bị bắt tạm giam chờ khởi tố!?

Công luận nhân dân phải tự hỏi, cả hai, Điếu cày Nguyễn văn Hải (năm 2008) và luật sư Lê Quốc Quân đều đang sở hữu bất động sản có giá trị gấp nhiều lần số nợ thuế mà CA qui kết thì tại sao không lấy “niêm phong” bất động sản đó làm “đòn bẩy” để số thuế (nếu là trốn thực) sẽ nhanh chóng tự động thu hồi, đó là công thức truy thu êm ái hợp tình hợp lý ít tốn kém hoàn hảo phổ quát nhất của ngành thuế, không chỉ tại Việt Nam mà cả các quốc gia trên toàn thế giới ?

Tại sao CA lại hình sự hóa một vụ việc có màu sắc “tranh chấp dân sự” mà đúng theo qui trình truy thu thuế chưa có nhu cầu và cần thiết phải có sự can dự của “cái còng” số 8 từ CA như vậy?.

Không chỉ công luận trong nước mà là cả thế giới đều chung một nhận xét trường hợp của Điếu cày Nguyễn văn Hải và luật sư Lê Quốc Quân không phải là mới và ngoại lệ ở Việt Nam. Đó là một phần của hệ thống chính trị giám sát và đe dọa để hạn chế các quyền tự do ngôn luận của công dân, bóp nghẹt những tiếng nói công khai mà chính quyền CSVN không thể nào phản biện, các cơ quan độc tài quyền lực thường xuyên vu cáo và buộc tội hình sự đối với những người chỉ trích hệ thống cai trị này dù là một cách ôn hòa, bao gồm cả những người bảo vệ nhân quyền đúng luật định.

Tổ chức Theo dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch) và Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả (Committee to Protect Journalists) có cùng quan điểm: Không phải tội “trốn thuế” mà nhà cầm quyền CSVN muốn bỏ tù Điếu cày Nguyễn văn Hải và luật sư Lê Quốc Quân là vì những nguyên nhân khác:

Ông Nguyễn Văn Hải đã bắt đầu vận động cho công lý xã hội sau khi dấy lên làn sóng biểu tình của nông dân tại thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2007 Ông Nguyễn Văn Hải đã lập ra Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, và đã gặp gỡ một số người biểu tình, tường thuật lại những câu chuyện oan sai của họ – những điều mà ông đã viết lại trong một tập sách. Sau đó ông nói rằng ông muốn chia sẻ gánh nặng với họ và sẽ đấu tranh để dành lại quyền lợi chính đáng của họ. Người ta cũng đọc thấy trong blog của ông như một lời cam kết: “Cho đến hôm nay, tôi đứng ở bên cạnh công đoàn công nhân, và tôi đứng chung với họ trong cuộc đấu tranh này vì tôi đã trở thành một trong số họ. Đứng với các anh chị em ở đây, tôi sẽ chiến đấu đến cùng”.

Năm 2008, ông được Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam trao giải thưởng vì sự cam kết của ông đối với tự do ngôn luận. Một năm sau, ông nhận được giải Hellman/Hammett, một giải thưởng do Tổ chức Theo dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch) trao tặng. Ông cũng là người rất năng động chống lại hành vi hiện diện trên biển Đông và trên lãnh thổ VN của Trung Quốc. Trong một thông báo nhân Ngày Tự Do Báo chí Quốc Tế vào tháng 5 năm 2012, Tổng Thống Obama đã nêu tên ông, Điếu Cày, ca ngợi sự dũng cảm của ông trong bối cảnh “một chiến dịch đàn áp quy mô chống các nhà báo công dân ở Việt Nam.”


Với luật sư Lê Quốc Quân.


Ngày 8 tháng ba năm 2007, ông bị bắt sau khi trở lại Việt Nam sau một khóa học từ học bổng của tổ chức Quốc gia Hỗ trợ Dân chủ (National Endowment for Democracy) ở Mỹ. Luật sư Lê Quốc Quân tham gia khóa tập huấn này do ông là nhà tư vấn cho Ngân hàng Thế giới và Quỹ Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tại Việt Nam. Ứng cử viên Tổng thống Mỹ lúc đó, ông John McCain, và nguyên ngoại trưởng Mỹ, bà Madeline Albright, đã viết thư kịch liệt phản đối với nhà cầm quyền CSVN Ông được trả tự do ba tháng sau đó.

Ngày 10 tháng tư năm 2011, ông lại bị bắt cùng với Phạm Hồng Sơn khi tới tham dự vụ án xét xử “công khai” TS Cù Huy Hà Vũ, Cả hai người bị bắt giữ với lý do là " phá hoại trật tự công cộng" !? Sau khi chính phủ Mỹ và các tổ chức nhân quyền phản đối kêu gọi thả hai người, cả hai được thả ra vào ngày 13 tháng tư 2011.

Tháng bảy năm 2012, trang Independent Catholic News tường thuật là ông đã bị đe dọa bởi CA/ nhà nước vì những hoạt động của ông cho giáo phận của mình. Công an đã lục xét văn phòng của ông và định mang ông về đồn công an, nhưng bị ngăn chặn bởi những giáo dân ủng hộ ông

Ngày 27-12-2012, Cơ quan cảnh sát điều tra - Công an TP Hà Nội đã thực hiện lệnh bắt tạm giam (đang đi ngoài đường thì bắt lên xe) đối với ông Lê Quốc Quân và thông báo truy tố ông tội “trốn thuế” thu nhập doanh nghiệp

12 nghị sĩ thuộc cả hai đảng chính ở Hạ viện Hoa Kỳ đã gửi thư vào ngày 25/6/2013 cho Thủ tướng Việt Nam kêu gọi phóng thích luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân và cảnh báo tình trạng tiếp diễn vi phạm nhân quyền trầm trọng của Hà Nội sẽ làm phương hại quan hệ Việt-Mỹ. Theo trong thư, luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân bị bắt đã nửa năm nay mà người thân vẫn chưa được thăm gặp. Nhiều nhà lập pháp Mỹ, kể cả Thượng nghị sĩ McCain đã lên án vụ bắt giữ Luật sư Lê Quốc Quân cho rằng là vi phạm công pháp nhân quyền quốc tế. (Nguồn: AP, AFP)

Khái quát từ hai mặt của một vấn đề cho chúng ta thấy rất rỏ bản chất của việc bắt giữ và áp đặt tội “trốn thuế” với Điếu cày Nguyễn văn Hải (năm 2008) và luật sư Lê Quốc Quân (2013) hoàn toàn vì động cơ chính trị.

Gần trăm năm trước, ngay tại thủ đô “mẫu quốc” thực dân, Nguyễn Ái Quốc đã to tiếng lên án chế độ thực dân Pháp rằng: Đất nước Việt nam không có tự do báo chí, tự do ngôn luận, dưới sự cai trị của người Pháp, dù lúc bấy giờ có tới mấy chục tờ báo tư nhân được phép xuất bản từ Nam ra Bắc.

Sau khi cùng nhân dân quét thực dân đi, một thế kỷ sau đến tận hôm nay 2013 – Cả nước không có lấy một tờ báo nào của người dân được phép hiện diện, như thời thực dân? trong khi các quốc gia láng giềng trong khối Asean thì báo chí tư nhân tràn ngập xã hội - Phải lý giải điều này là như thế nào? của tự do báo chí và tự do ngôn luận? theo ông Hồ chính... Mi và CSVN.

Và khi 67 năm kể từ được qui định trong Hiến Pháp đầu tiên 1946 – biểu tình là quyền của công dân nhưng “nhà nước, đảng” CSVN cho đến nay hơn 2/3 thế kỷ vẫn không cho phép cụ thể hóa, Thì việc người dân như Điếu cày Nguyễn văn Hải và luật sư Lê Quốc Quân đấu tranh đòi hỏi những cái quyền thuộc về mình và cho đồng bào mình đồng đẳng với nhân loại thế giới là hoàn toàn chính đáng và hợp pháp, mà 2 thứ, báo chí tự do và biểu tình là nguy cơ số 1 cho sự sống còn của “đảng” độc tài CSVN, mà Điếu cày Nguyễn văn Hải và luật sư Lê Quốc Quân là những nhân tố hạt nhân từ nhân dân mà “đảng ta” đánh giá là cần cô lập bằng mọi cách – Ngay cả trốn sự “hèn mạt” bằng hành vi “ném đá dấu” tay truy tới cùng tội “trốn thuế” mà nếu tận truy cho đủ cho hết như Điếu cày Nguyễn văn Hải và luật sư Lê Quốc Quân thì “đảng ta” không còn đủ nhân sự cũng như không có đủ nhà tù chứa chấp.

Một cái đảng “bú ké” nhân dân để sống còn lại quay ra bóp nghẹt “nhân quyền” đàn áp đồng bào nhân dân mình thì ngoài sự “hèn mạt” lại có thêm bản chất của phường “ăn cháo đá bát” thì liệu có gần với vị trí là kẻ thù của nhân dân ta chưa!?.

Hoàng Thanh Trúc 

Hội đồng Nhân quyền LHQ nhận Tuyên bố 258 của bloggers VN


Gia Minh (RFA) - Đại diện của mạng lưới những blogger Việt Nam vào chiều hôm nay đến tại văn phòng đại diện ở Bangkok của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc để trao Tuyên bố 258với hơn 100 chữ ký ủng hộ cho tuyên bố đó.

Nhóm đại diện gồm có sáu blogger, trong đó ba nhân vật mà nhiều người biết đến là Nguyễn Lân Thắng, Đoan Trang và Nguyễn Anh Tuấn.

Phía văn phòng đại diện Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc tại Bangkok, Thái Lan nhận bản tuyên bố 258 của Mạng lưới Blogger Việt Nam là bà Maria Isabel Sanz Garido.

Hôm nay chúng tôi có 6 blogger đến từ Việt Nam, từ khắp các vùng miền- Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng- đến trao cho Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp Quốc bản Tuyên bố 258 của các bloggers Việt Nam. Sở dĩ chúng tôi thực hiện cuộc viếng thăm và trao tuyên bố này để Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc hiểu rõ về tình hình vi phạm nhân quyền trầm trọng tại Việt Nam.Sau buổi làm việc trao Tuyên bố 258 của Mạng lưới Blogger Việt Nam, anh Nguyễn Lân Thắng cho biết kết quả cuộc làm việc như sau:

Chúng tôi đã được đón tiếp rất trọng thị và họ đã tiếp nhận Tuyên bố 258.

Xin phép được nhắc lại Tuyên bố 258 của mạng lưới blogger Việt Nam được công khai trên mạng Internet hồi ngày 18 tháng 7 vừa qua.

Trong khi nộp đơn ứng cử vào hội đồng đó, chỉ mới hối tháng 5 năm nay, cơ quan chức năng Việt Nam bắt giữ hai blogger khi đang phân phát bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Sau đó có hai blogger nổi tiếng của Việt Nam là Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào bị bắt khẩn cấp theo điều 258 Bộ Luật Hình sự Việt Nam là ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền , lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân’.Nội dung của tuyên bố kêu gọi chính quyền Việt Nam phải sửa đổi luật pháp để chứng minh cam kết tranh cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc nhiệm kỳ 2014- 2016.

Theo các blogger thì điều 258 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam này phải được xem xét lại. Mục đích để có thể hoàn thành những hoạt động có trách nhiệm của một quốc gia nằm trong hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc.

Tuyên bố kêu gọi chính quyền Việt Nam cần xem xét lại tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam và bảo đảm cho người dân Việt Nam có quyền tự do tư tưởng và biểu đạt, kể cả các vấn đề nhân quyền.

Hồi ngày 24 tháng 7 vừa qua, bốn người thuộc Mạng lưới Blogger Việt Nam đã đến trao bản Tuyên bố 258 với hơn 100 chữ ký cho đại diện Sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam.


Gia đình chị Dương Thị Tân và bạn bè đến tòa soạn báo CAND để phản đối việc vu khống, bịa đặt về blogger Điếu Cày



Nguồn Video: Facebook Anh Chí

Nhật Minh (Danlambao) - Sáng nay ngày 31.7.2013, gia đình Chị Dương Thị Tân và hơn 15 blogger, facebooker đã tới Toà soạn báo Công An Nhân Dân, số 100 - Yết Kiêu 92 - Nguyễn Du - Hà Nội để phản việc báo CAND đăng bài: 'Lật tẩy “chiêu tuyệt thực” của Nguyễn Văn Hải' của tác giả Vũ Đại Phong [1], bài báo này đã vu khống, bịa đặt về việc tuyệt thực của blogger Điếu Cày.

Trước đó một ngày, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện lời kêu gọi mọi người đến tòa soạn báo CAND để phản đối:

“9 giờ sáng mai, 31/07/2013, chị Tân và Trí Dũng sẽ lên Toà soạn báo CAND để yêu cầu gặp mặt và đối chất với Tổng Biên tập và nhà báo Vũ Đại Phong. Vậy xin được thông báo để bà con xa gần bố trí thời gian đến hiệp thông và đồng hành cùng hai mẹ con chị

Trân trọng thông báo!” [2]

Ngay sáng hôm sau, rất đông an ninh được bố trí tại tòa soạn từ rất sớm, nhưng gia đình chị Dương Thị Tân và những blogger vẫn gương cao biểu ngữ: “Phản đối báo Công an nhân dân bịa đặt về Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày)” để phản đối báo CAND và yêu cầu gặp tổng biên tập Phạm Văn Miên và tác giả Vũ Đại Phong.

Phía tòa soạn cử một nhân viên ra gặp và trả lời bâng quơ hòng trốn tránh trách nhiệm: “Tổng biên tập Phạm Văn Miên đi vắng, còn Vũ Đại Phong bận đi công tác tại Tây Nguyên, những người còn lại không có trách nhiệm để giải quyết…”

Tính đến nay, blogger Điếu Cày đã tuyệt thực đến 39 ngày liên tiếp, phía nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vẫn chưa có thông báo chính thức hay văn bản nào đối với gia đình chị Dương Thị Tân.

Nguồn hình: Facebook Gió Lang Thang






Bài báo: 'Lật tẩy “chiêu tuyệt thực” của Nguyễn Văn Hải' được đăng tải trên báo CAND
Hình chụp từ báo điện tử CAND


_______________________________



Vũ Đại Phong góp phần thổi Lửa!


Ms. Nguyễn Trung Tôn (Danlambao) - Vì lương tâm của một con người mà tôi đã từng bị trải qua cảnh tù đầy trong nhà tù Cộng sản, tôi cũng hiểu được phần nào những khổ sở thiếu thốn và tủi nhục và bị o ép của thân phận một người tù lương tâm trong chế độ cộng sản.

Ra khỏi nhà tù Nam Hà đến nay đã hơn 6 tháng và còn bị quản chế, tôi thường theo dõi những tin tức được đăng tải trên mạng về các tù nhân lương tâm hiện đang bị giam giữ trong các trại tù trong mấy tháng gần đây. Tôi nhận thấy một điều là dường như sự gia tăng đàn áp, đánh đập và đối xử tàn nhẫn của các trại giam đối với tù nhân tại Việt Nam càng ngày càng tàn nhẫn và thâm độc hơn, đặc biệt là với các tù nhân chính trị. Chỉ từ đầu năm 2013 tới nay liên tục sự kiện các tù nhân lương tâm đã có chung một hành động tuyệt thực dài ngày để phản đối chính sách khắc nghiệt và vô trách nhiệm của các trại giam.

Bắt đầu là việc chị Hồ Thị Bích Khương bị đánh hội đồng trong nhà tù K4 Trại 5 Thanh Hóa và bị kỷ luật biệt giam. Để phản ứng lại quyết định phi lý của trại giam, chị đã tuyệt thực cho tới ngất xỉu.

Sự kiện tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực cũng tại trại 5 Thanh Hóa được nhiều người theo dõi và lên tiếng.

Tù nhân Trần Minh Nhật tuyệt thực tại nhà tù Nghi Kim tỉnh Nghệ An, phản đối trại giam về chế độ giam giữ.

Sự kiện các tù nhân ở nhà tù Xuân Lộc Đồng Nai nổi dậy khống chế tình hình trại giam phản đối việc bớt xen khẩu phần ăn của tù nhân.

Thông tin nóng bỏng và được nhiều người quan tâm theo dõi và lên tiếng là việc tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hải tuyệt thực đã gần 40 ngày để phản đối trại giam về việc không giải quyết đơn thư của anh và họ ép anh ký giấy nhận tội.

Rồi nhà Văn Nguyễn Xuân Nghĩa vì đã thông tin cho gia đình biết về tình hình của anh Nguyễn Văn Hải tuyệt thực và bị biệt giam trong tù, nên nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa cũng đã bị biệt giam trong trại 6 nhà tù Thanh Chương, Nghệ an.

Mới đây lại tới lượt tù nhân lương tâm Lê Văn Sơn bị đánh gãy chân ở nhà tù Nam Hà chỉ vì không chào cán bộ.

Vậy là hàng loạt các sự kiện liên tiếp xảy ra trong nhà tù Cộng sản mà rất có thể còn nhiều vụ việc khác chúng ta chưa thể biết hết được. Nhưng chỉ chừng nấy sự vụ, cũng đủ để những người có lương tri nhận ra rằng có những ngọn lửa không bao giờ tắt trong con người của các tù nhân lương tâm tại Việt Nam.

Dù sống ở trong hay ngoài cánh cửa nhà tù thì lửa ấy vẫn không ngừng cháy. Trong hàng loạt các sự kiện trên thì có hai sự kiện tiêu biểu và được mọi người trong cũng như ngoài nước quan tâm đó là trường hợp tuyệt thực của TS Luật Cù Huy Hà Vũ và bloger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải).

Trước những hành động kiên cường bất khuất của các tù nhân lương tâm trong nhà tù cộng sản và sự ủng hộ nhiệt tình của đồng bào trong cũng như ngoài nước đang trở nên ngày một lan tỏa,  công an trong nhà tù cộng sản luôn có những chiêu thức để ra tay đàn áp tinh thần các tù nhân bằng nhiều cách như tôi đã trình bày trong bài viết Kinh Nghiệm Một Lần Tuyệt Thực Trong Nhà Tù Nghệ An.” (do Nhà báo Huỳnh Hải viết) [1]. Nếu không thể khiến tù nhân dừng tuyệt thực được hoặc bị công luận lên tiếng mạnh mẽ thì nhà cầm quyền Cộng sản lại giở trò diễn kịch, bịa đặt vu khống (lật tẩy) theo kiểu diễn trò, để đánh lừa dư luận. Sự kiện đang nóng bỏng hiện nay là việc anh Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải rất có thể đang cận kề cái chết vì đã gần 40 ngày tuyệt thực. Mấy ngày qua mẹ con chị Dương Thị Tân đã đi hết nơi này nơi khác trong các cơ quan nhà nước Cộng Sản Việt Nam để kêu gọi giải quyết khẩn cấp những vấn đề liên quan tới việc anh Điếu Cày tuyệt thực nhưng những người có trách nhiệm đều lẫn tránh, đùn đẩy...

Mới đây báo Công An Nhân Dân lại diễn trò đăng “Lật tẩy “chiêu tuyệt thực” của Nguyễn Văn Hải” của tác giả Vũ Đại Phong [2] một cách hết sức trơ trẽn. Tưởng rằng sau bài viết thì sóng gió sẽ ngừng nhưng có thể Báo Công An Nhân Dân không ngờ rằng: Cái bút danh “Vũ Đại Phong” này nghe ra đúng là tay đang góp cho bão to gió lớn rồi! Chẳng biết anh, chị ta làm nghề viết báo lâu chưa mà sao chẳng có tinh thân trách nhiệm với bài viết của mình, cả cái ông Tổng Biên Tập của tờ báo này cũng vậy sao lại phải bỏ trốn thế nhỉ? Một bài báo mới đăng lên đã có hàng loạt độc giả kéo tới tìm tác giả và Tổng Biên Tập để “cảm ơn”, vậy mà quý vị lẫn trốn đâu hết cả? Tôi thành thật hỏi Vũ Đại Phong nhé! Anh, chị làm ăn kiểu gì vậy? Nếu viết báo để kiếm ăn thì cũng phải viết cho đàng hoàng chứ sao lại dựng chuyện bịa đặt rồi chạy trốn? Anh, chị không biết lửa oan đang cháy từ trong ra ngoài hay sao lại gieo gió vậy? Lửa oan bây giờ đang ngún cả trong và ngoài nước ngày đêm lan tỏa sao Vũ Đại Phong lại thổi tiếp vào thì nó sẽ cháy cả Bộ Chính Trị, 16 UVBCT mà bị cháy mặt thì anh định chạy đi đâu để sống? 

Trở lại với vấn đề hàng loạt các tù nhân lương tâm đã tuyệt thực trong tù và hàng loạt người tuyệt thực bên ngoài để ủng hộ và những chiêu thức diễn hài của Cộng Sản, tôi muốn nói một điều rằng: Lửa đã cháy và gió đã thổi! Giờ đây phong trào dân chủ Việt Nam cần thêm nhiều nhiên liệu cháy. Mỗi một người trong chúng ta hãy góp phần cùng Vũ Đại Phong thổi bùng ngọn Lửa Điếu Cày vào tận hang cùng của lũ độc tài tà trị và thiêu trụi lũ bất nhân! Về phần tôi, tôi sẽ nhịn ăn 2 ngày 1 và 2 tháng 8 để cầu nguyện cho anh Điếu Cày và đồng hành cùng anh. Tôi vô cùng cảm phục nhưng anh chị em đã cùng mẹ con chị Tân đi khắp nơi này nơi khác để lửa của anh Điếu Cày và những anh chị em khác trong tù được cháy khắp mọi nơi!

Thanh Hóa, ngày 31/07/2013

ĐT: 01628387716

Ms. Nguyễn Trung Tôn