dimanche 31 mars 2013

Tháng tư lừa dối!

Thất Lĩnh (Danlambao) - Trong tháng 4 có hai ngày đặc biệt là ngày 1.4 (cá tháng tư) và ngày 30.4. Hai ngày này hoàn toàn khác biệt, nhưng với nhiều người lại rất giống nhau, đó là ngày của sự lừa dối! Tôi sinh ra tại miền Tây sông nước sau 30.4.1975. Tôi nhắc đến nơi tôi sinh ra với dụng ý rằng phần lớn người miền Tây thật thà, chân chất và dễ tin. Tôi cũng nằm trong số những con người ngây thơ và dễ tin ấy. Câu chuyện tôi kể ra đây chứng minh cho điều đó. Số là trong xóm tôi có một ông theo Việt Minh tập kết ra Bắc. Có lẽ sau 1975, ông đã gần 50 tuổi và chỉ học lớp 2 nên không được làm quan chức gì ráo dù có huân chương kháng chiến hạng nhất.
Do có nhiều thời gian rảnh rỗi nên ông thường tụ tập những đồng chí đã từng sống và chiến đấu trong bưng biền nhậu nhẹt hằng ngày. Khi thì ông thui một con chó. Máu sống làm tiết canh, phần còn lại chế biến đủ bảy món. Khi thì ông nước con cá lóc thơm lựng uống với ba xị đế. Nói chung là thời điểm đó, tôi chừng 11 hay 12 tuổi, nhìn thấy hình ảnh ông và những đồng đội cũ “ngồi chén chú chén anh” tôi rất khoái nên xáp lại ngồi hóng chuyện. Ông kể biết bao nhiêu chiến tích oai hùng và lừng lẫy của ông và lực lượng Việt Minh sau này đổi tên thành cộng sản Việt Nam. Qua lời ông kể, người lính quân lực Việt Nam Cộng Hòa và Quân đội Mỹ là những kẻ xấu xa và khát máu. Bọn ngụy quân, ngụy quyền.
Từ lúc lên lớp 7, tôi chú ý nhiều đến môn giáo dục công dân. Tôi thích môn học này. Năm tôi lên lớp 9 hay lớp 10 thì khối XHCN toàn thế giới sụp đổ. Trong đầu óc của tuổi thiếu niên lúc đó, tôi không xem đó là quan trọng. Nhưng trong nhiều tiết học giáo dục công dân, cô giáo tôi khẳng định: có rất nhiều con đường tiến lên XHCN. Nước Nga sụp đổ vì đi sai đường, Việt Nam chúng ta sẽ đi lối khác và sẽ thành công. Tôi vốn dễ tin nên tin tuyệt đối vào điều cô giảng dạy. Tôi cũng tin tuyệt đối chế độ Tư Bản là chế độ người bóc lột người, XHCN là chế độ xã hội lý tưởng và bình đẳng.
Có lần một bạn trong lớp đã đứng dậy hỏi cô trong giờ học: “thưa cô vì sao chế độ XHCN ở Việt Nam mình là công bằng, ưu việt mà người đạp xe lôi (một loại xe thồ ở miền Tây) ngồi phía trước còng lưng đạp, người ngồi sau giống như ông bà chủ vậy?”.
Cô trả lời gì đó tôi không nhớ nhưng tất cả chúng tôi đều không có câu trả lời thỏa mãn. Dù vậy, tôi vẫn tin XNCH là tốt đẹp. Rồi tôi rời quê nhà về Sài Gòn học đại học. Tôi được học môn Lịch sử Đảng. Dĩ nhiên, tôi nghe được những điều tốt về Bác Hồ về đảng cộng sản Việt Nam. Một lần, đột nhiên một bạn học của tôi đứng lên hỏi thầy phụ trách bộ môn: “thưa thầy, vì sao đảng ta quá tốt mà những người phạm tội tham nhũng đều là đảng viên cộng sản chứ không phải người bình thường. Đặc biệt, số lượng phạm tội ngày càng tăng lên???!” Thầy trả lời gì đó tôi nghe cũng không rõ nhưng tụi sinh viên chúng tôi cũng không có câu trả lời thỏa mãn. Nhưng tôi vẫn tin XNCN là chế độ tốt.
Thời gian cứ thế trôi đi. Tôi tình cờ nghe một người thầy nói chuyện với bạn trong căn tin trường vào giờ tan học: Trong chiến tranh Việt Nam, Liên Xô và Trung Quốc yểm trợ cho miền Bắc Việt Nam từ vũ khí, lương thực đến chuyên gia quân sự cấp cao. Mục đích là muốn học thuyết cộng sản bám rễ và lan truyền ở Đông Nam Á. Không có sự hỗ trợ này sức mấy miền Bắc cộng sản chiếm được miền Nam tư bản. Câu chuyện vô tình nghe được gợi trong tôi lòng tò mò và khám phá. Không thể tìm được từ sách vở trong thư viện, thì tôi hỏi người lớn, và lùng tìm trên internet.
Nhiều người đã cho tôi biết rằng: cộng sản Bắc Việt đã dùng chiêu bài dân tộc để xâm chiếm miền Nam tư bản. Họ tuyên truyền miền Nam rước voi về dày mã tổ nhưng bản thân họ cũng rước Liên Xô và Trung Quốc về giày xéo quê hương. Nhưng kẻ thắng làm vua, kẻ thua làm giặc. Thằng thắng thì mạnh miệng nói mình là anh hùng, thằng thua phải chịu nhục. Cộng sản thắng nhưng cách cư xử với kẻ thua cuộc thật đáng hổ thẹn. Những binh sĩ VNCH được nhốt chung với tù hình sự. Họ bị đánh đập, bỏ đói và chà đạp một cách tồi tệ nhất. Họ đối xử với người anh em, đồng bào của họ còn thua súc vật.
Sự cai trị khắc nghiệt của cộng sản đã khiến hàng triệu con người vượt biển tìm chốn tự do. Biết bao sinh linh bỏ mạng qua những cuộc vượt thoát ấy. Vậy mà Cộng sản nguyền rủa những người ra đi là bọn phản bội và bán nước.
Câu chuyện đó làm tôi chú ý hơn đến thực tế cuộc sống. Tôi nhận ra rõ ràng không có công lý và bình đẳng trong xã hội này. Quan chức càng ngày càng giàu lên nhờ bòn rút của người dân, người nông dân bị tước đoạt đất đai nên nghèo càng nghèo hơn, công nhân làm kiệt sức mà chỉ nhận đồng lương rẻ mạt. Con quan chức thì trước sau gì cũng được cơ cấu vào bộ máy quản lý đất nước, còn dân đen thì biết thân kiếm ăn ở chổ khác.
Dưới sự quản lý của cộng sản, con gái đi tha hương kiếm cơm bằng cách lấy chồng què quặt, bệnh tật ở nước ngoài. Tỷ lệ nghiện ngập ma túy trong giới trẻ được xếp vào loại đứng đầu thế giới. Đáng nói hơn, tệ nạn giết người dã man thì không đất nước nào bì kịp. Con giết cha mẹ, vợ giết chồng, chồng giết vợ, hay giết người vì những lý do vớ vẩn đang gia tăng đến đáng sợ. Tôi nghĩ lại chẳng lẽ cái XHCN lý tưởng mà tôi đang sống là thế này sao? Tôi tỉnh ngộ và khẳng định: tôi đang sống trong một đất nước độc tài và bất công.
Nhưng lãnh đạo cộng sản thì luôn nói xã hội Việt Nam đang tốt đẹp. Sự lừa dối này bắt đầu từ miền Bắc từ năm 1930, và ở khắp Việt Nam ngày 30.4.1975. Từ đó, cứ mỗi khi tháng Tư về, tôi lại nhũ thầm: tháng tư lừa dối lại đến với đất nước mến yêu của tôi.
Tôi buồn nhưng tôi hy vọng. Bởi vì, sự lừa dối sẽ không bao giờ có thể tồn tại dài lâu. Và cũng bởi vì, người dân đang mạnh dạn đứng lên vượt qua sợ hãi để đi tìm sự thật của công lý và bình đẳng. Họ sẽ đòi lại nhân quyền, cái quyền cơ bản đã mất đi trên đất nước mến yêu này đã nhiều năm rồi.

Tuyên ngôn: Công lý cho Đoàn Văn Vươn

Tuyên Ngôn Đoàn Văn Vươn - Xét rằng, trong vụ án Đoàn Văn Vươn, chính quyền huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đã có nhiều sai phạm trong việc thực hiện ‘công vụ’, vi phạm nguyên tắc thượng tôn pháp luật và đi ngược lại lợi ích của người dân, 
Xét rằng, căn cứ truy tố Đoàn Văn Vươn cùng một số thân nhân về tội giết người thi hành công vụ, theo điểm d, Khoản 1, Điều 93, Bộ luật hình sự, và chống người thi hành công vụ, theo điểm d, Khoản 2, Điều 257, cùng bộ luật, là không thỏa đáng, do căn cứ này vi phạm nguyên tắc về tính hợp pháp của công vụ,
Xét rằng, hành vi chống trả của Đoàn Văn Vươn cùng một số thân nhân, xuất phát từ quyền tự vệ và quyền bảo vệ đối với tài sản của gia đình đã được gây dựng trong nhiều năm, là hệ quả của ‘công vụ’ sai pháp luật,
Xét rằng, phiên xử sơ thẩm của vụ án vào tháng Tư tới đây có thể sẽ không đảm bảo được tính khách quan, bởi cáo trạng không lột tả được bản chất sự việc, không làm rõ những chứng cứ và nguyên tắc xác định sự thật của vụ án, cùng nhiều bất cập khác,
Chúng ta, những người nhận thức rõ về các vấn đề trên, xướng lên bản Tuyên ngôn Công lý cho Đoàn Văn Vươn, nhằm nhắc nhở cơ quan xét xử (Tòa án Nhân dân TP. Hải Phòng), phải thực hiện xét xử công minh, tuân thủ các nguyên tắc xét xử của luật quốc gia và luật quốc tế, cùng các chuẩn mực nghề nghiệp khác. Cụ thể như sau: 
Theo Điều 130, Hiến pháp Việt Nam hiện hành, “Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.”
Theo Điều 10, Tuyên ngôn Phổ quát về Nhân quyền, 1948: “Ai cũng có quyền, trên căn bản hoàn toàn bình đẳng, được một toà án độc lập và vô tư xét xử một cách công khai và công bằng để phán xử về những quyền lợi và nghĩa vụ của mình, hay về những tội trạng hình sự mà mình bị cáo buộc.”
Theo Khoản 1, Điều 14, Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự & Chính trị, 1966, mà Việt Nam đã gia nhập và do đó có nghĩa vụ thực hiện: “Mọi người đều bình đẳng trước các toà án và cơ quan tài phán. Mọi người đều có quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một toà án có thẩm quyền, độc lập, không thiên vị và được lập ra trên cơ sở pháp luật...”
Tuyên ngôn của chúng ta, những người yêu chuộng lẽ phải, không chỉ nhắc nhở, mà còn khuyến khích cơ quan xét xử hãy can đảm và thực hiện đúng vai trò quan tòa của mình, một cách độc lập và khách quan nhất có thể, trong việc phân định đâu là công lý.
Và vì thế, chúng ta ký tên vào bản tuyên ngôn này. 
Chúng ta hiểu rằng, sự hưởng ứng dù chỉ bằng một chữ ký, cũng có thể góp phần đáng kể để tạo nên một danh sách hàng vạn chữ ký nhằm làm mạnh mẽ thêm tinh thần của Đoàn Văn Vươn.
Chúng ta hiểu rằng, sự hưởng ứng dù chỉ bằng một chữ ký, cũng có thể góp phần làm cho bóng tối khiếp sợ, và lùi bước trước sự lan tỏa của ánh sáng.
Chúng ta hiểu rằng, mỗi chữ ký của chúng ta, sẽ góp phần làm lay động những người bàng quan, và từ chỗ bàng quan, họ trở thành những chiến hữu.
Chúng ta hiểu rằng, mỗi chữ ký của chúng ta, sẽ góp phần tạo nên sức mạnh lớn lao của lẽ phải, để làm bừng lên ánh sáng công lý cho Đoàn Văn Vươn.
Đồng ký tên khởi xướng cho tuyên ngôn này:
Nhóm sinh viên Luật, TP. HCM: 

1. Nguyễn Trang Nhung, Sinh viên Luật, ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh, lớp 4B Văn bằng 2 Chính quy, niên khóa 2011-2014
Quote yêu thích: "Ngay cả khi bạn không làm chính trị, chính trị sẽ đến với bạn." (Aung San Suu Kyi) 
2. Bùi Quang Viễn, Sinh viên Luật, ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh, lớp 3B Văn bằng 2 Chính quy, niên khóa 2010-2013
Quote yêu thích: "Điều duy nhất giúp cái ác chiến thắng là những người tốt không làm gì cả." (Edmond Burke)
3. Phạm Lê Vương Các, Sinh viên Luật, ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh, lớp AUF35 Văn bằng 1 Chính quy, niên khóa 2010-2014
Quote yêu thích: "Hạnh phúc trong tầm tay là biết chủ động dấn thân lựa chọn những khó khổ cho mình." (Phạm Lê Vương Các) 

Sài Gòn, 31/3/2013 

---
Hãy để tuyên ngôn này được truyền đi và tiếp sức! Và hãy hi vọng rằng nó sẽ tạo nên một làn sóng hưởng ứng mạnh mẽ để triệu gọi công lý trở về.
Trang ký tên tại: 
Danh sách ký tên được cập nhật lập tức tại:
Liên hệ với nhóm khởi xướng qua: 

Tuyên bố của nông dân Văn Giang, Dương Nội về hai vụ án liên quan đến nông dân Đoàn Văn Vươn tại Hải Phòng

Việt Nam, ngày 25 tháng 03 năm 2013 
Hai vụ án liên quan đến nông dân Đoàn Văn Vươn (Tiên Lãng, Hải Phòng) dự kiến xét xử sơ thẩm vào đầu tháng 4/2013 tại Tòa án nhân dân Thành phố Hải Phòng. Hai vụ án này bắt nguồn từ sự kiện ngày 05/01/2012, khi đó chính quyền và các lực lượng vũ trang huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng đã tiến hành cưỡng chế thu hồi đất trái pháp luật đối với gia đình ông Đoàn Văn Vươn. Một số cán bộ chiến sỹ Công an và Quân đội bị thương nhẹ, do đột nhập vào nhà ông Đoàn Văn Quý (em ông Đoàn Văn Vươn) - một khu vực không có quyết định cưỡng chế. Một lực lượng công an Hải Phòng đã tiếp viện, tấn công bằng hỏa lực mạnh vào nhà của ông Đoàn Văn Quý, những người trong nhà đã may mắn thoát khỏi nhà. Nhà và tài sản của ông Đoàn Văn Quý đã bị phá hủy toàn bộ. Nhiều người không có mặt ở hiện trường đã bị bắt, bị khởi tố trong đó có ông Đoàn Văn Vươn, vợ của ông Đoàn Văn Vươn, và vợ của ông Đoàn Văn Quý (hai bà nay tại ngoại).
Sau sự kiện này, các cấp chính quyền ở Trung ương và TP Hải Phòng đã xác định các quyết định thu hồi đất và cưỡng chế thu hồi đất là trái pháp luật, đã hủy bỏ các quyết định đó, đã thừa nhận việc phá hủy tài sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn và ông Đoàn Văn Quý là sai và khởi tố vụ án hủy hoại tài sản này. Tuy nhiên, các cơ quan pháp luật TP Hải Phòng vẫn truy tố ông Đoàn Văn Vươn và nhiều người trong gia đình ra tòa án xét xử theo các tội danh chống người thi hành công vụ và giết người. 
Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, kêu gọi Tòa án Nhân dân TP Hải Phòng hãy xem xét hai vụ án này một cách thận trọng, công bằng, đúng các tiêu chuẩn và chuẩn mực quốc tế và pháp luật Việt Nam, đề nghị Tòa án xem xét sáp nhập hai vụ án trong một phiên xử vì có liên quan chặt chẽ với nhau, làm rõ những nguyên nhân dẫn đến sự kiện ngày 05/01/2012. 
Chúng tôi đề nghị Tòa án tham khảo lại vụ án Nọc Nạn ở tỉnh Bạc Liêu, đã được tòa án dưới chế độ thực dân Pháp xét xử năm 1928. Vụ án Nọc Nạn này có nhiều tình tiết giống vụ án Đoàn Văn Vươn. Gia đình Biện Toại (có nhiều người là bị cáo trong vụ này) đã khẩn hoang, đấu tranh với thiên nhiên trên mảnh đất mà họ đang khai thác sử dụng. Chính quyền thực dân Pháp và chính quyền tay sai địa phương tiếp tay cho những kẻ muốn tịch thu những thành quả của gia đình Biện Toại trên đất của họ, cử một lực lượng có vũ trang cưỡng chế tấn công gia đình Biện Toại. Gia đình Biện Toại buộc phải chống lại, dẫn đến một thảm kịch đẫm máu, dẫn đến cái chết của 4 người nhà của Biện Toại và một viên quan Pháp. 
Trong vụ Đoàn Văn Vươn, ông Đoàn Văn Vươn và gia đình cũng là những người tiên phong khẩn hoang, lấn biển ở Tiên Lãng, Hải Phòng. Chính quyền địa phương tìm cách thu hồi đất và thành quả mà gia đình Đoàn Văn Vươn đã tạo lập nên bằng mồ hôi, nước mắt trong hàng chục năm để giao cho những nhóm lợi ích khác. Việc cưỡng chế bắt đầu bằng việc lực lưỡng vũ trang huyện Tiên Lãng tấn công nhà ông Đoàn Văn Quý, và kết thúc bằng lực lượng tiếp viện dùng hỏa lực nhằm tiêu diệt những người cố thủ trong nhà của Đoàn Văn Quý. May mắn hơn so với vụ án Nọc Nạn, không có ai trong gia đình Đoàn Văn Vươn và các lực lượng vũ trang, cưỡng chế thiệt mạng, ngoài một số cán bộ, chiến sỹ bị thương nhẹ. 
Tòa án của thực dân Pháp đã tuyên tha bổng hầu hết các bị cáo của gia đình Biện Toại. Như vậy, dù dưới chế độ thực dân, quyền đấu tranh bảo vệ thành quả của nông dân Việt Nam đã được thừa nhận và bảo vệ trong vụ án Nọc Nạn. 
Trong chế độ hiện nay, nông dân được coi là nền tảng, trụ cột của Nhà nước, đương nhiên pháp luật và tòa án Việt Nam phải bảo vệ cho được quyền đấu tranh của nông dân Việt Nam trước mọi sự xâm phạm trái pháp luật của bất cứ kẻ nào, thế lực nào đối với quyền sử dụng đất đai và thành quả lao động của họ. 
Vì vậy, chúng tôi yêu cầu Toà án nhân dân Thành phố Hải Phòng: 
1. Tha bổng cho tất cả những người trong gia đình ông Đoàn Văn Vươn là bị cáo trong vụ án này. Đoàn Văn Vươn chính là anh hùng của nông dân Việt Nam, không chỉ trong lao động, khai phá miền đất mới mà còn trong cuộc đấu tranh bảo vệ quyền căn bản của người nông dân. 
2. Trừng trị nghiêm khắc những kẻ đã gây nên sự kiện ngày 05/01/2012, đã có những quyết định thu hồi và cưỡng chế đất trái pháp luật, đã có những hành vi cưỡng chế, tấn công quá giới hạn, xâm phạm đến quyền và tài sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn và ông Đoàn Văn Quý, gây nên làn sóng phẫn nộ trong dân chúng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Nhà nước Việt Nam. 
Chúng tôi, những nông dân Văn Giang (Hưng Yên) và Dương Nội (Hà Nội) có chung hoàn cảnh phải đấu tranh để giữ đất như gia đình ông Đoàn Văn Vươn. Thấu hiểu sự cực khổ mà họ đã chịu đựng từ khi bắt đầu khai hoang, lấn biển, chúng tôi càng chia sẻ sự cùng khổ mà họ đang trải qua trong cuộc đấu tranh giữ đất đầy hiểm nguy này. Chúng tôi kêu gọi nông dân cùng đồng bào cả trong và ngoài nước cùng lên tiếng bảo vệ gia đình ông Đoàn Văn Vươn như một cách để khẳng định quyền của người nông dân đối với ruộng đất của họ, cũng như khẳng định sự đấu tranh đến cùng, không khoan nhượng của người nông dân trong công cuộc giữ đất này. 
Chúng tôi sẵn sàng tiếp nhận chữ ký ủng hộ của đồng bào tại địa chỉ thư điện tử: kiennghitienlang2013@gmail.com 
NHỮNG NGƯỜI KÝ TÊN: 

samedi 30 mars 2013

Văn thư của UBCLHB và Tòa Giám mục Hải phòng về phiên tòa xử vụ án ông Đoàn Văn Vươn

UB Công Lý và Hòa Bình Việt Nam - Ngày 29/3/2013, Ủy ban Công lý và Hòa bình, trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, và Tòa Giám mục Hải Phòng đã ra một văn thư gửi Tòa án Nhân dân Hải Phòng, đề cập đến vụ án xét xử anh em ông Đoàn Văn Vươn và gia đình.

Văn thư nói anh em nhà ông Đoàn Văn Vươn vô tội và đề nghị “trả tự do và bồi thường thiệt hại” cho họ.
 
Văn thư có đoạn viết: “Rõ ràng là ông Đoàn Văn Vươn và gia đình vì bảo vệ lợi ích hợp pháp của cá nhân và gia đình nên đã phòng vệ chính đáng trước các đối tượng đã vi phạm pháp luật xâm hại đến lợi ích hợp pháp của công dân, và hành vi phòng vệ chính đáng là không có tội. Họ phải được trả tự do và bồi thường thiệt hại thỏa đáng.”
 
Dưới đây là toàn văn của văn thư đó. Quí vị cũng có thể vào đây để đọc bản word.

RFA: Khi truyền thông thay áo cho người được phỏng vấn

nguyenquochieu-305.jpg
Chương trình thời sự tối 26/3/2013 của Đài Truyền hình Quốc gia VTV.
Screen capture
Đài truyền hình trung ương VTV từ vài năm gần đây đã cho thấy sự cẩu thả, bất cần đạo đức truyền thông trong khi tác nghiệp, tạo nên một mối ác cảm trong một bộ phận thính giả có kinh nghiệm khi thu nhận thông tin. Số khán giả bất mãn này ngày càng lớn và lan rộng trong nhiều thành phần xã hội do cung cách làm việc của VTV, và cáo giác nơi này không xứng đáng là một cơ sở truyền thông chính thống đại diện cho cả quốc gia, chế độ.

Dân phòng làm giáo dân

Cư dân mạng trước đây đã giận dữ trước một video clip phản ảnh cách tác nghiệp rất phản cảm của VTV khi phóng viên ra ngoài làm việc. Khung cảnh cho thấy phóng viên chuẩn bị phỏng vấn những giáo dân công giáo trong vụ nhà thờ Thái Hà cho bài phóng sự nhằm chỉ trích nhà thờ này. Có lẽ không tìm thấy người muốn nói đúng với bài viết sẵn, phóng viên đã tìm được một dân phòng, trên ngực mang đầy huy chương và đề nghị ông này thay áo và lột huy chương xuống để trở thành giáo dân. Video clip miêu tả tâm trạng người giả danh này rất sẵn sàng làm cái công việc không mấy đẹp đẽ, còn nhóm phóng viên thì cười đùa hớn hở trước cái điều mà họ cho là sáng tạo.
Có thể lãnh đạo VTV cho rằng cung cách của nhóm phóng viên này đáng phê bình kiểm điểm khi họ công tác bên ngoài trường quay chính của VTV cho nên do thiếu kiểm soát dẫn đến tình trạng coi thường nguyên tắc truyền thông. Tuy nhiên một vụ khác mới xảy ra vài ngày trước, được quay tại trường quay chính của VTV thì sự việc thay áo cho người được phỏng vấn vẫn lập lại như cũ, lần này thì không phải dân phòng trở thành một giáo dân mà một cán bộ cộng sản trở thành một linh mục.

Cán bộ trở thành linh mục

Đó là ông linh mục giả danh Nguyễn Quốc Hiếu trên chương trình VTV tối 26 tháng 3 trong đoạn phóng sự mang tên “Chức sắc tôn giáo góp ý sửa Hiến pháp 1992”.
Trong phát biểu của mình có đoạn ông Hiếu nói: “không ai xâm phạm tự do tín ngưỡng tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để vi phạm pháp luật. Nếu chúng ta để từ “không ai được vi phạm” tôi nghĩ rằng nó thuộc về lãnh vực cá nhân nhiều, vì vậy cho nên có thể ta thay đổi từ “không ai” ấy bằng cái từ “nghiêm cấm mọi hành vi sai phạm hiến pháp”.
Bên dưới hình ảnh của ông Hiếu VTV chạy hàng chữ Linh mục Nguyễn Quốc Hiếu, Chủ tịch Ủy Ban Đoàn kết Công giáo tỉnh Bắc Ninh.
Ông ấy là giáo dân và đồng thời đối với xã hội ông ấy làm Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh Bắc Ninh và đồng thời cũng là người trong mặt trận, trong Hội đồng Nhân dân tỉnh Bắc Ninh.
LM Đaminh Nguyễn Xuân Trường
Giáo dân Bắc Ninh đã nhanh chóng phát hiện ra rằng VTV đã thay chiếc áo linh mục cho ông, che cái vị trí thật mà ông đang giữ trong Đảng. VTV nghĩ rằng với tiếng nói của một linh mục thì Giáo hội công giáo Việt Nam sẽ khó đối phó hơn khi ông này nói những điều ngược lại với tín lý công giáo hay một chính sách, ý kiến nào đó của Hội Đồng Giám Mục.
Hai ngày sau khi vụ việc xảy ra, vào ngày 28 tháng 3 Tòa Giám mục Bắc Ninh đã ra thông báo xác nhận Giáo phận Bắc Ninh không có linh mục Nguyễn Quốc Hiếu. Thông báo rất ngắn nhưng rõ ràng viết rằng: “Trong chương trình thời sự tối ngày 26 tháng 3 năm 2013 của đài truyền hình trung ương VTV có đoạn phóng sự “Chức sắc tôn giáo góp ý sửa đổi Hiến Pháp 1992,” có dòng chữ chú thích “Linh mục Nguyễn Quốc Hiếu, Chủ tịch Ủy ban đoàn kết Công giáo tỉnh Bắc Ninh” làm cho nhiều người ngộ nhận ông Nguyễn Quốc Hiếu là linh mục của Giáo Phận Bắc Ninh.
Vì vậy, Văn phòng Tòa giám mục Bắc Ninh xác nhận và thông báo giáo phận Bắc Ninh không có linh mục nào tên là Nguyễn Quốc Hiếu.”
Thông báo do linh mục Đaminh Nguyễn Xuân Trường, chánh văn phòng TGM Bắc Ninh ấn ký.
Xác nhận với chúng tôi, linh mục Đaminh Nguyễn Xuân Trường nói:
“Ông Nguyễn Quốc Hiếu là giáo dân thuộc giáo xứ Tân Hòa của Bắc Ninh. Ông ấy là giáo dân và đồng thời đối với xã hội ông ấy làm Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh Bắc Ninh và đồng thời cũng là người trong mặt trận, trong Hội đồng Nhân dân tỉnh Bắc Ninh.”

Phản cảm, mất tin tưởng

kysuadoihp-250.jpg
Sinh viên công giáo ở giáo phận Vinh, ký kiến nghị đòi hủy điều 4 hiến pháp 1992. Courtesy Nuvuongcongly.
Khi được hỏi ý kiến của Đức cha Cosma Hoàng Văn Đạt về việc này như thế nào linh mục Trường cho biết:
“Đức cha bây giờ không có mặt ở tòa Giám Mục bởi vì tuần này là tuần thánh của giáo hội Công giáo. Ngài đến một giáo xứ miền núi để giúp bà con giáo dân lãnh nhận bí tích hòa giải và các nghi thức khác.
Chúng tôi cũng không biết rõ lắm phản ứng của giáo dân Bắc Ninh như thế nào nhưng nói chung là ngạc nhiên và ngỡ ngàng vì nó không đúng. Đạc biệt là một cái đài truyền hình của trung ương đưa tin mà không xác nhận tin tức về người này như thế nào mà lại đưa là linh mục Nguyễn Quốc Hiếu vào đấy thì nó tạo sự phản cảm cho người xem vì nó không đúng.”
Linh mục Nguyễn Đức Đại chánh xứ nhà thờ Thái Nguyên cho chúng tôi biết ý kiến của ông về việc các tôn giáo được nhà nước mời tham gia góp ý dự thảo Hiến pháp:
“Thực ra cuộc họp đó tôi nghĩ rất tốt. Tổ chức tham khảo và đóng góp Hiến pháp nhằm đưa ra ý kiến thì điều đó là quý và rất tốt, và giáo phận Bắc Ninh cũng đã ủng hộ rất nhiệt tình trong vấn đề tham gia đóng góp ý kiến. Việc đóng góp đó là bổn phận và trách nhiệm của mỗi người dân, của công dân thì linh mục cũng là công dân.
Hơn nữa vì cái chung vì xã hội đưa đến công bình hòa thuận thương yêu và hợp lý, nhất là tôn trọng nhân quyền thì đó là điều rất quý. Chính vì thế cho nên ngay Đức cha và các linh mục cũng như giáo dân đều ủng hộ và nhiệt tình đóng góp vào việc sửa đổi hiến pháp đó.”
Nhận xét việc giả danh do VTV thực hiện đối với ông Nguyễn Quốc Hiếu, linh mục Nguyễn Đức Đại cho biết:
“Đối với tôi là một linh mục thì quả thực rằng tôi thấy điều đó hơi quá, quá ranh giới. Tôi cũng rất bất ngờ khi xem lại cái video đó và nghe người ta nói thế thì quả thực tôi không bằng lòng. Người ta đã đi quá không đúng với sự thật và giả danh thì tôi thấy rằng họ quá lạm dụng. Với bản thân tôi thì thấy không bằng lòng nếu nói một cách nhẹ nhàng, còn nặng hơn thì tôi không đồng ý.”
Gần đây VTV đem ông cựu Bộ trưởng Nguyễn Đình Lộc lên phát biểu không ngoài mục đích hạ thấp giá trị của kiến nghị 72 mà ông này là người đích thân mang đến cho Ủy Ban pháp luật của Quốc hội. VTV tiếp tục mang người của Đảng khoác chiếc áo linh mục để nói theo ý Đảng đi ngược lại với Bản thông báo của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp mà Giám mục Hoàng Văn Đạt, cai quản giáo phận Bắc Ninh cũng là Tổng thư ký Hội Đồng Giám Mục Việt Nam là việc làm có chủ đích nhằm bôi bẩn bản thông báo này của VTV.
Hàng ngàn bài viết trên facebook và blog của cư dân mạng cho rằng hành vi thay áo cho người được phỏng vấn sẽ kéo VTV xuống tận đáy sự mất tin tưởng của người xem, và tình trạng lem luốc của nó sẽ làm khuôn mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lúc này thêm khó coi hơn lúc nào hết.
 

Thông báo: Giáo phận Bắc Ninh không có Linh mục Nguyễn Quốc Hiếu


Trong chương trình thời sự tối ngày 26 tháng 3 năm 2013 của đài truyền hình trung ương VTV1 có đoạn phóng sự “Chức sắc tôn giáo góp ý sửa đổi Hiến Pháp 1992,” có dòng chữ chú thích “Linh mục Nguyễn Quốc Hiếu, Chủ tịch Ủy ban đoàn kết Công giáo tỉnh Bắc Ninh” làm cho nhiều người ngộ nhận ông Nguyễn Quốc Hiếu là linh mục của Giáo Phận Bắc Ninh.
Vì vậy, Văn phòng Tòa giám mục Bắc Ninh xác nhận và thông báo giáo phận Bắc Ninh không có linh mục nào tên là Nguyễn Quốc Hiếu
Trân trọng kính báo, 
Lm. Đaminh Nguyễn Xuân Trường - Chánh văn phòng TGM Bắc Ninh

*
DANH SÁCH LINH MỤC GIÁO PHẬN BẮC NINH
(Cập nhật tháng 3/2013)
STT
TÊN THÁNH  HỌ VÀ TÊN
SINH
LM
ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC
1       
Đc Cosma Hoàng Văn
ĐẠT
17.06.1948
05.06.1976
Tòa giám mục Bắc Ninh, tp Bắc Ninh, Bắc Ninh 
2       
Giuse Phạm Sĩ
AN
16.03.1940
29.06.1964
Tòa giám mục Bắc Ninh, tp Bắc Ninh, Bắc Ninh 
3       
Giuse Nguyễn Hoàng    
ÂN
21.12.1957
02.03.2003
Dân Trù, Yên Phương, Yên Lạc, Vĩnh Phúc
4       
Đaminh Nguyễn Văn
BÍCH
01.10.1971
03.10.2009
Xuân Hòa, Đại Xuân, Quế Võ, Bắc Ninh 
5       
Giuse Bùi Xuân
BÍNH
08.12.1949
29.06.1998
Thường Lệ, Đại Thịnh, Mê Linh, Hà Nội
6       
Giuse Trần Đăng          
CAN
15.02.1943
02.02.1974
Yên Mỹ, Xuân Hoà, Phúc Yên, Vĩnh Phúc
7       
Đaminh Vũ Quang
CHÍ
08.11.1956
09.06.2007
Tư Đình, F. Long Biên, Q. Long Biên, Hà Nội
8       
Giuse Lê Quốc
CHINH
26.02.1974
01.01.2008
Fujen Catholic University, New Taipei City,TAIWAN
9       
Giuse Trần Văn
CHỈNH
20.09.1973
01.01.2008
Yên Thịnh, Thái Bình, Yên Sơn, Tuyên Quang
10   
Đaminh Nguyễn Văn
CÔNG
20.01.1975
08.06.2012
Xuân Hòa, Đại Xuân, Quế Võ, Bắc Ninh
11   
Vincentê Nguyễn Hải
DU
02.03.1952
31.03.2012
Bợ, Bình Xa, Hàm Yên, Tuyên Quang
12   
Phanxicô X. Nguyễn Đức
ĐẠI
10.11.1962
02.03.2003
Thái Ninh, Trưng Vương, tp Thái Nguyên,TháiNguyên
13   
Giuse Nguyễn Văn     
ĐINH
12.06.1965
07.05.2006
Bợ, Bình Xa, Hàm Yên, Tuyên Quang
14   
Gioan B. Nguyễn Như
ĐỊNH
14.10.1953
01.01.2008
Xóm 4, Yên Thuỷ, Yên Lạc, Phú Lương, Thái Nguyên
15   
Giuse Ngô Ngọc
ĐOÀN
21.04.1970
02.03.2003
Tân An, An Thượng, Yên Thế, Bắc Giang
16   
Gioan B. Dương Hoài
ĐỨC
15.11.1975
23.08.2012
Hoà An, Hợp Đức, Tân Yên, Bắc Giang
17   
Giuse Phạm Minh
HẢI
1950
16.09.1974
Nhà thờ Thị Đáp Cầu, tp Bắc Ninh, Bắc Ninh
18   
Giuse Trần Bá
HẠNH
20.01.1945
16.09.1974
Cẩm Giang, Đồng Nguyên, Từ Sơn, Bắc Ninh
19   
Giuse Phạm Đức          
HẬU
13.04.1974
07.05.2006
4858 North Kenmore Ave, Chicago, IL 60640, USA
20   
Giuse Nguyễn Đức  
HIỂU
05.05.1947
16.09.1974
Tòa giám mục Bắc Ninh, tp Bắc Ninh, Bắc Ninh 
21   
Phêrô V. Chu Quang
HÒA
12.10.1974
03.10.2009
Nhà thờ Tiểu Lễ, Đông Cao, Phổ Yên, Thái Nguyên
22   
Giuse Hà Mạnh
HOÀN
14.12.1974
01.01.2008
128 Rue du Bac, 75007 Paris, FRANCE
23   
Phanxicô X. Nguyễn Văn  
HOÀN
10.07.1971
07.05.2006
Yên Tập Bắc, Yên Lư, Yên Dũng, Bắc Giang
24   
Phanxicô X. Nguyễn Văn
HUÂN
10.12.1965
29.11.2005
Tử Nê, Tân Lãng, Lương Tài, Bắc Ninh.
25   
Đaminh Nguyễn Xuân
HÙNG
24.05.1954
29.06.1998
Lai Tê, Trung Chính, Lương Tài, Bắc Ninh
26   
Giuse Maria Nguyễn Đức
HUY
08.03.1968
08.06.2012
Đại Điền, Đại Đình, Tam Đảo, Vĩnh Phúc      
27   
Giuse Trần Đức
HUYÊN
17.04.1973
08.06.2012
Dân Trù, Yên Phương, Yên Lạc, Vĩnh Phúc
28   
Giuse Hoàng Trọng
HỰU
05.10.1952
01.01.2008
Bỉ Nội, Ngọc Thiện, Tân Yên, Bắc Giang
29   
Giuse Nguyễn Văn  
KHIÊM
05.10.1962
29.06.1998
Mỹ Lộc, Mỹ Hà, Lạng Giang, Bắc Giang        
30   
Giuse Trần Quang
KHIÊM
02.01.1963
29.06.1998
Tổ 11, TT Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội
31   
Đaminh Nguyễn Văn 
KINH
04.04.1944
16.09.1974
Nhà thờ Từ Phong, Cách Bi, Quế Võ, Bắc Ninh
32   
Giuse Hoàng Văn               
LỊCH
25.10.1961
02.03.2003
Nhà thờ Nhã Lộng, Phú Bình, Thái Nguyên
33   
Phanxicô X. Nguyễn Huy
LIỆU
28.12.1969
02.03.2003
33 Prospect Hill Road, Cromwell, CT 06416, USA
34   
Vincentê Mai Viết
LONG
01.01.1954
31.03.2012
66A, Nguyễn Văn Cừ, Lê Lợi, tp. Bắc Giang, BGiang
35   
Gioan B. Nguyễn Huy
LONG
20.02.1969
07.05.2007
33 Prospect Hill Road, Cromwell, CT 06416, USA
36   
Vincentê Mai Văn        
MẠNH
11.09.1967
29.11.2005
La Tú, Tân Khánh, Phú Bình, Thái Nguyên
37   
Giuse Nguyễn Văn
NAM
02.03.1947
24.06.1978
Số 25 đ.9, kp.1, F. Bình Thọ, Q. Thủ Đức, Sài Gòn
38   
Giuse Đinh Đồng
NGÔN
22.08.1971
17.06.2010
Tòa giám mục Bắc Ninh, tp Bắc Ninh, Bắc Ninh 
39   
Giuse  Nguyễn Văn
PHONG
10.12.1961
02.03.2003
Đồng Chương, Vĩnh Lợi, Sơn Dương, Tuyên Quang
40   
Anrê  Nguyễn Quang
PHÚC
15.03.1973
01.01.2008
Tân Cường, Phú Cường, Đại Từ, Thái Nguyên
41   
Tomasô Nguyễn Văn
PHÙNG
04.05.1977
03.10.2009
Nhà thờ Vĩnh Yên, Ngô Quyền, tp. Vĩnh Yên, Vphúc
42   
Giuse Phạm Văn
PHƯƠNG
06.09.1964
02.03.2003
Ngọ Xá, Châu Minh, Hiệp Hòa, Bắc Giang
43   
Giuse Nguyễn Văn
QUÂN
02.01.1979
08.06.2012
Thái Ninh, Trưng Vương, tp Thái Nguyên,TháiNguyên
44   
Vicente Nguyễn Văn
QUÂN
12.01.1973
03.10.2009
33 Prospect Hill Road, Cromwell, CT 06416, USA
45   
Cosma Hoàng Thanh
QUỐC
20.07.1971
03.10.2009
Phượng Mao, Mao Trung, Quế Võ, Bắc Ninh
46   
Đaminh Nguyễn Văn
SAO
12.09.1969
29.11.2005
Nhà thờ Phúc Yên, f. Trưng Trắc, tx.Phúc Yên, VPhúc
47   
Đaminh Bùi Văn
SÁU
11.10.1949
29.06.1998
Nam Viên, Lạc Vệ, Tiên Du, Bắc Ninh
48   
Đaminh Nguyễn Minh
TÂN
02.09.1971
01.01.2008
Thôn Nhà Thờ, Phúc Trìu,tp Thái Nguyên,TháiNguyên
49   
Giuse Nguyễn Huy          
TẢO
28.12.1942
16.09.1974
66A, Nguyễn Văn Cừ, Lê Lợi, tp. Bắc Giang, BGiang
50   
Gioakim Nguyễn Đức
THÀNH
23.03.1976
17.06.2010
Tòa giám mục Bắc Ninh, tp Bắc Ninh, Bắc Ninh 
51   
Phêrô Mai Viết
THẮNG
17.01.1972
07.05.2006
Đồng Cả, Hùng Sơn, Đại Từ, Thái Nguyên
52   
Phanxicô X. Nguyễn Văn
THẮNG
20.05.1975
17.06.2010
Tòa giám mục Bắc Ninh, tp Bắc Ninh, Bắc Ninh 
53   
Giuse Hoàng Văn
THẬP
20.10.1977
28.02.2013
Vinh Tiến, Bá Hiến, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc
54   
Đaminh Nguyễn Quang
THIỀU
15.12.1945
02.03.2003
Nhà thờ Tiên Nha, Tiên Hưng, Lục Nam, Bắc Giang
55   
Gioakim Nguyễn Văn 
THOAN
26.06.1970
29.11.2005
Vinh Tiến, Bá Hiến, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc
56   
Giuse Trần Quang
THU
04.03.1972
08.06.2012
Nhà thờ Phúc Yên, f. Trưng Trắc, tx.Phúc Yên, VPhúc
57   
Phanxicô X. Bùi Quang
THUẬN
23.01.1974
01.01.2008
Ngô Khê, Phong Khê, Tp Bắc Ninh, Bắc Ninh
58   
Phêrô Nguyễn Văn
THỦY
28.11.1971
03.10.2009
Phượng Mao, Mao Trung, Quế Võ, Bắc Ninh
59   
Giuse Ngô Xuân
TÍN
22.02.1972
03.03.2005
Hoà An, Hợp Đức, Tân Yên, Bắc Giang
60   
Giuse Nguyễn Văn 
TĨNH
10.04.1973
16.04.2011
Thị Trấn Nà Phặc, Ngân Sơn, Bắc Kạn
61   
Giuse Nguyễn Quốc
TOẢN
02.04.1979
28.06.2011
Thị Trấn Nà Phặc, Ngân Sơn, Bắc Kạn
62   
Phêrô V. Chu Quang
TÒNG
26.11.1939
08.12.1979
Đình Tổ, Đại Đồng, Văn Lâm, Hưng Yên
63   
Gioan B. Maria Vũ Đình
TỚI
20.03.1965
11.06.2010
Đại Điền, Đại Đình, Tam Đảo,  Vĩnh Phúc     
64   
Giuse Đặng Văn
TRỌNG
23.01.1970
03.07.2008
Vân Cương, Hữu Đô, Đoan Hùng, Phú Thọ
65   
Giuse Nguyễn Văn
TRƯỜNG
03.03.1974
28.02.2013
Yên Mỹ, Xuân Hoà, Phúc Yên, Vĩnh Phúc
66   
Đaminh Nguyễn Xuân
TRƯỜNG
13.12.1972
03.10.2009
Tòa giám mục Bắc Ninh, tp Bắc Ninh, Bắc Ninh 
67   
Phanxicô X. Nguyễn Văn
TUÂN
15.10.1981
28.02.2013
Nhà thờ Tiên Nha, Tiên Hưng, Lục Nam, Bắc Giang
68   
Giuse Hoàng Anh
TUẤN
20.10.1975
03.10.2009
Bến Đền, Bạch Xa, Hàm Yên, Tuyên Quang
69   
Đaminh Nguyễn Văn 
TUYÊN
02.03.1971
29.11.2005
Thiết Nham, Minh Đức, Việt Yên, Bắc Giang
70   
Phêrô Nguyễn Công
VĂN
02.02.1962
29.06.1998
Tòa giám mục Bắc Ninh, tp Bắc Ninh, Bắc Ninh 
71   
Phêrô Đỗ Công
VIÊN
10.05.1977
08.06.2012
Cẩm Giang, Đồng Nguyên, Từ Sơn, Bắc Ninh
72   
Giuse Trần Quang
VINH
25.12.1938
16.09.1974
Nhà thờ Nguyệt Đức, Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang