mercredi 13 mars 2013

Sửa đổi Hiến pháp, trò hề bịp bợm của đảng Cộng Sản Việt Nam

Ngô Quốc Sĩ
Trò hề sửa đổi Hiến pháp CSVN
Chỉnh đốn Đảng, chấn chỉnh tư cách đảng viên, cải cách hệ thống chính trị, là những chiêu bài của cộng sản Việt Nam qua các kỳ Hội Nghị Ban Chấp Hành Trung Ương 4, 5 và 6 vừa qua. Hôm nay, Hà Nội lại tung ra một chiêu bài mới, là Sửa Đổi Hiến Pháp. Thực ra, sửa đổi Hiến Pháp chỉ là một điệp khúc cũ rích, Đảng hô hào sửa đổi cho vui, và Dân cũng kiến nghị rất thành tâm, nhưng rốt cuộc mọi chuyện vẫn y nguyên! Đảng thì vẫn theo tư tưởng Mác Lê, vẫn chủ trương độc tài toàn trị lãnh đạo độc tôn. Còn dân thì vẫn kéo lê cuộc sống trong đói nghèo, thiếu dân chủ, mất tự do và nhân quyền . Câu hỏi đặt ra là cái gọi là “Cuộc Cách mạng Hiến Pháp” sẽ đi về đâu?

Đây là lần thứ 4, cộng sản Việt Nam nói chuyện sửa đổi Hiến Pháp. Hiến Pháp đầu tiên 1946, không được trưng cầu dân ý, và đã bị Hồ Chí Minh cho ngâm tôm! Sau đó, cộng sản Việt Nam cho sửa đổi Hiến Pháp năm 1959, rồi 1980, và rồi 1992. Hôm nay, 2013 Hà Nội lại nói chuyện sửa đổi Hiến Pháp với Quyết Nghị 38/2012/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Quốc Hội. Điều đáng nói là lần này, Hà Nội đã lớn tiếng hô hào dân chúng góp ý về bản Dự Thảo, và không quên nhấn mạnh là kể cả Điều 4 ! Nhưng mọi người đều nhận chân ra rằng , phần trình diễn bên ngoài là thế, nhưng thực chất bên trong lại khác hẳn!

Điểm qua bản Dự Thảo của Hà Nội, chúng ta có thể nhận thấy 3 chủ điểm khác nhau.

Có những điều khoản “vô thưởng vô phạt” được sao lại bổn cũ, như Điều 13 về Quốc Kỳ, Quốc Ca, Quốc Hiệu, Quốc Huy, Quốc Khánh và Thủ Đô.

Có những điều khoản tương đối tế nhị, liên hệ tới Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, cũng đuợc lặp lại như những sáo ngữ, tiêu biểu như “mọi người đều bình đẳng truớc pháp luật”, “mọi người đều có quyền tự do tín ngưỡng”, “mọi công dân đều có quyền tự do ngôn luận..

Nhưng thiết yếu là những điều khoản trực tiếp liên hệ đến chủ trương đuờng lối của Đảng cộng sản Việt Nam thì hoàn toàn bất di bất dịch, tiêu biểu như quyền lãnh đạo độc tôn của Đảng trong Điều 4, quyền thao túng của Mặt Trận Tổ Quốc trong Điều 9, quyền chính trị hóa kinh tế trong Điều 54, xác định nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Dự thảo của Hà Nội là thế; Nhưng dân Việt đã thẳng thắn bác bỏ bản Dự Thảo khôi hài đó, để thay thế bằng một Kiến Nghị Sửa Đổi phản ảnh tinh thần dân chủ đa nguyên, chấm dứt độc tài đảng trị. Đó là bản Kiến Nghị của 72 nhà trí thức, trong đó có 3 vị Giám Mục Công Giáo gồm Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt, Đức Giám Mục Nguyễn Thái Hợp và Đức Giám Mục Nguyễn Chí Linh. Đến hôm nay, đã có trên 7 ngàn chữ ký của các thành phần dân chúng, kể cả một số Đảng Viên, ủng hộ bản Kiến Nghị Sửa Đổi này.

Bản Kiến Nghị đưa ra những nét căn bản cho một thể chế dân chủ, tiêu biểu như “chủ quyền nhân dân”, “Đa nguyên đa đảng”, “ Tự do tín ngưỡng, tư do ngôn luận và tự do chính trị”. Tiêu biểu nhất là “ Tam Quyền Phân Lập” cổ võ tính cách độc lập giữa Lập Pháp, hành Pháp và Tư Pháp. Điểm đặc biệt hơn hết là bản Kiến Nghị đã đề nghị thành lập một Hội Đồng Hòa Giải Dân Tộc, để xóa bỏ hận thù qúa khứ, thực hiện đoàn kết dân tộc và hướng về tương lai để phát huy năng lực của người Việt Nam..

Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, xưa nay thường im hơi lặng tiếng trước các vấn đề chính trị, nay nhân cơ hội có bản Kiến Nghị của trí thức Việt Nam, cũng đưa ra môt Bản Nhận Định với những để nghị cụ thể và tích cực, chẳng hạn, “Hiến Pháp cần xác định rõ mọi người đều tự do bình đẳng về phẩm giá”, “Hiến Pháp phải làm nổi bật quyền làm chủ của nhân dân”, “Hiến Pháp phải xóa bỏ đặc quyền của bất cứ một đảng phái chính trị nào..”

Phía Phật Giáo, Hòa Thượng Thích Quảng Độ cũng đề cao giá trị bản Kiến Nghị của trí thức trong ý hướng chấm dứt độc tài đảng trị: “ Cái kiến nghị sửa đổi Hiến Pháp rất quan trọng, là bởi vì cái Hiến Pháp hiện hành, đặc biệt Điều 4, dành toàn quyền cho Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo đất nước, thì như vậy là họ đặt quyền lãnh đạo kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, tất cả đều do Đảng cộng sản chỉ huy và đặt kế hoạch, như vậy họ chỉ làm trước hết củng cố địa vị cho Đảng..”

Hưởng ứng bản Kiến Nghị của giới trí thức, nhiều nhân sĩ trong và ngoài nước đã lên tiếng bày tỏ quan điểm một cách thẳng thắn.

Nguyễn Đắc Kiên đã bác bỏ quan điểm của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng coi bản Kiến Nghị của trí thức Việt Nam là suy thoái chính trị và tư tưởng, đồng thời dứt khoát khẳng định phải thiết lập một Hiến Pháp mới, phải cổ võ đa nguyên đa đảng, phải thực hiện “tam quyền phân lập” và phi chính trị hóa quân đội.

Nguyễn Minh Cần đã coi bàn kiến nghị của trí thức thách đố của Nguyễn Đắc Kiên là một “ cuộc biểu tình độc đáo” vì lời tuyên bố của Nguyễn Đắc Kiên như một công dân tự do, đã thu hút đuợc 8000 chữ ký, đòi cộng sản Việt Nam chấm dứt độc tài đảng trị, mở của dân chủ đa nguyên..

Tiến Sĩ Nguyễn Quang A còn mạnh bạo hơn, lên án lời tuyên bố suy thoái của Nguyễn Phú Trọng là hoàn toàn phi lý, và khẳng định “Có những người như anh Kiên là đáng qúy cho dân tộc Việt Nam”

Trở về với cộng sản Việt Nam, thì hỡi ôi! Họ thật sự họ đã nói một đàng làm một nẻo, đúng theo bản chất dối trá lừa đảo cố hữu. Nguyễn Phú Trọng đã điên tiết trước các phản ứng của quần chúng, rêu rao rằng “đòi đa nguyên đa đảng, tam quyền phân lập, phi chính trị hóa quân đội... là suy thoái tư tưởng, chính trị, đạo đức và lối sống.” Lời tuyên bố của Trọng làm ta liên tưởng tới câu nói của Nguyễn Minh Triết trước đây: Hũy bỏ Điều 4 Hiến Pháp là tự sát...” Lên án bằng lời, Hà Nội cũng đã ra tay hành động, kết qủa nhà báo Nguyễn Đắc kiên đã bị sa thải một cách oan uổng! Rõ ràng là Hà Nội vừa ăn cuớp vừa la làng đến nỗi Tiến Sĩ Nguyễn Quang A đã thốt lên” vừa mới nói dân mở miệng ra, ngay sau đó lại bịt miệng dân!”

Thế là Đảng có Dự Thảo, còn Dân đã phế bỏ Dư Thảo của Đảng và thay thế bằng bản Kiến Nghị Sửa Đổi, phản ảnh tinh thần dân chủ đa nguyên. Câu hỏi đặt ra là “ai nghe ai?”. Hẳn nhiên, Đảng chẳng bao giờ nghe dân và dân cũng chẳng bao giờ nghe Đảng! Rồi những kiến nghị, những góp ý cũng sẽ bị Đảng cho vào sọt rác, để tiếp tục bước đi trong “Thiên Đuờng Mù”, trong “Đêm Giữa Ban Ngày”, mặc dân ta thán, kêu cứu trong uất nghẹn..

Thế thì chỉ còn một con đường duy nhất để mở cửa dân chủ, chấm dứt độc tài đảng trị, cứu nguy Tổ Quốc, là con đường vân dụng sức mạnh quần chúng để phá vỡ xiềng xích, đập nát bạo quyền, đúng như nhận định của Tiến Sĩ Nguyễn Phúc Liên “Cuộc cách mạng Hiến Pháp phải có những bà nội trợ cầm sẵn dao thái thịt trong tay, những nông dân có liềm bên cạnh những công nhân nắm vững cán búa.” Đó là những Đoàn Văn Vươn bên cạnh Lê Hiền Đức, Tạ Phong Tần, Nguyễn Đắc Kiên…và hàng hàng lớp lớp những người trẻ đứng lên đáp lời sông núi.

 Ngô Quốc Sĩ

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Phản Hồi