Phạm Thanh Nghiên (Danlambao) - ...Hai
ngày sau khi ông Kiên mất việc, chúng tôi, những con người không hẹn mà
gặp bởi cùng chung một khát khao, một ước vọng đã khởi xướng lên “Lời tuyên bố công dân tự do”.
Chưa bao giờ hai tiếng Tự Do lại thôi thúc đến thế. Nó được nhen nhóm,
được ấp ủ từ hàng chục năm nay, trong hàng vạn con người Việt Nam nhưng
vì sợ hãi, hai tiếng Tự Do chưa được dịp cất lời. Nguyễn Đắc Kiên đã dạo
đầu cho khúc ca đẹp đẽ ấy. Nhưng, công trạng có lẽ phải tính cho ông
Tổng Trọng. Trong phút bối rối, ông đá phản lưới nhà. Đây mới chính là
nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Khởi đi từ ấy, hàng ngàn công dân thuộc
mọi thành phần trong xã hội đã hưởng ứng bằng cách ký tên vào Lời tuyên
bố, một hành động nhỏ nhưng vô cùng dũng cảm. Đó chính là lời chia tay
với sự Sợ hãi và nói “Không” với kìm kẹp....
*
Theo giải thích trong cuốn từ điển Tiếng Việt thì “tự ti” có nghĩa là “tự cho mình kém hơn người khác”. Tâm lý tự ti thường không tách rời tâm lý mặc cảm (thầm nghĩ mình không được như người khác và cảm thấy buồn day dứt, mặc cảm về lỗi lầm trước kia…). Mặc cảm và tự ti là biểu hiện của một kẻ thất bại hoặc sẽ thất bại, do vậy khiến cho người khác phải thương hại mình. Với một người nắm trong tay quyền lực, luôn có xu hướng giấu diếm sự kém cỏi của mình bằng cách hô hoán với công chúng rằng: “Ta là Một là Riêng là Thứ nhất”. Điều này chẳng khác nào việc anh ta nhổ một bãi nước bọt thật mạnh vào bức tường trước mặt và kết quả là khuôn mặt của anh ta cũng hứng đủ bãi nước bọt của chính mình.
*
Theo giải thích trong cuốn từ điển Tiếng Việt thì “tự ti” có nghĩa là “tự cho mình kém hơn người khác”. Tâm lý tự ti thường không tách rời tâm lý mặc cảm (thầm nghĩ mình không được như người khác và cảm thấy buồn day dứt, mặc cảm về lỗi lầm trước kia…). Mặc cảm và tự ti là biểu hiện của một kẻ thất bại hoặc sẽ thất bại, do vậy khiến cho người khác phải thương hại mình. Với một người nắm trong tay quyền lực, luôn có xu hướng giấu diếm sự kém cỏi của mình bằng cách hô hoán với công chúng rằng: “Ta là Một là Riêng là Thứ nhất”. Điều này chẳng khác nào việc anh ta nhổ một bãi nước bọt thật mạnh vào bức tường trước mặt và kết quả là khuôn mặt của anh ta cũng hứng đủ bãi nước bọt của chính mình.
Người viết bài này không có nhiều kinh nghiệm trong việc nhận biết hay
phân tích tâm lý người khác. Tuy nhiên, theo dõi những phản ứng vừa qua
của đại bộ phận dân chúng sau lời phát biểu của ông Tổng Trọng trên
truyền hình ngày 25.2.2013 có thể khẳng định rằng ông Tổng đúng là đang ở
vào trạng thái mặc cảm và tự ti. Một sự “tự ti chính trị”, dấu hiệu cho
biết ông Tổng tự cảm thấy điều đã hoặc sắp xảy ra.
Trước thời điểm ông Tổng “nổ”phát pháo ngày 25.2, dư luận trong nước đã
rất xôn xao và cả vui mừng trước những hành động được cho là mạnh mẽ
chưa từng thấy của giới trí thức Việt Nam.
Từ “Lời kêu gọi thực thi quyền làm người” đến “Bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992”. Ngoài những đòi hỏi bức thiết và chính đáng của người dân trong nước cho một sự cải thiện xã hội thì có thể xem việc làm của trí thức nói trên là nguyên nhân trực tiếp thôi thúc ông Tổng lên truyền hình để trả đũa và định hướng dư luận. Không dám chỉ mặt đặt tên từng người nhưng ông đã quy kết việc kiến nghị tập thể, đòi đa nguyên, đa đảng, đòi tam quyền phân lập, đòi phi chính trị hóa quân đội, đòi bỏ điều 4 hiến pháp đều là “suy thoái đạo đức”.
Như đã nói từ đầu, người viết chỉ thử tìm hiểu tâm lý ông Tổng và các hậu quả “vạ miệng” mà ông đang phải đối mặt, các nội dung khác đã có rất nhiều người đề cập. Hơn ai hết, ông là người hiểu rõ nhất (vì ông là Tổng) lịch sử hình thành cũng như thành tích đạt được của đảng ông sau hàng chục năm cai trị đất nước này. Một người bình thường khi mặc cảm, thường luôn day dứt về lỗi lầm của mình thì ông, không những ko day dứt (mặc dù rất mặc cảm) còn tỏ ra ngạo mạn và vô lễ. Sự ngạo mạn vô lễ được cấp dưới của ông “quán triệt” rất nhanh. Họ cũng lên truyền hình, đi thị sát các địa phương và mở các diễn đàn để quy kết những ai đòi xóa bỏ điều 4, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của đảng là “vô ơn”. Trời ơi! đầy tớ mắng chủ là vô ơn (đúng là sự ngược đời). Bản tin thời sự vừa phát đi những lời “vàng ngọc” của ông tổng thì đồng loạt xuất hiện những phản ứng trái chiều.
Điển hình là bài viết của ông Nguyễn Đắc Kiên, phóng viên báo Gia đình và Xã hội (báo đảng hẳn hoi), được coi như một tuyên bố cá nhân đanh thép nhất dám thách thức một chế độ. Chưa đầy hai mươi tư giờ sau, ông Kiên gia nhập hàng ngũ “những người thất nghiệp”. Một cuộc chiến truyền thông đã nổ ra tức thì giữa một bên là hệ thống báo chí khổng lồ của đảng (cầm chắc phần thua nếu phải công khai tranh luận với những người khác chính kiến) với một bên là các trang báo lề dân, các trang mạng xã hội, các blogger luôn lấy sự thật làm vũ khí.
Từ “Lời kêu gọi thực thi quyền làm người” đến “Bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992”. Ngoài những đòi hỏi bức thiết và chính đáng của người dân trong nước cho một sự cải thiện xã hội thì có thể xem việc làm của trí thức nói trên là nguyên nhân trực tiếp thôi thúc ông Tổng lên truyền hình để trả đũa và định hướng dư luận. Không dám chỉ mặt đặt tên từng người nhưng ông đã quy kết việc kiến nghị tập thể, đòi đa nguyên, đa đảng, đòi tam quyền phân lập, đòi phi chính trị hóa quân đội, đòi bỏ điều 4 hiến pháp đều là “suy thoái đạo đức”.
Như đã nói từ đầu, người viết chỉ thử tìm hiểu tâm lý ông Tổng và các hậu quả “vạ miệng” mà ông đang phải đối mặt, các nội dung khác đã có rất nhiều người đề cập. Hơn ai hết, ông là người hiểu rõ nhất (vì ông là Tổng) lịch sử hình thành cũng như thành tích đạt được của đảng ông sau hàng chục năm cai trị đất nước này. Một người bình thường khi mặc cảm, thường luôn day dứt về lỗi lầm của mình thì ông, không những ko day dứt (mặc dù rất mặc cảm) còn tỏ ra ngạo mạn và vô lễ. Sự ngạo mạn vô lễ được cấp dưới của ông “quán triệt” rất nhanh. Họ cũng lên truyền hình, đi thị sát các địa phương và mở các diễn đàn để quy kết những ai đòi xóa bỏ điều 4, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của đảng là “vô ơn”. Trời ơi! đầy tớ mắng chủ là vô ơn (đúng là sự ngược đời). Bản tin thời sự vừa phát đi những lời “vàng ngọc” của ông tổng thì đồng loạt xuất hiện những phản ứng trái chiều.
Điển hình là bài viết của ông Nguyễn Đắc Kiên, phóng viên báo Gia đình và Xã hội (báo đảng hẳn hoi), được coi như một tuyên bố cá nhân đanh thép nhất dám thách thức một chế độ. Chưa đầy hai mươi tư giờ sau, ông Kiên gia nhập hàng ngũ “những người thất nghiệp”. Một cuộc chiến truyền thông đã nổ ra tức thì giữa một bên là hệ thống báo chí khổng lồ của đảng (cầm chắc phần thua nếu phải công khai tranh luận với những người khác chính kiến) với một bên là các trang báo lề dân, các trang mạng xã hội, các blogger luôn lấy sự thật làm vũ khí.
Hai ngày sau khi ông Kiên mất việc, chúng tôi, những con người không
hẹn mà gặp bởi cùng chung một khát khao, một ước vọng đã khởi xướng lên “Lời tuyên bố công dân tự do”.
Chưa bao giờ hai tiếng Tự Do lại thôi thúc đến thế. Nó được nhen nhóm,
được ấp ủ từ hàng chục năm nay, trong hàng vạn con người Việt Nam nhưng
vì sợ hãi, hai tiếng Tự Do chưa được dịp cất lời. Nguyễn Đắc Kiên đã
dạo đầu cho khúc ca đẹp đẽ ấy. Nhưng, công trạng có lẽ phải tính cho ông
Tổng Trọng. Trong phút bối rối, ông đá phản lưới nhà. Đây mới chính là
nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Khởi đi từ ấy, hàng ngàn công dân thuộc
mọi thành phần trong xã hội đã hưởng ứng bằng cách ký tên vào Lời tuyên
bố, một hành động nhỏ nhưng vô cùng dũng cảm. Đó chính là lời chia tay
với sự Sợ hãi và nói “Không” với kìm kẹp.
Ông Tổng và đảng của ông tiếp tục phải nhận vô số những đòn tấn công
đồng loạt: Thư của Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi UB Dự thảo sửa đổi
Hiến Pháp. Đây là “lần đầu tiên, tiếng nói của các vị đứng đầu Giáo hội
đưa ra vào đúng thời điểm cần đưa nhất”.( Mặc Lâm, đài RFA). Lời tuyên
bố của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Tăng thống Giáo hội Phật Giáo
Việt Nam Thống Nhất. Lời kêu gọi của Khối 8406 và Giáo Hội Phật Giáo Hòa
Hảo Thuần Túy đòi Nhà cầm quyền cộng sản phải tổ chức tại Việt Nam một
cuộc Trưng cầu Dân ý có Quốc tế giám sát. Tất cả những “biến động ôn
hòa” này là dấu hiệu đáng mừng cho tiến trình Dân chủ hóa Việt Nam đồng
nghĩa với việc đẩy ông Tổng và đảng của ông vào tình thế muôn vàn khó
khăn. Trong khi nhà tù, bạo lực đã bất lực trước các tiếng nói Tự do thì
cách duy nhất của ông Tổng là vận dụng tối đa công suất của hệ thống
nói dối khổng lồ ( truyền hình, báo đài đảng…) để tuyên truyền và lừa mị
người dân. Tiếc thay, truyền thông của ông không đáp ứng được tham vọng
bệnh hoạn của ông, nếu như không nói rằng phản tác dụng. Qua cách hành
xử, người dân không chỉ thấy ông Tổng mắc bệnh mặc cảm tự ti mà còn thể
hiện một thái độ ngoan cố đến đáng thương. Theo định nghĩa trong cuốn
từ điển Tiếng Việt, ngoan cố có nghĩa là “khăng khăng không chịu từ bỏ ý
nghĩ, hành động dù bị phản đối mạnh mẽ; ngoan cố không chịu nhận khuyết
điểm.”
Những đòn tấn công kể trên có thể tạm thời chưa làm ông Tổng và đảng của
ông phải… cuốn gói ra đi. Nhưng hãy hiểu một điều đây chỉ là những sự
kiện mở đầu cho rất nhiều các diễn biến tất yếu khác sẽ diễn ra trong
tương lai không xa. Bài học cuối cùng và là cứu cánh duy nhất ông tổng
Trọng cần phải biết nếu muốn tự cứu mình và đảng của mình (trong trường
hợp phút cuối ông vẫn bỏ qua lợi ích Dân tộc), đó là bài học về Tự do.
Bài này không khó học, ông chỉ cần thuộc câu này là đủ: Tự do được tạo
ra cùng với con người và không tách rời con người ta chừng nào ta chưa
phải chết. Ông Tổng hãy là người tự do để hưởng cái hạnh phúc của con
người bởi khi ông tự do, ông sẽ làm chủ được bản thân. Không có cảm giác
tự ti, mặc cảm, không phát ngôn thiếu suy nghĩ dẫn đến “vạ miệng” như
vừa rồi.
Không biết ông Tổng có đủ dũng khí và sáng suốt để làm người tự do, để
không phải tự ti, mặc cảm không? Nhưng chắc chắn một điều rằng, ông và
đảng của ông sẽ không bao giờ ngăn cản được những bước chân Tự do đang
dần tiến lên phía trước. Suy cho cùng, cơ sự nên nỗi cũng tại ông Tổng
tự ti.
Ngày13 tháng 3 năm 2013.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Phản Hồi