Khẳng định sở hữu quân đội: Hệ lụy và mục đích
Hầu như, tất cả các bài viết đăng trên các tờ báo chính thống trên đều khẳng định chắc chắn rằng: “quân đội nhân dân Việt Nam là do đảng cộng sản Việt Nam thành lập, tổ chức và lãnh đạo” trong bài viết “Quân đội không thể và không nên trung lập về chính trị – Lịch sử đã cảnh báo” [1] đăng trên tạp chí cộng sản đã nhấn mạnh: “Quân
đội đó, trước hết là do Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập; là một bộ
phận cấu thành của Đảng và trước tiên là để thực hiện các mục tiêu chính
trị và quân sự của Đảng”. Còn ở bài viết “Không có quân đội đứng ngoài chính trị” [2], trung tướng Nguyễn Tiến Bình tiếp tục khẳng định “Quân đội nhân dân Việt Nam là một quân đội kiểu mới do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện”.
Như vậy, khi những quan điểm đó được khẳng định trên Tạp Chí Cộng Sản
(cơ quan lý luận chính trị của trung ương đảng cộng sản Việt Nam) và
trên báo Quân Đội Nhân Dân (cơ quan của quân ủy trung ương và bộ quốc
phòng, tiếng nói của lực lượng vũ trang và nhân dân Việt Nam), đảng cộng
sản Việt Nam đã công khai thừa nhận quân đội nhân dân Việt Nam là quân
đội của đảng, hoàn toàn không phải quân đội quốc gia nên không thể phi
đảng phái hóa, tuyệt đối không thể đứng ngoài chính trường và phục vụ,
bảo vệ quyền lợi của nhân dân.
Sự khẳng định quyền sở hữu quân đội vào thời điểm này có thể được xem
như một bất ngờ lớn. Sự khẳng định này sẽ đem đến nhiều hệ lụy khôn
lường cho đảng cộng sản.
Khi khẳng định quân đội là một bộ phận cấu thành của đảng, được đảng tổ
chức và rèn luyện. quân đội phải tuyệt đối trung thành với đảng thì quân
đội đó sẽ không được sử dụng lãnh thổ Việt Nam cho các hoạt động của
mình, không được sử dụng ngân sách quốc phòng trích từ tiền thuế do nhân
dân đóng góp. Bên cạnh đó, công dân Việt Nam không phải đảng viên hoặc
cảm tình đảng có quyền hợp pháp từ chối thực hiện nghĩa vụ quân sự với
một đội quân của một tổ chức chính trị.
Đặc biệt, khi công khai quyền sở hữu quân đội, đảng cũng gián tiếp thừa
nhận quân đội nhân dân Việt Nam là cú lừa lịch sử với dân tộc khi đội
quân này không phải do nhân dân thông qua đại diện của mình thành lập tổ
chức nhưng bao nhiêu năm qua lại sử dụng tiền thuế của nhân dân cho các
hoạt động của mình. Nếu vẫn giữ lập trường cũ, đảng sẽ phải giải trình,
hoàn trả toàn bộ tiền thuế theo tỷ giá hiện hành và chịu trách nhiệm
trước nhân dân vì sự lừa dối đó. Ngoài ra, đảng cộng sản cũng sẽ phải
đối mặt với việc kiện tụng đòi bồi thường những mất mát của nhiều thế hệ
thanh niên Việt Nam khi ép buộc họ thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc,
đổ xương máu cho một đội quân không phải đại diện cho quốc gia mình.
Hơn nữa, khi không phải là quân đội quốc gia, với những hoạt động trong
quá khứ, quân đội nhân dân Việt Nam có thể bị cộng đồng thế giới xem như
một lực lượng khủng bố, rất có khả năng phải hứng chịu những cáo buộc
liên quan tới tội ác chống lại nhân loại và điều đó đồng nghĩa với việc
sẽ hứng chịu những lệnh cấm vận triệt để từ Liên Hợp Quốc.
Công khai không chấp nhận quốc gia hóa quân đội, hiến định sự lãnh đạo
tuyệt đối của đảng với quân đôi, đảng đã tạo ra một tiền lệ không hay.
Khi chiếu theo nguyên tắc bình đẳng, thì tất cả đảng phái khác, các hội
đoàn, tổ chức chính trị đều có quyền thành lập quân đội. Khi đó, Việt
Nam sẽ thành một chiến trường cho các đội quân đó thi thố. Trớ trêu
thay, đội quân nào cũng có thể xưng danh quân đội nhân dân Việt Nam.
Như vậy, có thể thấy, cái giá của việc công khai quyền sở hữu quân đội
là quá đắt với đảng. Không lẽ, những nhà lý luận quân sự của đảng lại
không thấy điều đó? Hay, cái giá đó chính là “chi phí cơ hội” mà đảng
sẵn sàng chấp nhận vì những mục đích lớn hơn ẩn phía sau những lời khẳng
định ấy?
Điều gì khiến đảng cộng sản Việt Nam phải chơi một ván bài với chi phí
cá cược cao đến như thế, khi cuộc chơi trên chính trường Việt Nam vẫn là
màn độc diễn của đảng? Để làm rõ điều này, cần phải xem lại những biến
cố và thách thức gần đây với thượng tầng đảng cộng sản Việt Nam.
Chưa bao giờ, quyền lực của đảng bị thách thức như hiện nay, tại hội
nghị trung ương 6, nhóm lợi ích (giai cấp?!) nằm trong đảng đã vô hiệu
hóa quyền lực đầu não của đảng là bộ chính trị. Thực tế, tại hội nghị
trung ương 6, nhóm lợi ích đã kết vòng hoa tang tiễn đảng với bản chất
là một tổ chức chính trị vào dĩ vãng. Làm được điều tưởng chừng như
không thể ấy, họ đã có sự giúp đỡ không thể tuyệt vời hơn với sự trở cờ
của quân đội, điều mà những lãnh đạo bảo thủ trong đảng không ngờ tới.
Thế nên, sẽ chẳng có gì bất ngờ khi những lãnh đạo đó tận dụng khoảng
thời gian mà đối thủ đang tơi tả để đưa quân đội với tư cách công cụ bạo
lực của đảng về phía mình, sẵn sàng cho những cuộc chơi chính trị tiếp
theo.
Kinh tế Việt Nam đang có dấu hiện sụp đổ do khủng hoảng kinh tế kéo dài
cùng với sự lãnh đạo kém cỏi của đảng. Tình trạng này có thể thổi bùng
những bất mãn xã hội đã tích tụ bấy lâu nay, châm ngòi cho các cuộc đấu
tranh của nhân dân. Kinh nghiệm từ Liên Xô và các nước Đông Âu đã chỉ ra
rằng, quân đội sẽ đứng về phía nhân dân khi áp lực từ phong trào dân sự
đủ lớn. Mất quyền kiểm soát quân đội, chính phủ các nước cộng sản này
nhanh chóng sụp đổ. Cũng cần phải thấy rằng, tại các nước cộng sản đã
sụp đổ trước đây, quân đội đã mất niềm tin vào đảng cầm quyền khi nhận
thức được vấn đề chính của quốc gia. Điều này khiến các quốc gia trong
hệ thống xã hội chủ nghĩa còn rơi rớt lại làm tất cả mọi cách để giữ
quyền kiểm soát quân đội, cột chặt quân đội quốc gia vào ý thức hệ của
mình, qua đó chi phối, sử dụng công cụ bạo lực trong vấn đề đối nội nhằm
giữ quyền lực trước những biến cố có thể xảy ra. Việt Nam cũng không
phải ngoại lệ, khi tính chính danh của quyền lực bị thách thức nghiêm
trọng, bởi ngoài sử dụng bạo lực để duy trì quyền lực liệu còn phương
pháp nào tối ưu hơn?.
Thế nên, để giữ quyền lực tuyệt đối, với những đặc quyền đặc lợi không
tưởng thì cái giá bị xem là quá đắt ấy, khi chưa thật sự có một đối thủ
xứng tầm thách thức xem ra cũng đáng để chấp nhận. Nhưng về lâu dài,
kiểu chơi dao này sớm muộn cũng dẫn tới đứt… mạng.
Khẳng định tử huyệt: Đảng ôm bom
Khẳng định quân đội là công cụ bạo lực của riêng mình, đảng sẽ có những
ưu thế lớn trong cuộc chiến giữ quyền lực. Thế nhưng, ưu thế đó chỉ mang
tính thời điểm. Khi phong trào dân sự đủ mạnh, ưu thế bạo lực đảng đang
có sẽ trở thành quả bom ngay trong lòng đảng. Đó không đơn thuần là một
quả bom thông thường mà sẽ là một quả bom hạt nhân, với sức công phá
khủng khiếp đủ để đưa đảng vào dĩ vãng.
Đảng đang siết chặt chiếc thòng lọng ý thức hệ vào quân đội, nhưng hiệu
quả của chiếc thòng lòng đó gần như con số không với ngay cả đảng và các
quân nhân xuất thân bình dân trong quân đội. Có chăng, chỉ là trao thêm
quyền lợi và quyền lực cho nhóm tướng tá lãnh đạo và các sỹ quan xuất
thân “hoàng gia” (COCC). Điều này không giải quyết vấn đề chỗ dựa cho
đảng trong cuộc chiến quyền lực, bởi khi để các lãnh đạo quân đội tham
gia quá sâu vào chính trường, trao quá nhiều quyền lực cho nhóm tướng
lĩnh lãnh đạo thì càng tạo thêm nguy cơ tiềm ẩn về quyền lực của đảng.
An ninh quyền lực chưa chắc được đảm bảo thì có thể đối diện với bất ổn
vì suy cho cùng, dù lãnh đạo quân đội có là một gã thất phu đi chăng nữa
thì gã vẫn có súng.
Vấn đề của quân đội, nếu xem xét kỹ còn trầm trọng hơn vấn đề của đảng,
quân đội đã tha hóa trầm trọng, năng lực chiến đấu kém cỏi, tham nhũng,
chạy chức chạy quyền tràn lan từ thượng tầng tướng lĩnh tới tận cấp phân
đội. Cơ chế quản lý lỗi thời đã tạo điều kiện cho quân đội tha hóa, thì
việc để quân đội làm kinh tế đẩy lực lượng tha hóa tới mức không thể
cứu chữa. Quân đội làm kinh tế đã tạo ra những tên tư sản lưu manh mang
quân hàm và súng. Đây chính là kíp nổ chính của quả bom mà đảng đang cố
gắng ôm.
Ngoài ra, mâu thuẫn của nhóm sỹ quan “hoàng gia” mang nhiều đặc quyền
đặc lợi với đại bộ phận quân nhân xuất thân bình dân, sống với mức thu
nhập chỉ đủ thoi thóp trong cơn bão giá cũng là một nguy cơ tiềm ẩn.
Khẳng định “quân đội là một bộ phận cấu thành của đảng” thì mâu thuẫn
bắt nguồn từ đó, sẽ khiến đảng đi tới con đường sụp đổ nhanh nhất. Khi
sức mạnh chính của quân đội không nằm ở ý thức hệ, cũng không phải từ
đám sỹ quan con ông cháu cha mà ở đám đông quân nhân bình dân kia. Bất
mãn của đội quân đó đã được kiểm nghiệm tại các chính thể đã sụp đổ ở
Đông Âu, gần đây nhất là quân đội Iraq thời Saddam Hussein hay quân đội
Libia của Gadafi, trước các biến cố mang tính thời đại, họ đã quay súng
trở về với nhân dân, làm nòng cốt cho lực lượng vũ trang đối lập, đẩy
nhanh hơn quá trình sụp đổ của chế độ.
Sự chuẩn bị đưa quân đội thống nhất làm một bộ phận của đảng đã được các
bộ phận có liên quan thực hiện một cách tỉ mỉ, từ việc áp dụng nghị
quyết 51 của bộ chính trị về chế độ chính ủy trong quân đội, đến các bài
báo xuất hiện dày đặc trên loại hình báo chí chính thống và bản dự thảo
hiến pháp bổ sung sửa đổi hiến pháp năm 1992. Dù vậy, đảng cũng không
thể lường hết những rủi ro mà mình sẽ phải hứng chịu. Vấn đề sống còn
của đảng nằm ở yếu tố quân đội và chấp nhận đánh bài ngửa bằng lá bài
quân đội. Xem ra, lần này đảng đang như một vị vua già quẫn trí.
Điều 71, bản dự thảo sửa đổi hiến pháp, đã cố ý bỏ cụm “nhà nước xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng”
từ điều 46 hiến pháp năm 1992 với dụng ý gì? [3] Phải chăng là một màn
tung hỏa mù, gây lẫn lộn trong danh xưng quân đội quốc gia hay quân đội
của tổ chức chính trị. Cụm từ “Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng được
xây dựng” trong điều 71, bản dự thảo sửa đổi hiến pháp, có thể được dự
trù để trong trường hợp khi cần có thể ngụy xưng quân đội quốc gia, khi
thực hiện nhiệm vụ bảo vệ lợi ích cho đảng có thể công khai thừa nhận là
quân đội của đảng nên tuyệt đối trung thành vì lợi ích của đảng.
Nên nhớ rằng, nhân dân là chủ thể đóng thuế để nuôi toàn bộ bộ máy nhà
nước, trong đó một phần tiền thuế được trích ra để nuôi quân đội quốc
gia. Việc điều hành công việc của quốc gia dù do bất kỳ cơ quan nào cũng
phải chiếu theo ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Chỉ duy nhất nhân dân
thông qua đại diện của mình là quốc hội mới có quyền thành lập, tổ chức,
xây dựng quân đội lấy danh nghĩa quân đội quốc gia, được phép sử dụng
ngân sách của nhà nước, được quyền sử dụng không phận, hải phận và địa
phận cho các hoạt động hợp pháp của mình. Nếu hiến pháp cố tình viết một
cách mù mờ như vậy, thì công dân ai cũng có quyền xây dựng quân đội,
khi đó e rằng đảng có kịp vứt quả bom kia hay không?
Vì thế, khi đảng đã không thể tự điều chỉnh, không thể thay đổi được
chính bản thân của đảng thì việc đảng lạm dụng bạo lực, lôi kéo quân đội
về phía mình để chiến thắng chỉ mang tính hiện tượng, nhất thời. Còn về
lâu dài, chính đảng sẽ chết ngay trên tử huyệt của mình dẫu có ra sức
che dấu, củng cố hay ngụy biện. Có lẽ, đó là con đường và cái kết không
thể tránh khỏi của bất kỳ một chính thể đọc tài nào thành hình, tồn tại
dựa trên bạo lực và sợ hãi.
________________________________
Chú thích:
Chú thích:
[1] Quân đội không thể và không nên trung lập về chính trị – Lịch sử đã cảnh báo
[2] Không có quân đội đứng ngoài chính trị
[3] Điều 72 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 được sửa đổi, bổ sung từ điều 46 Hiến pháp 1992:
Điều 46 Hiến pháp 1992: “Nhà nước xây dựng quân đội nhân dân cách
mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, xây dựng lực lượng dự bị
động viên, dân quân tự vệ hùng hậu trên cơ sở kết hợp xây dựng với bảo
vệ Tổ quốc, kết hợp sức mạnh của lực lượng vũ trang nhân dân với sức
mạnh của toàn dân, kết hợp sức mạnh truyền thống đoàn kết dân tộc chống
ngoại xâm với sức mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa.”
Điều 72 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992: “Quân đội nhân dân Việt Nam
cách mạng được xây dựng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, lực
lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ được xây dựng hùng hậu, rộng khắp,
cùng với Quận đội nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ quốc
phòng.”
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Phản Hồi