Blogger Người Buôn Gió ( Bùi Thanh Hiếu ) trong studio của RFI ngày 18/07/2013.
Đức Tâm/RFI
Người ta thường nói « Thời thế tạo anh hùng ». Từ những hoàn cảnh đặc biệt nào đó sẽ sản sinh ra một nhân vật đặc biệt. Có thể xem blogger Người Buôn Gió, tức Bùi Thanh Hiếu, là một trong những nhân vật đặc biệt đó. Từ một đứa con của ngõ Phất Lộc, Hà Nội, một khu phố bình dân, nơi tập trung những thành phần « tiền án, tiền sự », Bùi Thanh Hiếu nay lại được trọng vọng đến mức chính quyền của Weimar, một thành phố được coi như là biểu tượng văn hóa của nước Đức và của châu Âu, đã cấp cho anh một học bổng để sang đây sáng tác.
Do tại Việt Nam vẫn không có báo chí tư nhân, cho nên gần như toàn bộ những nhà đấu tranh dân chủ, những nhà hoạt động nhân quyền đều phải sử dụng mạng Internet làm vũ khí đấu tranh, làm phương tiện vừa để thông tin, vừa để trình bày quan điểm.
Nhưng trường hợp blogger Người Buôn Gió đặc biệt ở chỗ anh không phải là một nhà trí thức, một nhà lý luận cao siêu, mà chỉ là một người có suy nghĩ rất thực tế. Con đường đi đến đấu tranh của anh rất đơn giản, bình bị như chính cuộc đời của một người dân khu phố nghèo. Từ chổ cọ sát với những bất công xã hội, máu giang hồ của anh đã chuyển biến thành ý thức đấu tranh dân chủ.
Ngày 17/04 vừa qua, sau một thời gian bị phía Việt Nam dùng đủ mọi cách để cản trở, blogger Người Buôn Gió cuối cùng đã đến được thành phố Weimar của Đức trong khuôn khổ chương trình học bổng do thị trưởng thành phố này cấp cho những văn nghệ sĩ từ các nước được mời đến tham quan và lấy cảm hứng sáng tác, tại thành phố được coi là biểu tượng của văn hóa châu Âu này.
Sau 3 tháng viết liên tục mỗi ngày, blogger Người Buôn Gió đã hoàn tất khoản phân nữa cuốn sách và anh đã tự thưởng cho mình một chuyến đi thăm vài nước châu Âu, trong đó có Pháp, trước khi trở lại Đức hôm nay 24/07 để tiếp tục sáng tác.
« Từ Phất Lộc đến Weiwar », đó là tựa cuốn sánh mà blogger Bùi Thanh Hiếu dự định sẽ hoàn tất vào tháng 9 tới, kể lại quảng đời của anh từ thời niên thiếu cho đến hiện nay. Trên con đường từ Phất Lộc đến Weimar đó, blogger Người Buôn Gió đã trải qua rất nhiều thử thách cam go, đã bị nhiều trấn áp và đã chịu cảnh tù đày.
Nhưng đối với anh, những hy sinh đó là tất yếu đối với những người đã dấn thân đấu tranh, nhất là đấu tranh với một chế độ độc đoán như Việt Nam. Đó là điều mà blogger Người Buôn Gió/Bùi Thanh Hiếu đã nhấn mạnh trong cuộc phỏng vấn được thực hiện tại phòng thâu của RFI Việt ngữ ngày 18/07 vừa qua.
RFI : Không chỉ « Từ Phất Lộc đến Weimar », mà blogger Người Buôn Gió còn đi đến một số nước châu Âu khác trong đó có Pháp. Vậy thì cảm tưởng của anh khi lần đầu tiên đặt chân đến Paris là như thế nào ?
Blogger Người Buôn Gió : Cái đầu tiên làm tôi ngỡ ngàng là những kiến trúc rất là đồ sộ, nguy nga của Paris. Và một điều rất đặc biệt là trên các cửa sổ, ban công của các ngôi nhà này, người ta trồng hoa, chứ không phơi quần áo, treo biển quảng cáo, hoặc đưa ra những vật dụng : nồi niêu, soong chảo, như ở Việt Nam.
RFI : Tức là mỗi khi nhìn thấy những hình ảnh ở nước ngoài thì anh liên tưởng ngay đến đời sống ở Việt Nam. Vậy thì khi rời Việt Nam sang Đức để sáng tác, sự thay đổi môi trường đã có tác động như thế nào đến suy nghĩ của anh ?
Blogger Người Buôn Gió : Sự thay đổi lớn nhất đó là cảm giác yên tâm, không bị ai quấy rầy, không bị ai triệu tập, không bị ai đến làm phiền. Tôi có thể ngồi nhà tập trung viết một cách thoải mái.
RFI : Cuốn sách của anh được viết đến đâu rồi ?
Blogger Người Buôn Gió : Cuốn sách đã hoàn thành được 50% rồi, tương ứng với thời gian tôi sẽ ở đây. Trong sáu tháng, thì ba tháng tôi đã hoàn thành được 50% và tôi tự thưởng cho mình một chuyến đi chơi trong một tuần, sau đó lại về viết tiếp.
RFI : Hầu như ngày nào anh cũng viết ?
Blogger Người Buôn Gió : Vâng, có ngày tôi viết 1000 từ, hoặc 7000 từ và có ngày viết tới 10.000 từ. Song song đó, tôi tiếp tục viết trên blog những vấn đề trong nước mà tôi quan tâm.
RFI : Anh có thể « bật mí » sơ sơ về nội dung cuốn sách mà anh đang viết ?
Blogger Người Buôn Gió : Như tựa của cuốn sách « Từ Phất Lộc đến Weimar » ( Phất Lộc là nơi tôi sinh ra và Weimar là nơi mà tôi được mời đến để nhận học bổng viết sách), tôi viết về cuộc đời của mình, từ tuổi thanh thiếu niên cho đến lúc tôi đặt chân đến Weimar.
RFI : Từ thời thiếu niên của đến nay, đã có nhiều thay đổi, biến động trong thời cuộc của Việt Nam, vậy thì những sự kiện gì để lại dấu ấn mạnh nhất trong quảng đời đó ?
Blogger Người Buôn Gió : Trong cuốn sách đó có rất nhiều biến động. Từ đứa con của một khu phố bụi đời như kiểu Harlem của Mỹ mà tôi đọc trong sách, khu phố mà chỉ có những người mang « tiền án, tiền sự », như bản thân tôi, mà nay lại được đến thành phố Weimar, được mệnh danh là trung tâm văn hóa của Đức, nơi có những thi hào nổi tiếng, thì đó là cả một sự khác biệt rất lớn.
Sư thay đổi đó chính là do những biến động của xã hội Việt Nam và của số phận cá nhân con người. Đầu tiên, tôi không quan tâm đến các vấn đề xã hội, chỉ lo kiếm tiền, vun vén cho gia đình mình. Nhưng khi con tôi sinh ra trong bệnh viện, tôi phải hối lộ cho các bác sĩ. Rất may là con tôi bảo toàn được tính mạng.
Sau đó, tôi nghĩ rằng nếu mình chỉ lo kiếm tiền cho con mình, nhưng với những cẩu thả, tắc trách, quan liêu, vì những chủ quan của xã hội, liệu con mình có thể sống được, vậy thì kiếm tiền nhiều để làm gì ? Từ suy nghĩ đó, tôi băt đầu đưa những bài viết lên với mong muốn cải cách đạo đức, cải cách thói làm việc trong đất nước.
RFI : Từ việc tham gia đấu tranh đem tới một xã hội tốt đẹp hơn, anh đã được sự chú ý của quốc tế và đã được phía Đức mời sang đây để viết sách...
Blogger Người Buôn Gió : Tôi xin cắt lời anh ở đây. Khi tôi tham gia việc đấu tranh đòi hỏi công bằng bác ái cho xã hội, thì trước khi được người Đức chú ý, trước đó rất là lâu, tôi đã được chính quyền Việt Nam « chú ý » rất là nhiều, bằng những lần bắt bớ, triệu tập, khám xét nhà cửa.
Khi tôi thấy xã hội này có nhiều bất công,tôi phản ánh những bất công ấy và việc này là hoàn toàn đúng theo lương tâm và pháp luật. Khi tôi bị chính quyền trấn áp, không cho tôi viết, thì tôi lại càng tin những việc mình làm là đúng và tôi phải tiếp tục làm như thế. Chừng nào mà một người lên tiếng cho nhân quyền, tự do, công bằng không bị chính quyền làm khó dễ thì lúc đó mới là sự tiến bộ.
RFI : Cuốn sách mà anh viết cũng phản ánh con đường đấu tranh mà anh đã trải qua?
Blogger Người Buôn Gió : Cuốn sách của tôi chỉ kể lại cuộc đời của tôi một cách khách quan, trung thực, chứ tôi không dùng các thủ thuật, ẩn dụ, hướng người đọc đến ý này ý kia như những nhà văn khác. Còn cuốn sách đó phản ánh như thế nào thì tùy theo độc giả.
RFI : Như vậy đây là một cuốn tự truyện hơn là tiểu thuyết. Vậy thì dự tính khi nào anh hoàn thành cuốn sách này ?
Blogger Người Buôn Gió : Theo kế hoạch thì khoảng 10/09 thì tôi sẽ hoàn thành.
RFI : Khi hoàn thành thì phía Đức họ sẽ sử dụng cuốn sách này như thế nào ?
Blogger Người Buôn Gió : Họ sẽ tìm người dịch và cho in cuốn sách này. Họ đã đặt vấn đề với nhà xuất bản rồi.
RFI : Thành phố Weimar này có truyền thống mời các nhà văn bị truy bức từ các nước để có một không gia tự do sáng tác. Như vậy anh đã thụ hưởng không gian tự do sáng tác này như thế nào ?
Blogger Người Buôn Gió : Trong thời gian ở Đức, tôi được họ đối xử tốt. Họ cấp cho tôi một căn hộ với đầy đủ vật dụng. Chi phí cho căn hộ : tiền thuê, tiền Internet, tiền điện... họ chi trả hết. Ngoài ra họ mua cho tôi những bảo hiểm như bảo hiểm về sức khoẻ. Mỗi tháng họ cho tôi 700 euro để mua thức ăn. Tôi sống khá thoải mái với số tiền ấy.
RFI : Chắc là nhờ không khí yên bình ở đây mà anh sáng tác nhanh hơn so với ở Việt Nam ?
Blogger Người Buôn Gió : Vâng, ở bên đây, tôi cảm thấy yên tâm, không lo lắng gì, nên tôi có thể tập trung viết rất là nhanh, chứ còn ở trong nước, tôi sẽ bị chi phối, không bao giờ viết được như thế.
RFI : Song song với việc viết sách, anh vẫn tiếp tục viết trên các trang blog, trang Facebook, tức là anh vẫn tiếp theo dõi tình hình Việt Nam, vẫn viết những bài phản ánh, phê bình, chỉ trích. Có thể nói là nếu không Internet thì sẽ không có Người Buôn Gió. Anh có nhận định thế nào về tác động của Internet đối với cuộc đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam ?
Blogger Người Buôn Gió : Với việc Internet thâm nhập vào Việt Nam, những người đấu tranh dân chủ có điều kiện để phát biểu những ý kiến ngày càng nhiều hơn, về số lượng lẫn chất lượng. Nhưng số người bị bắt cũng ngày càng nhiều hơn. Hồi Internet mới được phổ cập ở Việt Nam thì người ta chỉ biết đến Lê Chí Quang là người viết trên mạng và bị bắt. Nhưng đến năm 2012, số người bị bắt lên tới 30 người trong vòng một năm.
RFI : Trong số những người bị bắt gần đây có luật sư Lê Quốc Quân, người mà theo nguyên tắc đã ra toà, nhưng phiên xử đã bịdời lại, có lẽ là do chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của chủ tịch Trương Tấn Sang. Còn tình trạng sức khoẻ của Điếu Cày đang rất nguy kịch do tuyệt thực. Là một người từng trải qua lao tù ở Việt Nam và nay đang sống ở một đất nước tự do, anh có suy nghĩ như thế nào ?
Blogger Người Buôn Gió : Tất nhiên suy nghĩ đầu tiên là tôi rất thương những người như anh Quân và anh Điếu Cày, vì trước kia tôi cũng có quan hệ, nói chuyện, thậm chí cùng ăn cùng ngủ với những anh ấy. Thấy các anh trong cảnh tù tội như thế tôi cũng rất đau lòng và rất muốn làm một điều gì đó để giúp các anh ấy thoát ra cảnh này.
Nhưng trên con đường đi đến dân chủ thì tất yếu phải có những hy sinh, nhất là đấu tranh với một chế độ độc tài như thế. Tất nhiên là trong lòng thì mình mong muốn là điều đó không xảy ra, nhưng quy luật là thế.
RFI : Sau khi hoàn tất cuốn sách trở về nước chắc là anh sẽ tiếp tục con đường đấu tranh mà anh đã chọn ?
Blogger Người Buôn Gió : Vâng, tôi sẽ vẫn làm những gì mà tôi đã làm. Trước đây, tôi đang viết như thế này thì bị bắt vào tù, thì sau khi ra tù tôi vẫn tiếp tục viết như thế. Còn bây giờ đi nước ngoài trở về, thì tôi cũng sẽ tiếp tục viết như thế, bởi vì tôi xác định rằng việc mình làm là cho tương lai của con tôi.
Một người trình độ hạn hẹp như tôi thì không dám nói xa vời là đấu tranh cho dân tộc, cho đất nước. Tôi chỉ suy nghĩ đơn giản như một người cha, tức là làm sao cho thế hệ con mình có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
RFI : Xin cám ơn blogger Người Buôn Gió.
Nhưng trường hợp blogger Người Buôn Gió đặc biệt ở chỗ anh không phải là một nhà trí thức, một nhà lý luận cao siêu, mà chỉ là một người có suy nghĩ rất thực tế. Con đường đi đến đấu tranh của anh rất đơn giản, bình bị như chính cuộc đời của một người dân khu phố nghèo. Từ chổ cọ sát với những bất công xã hội, máu giang hồ của anh đã chuyển biến thành ý thức đấu tranh dân chủ.
Ngày 17/04 vừa qua, sau một thời gian bị phía Việt Nam dùng đủ mọi cách để cản trở, blogger Người Buôn Gió cuối cùng đã đến được thành phố Weimar của Đức trong khuôn khổ chương trình học bổng do thị trưởng thành phố này cấp cho những văn nghệ sĩ từ các nước được mời đến tham quan và lấy cảm hứng sáng tác, tại thành phố được coi là biểu tượng của văn hóa châu Âu này.
Sau 3 tháng viết liên tục mỗi ngày, blogger Người Buôn Gió đã hoàn tất khoản phân nữa cuốn sách và anh đã tự thưởng cho mình một chuyến đi thăm vài nước châu Âu, trong đó có Pháp, trước khi trở lại Đức hôm nay 24/07 để tiếp tục sáng tác.
« Từ Phất Lộc đến Weiwar », đó là tựa cuốn sánh mà blogger Bùi Thanh Hiếu dự định sẽ hoàn tất vào tháng 9 tới, kể lại quảng đời của anh từ thời niên thiếu cho đến hiện nay. Trên con đường từ Phất Lộc đến Weimar đó, blogger Người Buôn Gió đã trải qua rất nhiều thử thách cam go, đã bị nhiều trấn áp và đã chịu cảnh tù đày.
Nhưng đối với anh, những hy sinh đó là tất yếu đối với những người đã dấn thân đấu tranh, nhất là đấu tranh với một chế độ độc đoán như Việt Nam. Đó là điều mà blogger Người Buôn Gió/Bùi Thanh Hiếu đã nhấn mạnh trong cuộc phỏng vấn được thực hiện tại phòng thâu của RFI Việt ngữ ngày 18/07 vừa qua.
RFI : Không chỉ « Từ Phất Lộc đến Weimar », mà blogger Người Buôn Gió còn đi đến một số nước châu Âu khác trong đó có Pháp. Vậy thì cảm tưởng của anh khi lần đầu tiên đặt chân đến Paris là như thế nào ?
Blogger Người Buôn Gió : Cái đầu tiên làm tôi ngỡ ngàng là những kiến trúc rất là đồ sộ, nguy nga của Paris. Và một điều rất đặc biệt là trên các cửa sổ, ban công của các ngôi nhà này, người ta trồng hoa, chứ không phơi quần áo, treo biển quảng cáo, hoặc đưa ra những vật dụng : nồi niêu, soong chảo, như ở Việt Nam.
RFI : Tức là mỗi khi nhìn thấy những hình ảnh ở nước ngoài thì anh liên tưởng ngay đến đời sống ở Việt Nam. Vậy thì khi rời Việt Nam sang Đức để sáng tác, sự thay đổi môi trường đã có tác động như thế nào đến suy nghĩ của anh ?
Blogger Người Buôn Gió : Sự thay đổi lớn nhất đó là cảm giác yên tâm, không bị ai quấy rầy, không bị ai triệu tập, không bị ai đến làm phiền. Tôi có thể ngồi nhà tập trung viết một cách thoải mái.
RFI : Cuốn sách của anh được viết đến đâu rồi ?
Blogger Người Buôn Gió : Cuốn sách đã hoàn thành được 50% rồi, tương ứng với thời gian tôi sẽ ở đây. Trong sáu tháng, thì ba tháng tôi đã hoàn thành được 50% và tôi tự thưởng cho mình một chuyến đi chơi trong một tuần, sau đó lại về viết tiếp.
RFI : Hầu như ngày nào anh cũng viết ?
Blogger Người Buôn Gió : Vâng, có ngày tôi viết 1000 từ, hoặc 7000 từ và có ngày viết tới 10.000 từ. Song song đó, tôi tiếp tục viết trên blog những vấn đề trong nước mà tôi quan tâm.
RFI : Anh có thể « bật mí » sơ sơ về nội dung cuốn sách mà anh đang viết ?
Blogger Người Buôn Gió : Như tựa của cuốn sách « Từ Phất Lộc đến Weimar » ( Phất Lộc là nơi tôi sinh ra và Weimar là nơi mà tôi được mời đến để nhận học bổng viết sách), tôi viết về cuộc đời của mình, từ tuổi thanh thiếu niên cho đến lúc tôi đặt chân đến Weimar.
RFI : Từ thời thiếu niên của đến nay, đã có nhiều thay đổi, biến động trong thời cuộc của Việt Nam, vậy thì những sự kiện gì để lại dấu ấn mạnh nhất trong quảng đời đó ?
Blogger Người Buôn Gió : Trong cuốn sách đó có rất nhiều biến động. Từ đứa con của một khu phố bụi đời như kiểu Harlem của Mỹ mà tôi đọc trong sách, khu phố mà chỉ có những người mang « tiền án, tiền sự », như bản thân tôi, mà nay lại được đến thành phố Weimar, được mệnh danh là trung tâm văn hóa của Đức, nơi có những thi hào nổi tiếng, thì đó là cả một sự khác biệt rất lớn.
Sư thay đổi đó chính là do những biến động của xã hội Việt Nam và của số phận cá nhân con người. Đầu tiên, tôi không quan tâm đến các vấn đề xã hội, chỉ lo kiếm tiền, vun vén cho gia đình mình. Nhưng khi con tôi sinh ra trong bệnh viện, tôi phải hối lộ cho các bác sĩ. Rất may là con tôi bảo toàn được tính mạng.
Sau đó, tôi nghĩ rằng nếu mình chỉ lo kiếm tiền cho con mình, nhưng với những cẩu thả, tắc trách, quan liêu, vì những chủ quan của xã hội, liệu con mình có thể sống được, vậy thì kiếm tiền nhiều để làm gì ? Từ suy nghĩ đó, tôi băt đầu đưa những bài viết lên với mong muốn cải cách đạo đức, cải cách thói làm việc trong đất nước.
RFI : Từ việc tham gia đấu tranh đem tới một xã hội tốt đẹp hơn, anh đã được sự chú ý của quốc tế và đã được phía Đức mời sang đây để viết sách...
Blogger Người Buôn Gió : Tôi xin cắt lời anh ở đây. Khi tôi tham gia việc đấu tranh đòi hỏi công bằng bác ái cho xã hội, thì trước khi được người Đức chú ý, trước đó rất là lâu, tôi đã được chính quyền Việt Nam « chú ý » rất là nhiều, bằng những lần bắt bớ, triệu tập, khám xét nhà cửa.
Khi tôi thấy xã hội này có nhiều bất công,tôi phản ánh những bất công ấy và việc này là hoàn toàn đúng theo lương tâm và pháp luật. Khi tôi bị chính quyền trấn áp, không cho tôi viết, thì tôi lại càng tin những việc mình làm là đúng và tôi phải tiếp tục làm như thế. Chừng nào mà một người lên tiếng cho nhân quyền, tự do, công bằng không bị chính quyền làm khó dễ thì lúc đó mới là sự tiến bộ.
RFI : Cuốn sách mà anh viết cũng phản ánh con đường đấu tranh mà anh đã trải qua?
Blogger Người Buôn Gió : Cuốn sách của tôi chỉ kể lại cuộc đời của tôi một cách khách quan, trung thực, chứ tôi không dùng các thủ thuật, ẩn dụ, hướng người đọc đến ý này ý kia như những nhà văn khác. Còn cuốn sách đó phản ánh như thế nào thì tùy theo độc giả.
RFI : Như vậy đây là một cuốn tự truyện hơn là tiểu thuyết. Vậy thì dự tính khi nào anh hoàn thành cuốn sách này ?
Blogger Người Buôn Gió : Theo kế hoạch thì khoảng 10/09 thì tôi sẽ hoàn thành.
RFI : Khi hoàn thành thì phía Đức họ sẽ sử dụng cuốn sách này như thế nào ?
Blogger Người Buôn Gió : Họ sẽ tìm người dịch và cho in cuốn sách này. Họ đã đặt vấn đề với nhà xuất bản rồi.
RFI : Thành phố Weimar này có truyền thống mời các nhà văn bị truy bức từ các nước để có một không gia tự do sáng tác. Như vậy anh đã thụ hưởng không gian tự do sáng tác này như thế nào ?
Blogger Người Buôn Gió : Trong thời gian ở Đức, tôi được họ đối xử tốt. Họ cấp cho tôi một căn hộ với đầy đủ vật dụng. Chi phí cho căn hộ : tiền thuê, tiền Internet, tiền điện... họ chi trả hết. Ngoài ra họ mua cho tôi những bảo hiểm như bảo hiểm về sức khoẻ. Mỗi tháng họ cho tôi 700 euro để mua thức ăn. Tôi sống khá thoải mái với số tiền ấy.
RFI : Chắc là nhờ không khí yên bình ở đây mà anh sáng tác nhanh hơn so với ở Việt Nam ?
Blogger Người Buôn Gió : Vâng, ở bên đây, tôi cảm thấy yên tâm, không lo lắng gì, nên tôi có thể tập trung viết rất là nhanh, chứ còn ở trong nước, tôi sẽ bị chi phối, không bao giờ viết được như thế.
RFI : Song song với việc viết sách, anh vẫn tiếp tục viết trên các trang blog, trang Facebook, tức là anh vẫn tiếp theo dõi tình hình Việt Nam, vẫn viết những bài phản ánh, phê bình, chỉ trích. Có thể nói là nếu không Internet thì sẽ không có Người Buôn Gió. Anh có nhận định thế nào về tác động của Internet đối với cuộc đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam ?
Blogger Người Buôn Gió : Với việc Internet thâm nhập vào Việt Nam, những người đấu tranh dân chủ có điều kiện để phát biểu những ý kiến ngày càng nhiều hơn, về số lượng lẫn chất lượng. Nhưng số người bị bắt cũng ngày càng nhiều hơn. Hồi Internet mới được phổ cập ở Việt Nam thì người ta chỉ biết đến Lê Chí Quang là người viết trên mạng và bị bắt. Nhưng đến năm 2012, số người bị bắt lên tới 30 người trong vòng một năm.
RFI : Trong số những người bị bắt gần đây có luật sư Lê Quốc Quân, người mà theo nguyên tắc đã ra toà, nhưng phiên xử đã bịdời lại, có lẽ là do chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của chủ tịch Trương Tấn Sang. Còn tình trạng sức khoẻ của Điếu Cày đang rất nguy kịch do tuyệt thực. Là một người từng trải qua lao tù ở Việt Nam và nay đang sống ở một đất nước tự do, anh có suy nghĩ như thế nào ?
Blogger Người Buôn Gió : Tất nhiên suy nghĩ đầu tiên là tôi rất thương những người như anh Quân và anh Điếu Cày, vì trước kia tôi cũng có quan hệ, nói chuyện, thậm chí cùng ăn cùng ngủ với những anh ấy. Thấy các anh trong cảnh tù tội như thế tôi cũng rất đau lòng và rất muốn làm một điều gì đó để giúp các anh ấy thoát ra cảnh này.
Nhưng trên con đường đi đến dân chủ thì tất yếu phải có những hy sinh, nhất là đấu tranh với một chế độ độc tài như thế. Tất nhiên là trong lòng thì mình mong muốn là điều đó không xảy ra, nhưng quy luật là thế.
RFI : Sau khi hoàn tất cuốn sách trở về nước chắc là anh sẽ tiếp tục con đường đấu tranh mà anh đã chọn ?
Blogger Người Buôn Gió : Vâng, tôi sẽ vẫn làm những gì mà tôi đã làm. Trước đây, tôi đang viết như thế này thì bị bắt vào tù, thì sau khi ra tù tôi vẫn tiếp tục viết như thế. Còn bây giờ đi nước ngoài trở về, thì tôi cũng sẽ tiếp tục viết như thế, bởi vì tôi xác định rằng việc mình làm là cho tương lai của con tôi.
Một người trình độ hạn hẹp như tôi thì không dám nói xa vời là đấu tranh cho dân tộc, cho đất nước. Tôi chỉ suy nghĩ đơn giản như một người cha, tức là làm sao cho thế hệ con mình có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
RFI : Xin cám ơn blogger Người Buôn Gió.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Phản Hồi