samedi 30 novembre 2013

Công an bắt người vô cớ và đánh đập người dân ngay sau khi trở thành thành viên của hội đồng nhân quyền LHQ


Trần Quốc Sơn (Danlambao) - "Đối với bản thân tôi (Trần Quốc Sơn - kỹ sư môi trường), sau khi đưa tôi vào phòng thì khoảng 6-7 người không mặc cảnh phục ra vào tra hỏi và đánh đập tôi liên tục với hình thức: Một hay hai người tra hỏi còn người kia thì đánh. Với ba người đầu tiên, vì thấy họ không mặc cảnh phục nên tôi hỏi danh tính của họ thì họ liền dùng hai tay đấm liên tục vào mặt và thái dương của tôi, sau đó họ yêu cầu cung cấp thông tin về cá nhân tôi và việc tôi tập luyện Pháp Luân Công. Vì tôi thấy mình không vi phạm pháp luật nên tôi chỉ trả lời một số vấn đề, còn những vấn đề riên tư tôi không trả lời thì họ cho người khác (người tự xưng là Vũ Văn Bình mặc quần đùi áo thun tự xưng CATP trong phần thu âm) vào dùng giẻ cuộn tay để đấm liên tục vào mắt, hai bên thái dương, quai hàm, bụng, sườn, thúc gối vào bụng tôi. Vì thấy tôi vẫn không nói gì, người hỏi bước ra ngoài để người này ở lại dùng ghế xếp bằng inox phang liên tục vào đầu và mặt tôi hết cái ghế này đến cái ghế khác, đồng thời thêm một người nữa nhảy lên bàn và đá liên tục vào mặt tôi. Tổng cộng có 3 người tham gia việc đánh đập diễn ra từ 7h đến 9h, sau đó họ yêu cầu tôi ký vào biên bản lời khai và cấm tôi ra công viên tập (có vị CA TP tên là Tuấn nói rằng “nếu mày ra công viên tập tao sẽ kêu chú và người nhà tao gần đó ra đánh chết mẹ mày” ), tôi nhận thấy mình không vi phạm điều gì mà còn bị bắt về đánh đập nên tôi không ký. Bên ngoài người dân rất đông nhưng bị dân phòng và cảnh sát giao thông cả trong và ngoài khoảng 200 người vây chặt, người dân yêu cầu thả người nhưng họ vẫn giữ lại cho đến khoảng 10h đợi dân tản bớt rồi thì họ lén áp tải tôi lên xe đi cửa sau để đưa tôi về nhà..."

*

Ngày 13/11/2013 Việt Nam lần đầu tiên trở thành thành viên Hội đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Tưởng rằng sau khi là thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ, Việt Nam sẽ tôn trọng Nhân quyền. Tuy nhiên, đối với các học viên Pháp Luân Công (một môn tu luyện cả tâm lẫn thân - tốt cho sức khỏe và tinh thần) thực hành theo nguyên lý vũ trụ là Chân Thiện Nhẫn lại liên tục bị Công an (CA) phường 5 Q8, CA Q8, CA TPHCM liên tục sách nhiễu, bắt bớ và đánh đập không lý do. Đặc biệt nghiêm trọng là sự việc diễn ra vào ngày 25/11/2013:

Khoảng 6h chiều ngày 25/11/2013 các học viên Pháp Luân Công ra công viên luyện công như thường ngày thì nhìn thấy xung quanh khoảng 40-50 người gồm công an mặc thường phục và dân phòng đuổi toàn bộ người dân tập thể dục ra khỏi công viên, sau đó họ vây quanh chúng tôi và cưỡng ép lên 02 chiếc xe ô tô chở về công an P5, Q8, TPHCM. Tại đây họ đóng cổng hàng rào không cho bất kỳ ai ra vào. Sau đó, họ ép mỗi người (khoảng 10 học viên bao gồm những người 65 tuổi, 74 tuổi) vào từng phòng và ép cung cụ thể như sau:

Đối với bản thân tôi (Trần Quốc Sơn - kỹ sư môi trường), sau khi đưa tôi vào phòng thì khoảng 6-7 người không mặc cảnh phục ra vào tra hỏi và đánh đập tôi liên tục với hình thức: Một hay hai người tra hỏi còn người kia thì đánh. Với ba người đầu tiên, vì thấy họ không mặc cảnh phục nên tôi hỏi danh tính của họ thì họ liền dùng hai tay đấm liên tục vào mặt và thái dương của tôi, sau đó họ yêu cầu cung cấp thông tin về cá nhân tôi và việc tôi tập luyện Pháp Luân Công. Vì tôi thấy mình không vi phạm pháp luật nên tôi chỉ trả lời một số vấn đề, còn những vấn đề riên tư tôi không trả lời thì họ cho người khác (người tự xưng là Vũ Văn Bình mặc quần đùi áo thun tự xưng CATP trong phần thu âm) vào dùng giẻ cuộn tay để đấm liên tục vào mắt, hai bên thái dương, quai hàm, bụng, sườn, thúc gối vào bụng tôi. Vì thấy tôi vẫn không nói gì, người hỏi bước ra ngoài để người này ở lại dùng ghế xếp bằng inox phang liên tục vào đầu và mặt tôi hết cái ghế này đến cái ghế khác, đồng thời thêm một người nữa nhảy lên bàn và đá liên tục vào mặt tôi. Tổng cộng có 3 người tham gia việc đánh đập diễn ra từ 7h đến 9h, sau đó họ yêu cầu tôi ký vào biên bản lời khai và cấm tôi ra công viên tập (có vị CA TP tên là Tuấn nói rằng “nếu mày ra công viên tập tao sẽ kêu chú và người nhà tao gần đó ra đánh chết mẹ mày” ), tôi nhận thấy mình không vi phạm điều gì mà còn bị bắt về đánh đập nên tôi không ký. Bên ngoài người dân rất đông nhưng bị dân phòng và cảnh sát giao thông cả trong và ngoài khoảng 200 người vây chặt, người dân yêu cầu thả người nhưng họ vẫn giữ lại cho đến khoảng 10h đợi dân tản bớt rồi thì họ lén áp tải tôi lên xe đi cửa sau để đưa tôi về nhà.

Cùng thời gian đó thì anh Nguyễn Đức Nam (Kỹ sư xây dựng), như lời kể lại: “Họ (những viên an ninh không mặc cảnh phục) đưa mọi người lên lầu một và vì hết phòng nên họ làm việc với tôi ở lan can. Sau đó, họ cưỡng ép và tự ý lục soát đồ đạc trong balô và trên người tôi. Vì tôi thấy mình và mọi người bị ép đưa đến đây rất phi lý nên tôi yêu cầu họ cho gặp lãnh đạo để nói chuyện. Họ nói rằng họ đủ thẩm quyền để làm việc với tôi. Đến khoảng 7h tối, khi có nhiều người dân ở bên ngoài đòi thả người thì họ (người tự xưng là Vũ Văn Bình tự xưng CATP trong phần thu âm) mất hết kiên nhẫn và liên tục dùng bạo lực để ép cung tôi như: Dùng nắm đấm và cùi chỏ đánh bất ngờ vào thái dương, gáy, mắt, và những yếu huyệt trên cơ thể tôi, khiến tôi nhiều lần bị văng khỏi ghế ngồi. Khi thấy mắt tôi đầy tia máu, họ dừng lại và dùng ống sắt cuốn vào gối để đánh tiếp (mục đích để hạn chế gây chấn thương bên ngoài), còn người ngồi thẩm vấn thì quay mặt và che miệng cười. Đến hơn 9 h tối, họ yêu cầu tôi ký tên vào bản tường trình và yêu cầu tôi không được phép ra ngoài công viên. Tôi không làm theo yêu cầu của họ, một lúc sau họ cho tôi ra về.

Video dẫn chứng:


Sau khi chúng tôi ra về, họ cũng cho người theo dõi và giám sát liên tục. Còn ngoài công viên giờ đây ngày nào cũng có khoảng 20 người gồm bảo vệ, dân phòng, công an mặc thường phục, những người dân xung quanh công viên này bị họ lừa dối rất nặng. Đáng chú ý là khi chúng tôi nói với họ về cuộc đàn áp tàn ác của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với Pháp Luân Công thì họ liên tục cấm chúng tôi nói, cấm đả động đến ĐCSTQ, có vài vị còn nói rằng vì Trung Quốc mạnh hơn nên chúng ta... Là những học viên Pháp Luân Công sống theo Chân Thiện Nhẫn, mang lại lợi ích cho nhân dân lại bị đối xử tàn nhẫn, có chủ đích của bấy lâu nay của những bộ phận quyền lực này từ cấp Phường đến Quận cho đến Thành Phố. Ngay cả những quyền cơ bản nhất như quyền bất khả xâm phạm chỗ ở thì họ cũng đã đột nhập khám xét thu giữ tài sản mà không có văn bản giấy tờ, quyền bất khả xâm phạm thân thể cũng bị họ đánh đập tàn nhẫn, quyền tự do công dân cũng bị họ theo dõi liên tục, quyền tự do tín ngưỡngthì cũng bị họ cấm tập Pháp Luân Công, đến quyền được khiếu nại cũng bị họ xem như trò đùa không luật pháp mà bóp méo luật.




Trần Quốc Sơn
danlambaovn.blogspot.com

__________________________________

Đây là quá trình vi phạm nhân quyền, vi phạm Hiến Pháp mà họ đã thực hiện:

Ban Tuyên Giáo Trung Ương báo động về Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự

Theo tin tổng hợp từ nhiều nguồn, Ban Tuyên giáo Trung ương đảng CSVN đang chỉ thị cho các cấp ủy gấp rút tổ chức học tập nội bộ về sự ra đời của Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự (http://diendanxahoidansu.wordpress.com)

Một dẫn chứng về sự báo động này là phần trích từ tài liệu sinh hoạt chi bộ cho tháng 11/2013 sau đây.

CẢNH GIÁC, ĐẤU TRANH, KHÔNG THAM GIA DIỄN ĐÀN CÓ QUAN ĐIỂM SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH

Thời gian gần đây, các thế lực thù địch và các đối tượng cơ hội chính trị đã khởi xướng cái gọi là "Diễn đàn xã hội dân sự", với việc cho công bố trên Internet "Tuyên bố về thực thi quyền dân sự và chính trị", qua đó kêu gọi mọi người hưởng ứng, ký tên ủng hộ "Tuyên bố" để gửi lên lãnh đạo Đảng và Nhà nước đòi "chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta". Đây là một phần nằm trong âm mưu lâu dài của thế lực thù địch, nhằm thúc đẩy "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ ta, xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam, thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập ở Việt nam.


Thực hiện sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương về chủ động đấu tranh ngăn chặn những hành động chống phá của các thế lực thù địch, đồng thời làm tốt công tác chính trị, tư tưởng đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đề nghị các cấp ủy chi bộ cần đề cao trách nhiệm của mình trong việc tuyên truyền, nhắc nhở để cán bộ, đảng viên và nhân dân thuộc phạm vi lãnh đạo của mình thấy rõ âm mưu, thủ đoạn của các thể lực thù địch, đối tượng cơ hội chính trị thông qua sử dụng Internet, mạng xã hội, blog cá nhân để chống phá Đảng và Nhà nước ta. Đồng thời kiểm tra, kiểm soát, vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân không ký tên ủng hộ, và tham gia cái gọi là "Diễn đàn xã hội dân sự". Đối với những nơi phát hiện có người ký tên ủng hộ, tham gia "Diễn đàn xã hội dân sự" cần có biện pháp phù hợp, kịp thời để vận động, thuyết phục, hoặc tác động đến gia đình, người thân làm cho họ thấy việc làm sai trái của mình, từ đó tẩy chay, không tham gia vào "Diễn đàn xã hội dân sự".



------------------
** Xin cám ơn tất cả các anh chị đã nhanh chóng chuyển các tài liệu liên hệ về cho đài RadioCTM. Đây là những đóng góp quí báu để đưa sự thật đến đại khối đồng bào chúng ta.

BBT-DienDanCTM

Cuộc gặp với ông Jean Philippe Gavois - Đại Sứ Quán Pháp

Ls. Nguyễn Văn Đài
10 giờ sáng nay, 28 tháng 11 năm 2013, tôi có hẹn với ông Jean Philippe Gavois, Bí thư thứ nhất về chính trị của Đại sứ quán Pháp tại quán café Gecko ở Bách khoa. Trên đường từ nhà tới quán café, tôi đã thấy 1 lực an ninh đông đảo từ quận, thành phố, bộ và công an phường, ước chừng trên dưới 20 chiến sĩ. Họ được dải suốt từ nhà tôi tới quán Gecko, họ dụng điện thoại, camera, máy nghe từ xa để theo dõi. Đúng 10 giờ, xe của ông Gavois tới nơi hẹn, tôi tới và nói với ông ấy là nhân viên an ninh đang bao vây xung quanh chúng ta, ông có thấy bất tiện không? Ông ấy nói là ông ấy muốn xem an ninh sẽ hành xử thế nào, bởi cuộc gặp của chúng ta là hợp pháp. An ninh đứng xung quanh dùng điện thoại để chụp ảnh chúng tôi, ông Gavois cũng lấy điện thoại ra để chụp lại họ (Tôi sẽ xin ông ấy bức ảnh và gửi tới các bạn). Chúng tôi quyết định lên quán café ngồi, đồng thời chờ anh Phạm Chí Dũng tới.

Chúng tôi ngồi trò chuyện chưa được 10 phút thì người chủ quán tới thông báo là trưởng công an phường gọi điện yêu cầu đuổi khách đi, nếu không quán sẽ gặp rắc rối.
Chúng tôi cố ngồi thêm vì anh Phạm Chí Dũng chưa tới. Nhưng chỉ được vài phút, thì người chủ quán lại nài nỉ vì bị công an phường gọi thúc giục. Người phiên dịch thông báo lại cho ông Gavois, và chúng tôi quyết định rời quán và định chờ ô tô của Sứ quán tới rồi lên xe ngồi nói chuyện. Vừa lúc đó anh Dũng tới.

Chúng tôi đang chờ xe thì an ninh đứng xung quanh càng nhiều, nên ông Gavois quyết định chuyển tới quán café gần đó để nói chuyện. Chúng tôi vừa ngồi được khoảng 5 phút, thì bà chủ quán với nước mắt vòng quanh chạy lên và nói: Tôi là chủ quán, tôi không biết các anh là ai, nhưng công an ép tôi phải đuổi các anh, và họ đang thu hết đồ của quán tôi. Mong các anh thông cảm. Người phiên dịch thông báo cho ông Gavois. Ông ấy nói: Các anh thật vất vả, hoạt động thật khó khăn, tôi đã hiểu về VN nhiều hơn qua sự kiện này, các anh không cần phải nói nhiều về tình trạng nhân quyền. Tôi chứng kiến như vậy là quá đủ. Thông tin này sẽ được chia sẻ tới các đồng nghiệp của tôi.
Chúng tôi chia tay và hẹn gặp lại vào thời gian thích hợp.
Tuy cuộc gặp diễn ra ngắn ngủi, nhưng những gì cần thì đã được trao đổi và thực tiễn sảy ra đã giúp cho cuộc gặp thành công hơn mong đợi.


Nguyễn Thanh Giang: Đây là tư cách uỷ viên Hội Đồng Nhân Quyền LHQ?

Nguyễn Thanh Giang
Tác giả Nguyễn Thanh Giang
Nhà báo, nhà văn, tiến sỹ Phạm Chí Dũng từ Sài Gòn ra Hà Nội thăm thú bạn bè, họ hàng và lấy tư liệu bổ sung cho bản thảo cuốn sách viết về xã hội dân sự. Sau khi đã đến thăm Phạm Hồng Sơn, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Trọng Vĩnh …anh gọi điện hẹn 9h sáng nay (29 /11/2013) đến thăm tôi. Lý do gặp gỡ không có gì hệ trọng cả. Có lẽ chỉ vì lâu nay mới “văn kỳ thanh”, nay nhà văn muốn “kiến kỳ hình”để vấn an và chia sẻ bớt nỗi tủi phận của một ông già đã gần tám mươi. Hẳn là Phạm Chí Dũng, cũng như mọi người bình thường, không ai nghĩ rằng còn có thể đến để bàn bạc mưu sự gì lớn lao đối với một người như tôi lúc này.

Tôi mừng vì thấy có người từ xa còn đoái hoài đến mình. Tuy chưa gặp mặt bao giờ nhưng từng đọc, từng nghe nên tôi đánh giá cao tầm nhận thức của Phạm Chí Dũng nên nhắn tin rủ một số bạn bè đến cùng nghe chuyện của anh.

Không ngờ quan chức Đảng đối xử với chúng tôi tệ hại quá. Họ cử mấy chục công an vây ráp nhà tôi. Họ chặn từ đầu ngõ xa. Ai đến đều bị xua về.
Người năn nỉ cũng không được vào, người tức giận quát tháo họ cũng chỉ trơ trơ. Không giảng giải, không thuyết trình lý do. Một vài người khách lọt vào được đến cổng nhà tôi liền bị năm sáu công an, sắc phục có, thường phục có chặn lại. Người nhà ra đón, họ bảo không được mở cổng. Tôi ra mở cổng “Mời bác và anh em công an cùng vào nhà xơi nước, đừng đứng ngoài này vừa lạnh vừa làm cho hàng xóm nhìn không đẹp mắt”. Họ không vào, cũng không trả lời, chỉ dứt khoát yêu cầu khách của tôi phải ra về! Tôi thương và thấy khổ tâm đối với mấy ông bạn già của tôi quá. Vì lời mời của mình mà các vị đã phải lặn lội trên dưới chục kilomet rét mướt đến đây thế này!

Không biết những ai bị bắt nhưng chắc chắn Phạm Chí Dũng và Lê Quốc Quyết (em Lê Quốc Quân) đã bị điệu lên đồn công an cách nhà tôi hơn một kilomet. Họ câu lưu Pham Chí Dũng để thẩm vấn suốt sáu tiếng đồng hồ. Khi tôi gọi được vào mobil của Dũng thì nghe anh phàn nàn anh rất mệt mỏi và đang trên đường ra sân bay trở về Sài Gòn. Anh cho biết họ đã quần thảo anh bằng những câu hỏi rất vô nghĩa lý để cuối cùng đưa cho anh một quyết định cảnh cáo, trong đó yêu cầu không được tiếp xúc với các đối tượng: Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân.

Sao lại trâng tráo ngang ngược đến vây! Cho đến bây giờ tôi vẫn là một người Việt Nam bình thường, được Luật pháp và Hiến pháp bảo vệ cho được hưởng mọi quyền lợi của một công dân kia mà. Tôi không những chưa hề phạm pháp mà trong suốt cuộc đời công tác chưa hề bị bất kỳ hình thức kỷ luật nào.

Cấm cản một cách tùy tiện, vô lý như vậy tức là họ đã ngang nhiên chà đạp lên Luật pháp và Hiến pháp Việt Nam, trong khi đó Điều 4 Hiến pháp có ghi: ĐCSVN hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật.

Tuổi già không còn đòi hỏi gì nhiều về quyền con người. Không nói đến điều to lớn như tự do ngôn luận, một chút yêu cầu được chia sẻ thông tin, trao đổi tình cảm thiết nghĩ là quyền con người tối thiểu của chúng tôi sao cũng bị tước đoạt một cách dã man như thế!.

Phải chăng đấy là tư cách của một tân ủy viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc?!

Hà Nội 29 tháng 11 năm 2013
 Nguyễn Thanh Giang 
Số nhà 6 – Tập thể Địa Vật lý Máy bay
Trung Văn – Từ Liêm – Hà Nội
 
Mobi: 0984 724 165

Xin đừng ''chỉ đạo làm rõ'' nữa.

Người Buôn Gió
Tướng Nhanh cũng thường hay "chỉ đạo làm rõ..."
Mỗi khi trong xã hội xảy ra một vụ việc gì gây bức xúc trong dư luận, khi dư luận lên gần đỉnh điểm của sự phẫn nộ. Thế nào cũng có một quan chức cấp cao, thậm chí là rất cao đứng ra phán - cần phải làm rõ, quyết liệt làm rõ, phải xem xét trách nhiệm, không bao che.....

Những vụ xa xôi như vụ sập cầu Cần Thơ, chìm tàu, đắm đò.....xa xôi chả nói làm gì. Dù người chết mộ còn chưa xanh cỏ mà nói '' xa xôi '' cũng bởi nhiều vụ liên tiếp xảy ra quá. Nên chỉ nói vụ gần.

Vụ nổ kho pháo trên Phú Thọ, dư luận ầm ĩ. Bí thư tỉnh ủy vào cuộc, rồi bộ trưởng quốc phòng vào cuộc chỉ đạo làm rõ. Kết cục là gì, là chìm xuồng. Nguyên nhân được làm rõ là ''có thể là ''

- pháo hoa tự gây nổ.

Vụ trẻ em tiêm vắc xin chết , bộ y tế vào cuộc chỉ đạo làm rõ. Nguyên nhân '' không loại trừ khả năng''

- Sốc phản vệ.


Vụ án oán của ông Chấn Bắc Giang đang được chỉ đạo làm rõ, nguyên nhân thì chưa đưa ra kết quả. Nhưng có ông tiến sĩ đã lên báo phong phanh dạm tinh thần dư luận trước là .

- Một phần cũng do ông Chấn tự nhận tội mới thành thế.

Vụ xả lũ thủy điện chết hàng chục mạng người, thiệt hại của nhân dân hàng chục tỷ, nhiều gia đình táng gia bại sản sau khi được đề nghị làm rõ thì là do chưa biết, nhưng việc xả lũ là do đúng quy trình. Lúc lũ nhiều nhất dân chết ít, sau lũ dân chết nhiều.

Trích lời PTT Hoàng Trung Hải trả lời phóng viên.

''  Tại sao thông tin truyền đạt đến mọi người như vậy nhưng số lượng người chết vẫn nhiều?

Tôi đã yêu cầu các địa phương làm rõ việc này. Họ nói rằng khi lũ về mạnh thì số người chết lại ít nhất, những vùng ngập sâu, ngập nặng thì lại không chết nhiều bằng những vùng ngập ít hơn và lũ nhẹ. Không những thế, người chết sau lũ lại nhiều hơn, tức lũ xuống rồi, đang giảm rồi, dân ra đi làm đồng, nhặt con cá, con tôm, hay đi giúp đỡ nhau… đều rất đáng tiếc.''



Ầm ĩ nhất là vụ Vinashin thất thoát hàng chục nghìn tỷ ( có lúc nói hơn trăm nghìn) sau khi chỉ đạo quyết liệt làm rõ sai phạm thì Vinashin biến mất bởi đòn tái cơ cấu, số nợ của tập đoàn này để lại cho đất nước gánh chịu.

Tìm kiếm cụm từ '' chỉ đạo làm rõ '' trên trang tìm kiếm google thấy kết quả thật kinh hoàng


Khoảng 70.700.000 kết quả (0,15 giây) 
Bảy mươi triệu bảy trăm nghìn kết quả, con số thật ấn tượng cho một cụm từ. Điều đó có nghĩa có vô số muôn vàn cái câu '' chỉ đạo làm rõ '' được ban bố, được nhắc đến như là một sự nghiêm túc của chính quyền khi làm việc. Thậm chí nó còn như một sự ban ơn nữa.

Nhưng thử hỏi bao nhiêu phần triệu trong số đó có được kết quả  làm rõ thỏa lòng người dân.

Nước có phép nước, có luật pháp, có hiến pháp, có các bộ máy ban ngành đầy đủ chức năng. Việc sai phạm xảy ra, cơ quan nào có trách nhiệm tự khắc cơ quan đó phải vào cuộc giải quyết giải quyết. Tại sao phải cần '' chỉ đạo làm rõ '' . Chả lẽ không có chỉ đạo thì không cơ quan chức năng nào làm rõ hay sao.? Nhiều quốc gia đã có lúc vô chính phủ hay chính phủ ngừng hoạt động, nhưng các bộ máy công quyền, cơ quan chức năng vẫn làm việc tốt mà không cần thành viên chính phủ nào đứng ra chỉ đạo làm rõ cả. 

Vậy ''chỉ đạo làm rõ '' ở nước ta là để làm gì.?

Xin thưa, là để tìm ra một nguyên nhân nào đó khiến dư luận cứng họng, khiến không kẻ nào có thể phê phán được người có trách nhiệm. '' Chỉ đạo làm rõ '' nguyên nhân sự việc nói một cách dễ hiểu là chỉ đạo tìm nguyên nhân nào đó để vụ việc chìm xuồng. Chấm dứt sự bàn tán của dư luận.

Bởi thế 260 kg ma túy đi vào VN, đóng vào thùng loa, phủ socola, đưa qua các khâu kiểm tra rồi lên máy bay ra nước ngoài. Sau khi được '' chỉ đạo làm rõ '' thì nguyên nhân là tại máy soi hỏng đúng hôm đấy.?

Đã bao lần dư luận bùng lên  phẫn nộ, rồi dịu xuống khi thấy một quan chức cấp cao đứng ra hò hét '' chỉ đạo làm rõ ''. Rồi sau đó kết quả làm rõ là một sự tẽn tò cho những người bức xúc.

Chúng ta ( những người dân ) hãy thử ngẫm xem, bao nhiêu lần quan chức cao cấp của đất nước này hò hét '' chỉ đạo làm rõ '' và bao nhiêu phần triệu trong số đó được làm rõ một cách khách quan.

Có lẽ đến lúc phải chắp tay lạy các ông chính phủ, xin ông đừng chỉ đạo làm rõ nữa, chúng tôi biết nguyên nhân rồi, khổ lắm, nói mãi.

DienDanCTM
nguồn: http://nguoibuongio1972.blogspot.com/2013/11/

vendredi 29 novembre 2013

Vì sao an ninh giữ ông Phạm Chí Dũng?


Phạm Chí Dũng
Ông Phạm Chí Dũng 'bị câu lưu' nhiều tiếng đồng hồ ở đồn Công an Trung Mỗ
Một blogger tại Sài Gòn vừa bị chính quyền bắt câu lưu sau khi có các cuộc gặp gỡ với giới bất đồng chính kiến ở Hà Nội.
Hôm 29/11/2013, trong lúc tới thăm nhà của Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang, một nhà bất đồng chính kiến, ông Phạm Chí Dũng, một blogger đã đang cộng tác với nhiều đài báo ở trong nước và nước ngoài đã bị an ninh đưa về một đồn công an, câu lưu nhiều giờ.

"Nội dung làm việc xoay quanh các vấn đề tôi ra Hà Nội gặp gỡ những ai, nhằm mục đích gì và có thể họ cũng muốn nhấn nhá một chút về việc liệu tổ chức nào có thể hình thành hay không,Trao đổi với BBC hôm 29/11/2013, ngay khi vừa đặt chân trở lại Sài Gòn sau khi bị câu lưu 6 giờ đồng hồ trong một đồn cảnh sát ở Huyện Từ Liêm, blogger Phạm Chí Dũng nói:
"Chẳng hạn như là tôi có tham gia vào một tổ chức hội đoàn như là Hội Anh em Dân chủ của Luật sư Nguyễn Văn Đài hay là Diễn đàn Dân sự v.v..."
Ông Dũng nói ông đã bị nhà cầm quyền ngăn chặn không cho tiếp xúc với ông Nguyễn Thanh Giang, khi dự kiến gặp mặt nhà bất đồng chính kiến tại nhà riêng của Tiến sỹ Giang.
"Nội dung làm việc xoay quanh các vấn đề tôi ra Hà Nội gặp gỡ những ai, nhằm mục đích gì và có thể họ cũng muốn nhấn nhá một chút về việc liệu tổ chức nào có thể hình thành hay không"
TS Phạm Chí Dũng
Nhà báo tự do cho rằng chính quyền cần xem lại việc họ 'phong tỏa' Tiến sỹ Giang và cản trở nhà bất đồng chính kiến tiếp xúc với khách khứa.
Ông Dũng nói: "Ngăn chặn quyền tự do đi lại như thế này nó lộ liễu và nó phô diễn quá, tôi cho là không nên một chút nào."
Blogger cũng cho biết hôm thứ Năm, ông và Luật sư Nguyễn Văn Đài đã bị ngăn cản không cho tiếp xúc với một quan chức ngoại giao của Đại sứ Quán Pháp tại Hà Nội.
Trước đó, Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang nói với BBC lúc khoảng 9 giờ sáng, ông Dũng đang tới thăm nhà riêng của ông, đi cùng có người em trai của ông Lê Quốc Quân là ông Lê Quốc Quyết, thì bị lực lượng an ninh bao vây dày đặc khu vực nhà ông Giang, đưa về đồn công an khu vực.
"Ông Phạm Chí Dũng trước đó có tới thăm một số vị khác là các ông Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân v.v...
"Tôi có gọi điện cho ông ấy khi ông ấy đang bị câu lưu. Ông Dũng nói với tôi là ông ấy đã phải làm việc với an ninh và trong một tình trạng rất mệt mỏi," Tiến sỹ Giang nói với BBC.

'Bất bình'

Cũng cùng ngày, trước đo, ông Lê Quốc Quyết xác nhận với BBC ông và ông Phạm Chí Dũng đã bị "mời" về đồn Công an Trung Mỗ, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Tại đây, theo lời của ông Quyết, ông Phạm Chí Dũng đã bị an ninh câu lưu tới khoảng 3 giờ chiều và sau đó được áp tải ra sân bay Nội Bài để trở lại Sài Gòn.
"Tôi và anh Dũng được đưa tới đồn công an Trung Mỗ, nhưng tại đây những người làm việc với chúng tôi giới thiệu họ là an ninh của Thủ Đô,
TS Nguyễn Thanh Giang
TS Nguyễn Thanh Giang bất bình về việc khách bị ngăn cản thăm nhà ông
"Họ nói là mời chúng tôi làm việc, nhưng tôi đề nghị họ cần có giấy mời từ trước, sau khi thấy không có cơ sở làm việc với họ, tôi đã không tham dự và trở ra, chỉ còn anh Dũng ở lại đó."
Theo lời ông Quân, ông Phạm Chí Dũng ra Hà Nội đợt này đã tiếp xúc với gia đình của anh trai ông, Luật sư Lê Quốc Quân, người đang bị giam giữ vì tội 'trốn thuế'.
"Anh Dũng có gặp chị dâu tôi và hỏi thăm về sức khỏe của gia đình và anh Quân, các cuộc gặp gỡ chỉ mang tính chất bạn bè, thân thiện."
Ông Nguyễn Thanh Giang trong khi đó cho BBC hay ông rất 'bất bình' vì việc chính quyền đã cử một lực lượng bao vây nhà ông và ngăn chặn không để cho ông Dũng và các khách khứa vào nhà ông.
"Tôi có mời một số bạn bè tới để nghe ông Dũng nói chuyện về thời sự, bản thân tôi là một nhà khoa học, từng đóng góp, cống hiến nhiều, họ không thể đổi xử với tôi và các khách khứa tới nhà tôi như vậy, chúng tôi đều là những người đàng hoàng,

"Tôi không phải là một tội phạm và chúng tôi không làm điều gì khuất tất cả," tiến sỹ địa vật lý, người đồng thời là một nhà bất đồng nói

Phản ứng về Hiến Pháp đã được sửa đổi của Việt Nam


Luật sư Nguyễn văn Đài nói rằng đáng thất vọng là giới lãnh đạo Việt Nam đã loại trừ bất cứ cơ chế nào để chuyển đổi sang chế độ đa đảngLuật sư Nguyễn văn Đài nói rằng đáng thất vọng là giới lãnh đạo Việt Nam đã loại trừ bất cứ cơ chế nào để chuyển đổi sang chế độ đa đảng

Việc sửa đổi Hiến Pháp năm 1992 không có gì thay đổi là bởi vì chủ yếu của Đảng Cộng Sản Việt Nam là vẫn muốn duy trì quyền lực độc tôn của đảng. Nhưng tôi nghĩ trong lần này, họ đã tạo ra một chấn thương rất lớn trong nội bộ đảng, khi mà có một số những trí thức, cán bộ sẵn sàng bỏ đảng bởi vì mong muốn có một sự thay đổi nhưng cuối cùng, đảng đã đi ngược lại cái điều mong chờ, tạo ra sự phẫn uất.
Hiến Pháp năm 2013 do quốc hội Việt Nam thông qua với đa số phiếu áp đảo hôm qua, sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng Giêng năm 2014, thay thế Hiến Pháp 1992, nhưng trên thực chất không có sửa đổi đáng kể nào trong các lĩnh vực chính trị và kinh tế. Hoài Hương tường trình một số phản ứng đối với bản Hiến Pháp này:

Hiến Pháp mới của Việt Nam vẫn duy trì vai trò độc tôn của Đảng Cộng Sản Việt Nam và vai trò chủ đạo của các công ty quốc doanh, đã gây thất vọng cho các tổ chức doanh nghiệp và thành phần ủng hộ cải cách, trước đó đã hy vọng rằng giới lãnh đạo Việt Nam sẽ tạo ra một sân chơi công bình hơn để tăng tính cạnh tranh trên trường quốc tế.

Đó là nhận định được đăng trên báo The Wall St. Journal số ra hôm 29 tháng 11. Tờ báo tường thuật phản ứng của Phòng Thương mại Hoa Kỳ ở Việt Nam, AmCham, nói rằng thật là đáng tiếc, Hiến Pháp mới tái khẳng định vai trò chủ đạo của nhà nước trong nền kinh tế, AmCham trước đó đã hy vọng rằng hiến pháp được sửa đổi sẽ tạo ra một sân chơi công bằng hơn cho doanh nghiệp tư nhân, như thế không những sẽ kích thích lĩnh vực tư, mà còn có khả năng cải thiện việc quản lý các công ty quốc doanh qua cạnh tranh.

Tờ báo cũng trích lời luật sư Nguyễn văn Đài ở Hà nội, nói thật là đáng thất vọng là giới lãnh đạo Việt Nam đã loại trừ bất cứ cơ chế nào cho một sự chuyển đổi sang một chế độ đa đảng. Như nhiều người chỉ trích, Luật sư Nguyễn văn Đài nói văn kiện này “không có thay đổi gì  đáng nói so với Hiến pháp cũ, bởi vì đa số các thành viên trong Ủy ban Dự thảo Hiến Pháp đều là đảng viên của Đảng Cộng Sản, không thực sự đại diện cho quần chúng”.

Tin của Reuters hôm nay nhắc đến ông Lê Hiếu Đằng, một cựu cán bộ kỳ cựu của Đảng Cộng Sản Việt Nam nay trở thành một trong những người chỉ trích đường lối của Đảng, cực lực phản đối lần sửa đổi Hiến Pháp kỳ này. Ông nói ông đã “chiến đấu cho một xã hội tốt đẹp hơn, một cuộc sống công bằng hơn cho người dân. Nhưng nay, người lao động vẫn nghèo, nông dân thì mất đất”, và ông cho rằng “sự thể này là không thể chấp nhận được. Việt Nam đang nằm dưới quyền độc tôn chính trị của một chế độ độc tài.” 

Một trong những động cơ chủ yếu của việc sửa đổi Hiến Pháp lần này là Đảng Cộng Sản Việt Nam muốn tạo tính chính danh và được quần chúng ủng hộ trong vai trò độc quyền cai trị đất nước. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng một mục tiêu khác là tạo sự ổn định trong quyền lực cai trị trong nội bộ Đảng, trong bối cảnh có nhiều thay đổi hiện nay.

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho ban Việt ngữ - VOA, ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư của Đảng Việt Tân, nói ông không chờ đợi gì nhiều về việc sửa đổi Hiến Pháp lần này, bởi vì Đảng Cộng Sản Việt Nam chủ trương không chấp nhận bất cứ sự đối lập nào. Ông nhận định về một số sửa đổi trong Hiến Pháp mới như sau:

Họ đã duy trì sự độc tôn và họ chối từ tất cả những khát vọng, những đòi hỏi dân chủ tự do của người dân thì rõ ràng là sự chính danh này nó không có. Tuy nhiên trong Hiến Pháp kỳ này, họ bị áp lực của những xu thế chung họ có một số thay đổi. Đầu tiên là đưa hẳn một chương liên quan về quyền con người, thì rõ ràng trong xu hướng dân chủ hóa. Và điều thứ hai là vị trí của đảng càng ngày càng suy yếu trong sự vận hành của nhà nước cho nên họ phải tăng cường vị trí của Chủ tịch nước, để cân bằng với vị trí của Thủ Tướng, để tránh sự lộng quyền của Thủ Tướng. Chính vì vậy mà tôi nghĩ kỳ sửa đổi Hiến Pháp này, một trong các mục tiêu của họ không phải là để thay đổi kinh tế hay tạo sự chính danh, mà mục tiêu là sắp xếp làm sao tạo sự ổn định trong vấn đề quyền lực cai trị của đảng trong bối cảnh thay đổi này.”

Về khía cạnh kinh tế, ông Lý Thái Hùng nói trong thời buổi kinh tế thị trường, mà Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì vai trò chủ đạo của quốc doanh, vai trò của nhà nước, là đi ngược lại xu hướng chung của những cải đổi kinh tế mà người dân mong muốn, là muốn quyền tư hữu và luật chơi của thị trường phải được tôn trọng.

Ông Lý thái Hùng cho rằng những bức xúc do việc thông qua Hiến Pháp lần này có thể đưa đến nhiều đối kháng hơn trong những ngày sắp tới.

“Việc sửa đổi Hiến Pháp năm 1992 không có gì thay đổi là bởi vì chủ yếu của Đảng Cộng Sản Việt Nam là vẫn muốn duy trì quyền lực độc tôn của đảng. Nhưng tôi nghĩ trong lần này, họ đã tạo ra một chấn thương rất lớn trong nội bộ đảng, khi mà có một số những trí thức, cán bộ sẵn sàng bỏ đảng bởi vì mong muốn có một sự thay đổi nhưng cuối cùng, đảng đã đi ngược lại cái điều mong chờ, tạo ra sự phẫn uất. Chính từ sự phẫn uất đó nó sẽ có những vụ đối kháng mạnh mẽ hơn trong thời gian trước mặt.”

Ông Lý Thái Hùng được bầu làm Tổng Bí thư Đảng Việt Tân từ năm 2001. Đảng Việt Tân là một đảng đấu tranh để dân chủ hóa Việt Nam một cách bất bạo động, bị cấm hoạt động ở Việt Nam và bị chính quyền tại Hà nội coi như một tổ chức khủng bố, mặc dù chính phủ Mỹ đã nhiều lần nói rằng không có chứng cớ gì để nói Việt Tân là một tổ chức khủng bố.

“TÔI KHÔNG PHẢI KHỦNG BỐ, SỰ THẬT ĐÃ CHỨNG MINH TÔI VÔ TỘI” - ĐINH NGUYÊN KHA


Ấp3, Xã Mỹ Phú – Thủ Thừa – Tp. Tân An – Long An. 29 /11/ 2013

Chiều hôm trước, mẹ Liên lại phải làm công việc quen thuộc là xin giấy thăm nuôi tại CA Tỉnh Long An. Nhưng lần này, phía An Ninh nói rằng không cần phải xin giấy tờ gì nữa. Gia đình cứ đến trại giam và làm thủ tục gặp mặt, gửi quà. Mẹ thắc mắc thì được giải thích rằng: “Án khủng bố của Kha đã đình chỉ điều tra. Bây giờ Kha chỉ thụ án theo điều 88 BLHS. Khi thăm nuôi, không cần phải xin giấy ở đây nữa”. Mẹ mừng thầm.

10h, Chúng tôi có mặt tại trại giam công an Thỉnh Long An. Trời nắng nhẹ, người đi thăm nuôi cũng không quá đông. Chúng tôi được chào đón bởi anh an ninh quen thuộc, tay cầm máy ghi hình, miệng tươi cười bắt tay mẹ Liên. Mẹ nói: “ Hôm nay cô vui, mặc đồ đẹp, chú quay cho cô đẹp nhé, cô cảm ơn”. Anh kia lại cười.

Chúng tôi được dẫn vào phòng hỏi cung sâu phía trong trại giam. Kha được dẫn ra ngay sau đó, nét mặt vui vẽ, khỏe mạnh. Dáng người Kha đã khá hơn trước rất nhiều, có vẽ như đang tăng cân, nhìn người vạm vỡ. Kha móc trong túi ra 2 tờ Quyết định và nói rằng :“Vụ án khủng bố đã xếp lại, họ đã đưa ra quyết định đình chỉ điều tra”. Mẹ Liên cầm đọc sơ qua:
- Căn cứ vào khoảng 2 điều 25 Bộ Luật Hình Sự (BLHS), điều 34 và 164 Bộ luật tố tụng hình sự. Quyết định đình chỉ điều tra bị can Đinh Nguyên Kha trong vụ án hình sự “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân”.
Quyết định đình chỉ điều tra vụ án của cơ quan an ninh điều tra tỉnh Long An
Mọi người vui lắm, không khí buổi gặp gỡ trỡ nên xáo động lạ thường. Những đau khổ, khó khăn cùng với nỗi lo sợ cũng đã tan biến đi, để lại niềm tin vào một tương lai rộng mở.Những gì chúng tôi chờ đợi cũng đã đến. Công lý đã được trả lại theo đúng nghĩa của nó. Và bây giờ, Kha chỉ bị thụ án theo điều 88 BLHS.

Tôi luôn nhắn nhủ rằng: “ Cố lên em trai, em sẽ ra tù trong nay may. Hãy vững tin, Đinh Nguyên Kha”
10h30, chúng tôi ra về. Ngày đầy kỷ niệm.— cảm thấy hạnh phúc cùng với Nguyễn Lân Thắng và 8 người khác tại Thủ Thừa - Long An.

Nguồn: Facebook Đinh Nhật Uy

CA Hà Nội sách nhiễu nhà báo Phạm Chí Dũng


CTV Danlambao - Lúc 09 giờ sáng nay, 29/11/2013, nhà báo Phạm Chí Dũng cùng anh Lê Quốc Quyết đã bị công an Hà Nội sách nhiễu khi đến nhà riêng tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang để thăm và trò chuyện. Cả hai sau đó bị câu lưu tại trụ sở công an phường Trung Văn (huyện Từ Liêm, Hà Nội) để 'làm việc'.

Được biết, ngay trong sáng cùng ngày, khu vực nhà riêng của TS Nguyễn Thanh Giang tại khu Tập thể Địa Vật lý Máy bay (Xã Trung Văn – Từ Liêm – Hà Nội) đã bị khoảng gần 50 công an bao vây, cô lập.

TS Nguyễn Thanh Giang cho biết, buổi gặp gỡ đã được hẹn sẵn cùng với một số người bạn do ông mời đến. Tuy nhiên, công an đã chặn ngay đầu ngõ và không cho ai ra vào.    

'9 giờ sáng hôm nay công an đến bao vây nhà tôi ghê gớm lắm. Ai đến đều bị họ đuổi về hết'.

'Từ đầu ngõ đi vào nhà tôi khoảng 60-70 mét, họ chặn xe cộ ở ngoài đó. Có người bảo vài chục công an, có người bảo 40-50 công an. Họ đứng đầy ngoài ấy.'

'Có vài người lọt được vào bên trong thì liền có 5-6 công an sắc phục, thường phục đến đứng chặn ngay trước cổng nhà tôi không cho ai vào'.

Khi anh Lê Quốc Quyết cùng nhà báo Phạm Chí Dũng đến nơi thì bị công an chặn lại sách nhiễu. Cả hai bị đưa về trụ sở CA phường Trung Văn để 'làm việc'. 

Anh Lê Quốc Quyết sau đó đã rời khỏi trụ sở CA, còn nhà báo Phạm Chí Dũng vẫn ở lại 'làm việc'. Theo dự kiến, ông Dũng sẽ đáp chuyến bay trở về Sài Gòn vào lúc 6 giờ chiều cùng ngày. 

'Làm việc ngạo ngược'

TS Nguyễn Thanh Giang cho biết ông không thể lý giải nổi nguyên nhân tại sao phía CA lại có những hành vi ngăn chặn việc đón tiếp khách của gia đình ông vào sáng nay.

Nhà báo Phạm Chí Dũng bị bắt đi khi bản thân ông Giang còn chưa kịp nhìn thấy mặt khách.

'Họ làm những cái việc rất ngạo ngược. Họ đã ngạo ngược suốt bao lâu trong lịch sử đối với đất nước, đối với dân tộc cũng như đối với những cá nhân khác và đối với tôi.'

'Không phải bây giờ, bao nhiêu cuộc khám xét nhà tôi, bắt và hành hạ tôi'

'Bao nhiêu lần họ lôi tôi đến công an phường,công an quận, công an bộ đều không có lý do nào xác đáng cả, nếu có lý do xác đáng họ đã bỏ tù tôi lâu rồi.' 

'Họ cứ thích là làm', TS Nguyễn Thanh Giang nói.

Trang blog Nguyễn Tường Thụy cũng đã đưa tin về vụ việc, đồng thời cho biết: "Vào lúc 14 giờ hôm nay, tôi (NTT) gọi điện cho Phạm Chí Dũng thì không liên lạc được".

Nhà báo Phạm Chí Dũng là một cây bút nổi tiếng với nhiều bài viết về tình hình kinh tế, chính trị tại Việt Nam. Ông từng bị bắt giam 6 tháng vì những loạt bài phơi bày sự thật về tình trạng tham nhũng và các nhóm lợi ích tại Việt Nam. Trước khi bị bắt (tháng 7/2012), ông Dũng là một cán bộ công tác tại ban An ninh Nội chính Thành ủy TP HCM.

'Quốc hội khóa 13 có tội với dân tộc'



BBC - Trao đổi với BBC ngày 28/11, ngay sau khi Hiến pháp sửa đổi được thông qua, Giáo sư Tương Lai nhận định rằng bản Hiến pháp mới này là 'một bước lùi' vì 'sẽ đưa dân tộc vào con đường khó khăn trước những thách thức của thời đại, khi thế giới đang có rất nhiều biến động'.

Ông kể rằng trước khi Quốc hội thông qua Hiến pháp thì thì 'một số anh em ngồi với nhau sáng nay vẫn hồi hộp hy vọng rằng chắc sẽ có một số phiếu phủ quyết của những người đại biểu có suy nghĩ, có lương tri và lương tâm'

Ông lên án Quốc hội khóa 13 là 'có tội với Tổ quốc và nhân dân' và cá nhân các đại biểu Quốc hội đã ấn nút thông qua 'sẽ chịu trách nhiệm nặng nề trước tổ quốc, trước dân tộc'.

Ông nói có rất nhiều người dân không đồng ý với bản Hiến pháp này và gọi những người này là 'lực lượng im lặng'.

"Bản thân lực lượng im lặng đó họ vẫn chất chứa trong họ ngọn lửa yêu nước và khát vọng tự do dân chủ. Ngọn lửa ấy vẫn âm ỉ, khi được khơi dậy, thổi bùng lên, thì sẽ trở thành một ngọn lửa rất mạnh mẽ," ông nói.

Luật sư Trần Thanh Hiệp: Việt Nam không có hiến pháp – Chỉ có cương lĩnh của đảng


Phạm Trần - Trần Thanh Hiệp (Danlambao) - Sáng ngày 28/11/2013, sau hai năm tiêu phí không biết bao nhiều tiền bạc của dân để thực hiện các cuộc thảo luận và lấy ý kiến giả hiệu dân chủ, 486/488 Đại biểu Quốc hội Nhà nước Cộng sản Việt Nam đã thực hiện cuộc bỏ phiếu “ấn nút” để chấp thuận Hiến pháp sửa đổi, hay còn được gọi là Hiến pháp 2013, đạt tỷ số gần 100%. Có 2 Đại biểu không bỏ phiếu, nhưng danh tính không được tiết lộ.

Không có phiếu nào chống Hiến pháp mới cũng là điều dễ hiểu vì hầu hết người bỏ phiếu là đảng viên Cộng sản.

Hiến pháp mới có 11 Chương, 120 Điều, giảm 1 Chương và 27 Điều so với Hiến pháp 1992, nhưng vì Hiến pháp làm ra chỉ để thi hành Cương lĩnh của đảng Cộng sản nên quyền quyết định Hiến pháp của người dân đã không được tôn trọng.

Nội dung bài Phỏng vấn của chúng tôi (Phạm Trần) với Luật sư Trần Thanh Hiệp, một chuyên gia Pháp luật và Hiến pháp thời Việt Nam Cộng hòa là nhằm đưa ra ánh sáng những âm mưu tăm tối ghi trong Hiến pháp mới của đảng CSVN.

Cuộc phỏng vấn được phổ biến trong Chương trình “Những Vấn Đề Việt Nam” của Đài Truyền hình SBTN ngày 29/11/2013, vào lúc 8:00 PM giờ miền Tây Hoa Kỳ, hay 11:00 PM giờ Đông bộ nước Mỹ.

Phạm Trần


Nhà báo Phạm Trần (Phải) và Ls. Trần Thanh Hiệp Trái

Sau đây là toàn văn cuộc phỏng vấn: 

H: Một cách tổng quát, xin ông cho biết sự khác biệt quan trọng nhất giữa Hiến pháp cũ 1992 và Hiến pháp mới 2013?

TTH: Theo tôi, cái gọi là Hiến pháp cũ 1992 với cái gọi là Dự thảo sửa đổi Hiến pháp mới 2013 vừa rất giống nhau lại vừa rất khác nhau. Tại sao rất giống nhau? Tại vì cả hai văn bản này đều là hai tài liệu xuất phát từ một nguồn gốc chung, đó là “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa (sửa đổi và bổ sung năm 2011)”. Và cả hai đều được dung để áp dụng cương lĩnh ấy. Thế tại sao lại còn khác nhau? Tại vì cái gọi là bản dự thảo mới, năm 2013 đã sửa lại rất nhiều tài liệu cũ, đến mức tổng cộng đã sửa trên 100 điều cũ và còn thêm vào 12 điều mới nữa. Điều rất ngộ nghĩnh là tuy sửa và thêm quá nhiều như vậy mà rút lại cũng chỉ để thực hiện đường lối cai trị cũ là bản Cương lĩnh toàn trị nói trên của đảng. Tôi rất tiếc đã phai trả lời một cách không bình thường có vẻ như chọc cười như thế, nhưng có nói như vậy mới đúng với cách nói và cách làm “vẫn như cũ” của những người cầm quyền cộng sản ở trong nước.

H: Tại sao Hiến pháp mới phải dựa vào “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa” (bổ sung và phát triển năm 2011) để viết hầu bảo vệ cho bằng được quyến lãnh đạo độc tôn cho đảng như quy định trong Điều 4 trong khi Hiến pháp mới là bộ “luật cơ bản” và “có hiệu lực pháp lý cao nhất” của nhà nước Việt Nam? 

TTH: Tại vì đối với những người cầm quyền cộng sản thì chỉ có “Cương Lĩnh” mà thôi, không có Hiến pháp. Cái mà họ gọi tên là Hiến pháp là chỉ để cho người dân trong nước cũng như dư luận quốc tế lầm tưởng rằng ở Việt Nam đã có những bản Hiến pháp theo đúng nghĩa của Luật Hiến Pháp phương Tây. Kỳ thực chưa hề bao giờ có loại Hiến pháp “đồ ngoại” này, chỉ có những văn bản mang tên Hiến pháp nhưng, như Stalin, Mao Trạch Đông đã nói, là để thể chế hóa đường lối cầm quyền của đảng cộng sản, không khác gì ngày xưa vua chúa ban hành Hiến Chương để tuyên bố cho dân biết dân được cai trị theo luật lệ nào. Chứ không phải là để cam kết tôn trọng, thực hiện và bảo vệ nguyện vọng, ý chí của dân, như tại các nước dân chủ hiện nay trên thế giới. Nói cách khác và nói một cách dễ hiểu thì chuyện ban hành, sửa đổi Hiến pháp dưới nhưng chế độ cộng sản là những màn ảo thuật để biến hóa độc tài thành dân chủ. Không phải chỉ ở trên sân khấu tuồng kịch mà ở trong xã hội. Ngày xưa thì nhờ vào bưng bít, khủng bố tập đoàn cộng sản đã lừa được dân. Nhưng này nay dân đã trưởng thành nên các chế độ độc tài đảng trị cộng sản đã lần lượt nối tiếp nhau sụp đổ như những lâu đài trên bãi cát. Chỉ còn lại dăm ba chế độ tàn dư còn hấp hối trên giường bệnh chờ đợi giây phút lìa đời. 

Những mâu thuẫn và hạn chế


H: Theo ông, có hay không có sự “mẫu thuẫn” trong Điều 53 mới, viết rằng: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.”? 

TTH: Đương nhiên là có mâu thuẫn vì nếu toàn dân là chủ sở hữu thì không thể đồng thời lại còn thuộc quyền sở hữu của bất cứ người chủ nào khác nữa. Ở đây, những người cầm quyền cộng sản ở Hà Nội lập luận rằng Nhà nước do họ thiết lập và áp đặt bằng luật pháp đảng tri, tòa án, công an, nhà tù đã “đại diện” dân để “quản lý”. Nhưng thử hỏi dân đã ủy cho họ quyền “đại diện” hồi nào? Nếu bảo là do bầu cử thì chỉ có bầu cử gian lận kiểu “đảng cử dân bầu” nghĩa là tập đoàn cầm quyền cộng sản ở Hà Nội đã tự phong cho mình quyền “đại diện” dân để lấy công làm tư, tự quyền hưởng dụng tài nguyên, tài sản của quốc gia thậm chí còn đem bán và cầm cố cho nước ngoài để thỏa mãn nhu cầu cá nhân và phe đảng. Cho nên họ đã đặt ra điều 53 trong Hiến pháp 2013 là để hợp pháp hóa việc họ đã trắng trợn tiếm quyền, đúng ra là tước đoạt quyền sở hữu riêng và chung của dân

H: Trong Chương quy định về “Quyền con người”, tôi thấy có rất nhiều “mâu thuẫn” và “suy thoái” hơn Hiến pháp 1992 chẳng hạn như họ viết trong Điều 14 mới rằng: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Hay trong Điều 15 ghi rằng: “Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.”

Là một Nhà Luật học và đấu tranh cho quyền con người Việt Nam trong nhiều năm, ông giải thích như thế nào về những “hạn chế” này?

TTH: Như ở trên tôi đã trình bày, đối với những người cộng sản cầm quyền ở Hà Nội thì không có Hiến Pháp của dân mà chỉ có Cương Lĩnh của đảng. Vậy thì tất nhiên là đảng phải hạn chế tối đa quyền của dân để độc tài. Tôi không coi việc tôi phát biểu về một số điều khoản trong bản Hiến pháp sửa đổi năm 2013 là những trao đổi về Luật Hiến Pháp mà là những nhận định về đường lối cầm quyền của đảng Cộng sản ở Việt Nam. Từ góc độ nhìn này, tôi có mấy nhận xét sau đây: Một, khi họ nói “chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.” họ đã lập luân một cách rất vụng về để hạn chế quyền của dân. Vì họ đã đưa ra một loạt những lý do rất mơ hồ như lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng là những lý do vu vơ, không có tiêu chuẩn, để giới hạn, hay đúng hơn, tước đoạt một cách thô bạo quyền làm người của dân. Tức là một cách để tùy tiện cấm đoán. Rồi lại còn nói đãi bôi rằng: Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Họ quên rằng khi họ tìm cách hạn chế một cách độc đoán như đã được ghi trong các điều 14, 15 kể trên là họ đã xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.


Mập mờ - Khuất tất


H: Cũng trong Chương này tôi thấy Quốc hội đã “lạm dụng” và “chủ tâm” sử dụng Pháp luật để “điều chỉnh” những Quy định trong Hiến pháp theo ý muốn của Nhà nước, bằng chứng như họ viết trong 2 Điều quan trọng:

Điều 23: “Công dân có quyền. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”

Điều 25: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”

Ông có thấy như thế không?

TTH: Theo chỗ tôi biết, các chuyên gia của nhả cầm quyền cộng sản ở Hà Nội đã phải đổi nhóm chữ “theo luật định” trước đây vẫn đọc thấy trong các bản Hiến pháp cũ của họ bằng nhóm chữ mới “do pháp luật quy định:” như nhà báo Phạm Trần vừa nêu lên qua các điều 23 và 25. Ý hẳn họ muốn người dân cũng như dư luận quốc tế hiểu lầm rằng nếu phải có hạn chế thì đó sẽ chỉ có thể là những hạn chế của “pháp luật” (tiếng pháp là droit) chứ không phải của những đạo luật (loi) do họ đặt ra. Nhưng phải hỏi rằng “pháp luật” mà họ muốn qui chiếu là “pháp luật” nào? Đương nhiên là sẽ không phải là thứ pháp luật dân chủ, văn minh, tiến bộ của nhân loại mà là thứ pháp luật riêng do những người cộng sản Việt Nam sáng chế ra, với quyền hạn phi nhân quyền mà họ gọi là “pháp quyền”. Tức là trước sau cũng vẫn chỉ là những hạn chế phi pháp, phi nhân quyền, nếu nhìn dưới ánh sáng của luật quốc tế và phổ biến về nhân quyền, dân quyền. Tức là người dân trong tương lai gần nhất, vẫn chưa có các quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Đúng là những người cầm quyền cộng sản ở Hà Nội đã mượn cách nói khéo để che đậy vụng về chủ ý của họ là tước đoạt quyền làm người của dân.

H: Câu hỏi cuối cùng của tôi trong Cuộc phỏng vấn này là: Ông có bi quan về tương lai Chính trị của nhân dân Việt Nam khi Bản Hiến pháp mới mới chỉ do Quốc hội chấp thuận mà không do dân biểu quyết?

TTH: Tôi sẽ có hai câu trả lời và một câu hỏi trước câu hỏi của nhà báo Phạm Trần. Trước hết, tôi không bi quan hay lạc qua mà chỉ kinh ngạc và phẫn nộ. Kinh ngạc vì những người cầm quyền cộng sản ở Hà Nội vẫn không chịu tìm học những bài học lịch sử của Liên Xô, Đông Âu cũ và nhất là của Trung Đông, Bắc Phi hiện nay để kịp thời thay đổi đường lối cầm quyền đảng trị đã lỗi thời. Phẫn nộ vì họ vì quyền lợi riêng của mình, của đảng mà giam hãm mãi gần trăm triệu đồng bào trong áp bức nghèo đói, tụt hậu. Họ còn muốn hy sinh bao nhiêu thế hệ người dân nữa?

Ngoài ra, nói chung, bất cứ một Hiến Pháp nào cũng phải do dân biểu quyết dưới hình thức này hay hình thức khác. Lại còn có trường hợp cũng không cần đến cả Hiến Pháp nữa như tại Anh Quốc. Nhưng ở Việt Nam thì dân phải được quyền biểu quyết Hiến pháp vì nếu dân không được quyền làm Hiến Pháp thì đảng Cộng Sản sẽ chỉ đặt ra “Cương Lĩnh” thay vì Hiến Pháp để cầm quyền. Trên nguyên tắc là như vậy nhưng cũng cần phải hỏi là đến bao giờ và bằng cách nào dân mới được làm Hiến Pháp?

(11/013)