dimanche 30 septembre 2012

Chính quyền Cộng sản Việt Nam có tôn trọng tự do tôn giáo không?

Phạm Quế Dương (Danlambao) - Lâu nay thường thấy chính quyền Mỹ xếp hạng Việt Nam là nước vi phạm nhân quyền, không tôn trọng tôn giáo. Chính quyền cộng sản Việt Nam phản ứng rất mạnh mẽ. Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao thường có lời lẽ quyết liệt. 
Thực tế thì thế nào?
Báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, ngày 13/8/2012 có đăng bài “Cứu di tích cổ trong phố Hà Nội” của tác giả Nguyễn Phương Liên. Tôi rất khâm phục tác giả dám nói lên sự thật về thái độ đối với tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam và hoan nghênh báo Nhân Dân đã nói lên một sự thật,
Về phần tôi, tham gia Việt Minh từ tháng 4/1945. Tháng 9/1945 nhập ngũ. Đi đánh Pháp, đánh Mỹ, đánh Tàu, 2 lần bị thương. Năm 1990 nghỉ hưu mới biết các cụ ở làng tôi, làng Tử Dương, xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đông cũ (nay về Hà Nội) có mối băn khoăn day dứt về một ngôi đền của làng mình. 
Từ năm 1767, thời vua Lê Cảnh Hưng, các cụ làm ăn ở Hà Nội đã chung tay xây dựng ngôi đền “Tử Dương Vọng Đình” ở số 8 phố Hàng Buồm Hà Nội, thờ Tuệ Trung Thượng sỹ - anh cả của Đức Thánh Trần Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn - Song, sau khi tiếp quản Hà Nội, ngôi đình đã bị một cán bộ của Thông Tấn xã chiếm đoạt. Cả 4 ngôi nhà trong khuôn viên Tử Dương Vọng Đình là hương hỏa của đình cho thuê để lấy tiền cúng lễ cũng bị Nhà nước Cộng Sản chiếm bán cho dân nhập cư vào Hà Nội. 
Những năm chiến tranh, tất cả đều hướng vào chiến trường, sau 1975 dân làng mới đặt vấn đề đòi lại đình. Ngày 24/12/1984, Hội đồng Giám định di tích có văn bản gửi cho dân làng xác định là di tích. Các cụ ở làng còn giữ được đầy đủ Địa bạ từ thời chính quyền Pháp xác định ngôi Đình và 4 căn nhà của làng, còn giữ được giấy tờ nộp thuế của chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Bà con dân làng làm đơn xin các cấp từ chính phủ xuống Thành phố, Quận, Phường, tất cả dân làng ký tên song không được giải quyết. Ngày 04/4/1994 Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức hội thảo về ngôi đình. Sách “ Đường phố Hà Nội.”, Nhà xuất bản Hà Nội, xuất bản năm 1979 có viết về Đình này. Ngoài ra còn có nhiều bài khảo cứu giá trị khác: “Cần bảo tồn di tích ngôi đình số 8 Hàng Buồm Hà Nội.” của Tạp chí Xưa và Nay, số tháng 9/1994; bài “ Về đạo sắc “ Tử Dương Thần Từ.” sớm nhất hiện còn “ của Tạp chí Hán Nôm, số tháng 1/1995; bài “1000 năm Thăng Long còn lại những gì?” của báo Hà Nội mới cuối tuần số ra ngày 21/5/1996; bài “Xôn xao về một ngôi đình” của Tạp chí Khoa học và Tổ Quốc số tháng 4/1995; bài “Tử Dương Vọng Đình đang bị lấn chiếm” do Đài Vô tuyến Truyền hình Việt Nam phát ngày 28/6/1996; bài “ Làng Tía và Tử Dương Vọng Đình” do Đài Tiếng nói Việt Nam phát ngày 28/8/1996; bài “Nỗi niềm trăn trở ở Tử Dương” của Nhà xuất bản Văn Hóa- Thông tin, Tháng chạp năm Bính Tý, in trong sách “Làng Tử Dương qua di sản văn hóa Hán Nôm”.
Bà con xin gặp chính quyền Thành phố, Thành phố bảo xuống Quận, Quận bảo xuống Phường. Cơ quan hành chính không giải quyết bảo sang Tòa án. Sang Tòa án nộp án phí đầy đủ. Tòa án lại bảo sang chính quyền.
Ngôi đình từ lâu đã bị phá hủy, biến hóa thành cửa hàng bánh kẹo!
Tôi được bà con dân làng bầu là Trưởng ban liên lạc đồng hương ở Hà Nội, theo bà con, dẫn đầu là các cụ đi đòi đình rất vất vả bao lâu vẫn không được. Ngày 28/12/2002, tôi bị công an bắt. Ngày 14/7/2004, tôi bị đưa ra Tòa án Nhân dân Hà Nội xét xử. Bản cáo trạng ghi tội danh: “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”, tù 19 tháng. 
Xin bà con xem xét chính quyền Cộng Sản có tự do tôn giáo không.
37 - Lý Nam Đế - Hà Nội
ĐT: 62700002

DCCT Sài Gòn: hơn 40 bạn trẻ giáo phận Vinh tĩnh tâm cầu nguyện cho 17 Thanh niên Công giáo và Tin lành

VRNs (30.9.2012) - Sàigòn - Chiều Chúa nhật, 30.9.2012, hơn 40 bạn trẻ gốc Giáo phận Vinh đang sinh sống làm ăn và học tập tại Sàigòn đã quy tụ tại hội trường Nhà mục vụ giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (38 Kỳ Đồng) để cùng nhau hiệp thông, cầu nguyện cho 17 anh chị em Công giáo, Tin lành bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam bắt (Fx. Đặng Xuân Diệu, Pet. Hồ Đức Hòa, Gioan Nguyễn Văn Oai, Antô Chu Mạnh Sơn, Antôn Đậu Văn Dương, Pet. Trần Hữu Đức, Paulus Lê Sơn, Nông Hùng Anh, JB. Nguyễn Văn Duyệt, Pet. Nguyễn Xuân Anh, Phaolô Hồ Văn Oanh, Gioan Thái Văn Dung, Paulus Trần Minh Nhật, Maria Tạ Phong Tần, Pet. Trần Vũ Anh Bình, Pet. Nguyễn Đình Cương, JB. Nguyễn Hoàng Phong).
Trong số 40 bạn trẻ có một số là người thân ruột thịt của các nạn nhân.
Sau ít phút gặp gỡ trao đổi với hai cha Antôn Lê Ngọc Thanh và Giuse Đinh Hữu Thoại, các bạn nghe cha Đaminh Nguyễn Văn Phương, một linh mục trẻ của Dòng CCT chia sẻ Lời Chúa.
Cha Antôn Lê Ngọc Thanh và Giuse Đinh Hữu Thoại trao đổi với các bạn trẻ
người thân của nạn nhân chia sẻ
Cha Đaminh Nguyễn Văn Phương chia sẻ Lời Chúa
Cha Đaminh Phương dùng đoạn Tin Mừng Máccô để chia sẻ với các bạn: Đức Giêsu hỏi các môn đệ: Người ta nói Thầy là ai? Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai? (Mc 8,27-29). Ngài chia sẻ: Sứ vụ của Dòng CCT là rao giảng Tin Mừng cho người nghèo, những người bị bỏ rơi hơn cả. Và vì đó, các tu sĩ của Dòng phải đứng về phía người nghèo, lên tiếng cho người nghèo, những người thấp cổ bé miệng đang bị chà đạp, đang bị đối xử bất công. Việc làm này của các tu sĩ Dòng CCT sẽ gặp những khó khăn, nguy hiểm, bị đe dọa, vu khống, hiểu lầm nhưng đó là sứ vụ Thiên Chúa trao cho Dòng nên các tu sĩ phải dấn thân để bảo vệ những con người đó. Bao lâu các tu sĩ Dòng CCT không còn lên tiếng, không đứng về phía những người đang bị áp bức bất công, khi đó các tu sĩ Dòng CCT đang đánh mất mình.
Những anh chị em đang lên tiếng cho công lý, sự thật, đặc biệt là 17 anh chị em người Công giáo và Tin lành đang bị chính quyền giam giữ, họ là những người đã vượt lên sự sợ hãi để lên tiếng nói sự thật. Họ không nghĩ phải vun vén cho bản thân, không tìm mọi cách để được sự bảo đảm giả tạo nhưng bất chấp nguy hiểm, họ đã lên tiếng.
Đức Giêsu đã lên tiếng cho sự thật, đứng về phía những người nghèo và Ngài đã bị giết chết. Các bạn trẻ người Công giáo và Tin lành đang đi con đường của Thầy mình: Họ dấn thân cho công lý và sự thật và họ đã bị chính quyền bắt giam cách bất  công.
Đức Giêsu chết, nhưng Ngài không chết mãi. Ngài đã phục sinh và đem lại sự sống đời đời cho những ai tin vào Ngài. Chắc chắn, một ngày nào đó, những anh chị em đang bị cầm tù cách bất công, họ sẽ được cùng sống sung mãn với Đấng họ đã noi theo.
Các bạn trẻ được mời gọi đi theo con đường của Thầy Giêsu: Đứng về phía những con người thấp cổ bé  miệng, những con người bị bất công bạo tàn đàn áp. Các bạn được mời gọi cầu nguyện cho chính mình và cầu nguyện cho những con người đó. Các bạn được mời gọi dấn thân cho công lý và hòa bình bằng đời sống chứng nhân ngay trong môi trường sống của mình. Và các bạn cũng hãy cầu nguyện cho các tu sĩ Dòng CCT biết trung thành với sứ mạng mà Chúa đã trao phó cho Hội Dòng.
dâng lời cầu nguyện và hát kinh Hòa Bình cầu nguyện cho 17 nạn nhân
Kết thúc giờ chia sẻ mọi người đã dâng lời cầu nguyện và cùng nhau hát lời kinh Hòa Bình để cầu nguyện cho 17 anh chị em bị bắt giữ và những người đang bị đàn áp cách bất công chỉ vì họ lên tiếng cho sự thật.
Sau đó các bạn trẻ cùng nhau sám hối và giao hòa với Chúa qua Bí Tích Hòa Giải. Đến 20h cùng ngày, các bạn tham dự thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình tại nhà thờ Giáo xứ để một lần nữa cầu nguyện cách đặc biệt cho 17 anh chị em trên.
Toannguyen

samedi 29 septembre 2012

Tìm hiểu nguyên nhân tàn hại đời Kiều

Nguyễn Thanh Giang (Danlambao) - Ở trong nước, số lần ấn hành và tái bản Truyện Kiều của Nguyễn Du với nhiều dị bản, nhiều tên gọi khác nhau đã có hàng trăm. Ở ngoài nước Truyện Kiều đã được dịch ra tiếng Pháp 7 lần, tiếng Anh 4 lần. Ngoài ra còn tiếng Nga, tiếng Ba Lan, tiếng Đức, tiếng Hàn … Rõ ràng đây là một kiệt tác văn chương không chỉ của Việt Nam mà của nhân loại. Theo nhà văn Pháp R. Crayssac: “Kiều có thể so sánh mà không thua kém bất cứ kiệt tác nào của bất kỳ thời đại nào, bất kỳ xứ sở nào!”. 
Gần hai trăm bài khảo cứu, đánh giá Truyện Kiều của các tác giả cổ kim đông tây đã được công bố. 
- Cùng thời với Nguyễn Du, năm 1820, Mộng Liên Đường đã bình luận: “Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm ở trên tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía ngậm ngùi, đau đớn như đứt ruột” 
- Phạm Quỳnh trong bài diễn văn đọc tại Hội Khai Trí Tiến Đức năm 1924 tại Hà Nội đã tuyên bố: “Truyện Kiều không chỉ đối với văn hóa nước nhà mà đối với văn học thế giới cũng chiếm được một địa vị cao quý... Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn...”. 
- Chế Lan Viên thì khẳng định: "Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn". 
vv …… 
Tuy nhiên, đối với nhân vật Thúy Kiều thì sự nhìn nhận rất khác nhau, thậm chí hoàn toàn đối nghịch. 
- Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu tiếc thương:
"...Tiền Đường chưa chắc mả hồng nhan
Trơ trơ nắm đất bờ sông nọ
Hồn có xa nghe mấy tiếng đàn".
- Chế Lan Viên chua xót:
Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc, Sắc tài sao mà lại lắm truân chuyên... 
- Nguyễn Khuyến dè bỉu: 
"...Không trách chàng Kim đeo đẳng mãi Khăng khăng vớt lấy một phần đuôi".
- Cùng với công luận một thời: “Đàn ông chớ kể Phan Trần/Đàn bà chớ kể Thúy Vân Thúy Kiều”, Nguyễn Công Trứ mỉa mai:
"...Bạc mệnh chẳng lầm người tiết nghĩa
Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm 
Bán mình trong bấy nhiêu năm
Dễ đem chữ hiếu mà lầm được ai Nghĩ đời mà ngán cho đời". 
- Tự Đức thì: “Mê gì? Mê đánh tổ tôm, Mê ngựa Hậu bổ, mê Nôm Thúy Kiều” nhưng lại muốn nọc Nguyễn Du ra đánh một trăm roi chỉ vì câu “Chọc trời khuấy nước mặc dầu/ Dọc ngang nào biết trên đầu có ai”. 
Cho nên, vấn đề cốt lõi là phải lý giải cho được vì sao một con người: “Một hai nghiêng nước nghiêng thành/Sắc đành đòi một, tài đành hòa hai” như Thúy Kiều mà lại bị đày đọa trong cảnh “Phận sao phận bạc như vôi” như vậy? 
Hẳn rằng không mấy ai đồng ý với cái cách quy kết phũ phàng: “Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm”, hay “Bốn bể anh hùng còn dại gái/Thập thành con đĩ mắc mưu quan”
Tuy nhiên, không đổ tội cho thói dâm đãng, có tác giả lại quay ra kết tội đồng tiền: 
“Trong cái xã hội này, sau thế lực của bọn quý tộc là thế lực của đồng tiền. Đồng tiền thực sự đã trở thành một tai họa đối với con người. Đồng tiền chi phối việc xử kiện của bọn quan lại; đồng tiền đã biến những nho sĩ như Mã Giám Sinh, Sở Khanh thành những tên ma cô dắt gái; biến Thúc Sinh thành một kẻ ăn chơi trác táng... Đồng tiền có thể mua bán cả cái trinh tiết thiêng liêng của người phụ nữ...”
Chính tác giả Nguyễn Du thì quy cho thuyết Tài Mệnh tương đố. Ông mở đầu thiên truyện bằng luận điểm then chốt này: 
Trăm năm trong cõi người ta Chữ Tài, chữ Mệnh khéo là ghét nhau
Khẳng định một quy luật xem như tất yếu, Nguyễn Du đã viết: “Chữ tài liền với chữ tai một vần”.
Tôi hoàn toàn không đồng ý với những cách lý giải vừa nêu. 
Bài viết này nhằm chứng minh rằng sở dĩ Kiều phải “bán mình chuộc cha” để rồi trầm luân mãi trong cảnh “Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần” là vì luật pháp không nghiêm, phép nước không minh, không có kỷ cương, dân chủ. 
Hãy điểm qua mấy phiên xét xử trong Truyện Kiều. 
a - Phiên xét xử cuộc tình dan díu Thúy Kiều – Thúc Kỳ Tâm:
Trông lên mặt sắt đen sì,
Lập nghiêm trước đã, ra uy nặng lời:
"Gã kia dại nết chơi bời,
"Mà con người thế là người đong đưa.
"Tuồng gì hoa thải, hương thừa,
"Mượn màu son phấn đánh lừa con đen!
"Suy trong tình trạng bên nguyên,
"Bề nào thì cũng chưa yên bề nào.
"Phép công chiếu án luận vào,
"Có hai đường ấy, tính sao mặc mình.
"Một là cứ phép gia hình,
"Một là lại cứ lầu xanh phó về!"
Nàng rằng: "Đã quyết một bề,
"Nhện này vương lấy tơ kia mấy lần!
"Đục trong thân cũng là thân,
"Yếu thơ, vâng chịu trước sân lôi đình."
Dạy rằng: "Cứ phép gia hình!"
Ba cây chập lại một cành mẫu đơn.
Phận đành chi dám kêu oan,
Đào hoen quyên má, liễu tan tác mày.
Một sân lầm cát đã đầy,
Gương lờ nước thủy, mai gầy vóc sương.
Nghĩ tình chàng Thúc mà thương,
Nẻo xa trông thấy lòng càng xót xa.
Khóc rằng: "Oan khốc vì ta!
"Có nghe lời trước, chớ đà lụy sau.
"Cạn lòng, chẳng biết nghĩ sâu,
"Để ai trăng tủi, hoa sầu vì ai?"
Phủ đường nghe thoảng vào tai,
Động lòng lại gạn đến lời riêng tây.
Sụt sùi chàng mới thưa ngay,
Đầu đuôi kể lại sự ngày cầu thân:
"Nàng đà tính trước xa gần,
"Từ xưa nàng đã biết thân có rày!
"Tại tôi hứng lấy một tay,
"Để nàng cho đến nỗi này vì tôi!"
Nghe lời nói cũng thương lời,
Dẹp uy mới dạy mở bài giải vi.
Rằng: "Như hẳn có thế thì,
"Trăng hoa, song cũng thị phi biết điều!"
Sinh rằng: "Chút phận bọt bèo,
"Theo đòi vả cũng ít nhiều bút nghiên"
Cười rằng: "Đã thế thì nên!
"Mộc già hãy thử một thiên trình nghề"
Nàng vâng cất bút tay đề,
Tiên hoa trình trước án phê, xem tường.
Khen rằng: "Giá lợp Thịnh Đường,
"Tài này sắc ấy nghìn vàng chưa cân!
"Thật là tài tử giai nhân,
"Châu Trần còn có Châu Trần nào hơn?
"Thôi đừng rước dữ, cưu hờn,
"Làm chi lỡ nhịp cho đờn ngang cung?
"Đã đưa đến trước cửa công,
"Ngoài thì là lý, song trong là tình.
"Dâu con trong đạo gia đình,
"Thôi thì dẹp nỗi bất bình là xong!"
Kíp truyền sắm sửa lễ công,
Kiệu hoa cất gió, đuốc hồng điểm sao.
Bày hàng cổ xúy xôn xao,
Song song đưa tới trướng đào sánh đôi.
Thương vì hạnh, trọng vì tài,
Thúc ông thôi cũng dẹp lời phong ba.
Huệ lan sực nức một nhà,
Từng cay đắng lại mặn mà hơn xưa.
Phiên xử khác nào một hí kịch dã man! 
Chưa điều tra luận tội gì mà đã đánh người ta đến mức “Một sân lầm cát đã đầy/ Gương lờ nước thủy, mai gầy vóc sương”. 
Không lấy cung trước để điều tra tội trạng mà chỉ đến khi lời than khóc của bên nguyên tình cờ được “Phủ đường nghe thoảng vào tai” thì phủ đường mới “Động lòng lại gạn đến lời riêng tây”. 
Chẳng căn cứ vào điều luật nào cả, khi được nghe bị cáo làm thơ hay đến mức “Giá lợp Thịnh Đường”, thì quan tòa liền ra lệnh bế thốc cái người phụ nữ vừa bị ông ra lệnh đánh cho “Đào hoen quyện má, liễu tan tác mày” lên kiệu hoa có đuốc hồng đưa tiễn đi xuyên đêm về ngay loan phòng để hưởng cảnh “Song song đưa tới trướng đào sánh đôi”. 
Sự lẫn lộn giữa lý và tình ở chốn công đường đã đòi hỏi phải được bàn định, song câu Đã đưa đến trước cửa công/Ngoài thì là lý, song trong là tình” ở đây không phản ánh đúng thực tế. Thử hỏi, nếu Kiều không biết làm thơ hay thì yếu tố “tinh” trong phiên tòa có được xét đến không? 
b - Sau này, khi được Từ Hải bảo trợ (“Từ rằng: "Ân oán hai bên/Mặc nàng xử quyết, báo đền cho minh"), Thúy Kiều mở phiên xét xử thì cũng chẳng theo điều luật điều lệ nào mà cử thế trừng phạt người ta đến mức “Máu rơi, thịt nát, tan tành, Ai ai trông thấy hồn kinh, phách rời”
Cửa viên lại dắt một dây dẫn vào.
Nàng rằng: "Lồng lộng trời cao!
"Hại nhân, nhân hại, sự nào tại ta?"
Trước là Bạc Hạnh, Bạc Bà,
Bên là Ưng, Khuyển, bên là Sở Khanh.
Tú Bà cùng Mã Giám Sinh,
Các tên tội ấy đáng tình còn sao?
Lệnh quân truyền xuống nội đao,
Thề sao, thì lại cứ sao ra hình.
Máu rơi, thịt nát, tan tành,
Ai ai trông thấy hồn kinh, phách rời.
Cho hay muôn sự tại trời,
Phụ người chẳng bõ khi người phụ ta!
Mấy người bạc ác, tinh ma,
Mình làm, mình chịu, kêu mà ai thương!
Ba quân đông mặt pháp trường,
Thanh thiên, bạch nhật, rõ ràng cho coi. 
c - Đến cái ông quan Hồ Tôn Hiến “mặt sắt cũng ngây vì tình” thì lại xử tội vợ kẻ địch bằng một đêm truy hoan rồi đem gán “phạm nhân” cho một thổ quan để trốn tội: 
Trong quân mở tiệc hạ công,
Xôn xao tơ trúc, hội đồng quân quan.
Bắt nàng thị yến dưới màn,
Giở say, lại ép vặn đàn nhặt tâu.
Một cung gió tủi, mưa sầu,
Bốn dây rỏ máu năm đầu ngón tay.
Ve ngâm, vượn hót, nào tày,
Lọt tai Hồ cũng nhăn mày, rơi châu.
Hỏi rằng: "Này khúc ở đâu?
"Nghe ra muôn oán, nghìn sầu lắm thay!"
Thưa rằng: "Bạc mệnh khúc này,
"Phổ vào đàn ấy những ngày còn thơ.
"Cung cầm, lựa những ngày xưa,
"Mà gương bạc mệnh bây giờ là đây!"
Nghe càng đắm đắm, càng say,
Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình!
Dạy rằng: "Hương hỏa ba sinh,
"Dây loan xin nối cầm lành cho ai."
Thưa rằng: "Chút phận lạc loài,
"Trong mình, nghĩ đã có người thác oan.
"Còn chi nữa, cánh hoa tàn,
"Tơ lòng đã dứt dây đàn Tiểu Lân.
"Rộng thương còn mảnh hồng quần,
"Hơi tàn được thấy gốc phần là may!"
Hạ công chén đã quá say,
Hồ công đến lúc rạng ngày nhớ ra.
Nghĩ mình phương diện quốc gia,
Quan trên nhắm xuống, người ta trông vào.
Phải tuồng trăng gió hay sao?
Sự này, biết tính thế nào được đây?
Công nha vừa buổi rạng ngày,
Quyết tình, Hồ mới đoán ngay một bài.
Lệnh quan ai dám cãi lời?
Ép tình mới gán cho người thổ quan.
Thương thay! cũng một thân người!
Hại thay! mang lấy sắc tài làm chi?
Những là oan khổ lưu ly...
Thật là chẳng ra làm sao! 
Luật pháp không được tôn trọng, phiên tòa xử không nghiêm, cho nên đây đó đầy những oan khiên. Trong “Truyện Kiều” chúng tôi đếm được tới 30 câu có chữ chữ oán, chữ oan: 
1 - Nghe ra như oán, như sầu, phải chăng? (câu 477)
2 - Tiếng oan dậy đất, án ngờ lòa mây (câu 590).
3 - Oan này còn một kêu Trời, nhưng xa (câu 596).
4 - Nỡ đày đọa trẻ, càng oan khốc già (câu 662).
5 - Một nhà để chị riêng oan một mình (câu 716).
6 - Tiếng oan đã muốn vạch trời kêu lên (câu 892).
7 - Nỗi oan vỡ lở xa gần (câu 987),
8 - Làm chi tội báo oan gia (câu 1013),
9 - Phận đành chi dám kêu oan, (câu 1427)
10 - Khóc rằng: "Oan khốc vì ta! (câu 1433)
11 - Con người thế ấy, thác oan thế này! (câu 1678)
12 - Người này nặng kiếp oan gia (câu 1693),
13 - Cũng là oan nghiệp chi đây (câu 1753),
14 - Con ong, cái kiến, kêu gì được oan! (câu 1758)"
15 - Đã đành túc trái tiền oan (câu 1765),
16 - Khéo oan gia, của phá gia! (câu 2097)
17 - Chút còn ân oán, đôi đường chưa xong (câu 2294).
18 - Từ rằng: "Ân oán hai bên (câu 2319),
19 - Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều! (câu 2362)
20- Nàng từ ân oán rạch ròi (câu 2419),
21 - Bể oan dường đã vơi vơi cạnh lòng (câu 2420).
22 - Lạ thay oan khí tương triền! (câu 2535)
23 - Nghe ra muôn oán, nghìn sầu lắm thay! (câu 2574)
24 - Trong mình, nghĩ đã có người thác oan (câu 2584).
25 - Những là oan khổ lưu ly (câu 2641),
26 - Tu là cõi phúc, tình là dây oan (câu 2658).
27 - Oan kia theo mãi với tình (câu 2673),
28 - Oán thì trả oán, ân thì trả ân (câu 2908).
29 - Một nhà vinh hiển, riêng oan một nàng! (câu 2966)
30 - Giải oan, lập một đàn tràng bên sông (câu 2968). 
Đời Kiều bắt đầu rơi vào bất hạnh rõ ràng chỉ từ khi bị thằng bán tơ vu oan, và cứ thế trầm luân mãi không chỉ trong thanh lâu, thanh y mà còn tan tác tơi bời hết trong nhục mạ lại bằng khảo tra chỉ vì không được pháp luật bảo vệ, không được công lý che chở. 
Ôn lại nỗi đau xé ruột “Đoạn trường tân thanh” đã cách đây trên dưới 200 năm để thấy bức thiết biết bao cái yêu cầu phải thực sự thượng tôn pháp luật, làm cơ sở cho xã hội dân chủ phát triển, từ đấy hạn chế tối đa tội lỗi gieo rắc từ đồng tiền, hạn chế sức uy hiếp của chữ “tai” đối với chữ “tài” …, bảo đảm cho con người được sống trong môi trường: “Chữ Tài, chữ Mệnh dồi dào cả hai”, 
Rút trong cuốn “ĐÊM DÀY LẤP LÁNH” 
Số nhà 6 – Tập thể Địa Vật lý Máy bay 
Trung Văn – Từ Liêm – Hà Nội 
Điện thoại: (04) 35 534 370 
Email: thanhgiang36@yahoo.com

vendredi 28 septembre 2012

Mood'ys hạ điểm tín nhiệm của Việt Nam do ngân hàng quá yếu kém

Tại một ngân hàng ở Hà Nội ngày  29/11/10
Tại một ngân hàng ở Hà Nội ngày 29/11/10
Reuters

Thanh Phương RFI
Hôm nay, 28/09/2012, cơ quan thẩm định tài chính quốc tế Moody's đã hạ điểm của Việt Nam, với lý do là tình trạng yếu kém của hệ thống ngân hàng có nguy cơ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, Moody's hạ điểm tín nhiệm đối với trái phiếu do chính phủ Việt Nam phát hành từ « B1 » xuống thành « B2 », kéo theo việc hạ điểm của 8 ngân hàng Việt Nam.
 

Đồng thời, Moody's cũng hạ điểm đối với tiền gửi ngoại tệ dài hạn của Việt Nam từ « B2 » xuống « B3 ».
Nhưng triển vọng tín dụng dài hạn của Việt Nam được Moody's duy trì ở mức ổn định.Việc Moody's hạ điểm tín nhiệm rất có thể sẽ làm chậm thêm tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, vốn đã bị tác động của suy thoái toàn cầu, bởi vì khả năng cấp tín dụng của các ngân hàng để hỗ trợ hoạt động kinh tế sẽ kém hơn.
Chính sách siết chặt tín dụng từ đầu năm ngoái đã giúp giảm nhiệt cho nền kinh tế Việt Nam sau một thời gian lạm phát tăng vọt, nhưng nó cũng đã góp phần làm suy thoái chất lượng tín dụng, trong một hệ thống ngân hàng vốn thiếu sự minh bạch và nay có tỷ lệ nợ xấu cao nhất Đông Nam Á. Lạm phát đã được kềm chế, nhưng mức tăng trưởng kinh tế cũng đã sụt giảm mạnh xuống dưới mức 5%.
Việc Moody's hạ điểm tín nhiệm đối với Việt Nam diễn ra sau khi hôm qua công an Việt Nam loan báo khởi tố cựu bộ trưởng Trần Xuân Giá, nguyên chủ tịch ngân hàng ACB, ngân hàng đang bị tai tiếng tài chính. Ông Trần Xuân Giá bị khởi tố với tội danh « cố ý làm trái quy định, gây hậu quả nghiêm trọng ».
Theo nhận định của tờ Financial Times hôm nay, vào lúc mà các lãnh đạo chính trị của Việt Nam đang chịu áp lực buộc phải có hành động, hàng chục lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước và lãnh đạo ngân hàng đã bị bắt hoặc bị truy tố. Thế nhưng, do sự thiếu minh bạch trong hệ thống tư pháp của Việt Nam, nhiều nhà quan sát nghĩ rằng, những vụ bắt bớ nói trên vừa là do nhu cầu tái cấu trúc nền kinh tế, nhưng cũng vừa là hậu quả của các vụ thanh toán chính trị giữa các phe đảng trong giới cầm quyền.
Chính phủ Việt Nam đã nêu ý định thành lập một công ty để mua lại nợ xấu ngân hàng, một biện pháp mà các cơ quan xếp hạng tín nhiệm đánh giá là một bước đi theo hướng tốt. Nhưng giới lãnh đạo Hà Nội đã bác bỏ khả năng nhờ sự trợ giúp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế để giải quyết vấn đề nợ xấu và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.
Tám ngân hàng Việt Nam bị Moody's hạ điểm:
- ACB (Ngân hàng Thương mại Á Châu - Asia Commercial Bank)
- BIDV (Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Bank for Investment & Development of Vietnam)
- MB ((Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội - Military Commercial Joint Stock Bank)
- SHB (Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội - Saigon - Hanoi Commercial Joint Stock Bank)
- SacomBank (Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín - Saigon Thuong Tin Commercial Joint-Stock Bank)
- Techcombank (Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam)
- VietinBank (Ngân Hàng Công Thương Việt Nam - Vietnam Bank for Industry and Trade)
- VIB (Ngân hàng Quốc tế - Vietnam International Bank)

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói với phật tử Việt Nam : Chủ nghĩa Mác đã chết

Lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma
Lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma
REUTERS

Tú Anh RFI
Phân chia tài sản đồng đều là một nguyên tắc hấp dẫn của chủ nghĩa Mác, nhưng không bao giờ được thực hiện, còn các chế độ cộng sản luôn luôn tìm cách kiểm soát đời sống và tư lưởng con người. Điều này không thể chấp nhận được. Trên đây là thông điệp của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong buổi pháp đàm dành cho phái đoàn 102 phật tử Việt Nam tại Dharamsala, Ấn Độ, nơi đặt bản doanh của chính phủ Tây Tạng lưu vong.

Theo bản tin của Asia News ngày 27/09/2012, một phái đoàn phật tử Việt Nam theo hệ phái Tây Tạng đã đến Dharamsala, Ấn Độ, trong lúc cộng đồng Tây Tạng lưu vong họp đại hội quyết định đường lối đấu tranh mới với Bắc Kinh trong bối cảnh xẩy ra hàng loạt vụ tự thiêu tại Hoa lục.
Phái đoàn này, một nửa từ Sài Gòn, một nửa từ Hà Nội, tổng cộng 102 người thành viên của Câu lạc bộ Giám đốc điều hành Việt Nam CEO’s Club, một tổ chức doanh nhân phật tử “có ít nhiều cảm tình” với chính quyền.
Trong buổi pháp thoại đặc biệt dành cho đoàn phật tử Việt Nam, Đức Đạt Lai Lạt Ma phân tích, chủ thuyết cộng sản chỉ mới có 200 năm mà đã suy đồi, trong khi Phật giáo và các tôn giáo khác đã nhiều ngàn năm mà vẫn thu hút cả thế giới. Ngài lưu ý phật tử là một số nguyên tắc của chủ nghĩa cộng sản như là “chia sẻ tài sản đồng đều” nghe rất hấp dẫn. Nhưng trong thực tế, các chính quyền tự xưng là cộng sản “không bao giờ áp dụng” mà lại còn "kềm chế, kiểm soát tự do tư trưởng con người”, một điều mà Ngài khẳng định là “không thể chấp nhận được”.
Đức Đạt Lai Lạt Ma tỏ vẻ ưu ái phật tử Việt Nam, Ngài trả lời mọi thắc mắc từ tình mẫu tử, từ câu hỏi của một người mẹ làm sao tạo ra cuộc sống hạnh phúc gia đình cho đến chuyện Trung Quốc tranh giành chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa. Theo Đức Đạt Lai Lạt Ma, “ phải giáo dục con trẻ trong tinh thần tự do ”, bản thân mình phải mở rộng lòng thương và sống tích cực trong mọi hoàn cảnh.
Trước thái độ xâm lược của Trung Quốc, Ngài khuyên là nên tìm cách chuyển hóa họ trong tinh thần Bi, Trí, Dũng. Khi một phật tử mời Ngài du lịch đảo Hoàng Sa hoặc Trường Sa, nơi Việt Nam đang xây một ngôi chùa thì Đức Đạt Lai khuyên là nên xây trung tâm Phật học tại Hà Nội và Sàigòn. Theo Khôi nguyên Nobel Hòa bình 1989, lập một tu viện tại Sàigòn và Hà Nội vẫn hữu ích hơn ở hòn đảo nhỏ.
Theo Asia News, phái đoàn phật tử doanh nhân Việt nam gặp khó khăn trước khi xin được visa sang Ấn Độ để tu học với Đức Đạt Lai Lạt Ma. Truyền thông Tây Tạng lưu vong rất quan tâm, quảng bá sự kiện này và nhấn mạnh đến quan hệ chặt chẽ giữa đảng Cộng sản Trung Quốc và đảng Cộng sản Việt Nam.
Đây là lần thứ hai, lãnh đạo tinh thần Tây Tạng giảng trực tiếp cho phái đoàn phật tử Việt Nam. Lần đầu vào tháng 11 năm 2011 cũng tai Dharamsala.
Một blogger Việt Nam, Quechoa, viết những dòng khâm phục : “Đức Đạt Lai Lạt Ma dù chưa tới Việt Nam bao giờ vẫn có thể nhìn thấu những vấn đề căn bản của đất nước này”.
Đề cập khả năng thay đổi tại Tây tạng 
Lãnh đạo tinh thần Tây Tạng thẩm định là với thế hệ mới sắp lên cầm quyền tại Bắc Kinh, hy vọng tình hình Tây Tạng sẽ thay đổi. Tập Cận Bình sẽ không có con đường nào khác ngoài giải pháp toàn diện phục vụ quyền lợi lâu dài của hai dân tộc. 
Theo Đức Đạt Lai Lạt Ma, suốt chiều dài cuộc tranh đấu bền bỉ chống chính quyền Trung Quốc, người dân Tây Tạng luôn nắm bắt mọi cơ hội để giữ tinh thần lạc quan. Do vậy với sự kiện một thế hệ mới sắp lên cầm quyền tại Trung Quốc đã tạo ra một tia hy vọng mới.
Từ Dharamsala, Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận định là ban lãnh đạo mới tại Bắc Kinh « phải chứng tỏ phải biết phân biệt phải trái và phải có một lập trường toàn diện để phục vụ lợi ích lâu dài. Vì không có con đường nào khác”.
Ngài cảnh báo Trung Quốc là nếu tiếp tục dùng vũ lực, dùng kiểm duyệt để bóp nghẹt xã hội thì sẽ đi đến tiêu vong.
Theo AFP, một trong những tín hiệu cho phép lãnh đạo tinh thần Tây Tạng hy vọng Trung Quốc “thay đổi” là thân phụ của ông Tập Cận Bình là Tập Trọng Huân đã từng gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma trong những năm đầu của thập niên 1950 trước khi có cuộc tổng nổi dậy.
Tập Trọng Huân sau đó lên làm phó thủ tướng và có tiếng là thông hiểu nguyện vọng của các sắc tộc thiểu số trong chế độ Trung Quốc. Giới phân tích hy vọng nhân vật này đã “truyền” lại cho con trai tinh thần cởi mở này.

Tòa thì kín nhưng lột áo, đánh đập, đe dọa thì công khai

Nguyễn Hoàng Vi (Danlambao) - Cho dù tòa có kết án họ, tôi vẫn mặc áo này để ủng hộ họ. Áo này là áo của tôi, các anh chị không được quyền lấy nó và các anh chị cũng không có quyền gì bắt tôi không được mặc nó cả. - Nhưng họ đã bị kết án, em mặc áo này trong thời điểm "nhạy cảm" này là không được. - Nếu chị đã nói vậy thì cho em xin cái văn bản nào chỉ đạo cấm không cho mặc áo này trong thời điểm "nhạy cảm". Nếu có văn bản chỉ đạo, em sẽ không mặc áo này nữa. Còn chị nói miệng không không, em cũng chẳng biết chị là ai, sao em có thể nghe theo được chứ. Nói đến đây, 7-8 phụ nữ nhào vô lột áo tôi đang mặc rồi tròng vào người tôi 1 chiếc áo khác...
*
Sáng ngày 24.09.2012, chúng tôi có mặt ở nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế - Sài Gòn cầu nguyện và cùng nhau đi tham dự phiên tòa xử 3 blogger Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do. Ngay từ sáng sớm, các ngã tư dẫn đến nhà thờ đều bị rào chắn và có rất đông lực lượng an ninh, công an,... chốt ở các ngã tư. Taxi không được lưu thông vào khu vực này, vì thế, chúng tôi quyết định đi bộ từ nhà thờ ra tới tòa án. Chúng tôi đi bộ trên lề đường rất trật tự, lực lượng an ninh, công an, CSGT, dân phòng,... đi theo dày đặc dưới lòng đường, trên lề đường,... khiến cho đường sá vốn đã đông đúc nay lại càng thêm mất trật tự. 
Trên đường đến tòa án, CSGT đã 2 lần chặn xe máy chở linh mục Anton Lê Ngọc Thanh để kiếm chuyện, câu lưu, kéo dài thời gian đến tòa, thậm chí họ còn cướp băng rôn, biểu ngữ của chúng tôi. Khi đoàn người đi đến trước khách sạn Victory ở ngã tư đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Võ Văn Tần thì lực lượng an ninh, công an, dân phòng, trật tự đô thị, bảo vệ du lịch, hội phụ nữ,... gần 200 người mà dẫn đầu là ông Trần Song Nam - trưởng Công an P6 Q3 vây quanh, cô lập, chặn đường chúng tôi. Họ hỏi chúng tôi đi đâu và khuyên chúng tôi trở về. Với quan điểm, đây là một phiên tòa công khai, người dân có quyền đến tham dự để hiểu thêm về pháp luật, chúng tôi nhất quyết từ chối đề nghị vô lý của họ. Không đủ lý lẽ để ngăn cản chúng tôi đến tham dự phiên tòa, ông Trần Song Nam ra lệnh cho cấp dưới cưỡng chế tất cả chúng tôi về đồn, trừ linh mục Anton Lê Ngọc Thanh và linh mục Guise Đinh Hữu Thoại. Họ đã xô đẩy, lôi kéo chúng tôi. Họ cho 4-5 người khiêng 1 người chúng tôi, họ hành xử rất thô bạo với chúng tôi chẳng khác gì loài cầm thú. 
Trong đồn Công an Phường 6, Quận 3 - Công an bảo kê cho thành phần bất minh ăn cướp tài sản của người dân: 
Sau khi khiêng chúng tôi vào đồn, họ tách chúng tôi ra nhiều phòng khác nhau. Tôi, nhà thơ Bùi Chát, Dũng Aduku và chị Phượng (dân oan Vườn Rau Lộc Hưng) bị đưa vào một nhà kho. Được một lúc thì họ mời Bùi Chát qua 1 phòng khác làm việc, rồi đến tôi cũng được mời qua phòng khác làm việc. Viên công an lấy giấy bắt tôi viết tường trình, tôi hỏi: 
- Tôi đang đi bộ ngoài đường vì sao các anh bắt tôi vào đây? Bây giờ lại bắt tôi phải viết tường trình là thế nào? Tôi không viết. 
Viên công an biết là không thể nào làm việc được với tôi, bèn đưa tôi trở lại nhà kho. 
Một lúc sau, một tên mặc thường phục vào bắt tôi phải đưa điện thoại cho họ. Tôi đưa, tên này nhào tới tính giật điện thoại, tôi liền nói: 
- Anh là ai, có quyền gì mà bắt tôi phải giao nộp điện thoại cho anh? 
Hắn liền gọi một viên công an mặc sắc phục vào để tịch thu điện thoại của tôi. Tôi nói với họ: 
- Các anh là công an. Các anh hiểu biết pháp luật. Các anh phải tôn trọng và hành xử theo đúng pháp luật chứ. Các anh muốn thu điện thoại của tôi thì phải có biên bản đàng hoàng chớ. Có đâu mà nhào nhào tới giật như ăn cướp vậy. 
Thế là, viên công an mời tôi sang phòng khác, lấy biên bản ra để tịch thu điện thoại của tôi. Tôi đổi ý, nói với viên công an: 
- Tôi nghĩ lại rồi. Điện thoại là tài sản của cá nhân tôi, là quyền tự do thông tin cá nhân của tôi. Tôi không việc gì phải cho các anh tịch thu hay xem bất cứ thông tin gì trong điện thoại của tôi cả. 
- Sao lúc nãy cô nói lập biên bản đàng hoàng thì cô cho tịch thu điện thoại. 
- Lúc nãy khác, giờ tôi suy nghĩ lại rồi. Tôi không đồng ý cho các anh tịch thu điện thoại của tôi. 
- Chúng tôi tình nghi cô vi phạm pháp luật. Chúng tôi phải tịch thu điện thoại của cô để điều tra. 
- Anh nói tôi vi phạm pháp luật là vi phạm cái gì? Anh phải nói cho rõ ràng à nghen. 
- Cô tập trung đông người, gây rối trật tự công cộng. 
- Tôi không gây rối trật tự công cộng. Tôi đang đi bộ trên lề đường rất là trật tự, các anh tập trung đông người, ngăn chặn đường tôi đi rồi còn cưỡng chế một cách vô lý chúng tôi vào đây. Chính các anh mới là người gây rối trật tự công cộng. Bây giờ các anh muốn ăn cướp tài sản của tôi rồi vu khống cho tôi là vi phạm pháp luật à? 
Họ không còn lý lẽ gì để nói với tôi, bèn chửi bới tôi rồi giật lấy ví tiền của tôi lục lọi. Lục lọi chán chê, họ quẳng ví lại cho tôi, tôi liền mở ra kiểm tra lại ngay thì toàn bộ số tiền mang theo phòng thân (khoảng 300-400 ngàn đồng) mất sạch. Tôi nói: 
- Các anh lấy ví của tôi lục lọi, giờ mất hết tiền của tôi rồi. Các anh là đồ ăn cướp. 
- Tiền mày mang về cho cha, cho mẹ mày hết rồi chứ ai lấy tiền của mày
Nói rồi, họ tiếp tục trấn áp người tôi để lấy cho bằng được chiếc điện thoại của tôi. Xong, họ lại tống tôi về nhà kho. 
Một lúc sau thì họ cho xe đến chở tôi về công an Phường Phú Thạnh, Quận Tân Phú (nơi tôi cư ngụ). 
Như vậy, tại đồn Công an Phường 6, Quận 3, tôi đã bị cướp mất tiền bạc và điện thoại di động. 
Tại trụ sở Công an Phường Phú Thạnh, Quận Tân Phú - Tôi bị bỏ đói, bỏ khát, bị lột áo, bị đe dọa bỏ tù, bị đánh đập và hành hạ đến thân tàn ma dại: 
Tại trụ sở Công an Phường Phú Thạnh, Quận Tân Phú, họ - những thanh niên mặc thường phục mà tôi quen mặt vì luôn canh gác trước nhà, theo dõi cũng như những lần trước bắt tôi lên đồn công an - bắt tôi làm việc. Tôi trả lời thẳng thắn: 
- Tôi và các anh, tuy tôi thực sự không biết tên tuổi các anh là gì nhưng chẳng lạ gì nhau, tôi chẳng lạ gì cách bắt cóc người giữa đường rồi lôi vào đồn công an của các anh cũng như các anh chẳng lạ gì cách làm việc của tôi: Sẽ không có việc tôi phải hợp tác làm việc hay trả lời bất kỳ câu hỏi nào của các anh. Tốt nhất là đừng làm mất thời gian của nhau. Còn các anh muốn làm gì thì làm. Tôi sẽ không nói thêm bất cứ điều gì. 
- Không làm việc thì em cũng phải ngồi đây thôi chứ không được về nhà hay đi đâu hết. 
Và họ bỏ mặc tôi với căn phòng, không cho tôi nước uống, cũng chẳng cho tôi thức ăn. 
Tôi xếp các ghế lại với nhau rồi nằm nhắm mắt cho đỡ mệt. 
Trong lúc tôi nằm, họ tưởng là tôi đã ngủ, những thanh niên mặc thường phục mà vẫn tự xưng là an ninh tụm lại nói chuyện với nhau. Họ nói về những vấn đề trong mối quan hệ yêu đương của họ mà không quên quăng ra những lời bình luận, nhận xét về phụ nữ rất tục tĩu và thô bỉ. Và họ nói về tiêu chuẩn lấy vợ của họ đều giống nhau là phải chọn những cô gái gia đình giàu có chỉ để mai mốt cưới về, họ khỏi phải làm gì vẫn có cái để mà ăn chơi sung sướng. Tôi không hiểu ngành công an, an ninh đã dạy cho những thanh niên đó những gì mà họ lại có tư tưởng ăn chơi, hưởng thụ trên mồ hôi, nước mắt của kẻ khác chứ không hề có một chút ý thức "Lao động là vinh quang" như Đảng và Nhà nước vẫn tuyên truyền trong nhân dân (hay đây chỉ là lời dụ dỗ để nhân dân tăng gia lao động để có cái cho các anh hưởng thụ???). "Rường cột của Tổ quốc" là đây sao? 
Đến khoảng 3h chiều, họ lại lôi tôi lên một căn phòng ở lầu 3 chỉ vỏn vẹn khoảng 6 met vuông. Họ nói với tôi: 
- Những người mà em ủng hộ, tòa đã tuyên án họ trên 10 năm rồi. Bây giờ, em thay cái áo này (áo đen FREE ĐC, TPT, A3SG) ra, để áo này ở lại rồi về nhà. 
Trong một lúc, tôi bất ngờ vì sao phiên tòa lại diễn ra nhanh đến thế, vì sao các blogger bị tuyên án nặng đến thế... Rồi tôi lấy lại bình tĩnh nói với họ: 
- Cho dù tòa có kết án họ, tôi vẫn mặc áo này để ủng hộ họ. Áo này là áo của tôi, các anh chị không được quyền lấy nó và các anh chị cũng không có quyền gì bắt tôi không được mặc nó cả. 
Một phụ nữ trẻ tuổi nói với tôi: 
- Nhưng họ đã bị kết án, em mặc áo này trong thời điểm "nhạy cảm" này là không được. 
- Nếu chị đã nói vậy thì cho em xin cái văn bản nào chỉ đạo cấm không cho mặc áo này trong thời điểm "nhạy cảm". Nếu có văn bản chỉ đạo, em sẽ không mặc áo này nữa. Còn chị nói miệng không không, em cũng chẳng biết chị là ai, sao em có thể nghe theo được chứ. 
Nói đến đây, 7-8 phụ nữ (chẳng biết thuộc thành phần gì) nhào vô lột áo tôi đang mặc rồi tròng vào người tôi 1 chiếc áo khác. Sau khi lột áo tôi, họ khuyên nhưng thực chất là muốn đe dọa tôi: 
- Em về mà lo cho gia đình đi, đừng lo những việc này nữa. Em còn trách nhiệm với mẹ già, còn trách nhiệm với con em, nếu em còn làm những việc này nữa, em đi tù rồi ai lo cho mẹ em, ai lo cho con em? 
- Trách nhiệm lo cho gia đình, tôi vẫn phải lo, tôi đâu có nhờ mấy người lo giúp. Nhưng ngoài trách nhiệm với gia đình, tôi còn phải có trách nhiệm với xã hội, với đất nước. Việc tôi đi tham dự 1 phiên tòa công khai để hiểu biết thêm pháp luật chẳng có điều gì là sai trái, đáng phải đi tù cả. Nếu vì việc này mà tôi phải đi tù thì chính những người bỏ tù tôi mới là những người vi phạm pháp luật, là những người gián tiếp gây ra tội ác với gia đình tôi, khiến cho mẹ tôi, con tôi không người chăm lo. Chính những người đó mới là tội đồ chứ chẳng phải tôi. Còn việc mấy người muốn bỏ tù tôi bao nhiêu lâu cũng được, tôi không quan tâm và với tôi nó chẳng có nghĩa lý gì cả. Chính những người bỏ tù tôi mới là tội đồ chứ chẳng phải tôi. 
Tôi vừa nói xong, họ - khoảng 15 người xông vô túm lấy người tôi, đánh tơi bời. Mười mấy người trong một căn phòng chật hẹp đè tôi xuống đất, đánh tôi khiến tôi không có một chút không khí để thở. Tôi nói "Tôi khó thở", họ vẫn không buông tha tôi, họ vẫn đánh tôi túi bụi, xô tôi đập đầu vào tường. Đến khi tôi ngã khụy xuống đất, họ mới buông tôi ra và bảo tôi về nhà đi. 
Đến đây, tôi không thể nào chấp nhận nổi những hành động vô lý, man rợ, phi nhân của họ, tôi yêu cầu họ phải làm rõ vụ việc bắt tôi vào đồn công an cướp tài sản của tôi, bỏ đói, bỏ khát, lột áo, đánh đập tôi một cách dã man như vậy rồi bảo tôi về. Như vậy là sao? Dù là tội phạm, họ cũng phải tôn trọng nhân phẩm và không được đánh đập, tra tấn, huống chi tôi là một công dân tự do. Họ phải làm rõ vấn đề và bồi thường thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tinh thần và danh dự của tôi. 
Khi tôi yêu cầu như vậy, họ đã cho người khiêng tôi từ trong phòng lầu 3 xuống đất, tống tôi vào một chiếc taxi rồi cho 3 tên thanh niên mặc thường phục kè tôi về nhà. Taxi dừng đầu hẻm, họ khiêng tôi vô hẻm cách nhà tôi vài căn, họ quẳng mạnh tôi xuống đất đầy bùn lầy do trời mưa. 
Thấy tôi về nhà trong bộ dạng thê thảm đó, mẹ tôi không khỏi xót xa. Người nhà gọi taxi chở tôi đi bệnh viện, chờ đợi rất lâu không có xe, tổng đài gọi lại báo rằng khu vực nhà tôi ở đã hết xe. Người nhà chở tôi ra bãi đậu taxi cách nhà chưa tới 500m thì thấy taxi đậu đầy trong bãi, mẹ đưa tôi đi bệnh viện. Trên đường đến bệnh viện, rất đông an ninh mặc thường phục chạy theo taxi. Tôi và mẹ phải ghé vô nhà thờ tránh việc họ kiếm chuyện gây sự giữa đường. Khi tôi và mẹ vào nhà thờ thì an ninh vẫn đứng canh dày đặc bên ngoài nhà thờ. Sức khỏe tôi từ hôm đó cho đến nay: cơ thể kiệt sức, đầu sưng một cục, đau nhức dữ dội, chóng mặt, nôn ói liên tục, ăn uống không nổi,... 
Để tôi được tịnh dưỡng hoàn toàn và tránh sự quấy rầy của những người nhân danh là an ninh nhưng chuyên đi gây mất an ninh xã hội, các Cha trong DCCT đã bố trí cho tôi được nghỉ tạm ở nhà khách của nhà dòng để bác sĩ và y tá chăm sóc để tôi mau chóng hồi phục sức khỏe. Chính vì các Ngài đã nâng đỡ, cứu giúp tôi trong lúc hoạn nạn mà an ninh đã giả danh bịa chuyện để bôi nhọ các Ngài. 
Tôi kể lại những chuyện này những chuyện này chỉ với mục đích duy nhất: để cho mọi người biết thêm một câu chuyện nhỏ trong ngàn câu chuyện lớn trên đất nước của tôi. Nó không phải chỉ là một câu chuyện của riêng cá nhân tôi mà còn là câu chuyện của nhiều người, đã xảy ra trong quá khứ, hiện tại và phần kết luận của nó chưa biết sẽ chấm dứt lúc nào ở tương lai.

'Vỏ quýt dày' & 'móng tay nhọn': Hồi tiếp theo của cuộc chiến hai phe

Trần Phong (Danlambao) - Nếu không có gì thay đổi vào phút chót thì hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN sẽ khai mạc vào ngày 15/10 tới, nội cái địa điểm họp cũng đã gây tranh cãi vì nhiều “lý do” bên trong của cả hai phe: “cung vua” của liên minh Tổng Trọng, 4 Sang; và “phủ chúa” của 3 Dũng. Bình thường thì mọi hội nghị lớn mang tính nội bộ như họp Quốc hội hay đại hội đảng vừa rồi vẫn thường diễn ra ở hội trường quân đội khi tòa nhà quốc hội mới vẫn đang xây dựng chưa xong. Thế nhưng, không hiểu vì lý do gì mà lần này phe “phủ chúa” lại đề nghị họp tại hội trường của bộ công an?
Họ lấy lý do là bảo vệ “nội an” là nhiệm vụ cũng như trách nhiệm của CA chứ không phải của quân đội, tuy nhiên với chế độ đảng lãnh đạo toàn diện thì cái cớ đó của “phủ chúa” có vẻ hơi buồn cười, thiếu kín kẽ cũng như vô hình chung gây ra sự nghi ngờ từ đối thủ. 
Cuối cùng thì địa điểm họp vẫn không có gì thay đổi, có thể đây chỉ là một “chiêu” ra đòn gió nhằm mục đích để gây nên tâm lý bất an cho những người tham dự hội nghị mà thôi, vì chỉ cần “nhìn” vào sự việc “cắt cu” cho Nguyễn Đức Chung, quyền giám đốc CA Hà Nội chính thức trở thành tân giám đốc trong một thời gian ngắn kỷ lục và bất thường, chứ không phải 06 tháng như vẫn thường thấy. Mặt khác ai cũng biết là “Chung con” vốn là “con nuôi” của út Anh (cựu bộ trưởng CA, nay là thường trực ban bí thư), vậy thì cái “chiêu” gây nhiễu đó quả là cũng khá cao tay, dù chỉ là cái địa điểm họp…
Trong suốt những tháng ngày qua, phe “phủ chúa” tung ra rất nhiều trò mang tính chất dằn mặt đối thủ trực tiếp cũng như nhiều phong trào đòi dân chủ, phản đối Trung cộng của đông đảo quần chúng nhân dân, kèm theo những động thái mua chuộc kèm theo dọa dẫm những nhân vật có tiếng nói quyết định sắp tới, nhằm đến nhiều mục đích mà trong đó chủ yếu vẫn là sự tại vị của 3 Dũng và phe cánh.
Đỉnh điểm là cái kết quả của 05 ngày họp của bộ chính trị kết thúc hôm 25/9 vừa rồi mà không thể ra nổi cái “án kỷ luật” cụ thể cũng phần nào nói lên nhiều điều. Thế nhưng nếu nói rằng đó đã là thắng lợi hoàn toàn của 3 Dũng thì e rằng lại hơi sớm và quá chủ quan, mặc dù xét về thực lực thì có vẻ “cán cân” đang nghiêng về 3 Dũng. Vì thế chỉ có thể cho rằng trong “trận chiến” này, kết thúc hiệp 1 thì phe “phủ chúa” đang dẫn trước 1-0, nhưng trong bất cứ “trận đấu” nào chưa kết thúc thì việc dẫn bàn đến phút thứ 89 cũng chưa chắc là đã có chiến thắng trong tay!
Tất cả những diễn biến vừa qua mà nhiều người cũng đã biết về những chiêu thức của phe “phủ chúa” chúng ta tạm gọi là “vỏ quýt dày” vậy thì cái “móng tay nhọn” của phía “cung vua” ra sao? Và có “nhọn” thật không?
Liên minh "cung vua": 4Sang, Tổng Trọng
Trong suốt thời gian trước và trong khi diễn ra hội nghị của Bộ Chính Trị thì phe “phủ chúa” đã tung các nhân vật “có máu mặt” đi gặp hầu hết các ủy viên trung ương để “rỉ tai” (xin xem bài “Quái chiêu lừa đảo của 3 Dũng”) thì đồng thời phe “cung vua” cũng đã cho in tập tài liệu về những việc làm của 3 Dũng và phe nhóm do Ủy ban kiểm tra trung ương tập hợp từ nhiều nguồn thành nhiều bản để gửi cho tất cả các ủy viên trung ương chính thức cũng như dự khuyết. Tập tài liệu dày đúng 313 trang giấy khổ A4, trong đó thể hiện đầy đủ các số liệu báo cáo, hình ảnh, bảng biểu, đồ thị… về các mặt kinh tế-chính trị-xã hội và những hệ lụy của nó mà cha con 3 Dũng cùng nhóm lợi ích đã phạm phải. Ngoài ra trong những trang cuối còn có hình ảnh từ bên ngoài lẫn bên trong của tòa nhà thờ họ quá hoành tráng của 3 Dũng… 
Việc in ấn được giao cho một bộ phận bí mật của tổng cục 2 bộ quốc phòng, tập tài liệu này được chuẩn bị kín kẽ đến nỗi trước khi đến tay các ủy viên trung ương thì ngay trong bộ chính trị cũng chỉ có vài người được biết (Cho đến cuối giờ chiều ngày 26/9/2012 thì tất cả ủy viên trung ương đều đã nhận được, qua sự xác nhận của các văn phòng). 
Trang đầu tiên của tập tài liệu có in bút tích của chính tổng Trọng như sau: “Thân gửi: Các đồng chí Uy Viên Trung Ương! Với trách nhiệm đối với đất nước, với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước cũng như lòng tự hào dân tộc, đặc biệt là với các thế hệ con cháu mai sau, tôi đề nghị các đồng chí nghiên cứu kỹ tài liệu này để có những quyết định đúng đắn nhất mang lại ích nước, lợi nhà. Xin gửi lời chào chân trọng và tin tưởng”…
Trước hết, chúng ta thấy rằng chỉ với vài dòng thủ bút ngắn ngủi trên đây cũng đã chuyển tải được nhiều “thông điệp” khá là thâm thúy của tổng Trọng đến với các ủy viên trung ương khi nhớ lại hai câu thơ của các Cụ ngày xưa: 
“Trăm năm bia đá thì mòn
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”. 
Vậy thì với những bằng chứng tham nhũng, phá hoại đất nướ của 3 Dũng mà họ lại có thể “nhắm mắt” bỏ phiếu ủng hộ mà không suy nghĩ được sao?
Tập tài liệu được “rút gọn” cho còn đúng 313 trang, phải chăng cũng mang một thông điệp nào đó, bởi lẽ trong văn học hay khoa học thuần túy thì việc một tác phẩm có bao nhiêu trang giấy cũng chẳng có ý nghĩa gì so với chính nội dung bên trong, nhưng trong chính trị thì từng câu, từng chữ hay những con số nhiều khi nó hoàn toàn không “vô tư” như vậy…
Trong “cuộc chiến” này thì cả hai phe đều giương cao khẩu hiệu “Bảo vệ đảng” hay “Bảo vệ uy tín của đảng” để tìm sự ủng hộ của những thế lực khác nhau nhằm thủ đắc lợi thế về mình. Tuy nhiên, nói gì thì nói rõ ràng là trong trường hợp cụ thể này thì phe “cung vua” lại có được sự “chính danh” hơn hẳn so với phe “phủ chúa” vì với mục đích chống tham nhũng, làm trong sạch nội bộ đảng để lấy lại niềm tin của nhân dân của phe “cung vua” đã làm cho bên “phủ chúa” phải tắc tịt vì những chứng cớ rành rành ra đó. Mặt khác, xét từng cá nhân chủ chốt của cả hai phe thì về mặt công khai lẫn bằng chứng (kể cả liên quan đến con cái) thì cả tổng Trọng lẫn 4 Sang lại hầu như chẳng có gì trong khi 3 Dũng thì đầy dẫy những bằng chứng không thể chối cãi được mà 313 trang của tập tài liệu nêu trên đã nói rõ. Vậy thì ai mới đúng là những người “bảo vệ đảng” đây? 
Chỉ có một trường hợp khá hy hữu là cô “công nương” vắt mũi chưa sạch Tô linh Hương con gái Tô huy Rứa “bỗng dưng” lên làm chủ tịch của Vinaconex một thời gian ngắn nhưng sau đó đã kịp rời nhiệm sở mà chưa hề (hay chưa kịp) gây ra bất cứ “…hậu quả nghiêm trọng nào” nếu đem so với  Nguyễn Thanh Phượng, cô con gái 3 Dũng đã và đang có quá nhiều “hậu quả nghiêm trọng” trên nhiều lĩnh vực mà hai cha con cùng phe nhóm đã gây ra đối với nhân dân, đất nước
Những điều này cũng giải thích vì sao sau vụ Vinashin đổ bể trước đại hội 11 mà 3 Dũng thoát nạn được, bởi lẽ khi đó có quá nhiều cái để cho 3 Dũng lấy ra mặc cả vì trong bộ chính trị hồi đó ai mà không “nhúng chàm” đến nỗi có cả bằng chứng hẳn hoi ví dụ như tổng Mạnh với vụ PMU18, hay với việc làm sai nguyên tắc nhà nước là tổng bí thư lại đi ký với Trung Cộng về việc khai thác bô xít ở Tây Nguyên mà 3 Dũng có cớ đổ vấy là “đặt y vào sự đã rồi”...v.v… việc tổng Mạnh phải kéo dài hết hội nghị này cho đến hội nghị khác để chốt lại danh sách nhân sự đã nói lên điều đó.
Một hình thức bỏ phiếu mới sẽ được áp dụng lần đầu tiên trong hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung Ương lần này là: Mỗi lá phiếu “ủng hộ” hay “không ủng hộ” cho những nhân vật được “đưa” ra “xem xét” hình thức kỷ luật thì đều phải nêu lý do và ý kiến để bảo vệ cho quan điểm của mình, có lẽ đây chính là cái “móng tay nhọn” nhất của phe “cung vua”!

Vì sao? Chúng ta thấy rằng, thói đời có những việc chỉ có thể “nghĩ” hay “mua bán” với nhau trong bóng tối thì còn có thể ngầm mà “ủng hộ” chứ có ai lại dám công khai, nhất là lại trong những cuộc họp tối quan trọng như thế này?

Vì đã đưa ra hình thức kỷ luật nào đó thì cũng phải “phân tích” cho đồng chí mình và mọi người thấy để cùng rút kinh nghiệm chứ, chi bộ đảng nào họp xét kỷ luật mà chẳng làm như vậy. Quả là quá khó để “phủ chúa” phản bác hình thức này. Hơn nữa người chủ trì hội nghị lại đương nhiên là tổng Trọng với “Điều lệ đảng” và “19 điều đảng viên không được làm” trong tay làm lá bùa khó gỡ cho phe “phủ chúa” dẫu biết rằng, đối với cấp dưới thì hai cái “bùa” kia chỉ là giấy lộn đối với 3 Dũng, nhưng đây lại là hội nghị trung ương mà “lá bùa” đó lại đang ở trong tay của chính tổng Trọng cấp trên của 3 Dũng…

Vậy những nhân vật được cho là sẽ bỏ phiếu ủng hộ 3 Dũng sẽ phải giải thích thế nào cho mọi người cũng như chính mình nghe “lọt tai” trong khi khẩu hiệu “chống tham nhũng là bảo vệ uy tín và làm trong sạch đảng, lấy lại niềm tin từ nhân dân và đại bộ phận đảng viên, cũng là nhằm để bảo vệ chế độ…” mà phe “cung vua” đã giương ra từ đầu đến cuối trong “cuộc chiến” này trong khi những “tội lỗi” của 3 Dũng lại rành rành ra đó với quá nhiều bằng chứng không thể phản bác?

Khu nhà thờ họ hoành tráng trị giá hơn 40 tỷ của gia đình Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Bên cạnh đó, việc “giữ chế độ và bảo vệ đảng” làm sao được khi thực tế uy tín của 3 Dũng đã không còn có thể cứu vãn được nữa trong mắt nhân dân và kể cả đa số đảng viên (ngoài vây cánh của chính 3 Dũng). Vì vậy các ủy viên trung ương cũng sẽ phải ý thức được rằng còn đảng là họ còn có cơ hội để tiếp tục tại vị và tiếp tục “kiếm tiền” quan trọng hơn là cố mà bảo vệ 3 Dũng, vì rõ ràng là họ không hề có lý cho việc đó khi phải “chứng minh” những điều ngược lại về 3 Dũng trước hội nghị toàn thể lần này!

Mặt khác, họ cũng sẽ thấy rằng dù chính phủ tới đây nếu không có 3 Dũng thì cũng chỉ có thể có duy nhất 03 nhân vật là ủy viên trung ương đương nhiệm sẽ bị “trảm” để lấy lòng dân vì có quá nhiều tai tiếng cũng như tội phá nát nền kinh tế, đưa tới sự lầm than cho đại bộ phận dân chúng khắp nơi trong nước đó là Bình ruồi, thống đốc NHNN; Thăng la to, bộ trưởng bộ GTVT; bất quá chỉ thêm Vương Đình Huệ, bộ trưởng bộ tài chính mà thôi (không tính lũ tội phạm ngân hàng, vì chúng không phải là ủy viên trung ương đương nhiệm).

Như vậy thì kiểu gì mà họ chẳng ung dung tại vị để tiếp tục cùng nhau vơ vét? Chưa kể là lực lượng “cung vua” còn có các bí thư thành, tỉnh ủy các địa phương vốn ít khi “ăn cánh” với bên chính quyền và thực tế thì số lượng ủy viên trung ương chịu ơn “mưa móc” trực tiếp từ 3 Dũng cũng không phải là nhiều lắm, vì với chế độ cai trị độc đảng thế này thì hễ vào được trung ương thì thiếu gì cơ hội để “kiếm tiền”? Nhưng nếu để 3 Dũng thoát tội thì cái kịch bản lên làm tổng thống của 3 Dũng sau khi đã thanh trừng hàng loạt phe đảng thì còn chỗ đâu mà dành cho những ủy viên trung ương vốn không nằm trong phe cánh “phủ chúa” nữa mà đòi tiếp tục tại vị để “làm ăn”?

Có dư luận lo ngại rằng, việc dọa nạt kèm theo tiền bạc để mua chuộc các ủy viên trung ương sẽ diễn ra như đối với Nguyễn Văn Chi của tay chân 3 Dũng có thể dẫn đến buộc họ phải “nghe lời”. Thế nhưng, với cái “chiêu” này của phe “cung vua” thì liệu họ còn dám? Hơn nữa, thời trước đại hội 11 thì bộ CA vẫn do út Anh nắm, nhưng “công” đưa Trần Đại Quang lên lại không phải là của 3 Dũng mà là của tổng Trọng và 4 Sang. Lợi dụng lúc đó 3 Dũng lật bài ngửa với tổng Nông cùng nhiều bằng chứng chẳng kém gì so với với vụ Vinashin để dàn xếp, tương kế tựu kế phe “cung vua” đưa ra điều kiện thay thế út Anh bằng Trần Đại Quang với cái cớ là vì út Anh không có nghiệp vụ… Cực chẳng đã 3 Dũng phải chấp nhận như là một trong những giải pháp để tự cứu mình, một mặt thấy thế lực của Nguyễn Văn Hưởng còn rất mạnh cũng như lợi dụng sự phân cấp 3 Dũng đã gia ơn cho một loạt thiếu tướng, trung tướng cả CA lẫn quân đội nên có phần tự tin và cả tự mãn…

Tuy nhiên, trong chính trị thì vốn “chẳng có kẻ thù vĩnh viễn cũng như tình bạn thủy chung” mà vấn đề thực dụng chính là vì lợi ích mới là điều phải cần tính tới trong mọi hoàn cảnh, vì thế việc “gió chiều nào che chiều ấy” đối với phe “cung vua” thì nó cũng có thể xảy ra với chính phe của “phủ chúa”. Ngoài ra đó còn là sự ghen ăn, tức ở của nhiều nhân vật mà có tài thánh 3 Dũng cũng không thể nào “mưa” cho khắp lượt được…

Trong lực lượng CA thì 3 Dũng chỉ thực sự nắm được vài cái tên như “thằng cậu” tức gã em vợ Trần Thanh Liêm, Tô Lâm, Phạm Quí Ngọ… Trong đó thì nếu có “cơ sự” gì thì ngoài “thằng cậu” ra có lẽ việc trở cờ của những gã còn lại cũng không có gì là khó hiểu.

Trong khi đó, bên quân đội thì hầu hết những nhân vật “theo” 3 Dũng lại là những vị “tướng không quân", mà bí thư quân ủy trung ương lại là... tổng Trọng!

Sự việc mới đây liên quan đến việc bổ nhiệm Chung “con” chính thức làm giám đốc công an Hà Nội đang gây ra nhiều đồn đoán khá là lý thú, nhưng sự kiện có nhiều uẩn khúc bên trong này không phải là mục tiêu của bài viết. Có lẽ việc nhận người chỉ hơn mình có mười mấy tuổi làm “bố nuôi” là có vẻ bất thường mà thôi.

Song song với những sự kiện vừa nêu thì một “kịch bản” mới đã được hình thành đó là vấn đề nhân sự “hậu” chính phủ 3 Dũng, đó là đưa Nguyễn Sinh Hùng lên làm thủ tướng và lần đầu tiên quốc hội của một nước CS có một chủ tịch là phụ nữ! Quả là một “chiêu độc” vì một mũi tên mà “bắn” vào được mấy đích.

Trước hết, việc đưa “hoa hậu” Nguyễn Thị Kim Ngân lên làm chủ tịch quốc hội đối với một nước thực sự dân chủ là chuyện bình thường, nhưng đối với một nước CS Á Đông thì trong con mắt của những nước dân chủ phương tây vốn coi trọng phụ nữ thì quả thật là một chiêu PR quá ngoạn mục, ít nhiều cũng làm lu mờ những hành vi phản nhân quyền xảy ra gần đây của “chính phủ cũ của 3 Dũng”.

Nhưng mục đích thực sự của “chiêu” này nằm ở chỗ “đẩy” Hùng hói vào thế buộc phải tự phá vỡ liên minh vốn chỉ được liên kết bằng tiền với 3 Dũng. Nhiều người cho rằng, Hùng hói cũng ít nhiều mang tai tiếng tham nhũng và cũng chỉ chăm chăm lo cho dòng họ mình, đổi lại là ủng hộ 3 Dũng để “cứu bồ” Thái Hương… Thế nhưng ra đến hội nghị trung ương thì những hành vi gọi là tham nhũng đó dù ai cũng biết là sự thật (từ dự án tái cấu trúc Vinashin...v.v...) nhưng quan trọng nhất lại không thể có được bằng chứng quá rõ như 3 Dũng, vậy thì làm sao mà kết tội nếu như không muốn nói là Hùng hói “sạch sẽ” hơn 3 Dũng nhiều? Còn việc “chăm lo cho dòng họ” ám chỉ việc Thái Hương bỏ phần lớn tiền đóng góp cho dự án xây khu thờ tự to tổ chảng thờ cả họ hàng - hang hốc nhà ông Hồ trên núi Chung ở Nghệ An là Hùng hói “tư túi” thì lại “không đúng”. Vì cả cái đảng này đã “phong thánh” cho ông ta từ rất lâu rồi. Hơn nữa là đang vẫn lợi dụng ông ta làm cái bình phong che chắn cho toàn đảng đấy thôi, vậy sao lại kết luận là Hùng hói “tư túi” cho được nếu như đem so với hình ảnh cái nhà thờ họ “to vật vã” của 3 Dũng trị giá những hơn 40 tỷ đồng. Đến như tên bố - mẹ còn không thấy trong bản khai lý lịch của 3 Dũng thì ai mà có thể dám tin là biết đâu 3 Dũng là dòng dõi Hắc - Bạch công tử ngày xưa để vàng chôn, ngọc cất lại cho 3 Dũng xây nhà thờ họ? Ở đâu ra nếu như đó không phải là tiền tham nhũng?

Cho nên không phải ngẫu nhiên mà ở mấy trang cuối của tập tài liệu đó lại có cả những tấm ảnh về cái nhà thờ họ hoành tráng của 3 Dũng. Việc Hùng hói đang ngồi chủ trì ở quốc hội mà “trở cờ” vì mục đích bấy lâu mong mỏi mà chưa được thì quả là một cơn “ác mộng” cho chính 3 Dũng!

Thời gian gần đây, trên vài trang mạng “lề dân” xuất hiện tin mà không mấy ai để ý đến, đó là “lời đồn” khi bà ngoại trưởng Mỹ xin gặp tổng Trọng hồi tháng 7 có đưa tận tay tổng Trọng một phong bì bên trong là danh sách những quan chức có tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài, kèm theo tên ngân hàng và số tiền trong những tài khoản đó. Ccó lẽ nhiều người vì thiếu thông tin nên không biết là năm 2009, lần đầu tiên trong lịch sử, ngân hàng Thụy Sĩ phải bỏ qui định bảo mật có từ hàng trăm năm nay để cung cấp cho phía Mỹ danh sách những quan chức chính phủ nhiều nước có liên quan đến tham nhũng!

Như thế cũng đâu phải là vô cớ mà “tự dưng” lại có những thông tin trên? Và các quan chức của VN cũng không là ngoại lệ khi việc mở tài khoản ở nước ngoài không phải là việc gì quá khó. Thế nhưng với những điều luật chống tham nhũng mà nhiều nước đã ban hành và thực thi thì không khó để “có một quốc thư” chính thức đề nghị phong tỏa một hay nhiều tài khoản nào đó ở một nước nào đó, nếu cần vì lý do chống tham nhũng và rửa tiền, mà quốc thư vốn chỉ có chủ tịch nước (hay tổng thống, là nguyên thủ quốc gia) mới là người trực tiếp ký theo đúng thông lệ quốc tế. Mà người đó ở VN lại chính là 4 Sang, vậy nhiều vị ủy viên trung ương hay trong hàng ngũ bộ trưởng có ngại không?

Thế nhưng, với những động thái trên, chúng ta sẽ phải lý giải thế nào đây về việc Hội nghị Bộ Chính Trị kết thúc mà không ra được văn bản về hình thức kỷ luật 3 Dũng? Phải chăng là để “lùi một bước, tiến hai bước” của phe “cung vua” vì họ tự tin vào thế trận đã và đang giăng sẵn chờ đến ngày khai mạc hội nghị trung ương?

Tập tài liệu thứ hai như một “phụ lục” mà trong đó có đến 96,4% ý kiến của các bậc lão thành, các cựu ủy viên trung ương, các cựu ủy viên bộ chính trị đề nghị loại 3 Dũng khỏi Trung ương Đảng và cho thôi chức thủ tướng để giữ uy tín của đảng, cứu đất nước nhằm yên lòng dân đã được bắt đầu gửi đến các ủy viên trung ương đảng như một sự gián tiếp “định hướng” cho hội nghị.

So với hai người tiền nhiệm thì quả là 3 Dũng có quá nhiều “điểm đen” nếu như không muốn nói rằng là tai họa của đất nước bởi sự vô học, tham lam, độc ác đến độ vô nhân. 3 Dũng cũng chính là đời thủ tướng “đáp ứng” cho mọi đòi hỏi của Trung cộng nhiều nhất!

Ông Sáu Dân Võ văn Kiệt dù vì hoàn cảnh không được học đến nơi đến chốn nhưng ông vẫn ít nhiều còn có tấm lòng vì dân vì nước, cũng không làm gì đến nỗi gọi là quá đáng. Còn ông Saú Khải thì dù sao vẫn là người được ăn học đàng hoàng, tử tế nên dù không phải là không có tham nhũng, nhưng cũng không đến mức quá trắng trợn, hay bằng mọi thủ đoạn như 3 Dũng đã và đang làm…

Cuộc chiến hai phe chưa kết thúc, nếu phe “cung vua” thắng thì các thế lực tham nhũng dưới thời 3 Dũng bị triệt hạ, dân ta còn có cơ may dễ thở hơn một chút; nhưng nếu phe “phủ chúa” mà thắng thì cái viễn cảnh lầm than “nồi da xáo thịt” vì sự trả thù và sự đàn áp phong trào dân chủ tàn bạo hơn là không tránh khỏi.

Trong trường hợp vì những lý do nào đó mà cuối cùng hai phe cùng thỏa hiệp và cùng tồn tại thì cũng vẫn là thảm họa cho dân tộc VN, thế lực được hưởng lợi nhiều nhất chính là Trung cộng, bởi lúc đó thì cả hai phe đều phải thi nhau thỏa hiệp nhiều thứ nhằm làm vừa lòng Trung cộng. Chúng ta nhớ lại câu chuyện dân gian về quan phụ mẫu xử án ngày xưa, khi cả hai bên đưa nhau ra chốn công đường thì đều phải đút lót, đến ngày xử án một người vốn cứ tưởng mình chắc thắng đến khi bị xử thua thì mới giật mình khi thấy Quan giơ hai ngón tay và phán rằng: “Mày đã phải, nhưng nó còn phải gấp hai mày”. Vậy Trung cộng có “giống” lão quan phụ mẫu ấy không?. . .
Chính trường các nước cộng sản quả là rất khó đoán, Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Dân gian chẳng vẫn có câu “cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền” đó sao?

jeudi 27 septembre 2012

TIN NÓNG: CHIỀU NAY, KHỞI TỐ ÔNG TRẦN XUÂN GIÁ

Danlambao - Lúc 17h30, 27/9/2012, báo Tiền Phong Online lại tiếp tục đưa tin về việc ông Trần Xuân Giá (Cựu Bộ Trưởng Bộ KH-ĐT) bị cơ quan cảnh sát điều tra ra quyết định khởi tố, nhưng được cho tại ngoại, cấm đi khỏi nơi cư trú.

Đây là lần thứ 3 báo chí Nhà nước đăng tải thông tin về việc khởi tố ông Trần Xuân Giá. Trước đó, hôm 25/09, báo Tiền Phong cũng đưa tin ông Trần Xuân Giá bị khởi tố, nhưng sau vài tiếng báo này đã phải vội vàng rút lại bản tin.

Thông tin về việc ông Giá bị khởi tố cùng 3 người khác đã được loan truyền khoảng vài tuần nay, tuy nhiên vị cựu bộ trưởng Bộ KH-ĐT đã nhiều lần phủ nhận thông tin này.

Điểm đáng chú ý trong bản tin lần này là cơ quan điều tra có nhắc đến đích danh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: "...Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo rất chặt chẽ, đặc biệt là điều tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật nhằm thâu tóm ngân hàng, gây mất ổn định chính sách tiền tệ..."

Ngoài ra, thông tin về vụ việc cũng được cơ quan điều tra nói rằng: "...đã phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng như Viện KSND, Tòa án, Ngân hàng, Tuyên giáo…"

Tóm lại, có hay không việc khởi tố ông Trần Xuân Giá vẫn còn là một câu hỏi không thể giải đáp trong tình trạng thông tin nhiễu loạn như hiện nay. 

Với lối hành xử 'tiền hậu bất nhất' từ vụ bắt Dương Chí Dũng cho đến lệnh khởi tố ông Trần Xuân Giá góp phần làm cho hệ thống pháp luật VN trở nên hài hước, lố bịch hơn. Điều này cũng cho thấy các cuộc đấu đá trong hàng ngũ chóp bu Đảng CS ngày càng trở nên bát nháo, các bên dùng đủ thủ đoạn để triệt hạ nhau chỉ bằng một thứ 'luật rừng'.


Khởi tố ông Trần Xuân Giá và ba người khác

TPO - Chiều 27 - 9, Cơ quan công an công bố quyết định khởi tố bốn người, trong đó có ông Trần Xuân Giá (SN 1939) - nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB.


Ông Trần Xuân Giá (phải) và ông Phạm Trung Cang.

Các ông Trịnh Kim Quang (SN 1954, trú tại quận 3, TP Hồ Chí Minh; Lê Vũ Kỳ (SN 1956, trú tại quận Ba Đình, Hà Nội) đều nguyên là Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB và ông Phạm Trung Cang (SN 1954, Phó Chủ tịch HĐQT ngân hàng Eximbank), cũng bị khởi tố. 

Trước đó, ngày 18-9-2012 Hội đồng quản trị (HĐQT) ACB đã họp và quyết định một số thay đổi nhân sự bằng việc chấp thuận việc từ nhiệm của các thành viên HĐQT, gồm ông Trần Xuân Giá - Chủ tịch HĐQT - từ nhiệm vì lý do sức khỏe; ông Lê Vũ Kỳ - Phó Chủ tịch HĐQT - từ nhiệm vì lý do cá nhân; ông Trịnh Kim Quang - Phó Chủ tịch HĐQT - từ nhiệm vì lý do cá nhân.

Theo Cơ quan cảnh sát điều tra, ông Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang đã ra chủ trương cho uỷ thác cho nhân viên dùng tiền Ngân hàng ACB gửi vào các tổ chức tín dụng sai quy định, gây hậu quả nghiêm trọng.

Cũng theo Cơ quan cảnh sát điều tra, cả bốn người là đồng phạm với ông Nguyễn Đức Kiên và ông Lý Xuân Hải (đã bị bắt tạm giam - PV) về tội Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. "Vì vậy Cơ quan điều tra đã khởi tố bốn trường hợp nêu trên", Cơ quan CSĐT cho biết.

Cơ quan CSĐT cũng cho biết, do các ông Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang có thân nhân tốt, thái độ khai báo thành khẩn, tích cực hợp tác với Cơ quan điều tra..., xét tính chất và mức độ hành vi vi phạm pháp luật nên chỉ áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, cho tại ngoại.

Với ông Trần Xuân Giá, Cơ quan điều tra khẳng định ông này là công dân bình thường, mọi người đều phải chấp hành pháp luật, ai có công lao đóng góp cho đất nước thì Đảng và Nhà nước ghi nhận, nhưng nếu có sai phạm pháp luật thì phải chịu trách nhiệm như mọi công dân khác.

Cũng theo Cơ quan điều tra, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo rất chặt chẽ, đặc biệt là điều tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật nhằm thâu tóm ngân hàng, gây mất ổn định chính sách tiền tệ.

Về đường lối xử lý vụ án, cơ quan điều tra cho biết đã phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng như Viện KSND, Tòa án, Ngân hàng, Tuyên giáo… thực hiện tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật và trong quá trình điều tra đảm báo khách quan, công tâm, thận trọng, minh bạch, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.Việc khởi tố, bắt tạm giam các ông Nguyễn Đức Kiên, Lý Xuân Hải trong thời gian vừa qua và khởi tố các ông Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang cho thấy chủ trương và quyết tâm mạnh mẽ của Chính phủ trong việc làm trong sạch và lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng thương mại nước ta.

Tiếp tục cập nhật...

Ông Trần Xuân Giá sinh năm 1939 tại Thừa Thiên - Huế, tốt nghiệp cử nhân kinh tế, có bằng Tiến sỹ kinh tế tại Liên Xô cũ. Từ 1966, là giảng viên tại Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.

Từ 1981, ông làm Phó chủ nhiệm Ủy ban Vật giá Nhà nước (hàm thứ trưởng); từ 1989, làm Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng (nay là Văn phòng Chính phủ); từ 1992, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ KH-ĐT); từ 1996, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT.

Từ năm 2003, ông Giá làm Trưởng Ban Nghiên cứu của Thủ tướng về đổi mới chính sách kinh tế - xã hội và hành chính. Sau khi nghỉ hưu, từ tháng 11-2006, ông làm cố vấn HĐQT Ngân hàng ACB, đến tháng 3-2008, làm Chủ tịch HĐQT.

Nhóm PV TPO

*Lần này chắc ông đi thật rồi! Lạy giời, đừng để các báo phải rút bài nữa!
Nguồn :DLB

Người công cụ

Paulo Thành Nguyễn - "...Những thanh niên theo ngành công an thì ít nhiều gì cũng có một lý tưởng nào đó. Có thể dựa vào mối quan hệ, có thể là vì gia đình, cũng có thể muốn dấn thân bảo vệ cho công lý, bảo vệ đất nước…Nhưng qua thời gian mấy năm nhồi nhét, lập trình trong đầu tư tưởng và những lý luận một chiều, dần dần não trạng mất đi tính nhận định đa chiều và co rút lại trong những thông tin đã được lập trình sẵn: “còn đảng còn mình”..."
*
- Các anh biết con người khác con vật ở điểm nào không? Đó là con người là động vật có lý trí, biết suy nghĩ về những hành động của mình.
- Ờ, con vật là mấy con bị bắt ở trên quận Nhất đó! (ám chỉ anh Điếu Cày, Tạ Phong Tần và anhbasaigon đang trong phiên tòa).
- Nếu anh nói như vậy thì anh hoàn toàn không đủ tư cách và không – đủ – nhân – cách để nói chuyện với tôi!
- (Mặt đỏ) gằn giọng: hm… em hơn anh cái gì mà em nói anh không đủ tư cách?
- Tôi không hơn nhưng tôi chỉ khác anh một điều: Tôi là người biết tự chủ, tôi biết những việc tôi làm và tôi làm những việc tôi thích. Còn anh, anh là người công cụ, anh chỉ biết làm theo lệnh như một cái máy mà chính bản thân các anh không hiểu hết công việc của mình nó có ý nghĩa gì. Các anh chỉ là phương tiện bị người khác điều khiển mà bất chấp đúng sai. Các anh tự vấn lại lương tâm mình xem việc bắt ép tôi vào đây có đúng không?
- Im lặng…
Đó là đoạn nói chuyện cuối cùng với các anh an ninh trong đồn công an quận 3. Theo cách nói chuyện tôi đoán hai nhân viên an ninh này chắc là lính mới khoảng 3, 4 năm trong ngành. Ngoài ra, qua ánh mắt họ tôi nhận thấy họ vẫn còn một chút gì đó lương tâm của một con người. Sỡ dĩ họ đối đáp lại những câu hỏi của tôi chỉ để tự đánh lừa bản thân là họ đang làm việc đúng, để họ khỏi phải áy náy về những việc làm của mình.
Qua nhiều lần va chạm và làm việc với nhiều an ninh thì thực lòng mà nói tôi chỉ bức xúc về hành động của họ chứ không hề thù ghét con người họ. Trái lại, có lúc tôi còn thấy thương cảm vì suy cho cùng họ cũng chỉ là nạn nhân tạo ra từ một cơ chế mà có thể chính họ không hề hay biết về điều này.
Những thanh niên theo ngành công an thì ít nhiều gì cũng có một lý tưởng nào đó. Có thể dựa vào mối quan hệ, có thể là vì gia đình, cũng có thể muốn dấn thân bảo vệ cho công lý, bảo vệ đất nước… Nhưng qua thời gian mấy năm nhồi nhét, lập trình trong đầu tư tưởng và những lý luận một chiều, dần dần não trạng mất đi tính nhận định đa chiều và co rút lại trong những thông tin đã được lập trình sẵn: “còn đảng còn mình”
Như từ lâu, con người đã biết rằng những cuộc hôn nhân cùng dòng máu sẽ có nguy cơ tạo ra những trẻ khuyết tật bẩm sinh. Đó là những nhân tố của sự thoái hóa nơi con người. Tư tưởng con người cũng vậy! Nếu ở mãi trong một tư tưởng mà không đón nhận những điều khác biệt sẽ sinh ra những quái thai của tư duy và dị tật của suy nghĩ. Điều này đã được các anh an ninh bộc lộ rất nhiều qua những lần làm việc. Những khái niệm, những lời nói, những định nghĩa bất bình thường ở một xã hội văn minh được các anh trình bày tự tin và đầy tự hào như một đứa trẻ.
Nói vậy không có nghĩa là tất cả ai làm an ninh đều vô tri, có một số người tôi biết cũng có nhận thức và biết lắng nghe sự khác biệt, tuy chỉ trong một giới hạn có thể. Nhưng chừng nào các anh không dám suy nghĩ và đón nhận những sự khác biệt, không dám sống chính với lương tâm mình thì các anh vẫn là người – công – cụ.
An ninh mặc áo trắng đưa cử chỉ thô tục khiêu khích người chụp hình. Đây là bốn gương mặt nổi bật về đàn áp người dân bất đồng chính kiến của an ninh thành phố.
Anh ninh nghe điệm thoại là người nói "nhân dân có nhiều loại". Trong lúc bao vây ngăn cản đến phiên tòa.
Hai an ninh bên trái lấy SH biển số 16 - 8888 chặn đầu xe. Tên mặc áo khoác sọc trắng lao vào giựt chìa khóa.
26.9.2012
http://khoinguontrithucvn.wordpress.com/2012/09/26/nguoi-cong-cu/