vendredi 31 mai 2013

Cam Bốt : Nuon Chea nhận trách nhiệm về tội ác diệt chủng của Khmer đỏ


Nuon Chea, nhân vật số 2, phụ trách tư tưởng của chế độ Pol Pot trước Tòa án quốc tế Phnom Penh, ngày  5/12/2011.
Nuon Chea, nhân vật số 2, phụ trách tư tưởng của chế độ Pol Pot trước Tòa án quốc tế Phnom Penh, ngày 5/12/2011.
Reuters/Nhet Sokheng

Anh Vũ
Theo AFP, hôm nay 30/5/2013, lần đầu tiên nhà tư tưởng của chế độ Khmer đỏ, Nuon Chea, đang bị xét xử vì tội diệt chủng, tội ác chiến tranh và tội chống lại nhân loại tại Phnom Penh lần đầu tiên đã thừa nhận trách nhiệm về cái chết của hai triệu người dân Cam Nốt trong thời gian từ 1975 - 1979.

Sau cái chết của bị cáo Ieng Sary, 87 tuổi, cựu bộ trưởng Ngoại giao của chế độ Pol Pot, thì Nuon Chea, nay cũng đã 86 tuổi, là một trong hai bị cáo cuối cùng của phiên tòa xét xử tội ác của Khmer đỏ đã kéo dài từ năm 2006.
Từ khi bị đưa ra xét xử, Nuon Chea vẫn bác bỏ mọi cáo buộc chống lại ông ta. Nhưng trong phiên xử hôm nay tại Phnom Penh, nhân vật số 2 của chế độ Pol Pot bất ngờ tuyên bố thừa nhận trách nhiệm về tội ác của chế độ. Trước tòa, Nuon Chea tuyên bố : « Là lãnh đạo tôi phải chịu trách nhiệm về thiệt hại gây ra cho đất nước mình, đẩy đất nước vào nguy biến », đồng thời ông ta cũng bày tỏ « chia buồn sâu sắc » tới các nhân chứng, những người từng là nạn nhân trựuc tiếp hoặc mất người thân dưới chế độ diệt chủng của Khmer đỏ.
Tuy nhiên, Nuon Chea cũng muốn giảm nhẹ vai trò của mình với biện hộ cho rằng ông ta chỉ là người lãnh đạo lĩnh vực tuyên truyền vào giáo dục nên không thể được thông báo hết mọi việc. Ông ta quả quyết : « về kế hoạch hành quyết tôi không hề có quyền hành gì. Những gì diễn ra dưới thời Khmer đỏ, có điều tôi biết nhưng có việc tôi không nắm được ».
Bị cáo còn lại của phiên tòa là Khieu Samphan, Chủ tịch nhà nước « Kampuchia Dân chủ », nay đã 81 tuổi. Trước tòa hôm nay, Khieu Samphan cũng khẳng định ông ta không biết được hết « nỗi thống khổ » của người cam Bốt và ông ta cũng « xin lỗi chân thành » đến các các nạn nhân.
Tòa án Quốc tế xét xử tội ác của Khmer đỏ tại Cam Bốt được thành lập năm 2006 dưới sự bảo trợ của Liên hiệp quốc. Từ đó đến nay tòa mới ra được một bản án chung thân duy nhất cho Kaing Guek Eav, biệt danh là Douch, nguyên là giám đốc nhà tù Phnom Penh khét tiếng tàn bạo.
Thời gia gần đây công việc xét xử của Tòa án bị đình trệ vì khó khăn về tài chính, trong khi 2 bị cáo còn lại thì đã quá già. Dư luận e rằng với tiến độ làm việc như hiện nay thì có thể sẽ không có bản án nào thêm cho tội ác của chế độ Khmer đỏ đã tiêu diệt 1/3 dân sô đất nước trong vòng 4 năm cầm quyền.

Phá vỡ hệ thống rửa tiền lớn nhất thế giới


DienDanCTM – 29/5/2013

Ngày hôm qua, Thứ Ba 28/5/2013, Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ đã chính thức truy tố công ty chỉ tệ kỹ thuật số (digital currency) Liberty Reserve với tội danh “rửa tiền (moneylaundering) với số lượng lên tới 6 tỉ mỹ kim.
Hoa Kỳ đạt được thành quả này là nhờ ở sự giúp sức và phối hợp làm việc của 16 quốc gia khác, trong số đó có Nga, Trung Quốc, Úc, Maroc và các quốc gia Tây Âu.
Các giới chức Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ cho biết là Liberty Reserve đã giúp cho các tội phạm trên khắp thế giới, bao gồm cả những kẻ lừa đảo thẻ tín dụng, ăn cắp lý lịch, buôn lậu ma túy, và sách báo, phim ảnh khiêu dâm, … phương pháp cất giấu tiền mà không để lại dấu vết.
Ông Preet Bharara, Công Tố Viên Liên Bang Hoa Kỳ Khu vực Nam của New York, đã công bố cáo buộc nói trên trong một cuộc họp báo tại Manhattan cùng với những giới chức trách nhiệm khác, nhận định đây là dịch vụ rửa tiền trên mạng lớn nhất từ trước tới giờ.
Trong vòng 7 năm từ khi được thành lập vào năm 2006, và đặt bản doanh tại Costs Rica, Liberty Reserve đã giúp khách hàng của họ “rửa” nhiều tỉ mỹ kim, với khoảng 55 triệu dịch vụ liên quan
tới nhiều triệu khách hàng trên khắp thế giới, trong đó có khoảng 200.000 khách hàng tại Hoa Kỳ.
Ông Richard Weber, người đứng đầu bộ phận điều tra về tội ác thuộc cơ quan Internal Revenue Services nói rằng đây là thời đại của việc rửa tiền trên mạng. Ông Weber nói là nếu tên bố già Mafia Al Capone mà sống trong thời này thì đây là cách mà hắn sẽ dùng để giấu tiền.
Với Liberty Reserve, các khách hàng dễ dàng mở một trương mục, không cần chứng minh lý lịch, căn bản là chỉ cần một địa chỉ email là đủ, và có thể chuyển những khoản tiền to lớn mà không để lại dấu vết nào. Nói đơn giản là Liberty Reserve cung cấp cho những kẻ phạm tội phương tiện để thoải mái tiếp tục phạm tội.
Cùng với việc cáo buộc các tội ác nói trên, giới chức trách đã đóng cửa 5 tên miền trong đó có miền mà Liberty Reserve sử dụng, cũng như đóng cửa và giới hạn hoạt động của 45 trương mục ngân hàng.
Việc đóng cửa Liberty Reserve đã tạo ra một tác động ớn lạnh đối với những khách hàng của Liberty Reserve, mà ảnh hưởng trước tiên là họ bất thần không còn khả năng sử dụng trương mục và tiền của mình nữa.
Mặc dầu tin rằng hầu hết khách hàng của Liberty Reserve là những tội phạm, ông Bharara vẫn lên tiếng kêu gọi những khách hàng chân chính hãy liên lạc với Ông để lấy lại tiền của họ.
Người ta tự hỏi có những tư bản đỏ Việt Nam nào dính líu đến vụ rửa tiền này./.

2 COMMENTS:


01:38 30/05/2013Reply
Tuyền thông cũa nước Đức đã nêu đích danh Việt Nam là một trong các nước có liên quan đến tổ chức rửa tiền này.
Không có gì đáng ngảc nhiên với thành phần tư bản đỏ, tham ô, nhũng lạm, bán nước ở VN.
Minh-Quân
Đài EURONEWS là 1 đài truyền hình của Âu Châu phát hình bằng nhiều thứ tiếng đã nêu đích danh Việt Nam có dính líu vào vụ này tuy không nêu rõ tên của bất kỳ một ai :

Liberty Reserve bị buộc tội là tổ chức tín dụng của hoạt động rửa tiền
VRNs – Sài Gòn – EURONEWS Hôm thứ 3 tuần này ngày 28-05-2013, Ngành Tư Pháp Hoa Kỳ lý đã chính thức buộc tội tổ chức Liberty Reserve, một tổ chức thanh toán điện tử bị nghi ngờ rửa tiền.
Năm quan chức đã bị bắt giữ tuần trước tại Tây Ban Nha, Costa Rica và Hoa Kỳ. Hai người khác vẫn đang được tìm kiếm.

Theo Preet Bharara, là người đang thụ lý trường hợp này cho biết, "đó là một quá trình điều tra lớn nhất từng được thực hiện trong lĩnh vực rửa tiền." Trong bảy năm qua, Liberty Reserve đã thực hiện hợp thức hóa khoản tiền bất hợp pháp, tương đương với 6 tỷ USD.

"Liberty Reserve đã được thành lập đặc biệt cho sử dụng trong các hoạt động tội phạm, đảm bảo Preet Bharara. Đó là bản chất một ngân hàng của thị trường chợ đen."

Tổ chức này thực hiện các nghiệp vụ gửi và nhận tiền từ bất cứ ai, bất cứ nơi nào trên thế giới, không có quy định nào. Để trang trải cho các phi vụ của họ, người sử dụng dịch vụ thường thong qua các trang web của bên thứ ba để thực hiện chuyển tiền.

Các nhà điều tra nói "đây là một hình thức xoay vòng tài chính của những khoản tiền phi pháp." Liberty Reserve đã được sử dụng ở nhiều quốc gia như Việt Nam, Nigeria, Trung Quốc và Hoa Kỳ. Các trang web đã có trụ sở tại Costa Rica.
Thông tin thêm về: bắt giữ, tiền tệ, Hoa Kỳ, Internet

Bản quyền © 2013 EuroNews
Chuyển ngữ: Anton Lê

Nguồn : http://www.euronews.com/2013/05/29/digital-currency-exchange-liberty-reserve-accused-of-massive-money-laundering/

TT Nguyễn Tấn Dũng sẽ nói gì tại Đối thoại Shangri-La?

Việt Hà, phóng viên RFA
2013-05-29
vvh052913.mp3 Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
000_DV1462982-305.jpg
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại thượng đỉnh ASEAN ở Bandar Seri Begawan, Brunei hôm 25 tháng 4 năm 2013.

Từ ngày 31 tháng 5 đến 2 tháng 6, tại Singapore sẽ diễn ra Đối thoại Shangri-La thường niên, quy tụ các quan chức cấp cao của nhiều nước.
Trong diễn đàn lần này, lần đầu tiên Thủ tướng Việt Nam sẽ có bài diễn văn quan trọng tại. Các chủ đề chính được bàn thảo trong diễn đàn lần này là gì?  Thủ tướng Việt Nam muốn đề cập đến những vấn đề gì trong diễn văn của mình?
Việt Hà phỏng vấn giáo sư Carl Thayer, thuộc học viện Quốc phòng Úc, người sẽ tham dự diễn đàn lần này, để biết thêm chi tiết.

Chủ đề của Đối thoại Shangri-La

Trước hết nói về các chủ đề quan trọng được bàn thảo tại diễn đàn lần này, Giáo sư Carl Thayer cho biết:
“Trước hết phải hiểu về cơ cấu của đối thoại, nó được chia thành các phiên toàn thể, đồng thời lại được chia thành các phần nhỏ. Có 6 phiên toàn thể nơi các bộ trưởng quốc phòng sẽ phát biểu.
Tất nhiên họ cũng phải xem xét tính nhạy cảm của các nước.
Đối thoại sẽ bắt đầu với phát biểu của Mỹ về an ninh khu vực. Đây sẽ là chủ đề chính liên quan đến việc Mỹ cân bằng lại chiến lược, liệu điều này có thể thực hiện được, ảnh hưởng của Mỹ đang lên hay xuống, việc Mỹ quân sự hóa khu vực có phải là để kiềm chế Trung Quốc.
Và phần 4 được mang tựa rất ngoại giao là vai trò của Trung Quốc trong an ninh toàn cầu, nhưng thực tế sự căng thẳng sẽ vượt qua cả khu vực và Trung  Quốc sẽ tìm cách tránh phần này.
Trung Quốc đang phải đối mặt với những cường quốc trên thế giới và họ phải tìm cách làm nhẹ những chỉ trích. Phần cuối của hội nghị sẽ là hợp tác quân sự trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Giáo sư Carl Thayer, thuộc học viện Quốc phòng Úc
Giáo sư Carl Thayer, thuộc học viện Quốc phòng Úc. RFA
Có rất nhiều vấn đề được bàn thảo ở hội nghị lần này nhưng theo tôi quan hệ Mỹ - Trung sẽ là chủ đề chính và nó có liên quan đến một loạt các chủ đề chính khác như làm thế nào để bảo vệ quyền lợi quốc gia và tránh các xung đột, chiến lược hiện đại hóa quân sự.
Tiếp theo là vấn đề an ninh hàng hải, tranh chấp biển Đông. Những vấn đề này sẽ được bàn thảo nhưng sẽ không phải trực tiếp”.

Thủ tướng VN sẽ nói gì?

Việt Hà: Thưa ông, đây là lần đầu tiên Thủ tướng Việt Nam sẽ có bài phát biểu quan trọng tại hội nghị. Báo chí Việt Nam đưa tin ông sẽ đề cập đến các vấn đề an ninh hàng hải, trong đó có biển Đông. Việt Nam từ nhiều năm nay đã có những tranh chấp với Trung Quốc tại biển Đông, tại sao Thủ tướng Việt Nam lại chọn có bài phát biểu vào năm nay?
GS Carl Thayer: Chúng ta cũng nên nhớ là Bộ trưởng Quốc phòng VN Phùng Quang Thanh đã từng phát biểu ở phiên toàn thể của đối thoại Shangri La, nhưng đúng là Thủ tướng Việt Nam chưa từng tham gia.
Lần này ông tham gia vì ông được mời và ông sẽ có bài phát biểu quan trọng sau bài nói của nước chủ nhà Singapore vào đêm trước khi hội nghị bắt đầu.
Tại sao ông có bài phát biểu lần này? Đó là Việt Nam đang ở trung tâm của vấn đề và cũng giống nhiều nước khác đang có tranh chấp với Trung Quốc, họ không có đủ khả năng về quân sự để đối đầu với Trung Quốc dù họ đang hiện đại hóa và vì vậy Việt Nam phải sử dụng các biện pháp ngoại giao và những cách tiếp cận khác.
Việc Thủ tướng có bài phát biểu là một cơ hội cho Việt Nam.
Tôi nghĩ điều quan trọng phải nói tới đó là đây là lần đầu tiên một lãnh đạo cao cấp, một thủ tướng sẽ đề cập đến chính sách ngoại giao, an ninh quốc gia và vấn đề chính sách quốc phòng.
Các Bộ trưởng quốc phòng trước kia chỉ nói về vấn đề quốc phòng, còn ngoại trưởng các nước thì nói về chính sách ngoại giao.
Hy vọng là nếu mọi việc trôi chảy thì ông Thủ tướng sẽ nói được toàn bộ ba vấn đề.
Ông sẽ thuyết trình bằng tiếng Việt nhưng ông sẽ giới thiệu đến những người dự nước ngoài một cái nhìn tổng thể về Việt Nam, nó sẽ không chỉ bao gồm vấn đề với Trung Quốc và biển Đông mà còn mang tính toàn cầu và vai trò của Việt Nam.

Vấn đề Biển Đông

Việt Hà: Theo ông thì liệu các nước, nhất là Philippines, sẽ lên tiếng với Trung Quốc về vấn đề biển Đông như các năm trước không và điều này có tạo khó khăn gì cho Trung Quốc?
GS Carl Thayer: Tất cả những thảo luận dạng này Trung Quốc đều coi là đa phương và không muốn vì họ luôn muốn giải quyết các vấn đề song phương với từng nước.
Và đó là lý do vì sao người tổ chức hội nghị phải chọn từ ngữ rất cẩn thận để Trung Quốc không vào tình huống khó và phải tự bảo vệ mình.
Philippines đã luôn mạnh tiếng tại diễn đàn này hơn so với Việt Nam.
Theo tôi đó là vì họ thông thạo tiếng Anh và mặt khác thì văn hóa người Việt cũng không thích đối đầu, mặc dù ông Phùng Quang Thanh trước kia cũng đã nói rất thẳng thắn tại diễn đàn Shangri La.
Việt Hà: Thường trước và sau khi diễn đàn Shangri La được tổ chức, chúng ta vẫn thấy có những sự kiện xảy ra tại các vùng đang xảy ra tranh chấp trong khu vực, điển hình là tại biển Đông, ảnh hưởng đến an ninh khu vực, người ta có thể đặt câu hỏi là liệu diễn đàn này có thể giúp gì trong việc giải quyết những xung đột và tranh chấp đang diễn ra trong khu vực?
GS Carl Thayer: Diễn đàn đạt hai mức bao gồm cả chính thức tức là nói về các chương trình nghị sự  đã được đưa ra mà không đưa ra kết luận.
Diễn đàn đã qua 12 kỳ tức là đã phát triển, và nó đã lớn đến mức đẩy giới học giả ra phía lề như những thính giả dự hội nghị và các quan chức chính phủ, cố vấn an ninh…
Nhân dịp diễn đàn Shangri La, các bộ trưởng các nước cũng có những cuộc gặp xung quanh hội nghị, trước, và sau hội nghị.
Diễn đàn sẽ là nơi Bộ trưởng quốc phòng Mỹ đăng đàn, nhưng quan chức quân sự cấp cao của Trung Quốc sẽ ngồi ở phía dưới để đưa ra các câu hỏi khó, nhưng không phải là Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc. Họ không gửi Bộ trưởng quốc phòng tới diễn đàn lần này.
Cho nên diễn đàn đã lên hai mức chứ không chỉ là một diễn đàn  đơn thuần. Điều mới là cuộc gặp các Bộ trưởng quốc phòng  của các nước ASEAN + sẽ diễn ra lần thứ hai tại Brunei vào năm nay.
Có những câu hỏi đưa ra là diễn đàn Shangri La đã làm gì để đưa các bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN lại với nhau một cách không chính thức và cuộc gặp ở mức 1 của các Bộ trưởng quốc phòng sẽ diễn ra thế nào.
Cuộc gặp các Bộ trưởng quốc phòng ASEAN + sẽ diễn ra lần hai, và được tổ chức cứ 3 năm một lần. Trong khi Shangri La gặp nhau mỗi năm và là một thảo luận không chính thức.
Tất nhiên các báo cáo sẽ được viết ra rất cẩn thận và được lọc lựa để đề cập đến các vấn đề nhưng không để giải quyết một vấn đề nào.
Nhưng diễn đàn này quan trọng vì có các thông tin mới, cách nhìn mới, và các nước có cơ hội để biết được những chỉ trích với chính sách của mình là gì và tìm cách bảo vệ lập trường của mình.
Nói ví dụ như trường hợp của Bộ trưởng Quốc phòng Hao Kỳ Leon Panetta trước đây đã lên tiếng về quyền lợi của Mỹ tại biển Đông.

Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn này.

Bỏ cái gì cũng được, trừ Điều 4

000_Hkg8239642-305.jpg
Một người bán hàng rong đi qua một tấm áp phích đánh dấu kỷ niệm 83 năm ngày thành lập ĐCS VN tại Hà Nội hôm 03/2/2013
AFP photo
Từ đầu năm đến nay, sau khi nhà nước nổi hứng mở đợt Góp ý dự thảo sửa đổi Hiến Pháp, người dân khá ngỡ ngàng. Lạ thật, bản Hiến Pháp 1992 đang là một thứ bùa khá tốt, đảm bảo cho “Đảng ta” một vị thế mà có mơ bảy đời, thì Tổng thống Mỹ Obama cũng không bao giờ có được, có tu mười đời, thì Tổng thống Nga Putin cũng chẳng bao giờ dám mơ tới, chưa nói mấy ông tổng thống “lặt vặt” ở các nước nhược tiểu cỡ Thái Lan hoặc Australia… Tất cả là nhờ ở Điều 4 của cái gọi là Bản Hiến pháp 1992 mà một số tờ báo đã ghi sai chính tả thành "Hiếp pháp".

Điều 4?

Điều 4 là gì mà quan trọng vậy? Nguyên văn Điều 4:“Ðảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Ðảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.
Chính điều này đã đảm bảo cho “Đảng ta” một vị thế vững và “chắc như cua gạch”, khi luật hóa một điều lạ lùng mà ở các nước khác không hề có. Điều này cũng giống như ở trong một làng, có bản Hương ước ghi rằng: Sau khi cướp được ngôi vị ở làng này, chỉ có một mình gia đình Đ. làm bố cả làng. Đ. là gia đình của trí tuệ, đạo đức và văn minh, là đại diện cho cả làng. Không ai được xúc phạm gia đình Đ, bảo gì phải nghe nấy, tích cực làm việc để cống nạp nuôi gia đình Đ. sống phong lưu. Ai chống lại gia đình Đ. có nghĩa là chống lại cả làng. Tất cả quân binh, lính lệ… đều chỉ trung thành tuyệt đối và bảo vệ gia đình Đ. Gia đình Đ. có quyền làm bất cứ việc gì cả làng không được thắc mắc, chỉ được nghe và làm theo. Gia đình thực hiện chính sách cha truyền rồi con nối để lãnh đạo làng. Nếu làm tốt thì gia đình được công, xấu thì cả làng phải chịu. Dù cho gia đình Đ. bố mẹ có dâm loạn, con cái chuyên trộm cướp cũng nghiến răng mà chịu, cũng phải im mà ca ngợi… và chỉ được ca ngợi mà thôi”.
Vậy còn đòi gì hơn nữa mà phải bày đặt? Nhiều người đặt dấu hỏi như vậy. Và họ tự tìm cách trả lời: Phải chăng, Đảng và Nhà nước ta đã nghĩ lại, đã nhìn thấy mình và hồi tâm, đổi tính để quyết định lần này thì thật sự trao lại cho nhân dân quyền của họ? Phải chăng, Đảng đang thực hiện một điều mà Đảng hô hào từ đời tám hoánh nào đó rằng: “Phải nhìn thẳng vào sự thật”, nhưng từ khi hô hào khản cổ điều này, thì có lẽ chưa bao giờ họ dám nhìn thẳng vào sự thật lần nào. (Nếu bạn không tin, hãy mở các báo cáo chính trị, nghị quyết ra mà đọc lại). Chẳng thế mà ông Phan Trung Lý, Chủ nhiệm UB Luật pháp Quốc hội đã khẳng định ngay từ đầu là việc góp ý “không có vùng cấm, kể cả góp ý về điều 4”.

Hưởng ứng hay phản ứng

“Được lời như cởi tấm lòng”, hàng vạn người đã nhiệt tình hăng hái đưa ra các ý kiến góp ý cho Bản dự thảo Hiến pháp mới với tất cả tâm huyết của mình, những dồn nén nay mới có dịp bung ra. Điển hình là 72 nhân sĩ, trí thức của đất nước, đã ngày đêm thao thức và đưa ra một bản Kiến nghị, góp ý về sửa đổi Hiến Pháp 1992 để gửi đến Quốc Hội. Bản văn này đã lập tức có tiếng vang lớn, hàng chục ngàn người đã lập tức ủng hộ và ký tên. Tiếp theo, đại diện của 8 triệu giáo dân Công giáo Việt Nam, Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN) cũng đã gửi một bản nhận xét và góp ý” về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Bản văn này đã được sự đón nhận hết sức mạnh mẽ và hào hứng, không chỉ với người Công giáo mà cả xã hội.
Những bản Góp ý tâm huyết không ngại “vùng cấm” nói trên, đã vạch ra rất rõ những bất hợp lý, những ý nguyện của người dân để mong xã hội tốt đẹp, đất nước phát triển… đã lập tức cho thấy rõ sự ngược ngạo của những điều vô lý còn tồn tại. Ở đó, người ta vạch rõ nội dung một số điều đã mâu thuẫn với nhau như nước và lửa, đồng thời yêu cầu có thay đổi. Một chế độ chính trị thật sự “của dân, do dân, vì dân” đã được đệ trình và vạch rõ qua các bản góp ý dự thảo Hiến pháp.
Hãy xem một đoạn trong bản Góp ý của HĐGMVN như sau:
“Dự thảo khẳng định quyền tự do ngôn luận (điều 26), quyền sáng tạo văn học, nghệ thuật (điều 43), quyền tự do tín nguỡng, tôn giáo (điều 25). Tuy nhiên, ngay từ đầu, Dự thảo lại khẳng định đảng cầm quyền là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng” (điều 4). Như thế, phải hiểu thế nào và làm sao thực thi quyền tư do ngôn luận và sáng tạo văn học, nghệ thuật, bởi lẽ tư tưởng đã bị đóng khung trong một chủ thuyết rồi? Tương tự như thế, phải hiểu thế nào và làm sao thực thi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, bởi lẽ chủ nghĩa Mác-Lênin tự thân là chủ nghĩa vô thần? Phải chăng những quyền này chỉ là những ân huệ được ban cho nhân dân tùy lúc tùy nơi, chứ không phải là quyền phổ quát, bất khả xâm phạm, và bất khả nhượng? Hiến pháp cần phải xóa bỏ những mâu thuẫn và bất hợp lý này, thì mới có sức thuyết phục người dân và thu phục lòng dân.
Trong thực tế, sự trói buộc tư tưởng vào một hệ ý thức duy nhất đã kìm hãm tư duy sáng tạo của người dân Việt Nam. Ðây là một trong những lý do lớn, dẫn đến tình trạng trì trệ và chậm tiến của Việt Nam về nhiều mặt: giáo dục, khoa học và công nghệ, văn hóa và nghệ thuật…”.
Rất nhiều văn bản, bài viết đã phân tích rất rõ: Chính nội dung điều 4 đã phủ nhận và chống lại nhiều điều khoản còn lại của bản Hiến pháp hiện nay và bản Dự thảo đã ban hành.

Không thể bỏ điều 4?

000_Hkg8346232-200.jpg
Một người dân đạp xe ngang qua một áp phích tuyên truyền cho ĐCS ở Hà Nội hôm 05/3/2013. AFP photo
Ngay lập tức, dàn báo chí và các nhà lý luận đã được tung ra giải thích và khẳng định: "Không thể xóa bỏ điều 4" với muôn vàn lý do. Nhưng, lý do chủ yếu là do Đảng có công lao, đảng là duy nhất có năng lực, đạo đức… để lãnh đạo đất nước này mà thôi. Đọc những lời đó, người ta có cảm giác rằng từ khi khai sinh lập địa ra đất nước, dân tộc này, chỉ có một mình Đảng CS là có công, và hơn thế nữa, chỉ có mỗi Đảng CS là đạo đức, văn minh…
Những lý luận quanh co, những lập luận luẩn quẩn nói lấy được đó không làm người nghe hài lòng hoặc khâm phục. Chủ yếu là tiếng nói của những kẻ cầm súng hoặc dựa vào chiếc dùi cui. Người ta nói những lời đó với tâm trạng của kẻ “cả vú lấp miệng em”. Còn người nghe những lời đó với tâm trạng “chấp chi đám bồi bút”. Vấn đề cuối cùng là lòng dân vẫn hiểu, vẫn biết Đảng đang muốn gì.
Qua theo dõi mọi người đều thấy rằng, các văn bản Kiến nghị, góp ý để bản Dự thảo Hiến pháp thật sự đúng nghĩa của Hiến Pháp đã không hề yêu cầu xóa bỏ điều 4 trong bản Hiến Pháp. Còn cá nhân tôi, tôi khẳng định rằng không thể bỏ điều 4 trong một bản Hiến Pháp, bởi nhiều lý do rất thực tế.
Trong thực tế, nhiều nơi, nhiều nước đã kiêng con số 13. Theo lời giải thích là vì bữa ăn cuối cùng của Chúa Giêsu với 12 môn đệ, tất cả có 13 người. Người thứ 13 đó là Giuđa Ixcariot đã phản bội mà bán Chúa Giêsu là thầy của mình lấy 30 đồng bạc. Vì thế, con số 13 là con số của kẻ phản bội nên bị kiêng. Thậm chí, có những ngôi nhà, cửa hàng, ghế máy bay không có tầng thứ 13, hàng ghế số 13 mà chỉ từ 12 rồi lên 14 hoặc đi qua 12B.
Với người dân Việt Nam ngày nay, con số 4 tương tự như con số 13 độc địa kia. Nhưng không thể vì mê tín mà đòi xóa bỏ điều 4 trong Bản Hiến pháp. Một bản Hiến pháp không thể nhảy cách dòng từ điều 3 lên điều 5 mà bỏ qua điều 4. Mặt khác một bản Hiến Pháp không thể chỉ có 3 điều để không có điều 4. Do vậy, vẫn phải có điều 4.
Vấn đề là ở chỗ, cần phải thay đổi triệt để, xóa bỏ nội dung điều 4 hiện tại để thay thế vào đó một điều tiến bộ hơn và là ý chí của toàn dân nhằm xây đựng đất nước vững mạnh, tiến bộ.
Nhưng, điều đó thì “Đảng ta” lại không muốn, thậm chí bằng mọi giá phải giữ bằng được những nội dung đó. Nghĩ cho cùng thì cũng đúng thôi, với uy tín của Đảng trong nhân dân cao vời vợi như hiện nay, với sự trong sạch, đạo đức của Đảng, khối đoàn kết nhất trí và sức mạnh của Đảng như hiện nay, nếu bắt phải bỏ những nội dung trong điều 4 thì có khác gì buộc Đảng tự sát tập thể. Mà chẳng ai muốn tự sát khi quyền lực đầy mình, của cải vô biên.
Đó mới là mâu thuẫn chính giữa Đảng và dân trong quá trình xây dựng Hiến Pháp ở Việt Nam.

Giải pháp nào?

Để xã hội không bị loạn lạc, vô kỷ cương và đất nước có thể tồn tại, không thể để chứa đựng những mâu thuẫn như nước với lửa trong bản Hiến pháp hiện nay. Cần tìm một giải pháp khả dĩ để loại trừ điều đó.
Thực ra, cũng có một giải pháp rốt ráo nhằm có một bản Hiến Pháp không chứa đựng mâu thuẫn đối kháng như hiện nay. Đó là:
- Hoặc thay đổi triệt để nội dung của Điều 4 Hiến pháp hiện hành, đáp ứng lòng mong mỏi của nhân dân muốn xây dựng một xã hội tiến bộ, dân chủ, công bằng, văn minh. Nếu theo giải pháp này, sẽ rất cần phải mất công mất sức hoàn chỉnh luật lệ, hệ thống quyền lực, pháp lý… đáp ứng được nhu cầu xã hội.
- Trường hợp không thể thay đổi nội dung điều 4. Thì giải pháp thứ hai nên bàn tới, đó là chỉ để mỗi nội dung điều 4 và bỏ hết tất cả những điều còn lại.
Xin đừng vội cho rằng điều này phi lý, thậm chí sẽ rất ưu việt là khác. Trước mắt là đối với nền kinh tế đang què quặt, ốm yếu và khủng hoảng hiện nay.
Khi đó, cả xã hội sẽ được điều khiển bằng Nghị quyết, bằng chỉ thị, bằng mệnh lệnh và nhiều khi bằng ý thích của một cá nhân nào đó có quyền lực trong Đảng. Điều này xã hội Việt Nam thừa sức thực hiện và đã được chứng minh qua thực tế một thời gian dài. Hiện nay, Bắc Triều Tiên hình như cũng đang thực hiện mô hình đó xuất sắc để đảm bảo vai trò “côn đồ quốc tế”.
Bởi hệ thống Đảng đã thành một bộ máy hoàn chỉnh, song trùng với hệ thống chính quyền từ Trung ương đến địa phương, tất cả đang hưởng lương từ túi người dân. Nếu theo giải pháp này, chúng ta có thể giải tán được tất cả mọi cơ quan thuộc chính quyền dân sự, các cơ quan mặt trận, đoàn thể, hội đoàn… là một bộ máy song trùng hoàn chỉnh thứ 2 cũng từ Trung ương đến địa phương và nuôi bằng ngân sách nhà nước.
Nếu theo đúng giải pháp này, lượng người ăn lương của Việt Nam sẽ giảm từ hơn 7 triệu hiện nay xuống chỉ còn gần 3 triệu người ngay lập tức. (Đơn giản là vì con số Đảng viên hiện nay chỉ có như vậy). Như thế, một lượng ngân sách khổng lồ đã được tiết kiệm cho nhân dân.
Về mặt xã hội, khi đó không còn bộ máy cồng kềnh và các công việc phức tạp,. Hệ thống Pháp lý được giảm bớt khối lượng công việc khổng lồ. Việc xử án, điều tra hoặc truy tố, chẳng cần đến các bộ phận riêng rẽ như Công an, Viện Kiểm sát và Tòa án. Đơn giản là chỉ cần Ban Nội chính họp một buổi là có án. Từ trước đến nay dù có ban bệ, cũng nội dung là thực hiện nghị quyết như vậy thôi.
Tương tự, cả xã hội sẽ được điều hành một cách ngăn nắp, trật tự và hoàn toàn đơn giản bởi bộ máy cảnh sát, công an…
Khi đó, sẽ không có cảnh chính phủ phải phát động những phong trào tốn kém mà mục tiêu lại hạn chế như “Trồng năm triệu ha rừng”. Bởi khi đó, cả nước sẽ là rừng bao phủ, ít nhất về mặt luật pháp.
Về mặt kinh tế, mọi cơ quan phức tạp sẽ được lược bỏ, chỉ cần cấp ngân sách xây thêm nhà tù.
Đó là những mối lợi lớn của giải pháp này cần nghiêm túc nghiên cứu cho hoàn chỉnh, hỡi các nhà lý luận.
Bài viết trích từ trang blog cá nhân của J.B Nguyễn Hữu Vinh. Nội dung không phản ảnh quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.

jeudi 30 mai 2013

Nhìn hình xưa sinh viên miền Nam VNCH chống tàu Cộng như thế nào

1974 – Hải quân Trung Quốc xâm lược đánh chiếm Hoàng Sa trong tay Quân Lực VNCH – CS Bắc Việt im lặng. Trong khi nhân dân Sài Gòn miền Nam và kiều bào hải ngoại biểu tình lên án và phản đối hành vi xâm lược của Trung Quốc khắp nơi. 

 
Những cuộc biểu tình của đồng bào miền Nam – Việt Nam Cộng Hòa toàn quốc và khắp nơi trên thế giới của Sinh viên và Việt kiều năm 1974 tố cáo và phản đối Cộng Sản Trung Quốc xâm lược quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. 



Biểu ngữ của sinh viên học sinh và đồng bào SàiGòn biểu tình tố cáo, phản đối Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa năm 1974:“Cương quyết tận diệt Trung Cộng kẻ thù truyền kiếp của dân tộc”.


 http://1.bp.blogspot.com/-rVRZvqI2y68/TtVCXKOjrbI/AAAAAAAAHzg/Jxc2Z8RlqJU/s1600/danlambao.jpg
HS TS 1974 VNCH 2
HS TS 1974 VNCH




lịch sử việt nam, hoàng sa trường sa

‘Khựa’ và ‘Đi chết đi’

Hai biểu ngữ được viết bằng máu trên tấm vải trắng: “Đi chết đi ĐCS VN bán nước” và “Tàu khựa cút khỏi Biển Đông” (ảnh: Danlambao)
Hai biểu ngữ được viết bằng máu trên tấm vải trắng: “Đi chết đi ĐCS VN bán nước” và “Tàu khựa cút khỏi Biển Đông” (ảnh: Danlambao)

29.05.2013
Nguyễn Phương Uyên bị kết án sáu năm tù giam và ba năm quản chế chỉ vì “tội” tuyên truyền chống lại Trung Quốc và nhà nước Việt Nam. Bằng chứng là một số truyền đơn, và quan trọng nhất, hai biểu ngữ được viết bằng máu trên tấm vải trắng có nội dung như sau:

“Đi chết đi ĐCS VN bán nước”
“Tàu khựa cút khỏi Biển Đông”


Với câu trên, Phương Uyên bị buộc tội “phỉ báng đảng Cộng sản Việt Nam”; với câu dưới, nói những điều “không hay về Trung Quốc”.

Nhìn hai tấm biểu ngữ, được treo trên một hàng rào ở một nơi nào đó, ngay sau lưng Phương Uyên, tôi cứ băn khoăn. Cả hai đều khá lớn; mỗi chiều ít nhất cũng 60-70cm. Nét chữ cũng lớn. Để viết được chừng ấy chữ với kích thước như vậy, cần một lượng máu (dù pha nước đi nữa) khá nhiều. Không thể là máu của chỉ một mình em được. Thế nhưng cách diễn đạt trong hai biểu ngữ ấy lại có vẻ như được trào ra một cách tự phát và đầy cảm tính, của một người không quen sử dụng ngôn ngữ một cách chuyên nghiệp, dù trong lãnh vực tuyên truyền. Kiểu nói “Đi chết đi”, vốn xa lạ với mọi loại văn viết, chỉ thường được nghe trong các lời chửa rủa, có khi là vợ chửi chồng, chồng chửi vợ hoặc cha mẹ chửi con cái. Đó là một lời xua đuổi. Người ta chỉ xua đuổi cái gần mình, vốn gắn liền với mình. Không ai xua đuổi một người lạ hay ở xa. Bởi vậy, lời chửi rủa ấy thường được dùng trong phạm vi gia đình hơn là ngoài xã hội. Cũng bởi vậy, gần đây, nó được dùng như một câu nói có tính chất hài hước, trong các câu chuyện phiếm, thậm chí thành đề tài của hài kịch (do Hoài Linh đóng).

Với câu biểu ngữ “Đi chết đi ĐCS VN bán nước”, Phương Uyên và các bạn của em không hề có ý chống hay tiêu diệt đảng Cộng sản. Họ chỉ muốn nó biến đi cho khuất mắt. Họ đã chán nó đến tận cùng. Chán vì cái khúc “bán nước” ở cuối.

Câu “Tàu khựa cút khỏi Biển Đông” cũng vậy. Nó chả có gì không hay về Trung Quốc cả. Nó chỉ ghi nhận một thực tế: Trung Quốc đang chiếm cứ Biển Đông. Phương Uyên và các bạn chỉ muốn xua đuổi chúng đi.

Hay nhất trong câu ấy là chữ “Tàu khựa”.

Chắc chắn chữ “khựa” là một từ mới, chỉ xuất hiện trong vài năm gần đây. Trước, chưa hề có. Tôi cũng không hiểu ai đã đặt ra từ ấy và nó có ý nghĩa gì. Vào Google, thấy có nhiều người bàn, nhưng không ai đưa ra được một lời giải đáp nào có sức thuyết phục cả. Về phương diện ngữ nghĩa, “khựa” chưa hề có lịch sử hay tiền sử trong tiếng Việt. Về phương diện ngữ âm, nó gần với hai từ: “khứa”, chỉ một gã nào đó với hàm ý khinh thị (khứa lão) và “bựa”, một tính từ chỉ sự nhếch nhác và thiếu tư cách. Từ “khựa”, bất kể xuất phát từ đâu, đều có âm vang xấu từ hai từ ấy. Hơn nữa, theo Nguyễn Tuân, phần lớn những từ có phụ âm “KH” đều “nhắc đến gọi đến những vật những việc những trạng thái không được vừa mắt, vừa mũi, vừa tai, không được vừa lòng; nó khiến người ta trông thấy nghe thấy, rờ phải ngửi phải nếm phải, đều phải thấy không đẹp lòng, phải thấy khó chịu, đều phải phản đối bằng… một số từ mở ra bởi phụ âm kép KH rất chi là chối cho những cặp tai sành thẩm âm. Có thể nói như thế này được không: những phụ âm kép KH đó báo cáo những cái không hay…” (Chuyện nghề, nxb Tác Phẩm Mới, Hà Nội, 1986, tr. 143-7).

Nguyễn Tuân nêu nhận xét trên trong một bài viết từ năm 1972. Lúc ấy, Nguyễn Tuân chưa hề biết đến chữ “khựa”. Bây giờ đọc lại những nhận xét của ông, chúng ta thấy tất cả đều đúng. Và đúng nhất khi ứng dụng vào chữ “khựa”: Chúng ta không biết nghĩa nó là gì, nhưng nghe cái âm vang nó gợi ra, chúng ta đều cảm thấy khó chịu, hơn nữa, kinh tởm. Nó gợi liên tưởng đến những khai, những khẳm, những khẳn, những khét, những khú, những khạc, những khò khè, khù khờ, khừ khừ, khùng khùng, khô khốc, khấp khểnh, khệnh khạng, những khèng khẹc, những khắt khe, những khốn khổ, những khủng khiếp…

Ngày xưa, trong văn hóa chính thống, hình như lúc nào người Việt cũng phục Tàu, xem Tàu như mẫu mực để học tập và mô phỏng. Cha ông chúng ta học chữ Tàu, học lịch sử, triết học và văn chương Tàu. Từ lễ nghi trong triều đình đến tập tục trong xã hội đều cố gắng làm cho giống Tàu. Lâu lâu, họa hoằn mới có những chủ trương “đánh để dài tóc”, “đánh để đen răng” như thời Quang Trung. Nhưng đánh thắng Tàu rồi thì đến trường, vào lớp, vẫn phải ngoác mồm ra ra rả đọc mấy câu mật ngữ “Tử viết” hết năm này đến năm khác.

Trong văn hóa dân gian, đặc biệt, trong ngôn ngữ thì khác, có vẻ như người Việt không tôn trọng Tàu mấy. Họ thờ Khổng Tử, Lão Tử cũng như các cao đồ của hai ông; nhưng với con cháu của hai ông, những người đương thời, thì họ vẫn gọi là “chú”: “Chú ba Tàu” hay “Chú Chệc”. “Chú” có thể là vai em của ba; nhưng “chú” cũng có thể là vai em của mình: “chú em”. Không biết người Việt dùng theo nghĩa nào, nhưng có điều chắc chắn, những cách gọi ấy, thân mật thì có thân mật, còn tôn trọng thì không. Năm 1945, lính Tưởng Giới Thạch, dưới quyền của Lư Hán, vào miền Bắc để giải giới quân Nhật, được/bị dân chúng gọi là “Tàu phù”. Phù tức là phù thũng, một chứng bệnh phổ biến của lính Tàu lúc ấy. Cách gọi như thế, đầy tính chất mỉa mai, thể hiện sự rẻ rúng của người Việt. Nhưng bây giờ, với chữ “Tàu khựa”, nó không còn là mỉa mai hay rẻ rúng nữa: Nó biến thành một sự ghê tởm và khinh bỉ.

Có thể nói, chưa bao giờ người Việt lại ghét Tàu và khinh Tàu đến như vậy.

Dĩ nhiên, cần lưu ý, khái niệm Tàu ở đây không đồng nghĩa với người Hoa. Có lẽ người Việt chưa đến mức kỳ thị người Hoa. Tàu khựa chỉ là bọn Tàu cầm quyền. Chứ không phải là người Tàu nói chung. Phương Uyên cũng như các bạn của em và phần lớn người Việt có lẽ không có ý định xua đuổi người Hoa ra khỏi Việt Nam như chính quyền Việt Nam đã từng xua đuổi Hoa kiều ra khỏi Việt Nam vào những năm 1978-79. Các em chỉ đòi bọn “Tàu khựa cút ra khỏi Biển Đông”. Vậy thôi.

Các công tố viên ở Long An buộc Phương Uyên tội nói những điều “không hay về Trung Quốc”. Cái gọi là “không hay” ấy nằm ở đâu trong câu biểu ngữ “Tàu khựa cút khỏi Biển Đông”? Có lẽ không phải ở nhóm động từ “cút khỏi Biển Đông”. Bởi đó chỉ là sự kiện. Cái “không hay” có lẽ nằm ở danh từ “Tàu khựa”: Nó thể hiện sự khinh bỉ.

Với chính quyền Việt Nam, chữ “khựa” là một chữ húy. Ngay cả chữ “Tàu” cũng là một chữ húy. Tàu Trung Quốc (hay tàu của Tàu, theo cách gọi dân gian) đánh chìm tàu đánh cá Việt Nam hay bắt bớ hoặc giết chết ngư dân Việt Nam thì được gọi là “tàu lạ”.

Với chữ “Tàu”, còn thế, huống gì là “Tàu khựa”.

Tuy nhiên, điều thú vị là khi vào Google, tìm chữ “khựa”, tôi mới phát hiện ra, một số cây bút Việt Nam thỉnh thoảng cũng chơi trò du kích, đánh lén Tàu khựa trên cả báo chí chính thống.

Tôi bắt gặp hai lần như thế.
 

Một lần, trong một chuyện có nhan đề “Sự lên gân của Khựa” đăng trên báo Pháp Luật ngày 1/6/2011. Chuyện kể: Khựa là hàng xóm của Hai Lúa. Khựa hay qua ao nhà Hai Lúa trộm cá. Lúc đầu, ăn trộm, sau, nó cấm cả nhà Hai Lúa bắt cá ở ao nhà của họ. Tức quá, Hai Lúa chửi um lên. Khựa có thấy nhục không? Không. Tác giả, Người Sành Điệu, viết: “Khựa đâu cần quan tâm mấy lời chửi đó. Tổ tông nhà Khựa bao đời nay vốn vậy nên máu mủ trong người Khựa cũng vậy. Nghe đâu Khựa còn tự đắc là mình ngày càng đa mưu túc trí.”

Một lần khác, trong bài “Ba Khựa và món giỗ cha” của Thái Sinh trên báo Nông Nghiệp Thứ Sáu 14/12/2012. Đó là một câu chuyện phiếm có hai nhân vật chính:
Thảo Dân và Ba Khựa. Hai người là láng giềng của nhau. Ba Khựa, làm nghề đồ tể, chuyên câu trộm cá ở ao nhà Thảo Dân. Thảo Dân trách, nó cứ chối. Một hôm, Ba Khựa mời Thảo Dân sang nhà ăn giỗ. Trong đám đồ cúng trên bàn thờ có một cái lưỡi bò bên cạnh một con dao nhọn buộc chỉ đỏ. Ngày hôm sau, Ba Khựa phát hiện cái lưỡi bò bị mèo tha mất nên tức giận quát tháo om sòm. Kết thúc câu chuyện có ý nghĩa: Mèo, thật ra, là Mẽo. Và Mẽo là Mỹ. Ý của tác giả rất rõ: Chỉ có Mỹ mới cắt được con đường lưỡi bò!

Như vậy, đâu phải chỉ có Nguyễn Phương Uyên và các bạn của em đòi đuổi đám Tàu khựa ra khỏi Biển Đông?

Buộc tội cho em như thế là oan.

Hơn nữa, còn làm cho chữ “Tàu khựa” đi vào lịch sử.

Nhà báo Phạm Chí Dũng: Quốc hội Việt Nam là của ai ?


Thụy My (RFI) - Gần đây vào ngày 23/05/2013 báo chí Việt Nam đã đồng loạt đưa tin là báo chí sẽ không được tham dự các phiên họp của Quốc hội thảo luận và bỏ phiếu để miễn nhiệm và bổ nhiệm các chức danh Bộ trưởng Tài chính, Tổng kiểm toán Nhà nước, cũng như phiên Quốc hội nghe Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo về việc chuẩn bị tổ chức lấy phiếu tín nhiệm.

Vì sao Quốc hội là cơ quan dân cử cao nhất nhưng lại không cho báo chí tham dự các phiên thảo luận ? Sự kiện thiếu dân chủ này lại diễn ra vào lúc lần đầu tiên Quốc hội tổ chức việc bỏ phiếu tín nhiệm.

Chúng tôi đã đặt câu hỏi với nhà báo tự do Phạm Chí Dũng, hiện ở Thành phố Hồ Chí Minh.

RFI : Thưa anh, sự kiện báo chí Việt Nam không được dự các phiên thảo luận của Quốc hội, theo anh thì có phải do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sợ lộ các thông tin bí mật liên quan đến việc bỏ phiếu tín nhiệm các nhân vật trong chính phủ ?

Nhà báo Phạm Chí Dũng : Về vấn đề này tôi cũng đang đặt câu hỏi. Tại sao báo chí lại không được tham dự những phiên họp thảo luận trong buổi đầu tiên trong lịch sử Quốc hội tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm như vậy. Đối với một cơ quan dân cử cao nhất như Quốc hội, việc không cho báo chí tham dự là một biểu hiện thiếu dân chủ một cách lạ lùng.

Tôi viện dẫn một câu trả lời chính xác và đơn giản nhất cho câu hỏi trên, là ý kiến của ông Nguyễn Minh Thuyết. Ông Thuyết nguyên là đại biểu Quốc hội, ý kiến của ông Thuyết như thế này : Quốc hội chỉ họp kín trong một số trường hợp, thường là để bàn những việc liên quan đến bí mật quốc gia. Còn bầu và phê chuẩn các chức danh lãnh đạo cơ quan nhà nước không thuộc phạm vi bí mật quốc gia.

Ở những khóa Quốc hội trước, ông Nguyễn Minh Thuyết đã từng là một nghị sĩ nổi bật về nhiều ý kiến đóng góp và phản biện sắc sảo, điều mà tất nhiên không phải tất cả 500 đại biểu quốc hội đều có đủ dũng khí nói ra một các thẳng thắn và công tâm.

RFI : Nhưng thưa anh, khi cấm báo chí tham dự những phiên họp có nội dung không bí mật, thì chủ trương dân chủ hóa và công khai hóa của Quốc hội sẽ ra sao ?

Nhà báo Phạm Chí Dũng : Về mặt luật, chúng ta có thể thấy là báo chí - vẫn thường được xem là cầu nối giữa Quốc hội với cử tri và dân chúng - hoàn toàn có đủ tư cách được tham dự các cuộc họp của Quốc hội theo quy định của điều 67 Luật tổ chức Quốc hội về “Quốc hội họp công khai”, điều 70 về “đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan báo chí, công dân và khách quốc tế có thể được mời dự các phiên họp công khai của Quốc hội”.

Ông Nguyễn Minh Thuyết - nguyên đại biểu Quốc hội - cũng cho rằng việc tổ chức lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm lần đầu tiên được tổ chức ở Quốc hội, kể cả các buổi thảo luận về vấn đề này, cũng là một việc rất cần được công khai.

Nhưng mà hình như bất nhất là một thói quen khó chuyển dời của quan chức Việt Nam, dù là quan chức do dân cử.

Xin hãy nhớ lại, vào ngày 16/05/2013, khi chỉ đạo việc chuẩn bị kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã yêu cầu tăng cường công khai thông tin cho báo chí. Ông nói: “Ví dụ bàn về tiết kiệm chống lãng phí, đấu tranh phòng chống tham nhũng thì có gì mà họp kín. Báo chí cũng sẽ rất quan tâm đến việc lấy phiếu tín nhiệm. Vấn đề Hiến pháp cũng vậy, đồng chí Nguyễn Hạnh Phúc (chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội) cần chuẩn bị nội dung để công bố thông tin, giải thích rộng rãi với dư luận”.

Ông Hùng nói như vậy. Thế nhưng khi kỳ họp Quốc hội vừa bắt đầu, báo điện tử VnEconomy của Việt Nam, trong phần “Nhật ký nghị trường” hai ngày 21 và 22/5/2013, đã mô tả một cách đầy ẩn ý: “Trung tâm báo chí kỳ họp thứ 5, từ chiều 22/5 đã khá vất vả khi phải thay đổi đến ba lần thông cáo về các nội dung báo chí không được dự và được dự, liên quan đến công tác nhân sự”.

Một chi tiết khác cũng cần lưu tâm và nên được mổ xẻ sâu xa hơn là việc cấm báo chí tham dự lại diễn tiến ngay sau khi Quy chế cung cấp thông tin cho báo chí được Chính phủ ban hành.

RFI : Thưa anh, phải chăng đó là do sợ có những thông tin gọi là « nhạy cảm », nói theo kiểu Việt Nam là sẽ bị « các thế lực thù địch » lợi dụng ?

Nhà báo Phạm Chí Dũng : Tôi cũng cho là như vậy, và « những thế lực thù địch » trong ngoặc kép. Cần nói thẳng là hầu hết nhân sự mà Quốc hội thảo luận và bỏ phiếu tín nhiệm đều liên quan trách nhiệm đến các lĩnh vực quản lý, điều hành quan trọng của quốc gia như ngân hàng, đất đai, xăng dầu, điện lực, y tế, giáo dục, thất nghiệp, khiếu tố, tòa án, tham nhũng… đều là những chủ đề và cả vấn nạn liên quan trực tiếp đến đời sống dân sinh và có rất nhiều ý kiến của người dân và cử tri kiến nghị và yêu cầu phải giải quyết, xử lý. Do đó việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với những nhân sự liên đới trách nhiệm lại càng phải công khai cho người dân và cử tri, chứ không thể ẩn giấu được.

Câu hỏi cần đặt ra là việc cấm báo chí tham dự có liên quan đến những vấn đề nhạy cảm như điều 4 Hiến pháp, việc đổi tên nước, chế độ sở hữu toàn dân hay sở hữu tư nhân về đất đai, có thu hồi đất hay không đối với “các dự án kinh tế xã hội” trong Luật Đất đai ; ý tưởng về Luật Biểu tình, Luật trưng cầu dân ý, và nói chung là toàn bộ dự thảo Hiến pháp sau ba, bốn lần sửa đổi, thì có nên cấm báo chí hay không?

Và một câu hỏi khác là việc cấm báo chí tham dự liệu có liên quan đến việc vào đầu kỳ họp Quốc hội lần này, chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội Phan Trung Lý đã đưa ra một báo cáo có tính định hướng về dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Trong đó đặc biệt là giữ nguyên điều 4, không đổi tên nước, giữ nguyên tinh thần sở hữu toàn dân trong Luật Đất đai, vẫn thu hồi đất các dự án kinh tế xã hội ?

RFI : Báo cáo này theo anh có những điều gì đáng quan tâm ?

Nhà báo Phạm Chí Dũng : Có một chi tiết rất đáng chú ý là báo cáo của ông Phan Trung Lý đã xác quyết sẽ không đưa vào chương trình năm 2014 Luật Biểu tình, Luật Trưng cầu dân ý theo đề xuất của chính phủ. Sự việc này xảy ra vào ngày 23/5/2013 khi UBTVQH không tán thành với đề xuất của Chính phủ đưa Luật Biểu tình, Luật Trưng cầu dân ý.

Một hiện tượng đáng ngạc nhiên là ba ngày trước khi kỳ họp Quốc hội lần thứ 5 khai mạc, chính phủ đã có văn bản về hoàn thiện 7 nhóm vấn đề của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, liên quan đến những đề xuất về sự cần thiết phải có Luật Biểu tình và Luật Trưng cầu ý dân. Theo tôi đây là một hiện tượng chưa từng có từ trước đến nay.

Báo chí trong nước cũng cho biết ngoài đề nghị của Chính phủ, đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội là ông Nguyễn Đức Chung (hiện là Giám đốc Công an thành phố Hà Nội) cũng đề nghị đưa Luật Biểu tình vào chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 năm 2014. Ngoài ra, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng cũng đề nghị đưa Luật Trưng cầu ý dân vào chương trình cho ý kiến tại kỳ họp Quốc hội thứ 8 năm 2014.

« Tôi nhận thức rằng sửa đổi Hiến pháp là một cơ hội lịch sử » - đại biểu Dương Trung Quốc biểu lộ như vậy. Ông Quốc nói tiếp : Để làm được như vậy, có lẽ nên khắc phục ba vấn đề, đều là quyền của người dân đang bị treo. Một là quyền tự do hội họp và biểu tình để người dân được bộc lộ hết quan điểm của mình. Hai là quyền tự do lập hội, để mọi người chia sẻ suy nghĩ, tình cảm với nhau, qua đó phản ảnh nguyện vọng của từng nhóm xã hội. Ba là quyền được trưng cầu dân ý để người dân thực hiện quyền dân chủ trực tiếp, và để Nhà nước định lượng được tâm tư, nguyện vọng của người dân trước những vấn đề hệ trọng của đất nước.

Luật Biểu tình và Luật Trưng cầu ý dân cũng là những nội dung nằm trong “Kiến nghị 72” vào đầu năm 2013 của một nhóm nhân sĩ trí thức Việt Nam và nhận được sự ủng hộ rộng rãi của nhiều người dân qua hàng chục ngàn chữ ký đồng thuận.

RFI : Thưa anh, nhưng trước đây là chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã từng đề xuất trước Quốc hội là nên có Luật biểu tình ?

Nhà báo Phạm Chí Dũng: Thời điểm đó là tháng 11/2011, trong một cuộc họp Quốc hội thì chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã lên diễn đàn phát biểu, và ông cũng đã đề xuất về Luật Biểu tình trước Quốc hội. Nhưng từ đó cho tới nay là gần hai năm qua mà vẫn chưa có gì cả.

Còn vào lần này thì theo một đại biểu Quốc hội là ông Trương Trọng Nghĩa - đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh, thì Thủ tướng cũng đã đề xuất, nhưng mà dự Luật Biểu tình vẫn chưa được đưa vào chương trình năm 2014.

Ông Nghĩa nói tiếp là năm ngoái Thủ tướng và một số vị đại biểu cũng đã đề xuất xây dựng luật này. Bản thân ông Nghĩa cũng trao đổi với nhiều vị công an và họ cũng mong có Luật Biểu tình. Xây dựng luật này là để trả món nợ đối với nhân dân, vì Hiến pháp đã cho mà ta không làm được.

Theo ông Nghĩa thì xây dựng Luật Biểu tình là để "trả nợ" nhân dân nhưng cũng là giúp Nhà nước, bởi quản lý vấn đề biểu tình như hiện nay là không thích hợp. Một chi tiết đáng chú ý là chính tờ Vneconomy - báo điện tử của Việt Nam, cũng nhận xét rằng nhiều vụ biểu tình vì lãnh thổ bị xâm phạm cũng bị đánh đồng với việc tụ tập gây rối mất trật tự.

Chúng ta cần nhớ rằng những vụ biểu tình vì lãnh thổ bị xâm phạm như vậy chính là những cuộc biểu tình chống sự can thiệp của Trung Quốc, xảy ra trong hai tháng Sáu và Bảy năm 2011 tại Hà Nội. Và khi đó tình hình khá căng thẳng. Sự thừa nhận trên báo chí chính thức trong nước có thể nói khá là hiếm.

Nhưng mà đối với Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì họ đưa ra lý do không tán thành với đề xuất của Chính phủ đưa Luật Biểu tình, Luật Trưng cầu ý dân” là : tại một kỳ họp Quốc hội chỉ có thể thông qua từ 10 đến 13 luật. Trong khi đó, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp sẽ được thông qua vào cuối năm 2013, nên năm 2014 sẽ phải sửa đổi, bổ sung nhiều luật về tổ chức bộ máy Nhà nước, các luật phục vụ cho việc tái cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Điều có vẻ rất khó hiểu là trong khi Chính phủ - cơ quan phải chịu trách nhiệm trực tiếp và gay gắt nhất về việc giải quyết khiếu kiện và biểu tình đông người - đã đồng thuận với phương án cần có Luật Biểu tình và Luật Trưng cầu ý dân, thì chính UBTVQH lại không chấp thuận, dù Quốc hội chính là cơ quan thể hiện quyền lực cao nhất của người dân.

RFI : Chính phủ đưa ra Luật Biểu tình mà Quốc hội vốn là đại diện của dân lại không chấp nhận, như vậy đây là một mâu thuẫn kỳ lạ ?

Nhà báo Phạm Chí Dũng: Có thể nói đây là lần đầu tiên có một khoảng cách lớn đến như thế giữa Quốc hội và chính phủ, chính xác là giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội và lãnh đạo chính phủ. Trước đây khá nhiều ý kiến của chính phủ đưa ra Quốc hội được thống nhất, được đồng thuận. Tôi chưa bàn tới việc những chủ trương của chính phủ đưa ra có thuận tình và hợp lý hay không, và trên hết là có hợp lòng dân hay không, nhưng đa số đều được Quốc hội thông qua.

Nhưng mà lần này có những vấn đề mà chính phủ đưa ra, nhưng lại bị Ủy ban Thường vụ Quốc hội bác – bác ngay khi chưa đưa ra chính thức cho đại biểu bấm nút.

Chính xác hơn, báo chí trong nước cũng bình luận một cách ẩn ý là chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội Phan Trung Lý « gút » đưa ra một báo cáo định hướng về những vấn đề sửa đổi Hiến pháp. Trong đó không có những vấn đề cơ bản của chính phủ đề nghị như Luật Biểu tình, Luật Trưng cầu dân ý, hay là liên quan đến cả vấn đề thu hồi đất đai.

RFI : Chẳng lẽ UBTVQH lại muốn làn sóng khiếu tố đất đai sẽ lan rộng đến mức mất kiểm soát?

Nhà báo Phạm Chí Dũng: Liên quan đến vấn đề vấn đề thu hồi đất đai thì cũng có một đề xuất đáng chú ý không kém của Chính phủ là “Việc thu hồi đất chỉ được thực hiện trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh, hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng mà không quy định trường hợp Nhà nước thu hồi đất của các tổ chức, cá nhân vì lý do “các dự án phát triển kinh tế xã hội”.

Đề xuất trên được nêu ra trong bối cảnh việc giải quyết khiếu tố đất đai đang hết sức nóng bỏng ở Việt Nam, với khoảng 80% đơn thư khiếu tố thuộc về lĩnh vực đất đai và hơn 70% trong số đơn thư đó nhằm tố cáo rất nhiều sai phạm của các chính quyền địa phương về công tác bồi thường, cưỡng chế giải tỏa, tái định cư… Nhiều vụ khiếu kiện đất đai đã bị quy chụp cho cái mũ “tụ tập mang màu sắc chính trị” và đã bị đàn áp nặng nề.

Sau đề xuất “quyền phúc quyết thuộc về nhân dân” cũng xuất phát từ Chính phủ cách đây không lâu, đề nghị về thu hồi đất liên quan đến “các dự án phát triển kinh tế xã hội” của cơ quan này là động thái đáng lưu tâm không kém.

Nhưng với xác quyết của chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội Phan Trung Lý, vẫn không có một cải cách xứng đáng nào được đưa ra liên quan đến Luật Đất đai. Trái ngược với mong mỏi của người dân về quyền sở hữu đất cần được quy định trong luật, Dự thảo Hiến pháp vẫn cho rằng: vì đất đai thuộc sở hữu toàn dân nên không đặt vấn đề trưng mua vì tổ chức, cá nhân chỉ có quyền sử dụng, không có quyền sở hữu; đặc biệt là vẫn thu hồi đất đối với các dự án kinh tế xã hội.

Hệ lụy lớn lao mà bất cứ người dân nào cũng có thể thấy rõ là nếu không đưa đất đai về đúng bản chất thật của nó là quyền sở hữu của người dân, cũng như vẫn tạo điều kiện cho những chủ đầu tư phát huy một cách quyết liệt lòng tham của họ, rất nhiều bất công vô lối vẫn sẽ xảy ra với người dân bị thu hồi đất, và sẽ còn nhiều cuộc khiếu tố đông người và biểu tình bùng nổ ở nhiều địa phương trong cả nước.

Tôi tự hỏi, chẳng lẽ những sự kiện Ô Khảm ở Trung Quốc hay Tiên Lãng ở Việt Nam vẫn chưa đủ cấu thành một bài học nhãn tiền cho những gì có tính quả báo thời nay?

Cần nhắc lại, vào trung tuần tháng 3/2013, một đại biểu Quốc hội tên là Phan Xuân Dũng, cũng là người đóng vai trò phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, đã từng đề ra một “phát kiến”chưa có tiền lệ: “Cần có quy định bắt buộc người khiếu nại tố cáo ứng ra một khoản tiền đặt cọc. Thua thì coi như mất tiền đặt cọc, còn kiện đúng thì tiền cọc mới được Nhà nước hoàn trả”.

Theo tôi thì ngay cả thời kỳ cao điểm của hoạt động khiếu tố đông người trong những năm 2007-2008, cũng chưa từng có một cơ quan hay cá nhân quản lý nào ở Việt Nam nghĩ ra một sáng kiến mang dấu ấn thụt lùi đến mức như thế.

RFI : Nhìn lại chặng đường vừa qua thì theo anh cho đến nay, việc báo chí tham dự Quốc hội có tiến triển gì không ?

Nhà báo Phạm Chí Dũng: Đây là một câu hỏi vừa khó mà cũng vừa dễ trả lời. Tôi chỉ xin kể một câu chuyện nhỏ nhưng lại mang ý nghĩa đối sánh rất đặc trưng – kể theo báo chí trong nước. Vào tháng 5/2012, trong một phiên họp Quốc hội, vào giờ nghỉ giữa phiên họp, tại hành lang hội trường làm việc ; trong khi đại biểu Nguyễn Đình Quyền - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, đang vui vẻ trả lời phỏng vấn một số phóng viên, thì một nhân viên an ninh tiến đến yêu cầu các phóng viên và ông Quyền dừng trao đổi, còn nếu muốn tiếp tục thì phải lên phòng làm việc tầng trên.

Hiện tượng ngắt ngang hoạt động tác nghiệp bình thường như vừa nêu không phải là cá biệt. Tất cả bắt nguồn từ “Thông cáo báo chí số 1” của Trung tâm Báo chí Quốc hội, phát đi ngày 21/05/2012, quy định : “1. Không phỏng vấn đại biểu Quốc hội tại hành lang phía sau và hành lang hai bên hội trường (tầng 1); 2. Nếu phóng viên có yêu cầu phỏng vấn, mời lên tác nghiệp tại phòng phỏng vấn hoặc sảnh tầng 2”.

Sau khi cuộc phỏng vấn bị gián đoạn, ông Nguyễn Đình Quyền bày tỏ sự ngỡ ngàng với lệnh cấm này. Ông nói: “Khi nghỉ giải lao, đại biểu chúng tôi ra hành lang nói chuyện. Nếu phóng viên gặp, đặt câu hỏi mà thấy giải đáp được là trả lời. Như lần này, tôi hoàn toàn tự nguyện, thoải mái khi trả lời các câu hỏi, không hiểu sao lại bị nhắc nhở thế!”.

Đại biểu Dương Trung Quốc cũng bức xúc không kém: “Cấm như thế lại là hạn chế quyền tiếp xúc của những đại biểu như tôi”.

Cho nên không quá ngạc nhiên là có tờ báo Việt Nam đã rút tít “Được gặp gỡ, nhưng không được phỏng vấn”.

Cũng vào năm 2012, tôi nhớ là báo chí Việt Nam cũng đặt câu hỏi “Càng ngày càng siết?” với dẫn giải: Theo dõi mối quan hệ báo chí – Quốc hội những năm gần đây thì thấy dường như có những điều chỉnh nhất định.

Từ những quy định ngặt nghèo trước đây, sang khóa XI khi ông Nguyễn Văn An làm chủ tịch Quốc hội, tại các kỳ họp ở hội trường Ba Đình, báo chí được tạo điều kiện tối đa gặp gỡ, tiếp xúc, phỏng vấn đại biểu Quốc hội vào giờ nghỉ giải lao giữa các phiên họp. Cũng ở nhiệm kỳ này, lần đầu tiên các phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội được mở cửa cho báo chí theo dõi, đưa tin.

Tại giờ nghỉ giữa các phiên họp Thường vụ Quốc hội hàng tháng này, phóng viên nghị trường được tiếp xúc, trò chuyện với những người dự họp ngay ngoài hành lang phòng họp.

Tuy nhiên, sang Quốc hội khóa XII, cơ hội gặp gỡ, tiếp xúc nguồn tin ở các phiên họp Thường vụ Quốc hội hàng tháng bị đóng lại. Phóng viên vẫn được theo dõi diễn biến phiên họp qua truyền hình dường như không được đến khu vực sảnh, nơi người dự họp nghỉ giải lao.

Tới khóa XIII, cánh cửa nghị trường hình như còn khép kín, hơn khi có những ý kiến đặt lại vấn đề nên hay không cho báo chí theo dõi phiên họp Thường vụ Quốc hội. Còn với kỳ họp Quốc hội mỗi năm, từ kỳ họp thứ hai lần trước đã bắt đầu xảy ra việc nhân viên bảo vệ nhắc nhở phóng viên không được phỏng vấn tại hành lang. Đến kỳ họp thứ ba này, qua hai ngày đầu, lệnh cấm ấy càng được thực hiện gắt gao hơn.

Cho nên chặng đường của báo chí tham dự Quốc hội vẫn còn khá là gian nan.

RFI : Có vẻ như Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang muốn thể hiện một thứ quyền lực riêng, trong khi ở các nước phương Tây không chỉ báo chí mà người dân bình thường cũng có thể tham dự các phiên họp của quốc hội ?

Nhà báo Phạm Chí Dũng : Tôi có cảm giác là như vậy, và tôi cũng cho là như vậy đáng buồn. Tôi có nghe những câu chuyện như ở Pháp người ta có thể cho mười người dân đầu tiên đăng ký tham dự công khai một phiên họp Quốc hội. Còn ở đây thậm chí là báo chí bị - dùng từ ở trong nước gọi là « cấm cửa », không được tham dự một số phiên nào đó, mà thật ra không có thông tin gì gọi là bí mật.

Báo chí trong nước đặt ra câu hỏi “Càng ngày càng siết”, thì điều đó lại giằng xé trong chính nghị trường được coi là “của dân, do dân và vì dân”.

Chúng ta hãy tự hỏi, Quốc hội vẫn thường yêu cầu Chính phủ và các bộ ngành phải minh bạch tình hình điều hành quản lý và các số liệu, nhưng vì sao Quốc hội lại không minh bạch việc bỏ phiếu tín nhiệm với dân chúng thông qua báo chí?

Chúng ta cũng tự hỏi rằng, việc cấm báo chí tham dự bỏ phiếu tín nhiệm là chủ trương của Văn phòng Quốc hội hay từ những người cao nhất trong Quốc hội?

Quốc hội là do dân cử, báo chí cũng là của dân. Không cho báo chí tham dự thì Quốc hội có còn là của dân hay không?

Không cho báo chí tham dự, Quốc hội trở nên độc đoán và mất dân chủ chính trong môi trường nghị trường. Vậy thì câu hỏi cuối cùng là : Quốc hội là của ai ???

RFI : Xin chân thành cảm ơn nhà báo tự do Phạm Chí Dũng, hiện ở Thành phố Hồ Chí Minh, đã vui lòng dành thì giờ trao đổi với RFI Việt ngữ.