vendredi 31 octobre 2014

Điếu Cày và cờ vàng tại phi trường Los Angeles


Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2014-10-29
 
l
Ngay khi vừa bước ra khỏi khu vực làm thủ tục nhập cảnh, hàng chục người đã chạy đến vây kín blogger Điếu Cày, tặng hoa, và hỏi thăm.
Ngay khi vừa bước ra khỏi khu vực làm thủ tục nhập cảnh, hàng chục người đã chạy đến vây kín blogger Điếu Cày, tặng hoa, và hỏi thăm.
 Files photos
Blogger nổi tiếng Điếu Cày Nguyễn Văn Hải khi đặt chân xuống phi trường Los Angeles đã được người ngưỡng mộ ông đưa cờ vàng vào tay và ông có vẻ như không thấy lá cờ này đang khi bị bao vây bởi đoàn người yêu mến ông. Việc có người cho rằng ông không cầm cờ đã được nhiều người đưa ý kiến dưới các góc nhìn khác nhau.
Tất cả chỉ là sự thương yêu và đùm bọc
Chiếc máy bay của hãng hàng không Cathay Pacific đáp xuống phi trường Los Angeles vào lúc 9 giờ 30 tối ngày 21 tháng 10 mang theo tù nhân lương tâm Điếu Cày Nguyễn Văn Hải từ Việt Nam sang được đồng bào Việt Nam sống ở vùng Little Sài Gòn và phụ cận chào đón như người thân về nhà. Tâm tình người mới đến lẫn người đi đón thật là một sự khác biệt lớn, cả hai đều mong được nhìn nhau như người thân hay ít ra như bạn bè, đồng chí hướng. Có thể phát xuất từ tâm tình ấy mà một người đi đón đã cầm lá cờ vàng đưa cho ông như một cách chia sẻ tâm trạng vui mừng của mình.
Lá cờ hiền lành với bao máu thắm trên lưng bỗng dưng trở thành đề tài tranh cãi. Nhiều câu hỏi đặt ra tại sao người tù nhân lương tâm này lại không cầm lấy lá cờ vàng. Người bênh vực thì cho rằng bản thân ông Nguyễn Văn Hải là một bộ đội miền Bắc, nếu đưa tay cầm lá cờ vàng khi mới vừa đặt chân tới Mỹ có thể sẽ bị kết án là kẻ cơ hội, mau quên nguồn gốc của mình.
Tranh cãi không có cơ hội chấm dứt trong khi sự thật không đúng với những gì mọi người nghe truyền miệng. Ông Ngô Chí Thiềng, người chứng kiến sự việc ngay từ đầu cho biết những gì ông thấy:
Hôm đó tôi cũng có mặt ở đó để đi đón anh Điếu Cày. Nói thực ra là đồng bào rất háo hức rất nhiều người mang theo cờ. Cá nhân tôi không biết là có nên mang cờ theo hay không vả lại mình cũng nghĩ nhiều khi tế nhị nhưng khi tới nơi thì tôi thấy rất nhiều cờ. Trước khi anh Điếu Cày xuất hiện thì chúng tôi nói chuyện gặp gỡ nhau, đi tới đi lui vòng vòng.
Đùng một cái ông Điếu Cày và hai người Hoa kỳ trong Bộ ngoại giao đi theo với ông Điều Cày đi ra bằng một cổng khác, đi bọc hậu đàng sau lưng mình. Tất cả mọi người bu vô rất đông, người thì sờ anh Điếu Cày, người thì cầm bao thư đưa tiền, tôi biết chắc là tiền mà anh Điếu Cày khi đó mệt mỏi lắm mà bà con người thì muốn sờ tay người thì muốn sờ lưng ổng, đập đập ổng muốn giúi cho ổng bao thư.
Người thì cầm cờ Mỹ người thì cầm cờ vàng….Người cầm cờ vàng thì đưa lên thôi chứ không thấy người nào đưa vào mặt bảo ảnh cầm cả. Tôi chỉ đứng cách anh Điếu Cày chừng 4 người thôi.
Ông Ngô Chí Thiềng
Người thì cầm cờ Mỹ người thì cầm cờ vàng….Người cầm cờ vàng thì đưa lên thôi chứ không thấy người nào đưa vào mặt bảo ảnh cầm cả. Tôi chỉ đứng cách anh Điếu Cày chừng 4 người thôi. Lúc đó anh Điếu Cày quay sang bên trái của tôi còn anh Truật đưng ngay bên phải của anh Điếu Cày mới đưa lá cờ lên. Anh Điếu Cày lúc ấy chưa nhìn thấy. Trước khi giơ lá cờ thì anh Truật vỗ vai anh Điếu Cày nhưng anh ấy vẫn không quay lại anh Truật lại đưa lá cờ lên nhưng ngay khi ấy anh chàng Mỹ đi theo bảo vệ anh Điếu Cày rất vất vả đề đẩy những cánh tay ra ngoài tại vì họ sợ nhỡ có ai làm gì bậy bạ thì sao? Tôi thấy anh ta đẩy lá cờ qua tay phải của anh Điếu Cày thì anh Truật ảnh thấy vậy ảnh chỉ rút là cờ lại và ảnh cười.
Ông Đinh Quang Truật, người cầm lá cờ đưa cho ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải thuật lại sự việc cũng giống với những gì mà nhân chứng kể, ông Truật nói:
Tên tôi là Đinh Quang Truật nguyên là cựu sĩ quan hải quân Quân lực VNCH. Tôi và một số anh em có mang theo một số cờ quốc gia và một ít cờ Mỹ, mục đích là tới có hình thức chào đón anh Điếu Cày cho nó được long trọng.
Chính tôi cầm một số cờ đó tôi phân phát cho đồng hương tới đón anh Điếu Cày. Khi anh xuất hiện có một số bà con bảo tôi anh cố gắng anh đưa lá cờ cho anh ấy…thành ra tôi cũng cố gắng tôi len lỏi đám đông đang vây anh Điếu Cày. Ngoài bà con vây anh Điếu Cày còn một số phóng viên của các đài và lúc đó anh đang tập trung trả lời phỏng vấn. Tôi vỗ vai anh ấy để anh chú ý và anh ấy hơi quay ngang về phía tôi một chút. Lúc ấy người nhân viên Bộ Ngoại giao bảo vệ cho anh ấy gạt tay tôi ra.
Trong lòng tôi nghĩ rất thành thật như thế này thái độ của anh Điếu Cày cũng như động tác của anh nhân viên Bộ ngoại giao thì tôi không coi đó là sự khước từ việc cầm lá cờ vì tôi nghĩ rằng lúc đó anh Điếu Cày được đồng bào vây kín như là nêm cối. Anh Điếu Cày có đưa tay lên để lấy lá cờ cũng không khó nữa lúc ấy anh đang tập trung trả lời phỏng vấn của các phóng viên
Anh Đinh Quang Truật
Trong lòng tôi nghĩ rất thành thật như thế này thái độ của anh Điếu Cày cũng như động tác của anh nhân viên Bộ ngoại giao thì tôi không coi đó là sự khước từ việc cầm lá cờ vì tôi nghĩ rằng lúc đó anh Điếu Cày được đồng bào vây kín như là nêm cối. Anh Điếu Cày có đưa tay lên để lấy lá cờ cũng khó vì lúc ấy anh đang tập trung trả lời phỏng vấn của các phóng viên.
Khi sai một ly có thể đi một dặm
Điếu Cày Nguyễn Văn Hải được chào đón như một người hùng vừa trở về từ nhà giam khắc nghiệt sau hơn sáu năm tù tội. Mọi cử động, hành xử của ông được theo dõi từng chi tiết không những qua đôi mắt tò mò yêu mến ông mà có không ít tìm tòi những sơ suất có thể có của một người hoàn toàn xa lạ với thế giới bên ngoài, nhất là thế giới của hơn hai triệu người từng có những đau đớn do người cộng sản gây ra.
Tôi thấy buồn quá. Khi anh Truật đưa lá cờ ra anh ấy không mong rằng anh Điếu Cày sẽ nhận lá cờ chẳng qua là vui mừng lấy lá cờ mà vẫy mà phất thôi. Người Mỹ theo bảo vệ anh Điếu Cày gạt ra thì cũng phải thôi chứ đâu có gì to chuyện. Tôi buồn vì họ không nhìn vấn đề theo chiếu hướng tích cực, họ chỉ đi tìm những cái nho nhỏ để mà thỏa mãn những gì họ cho là không đúng
Ông Ngô Chí Thiềng
Những bất đồng trong cách nhìn nhận đều mang tới kết quả trái ngược với ngày mà Điếu Cày được chào đón. Dù thành tâm hay không, mọi chê trách đều có thể khiến cho con người ấy tổn thương khi ông chưa kịp điều chỉnh cuộc sống và hành xử của mình ở vùng đất mới. Ông Ngô Chí Thiềng cho biết những thông tin mà ông nhận được về những ý kiến phê bình người tù nhân lương tâm nổi tiếng này:
Tôi đọc một bài nào đó hình như của Nhơn Lý hay của ai đó là người tung ra trước và đả phá chuyện anh Điếu Cày là người từ chối không nhận lá cờ và gạt qua một bên. Tôi thấy buồn quá. Khi anh Truật đưa lá cờ ra anh ấy không mong rằng anh Điếu Cày sẽ nhận lá cờ chẳng qua là vui mừng lấy lá cờ mà vẫy mà phất thôi. Người Mỹ theo bảo vệ anh Điếu Cày gạt ra thì cũng phải thôi chứ đâu có gì to chuyện. Tôi buồn vì họ không nhìn vấn đề theo chiếu hướng tích cực, họ chỉ đi tìm những cái nho nhỏ để mà thỏa mãn những gì họ cho là không đúng.
Khi được hỏi tâm trạng của mình ra sao khi đưa lá cờ cho Điếu Cày mà không thành công ông Đinh Quang Truật chia sẻ:
Tôi không buồn bởi vì phải hiểu tâm trạng, tinh thần của anh ấy lúc đó. Anh ta vừa mới trong nhà tù ra giống như bị nhốt trong lồng lâu quá bây giờ mọi thứ xuất hiện trước mặt anh ta làm cho anh ta không có tinh thần để mà hành động một cái gì khác ngoài vấn đề dồn hết tâm trí để trả lời những câu phỏng vấn của phóng viên.
Từ câu chuyện lá cờ có thể dẫn tới bao nhiêu hệ lụy khác nếu người Việt hải ngoại không cân nhắc kịp thời những tin tức chưa được kiểm chứng. Điếu Cày mặc dù chưa nói gì tới việc này nhưng chắc ông cũng lo âu khi đang sống trong một cộng đồng mà từng cử động của ông được nhìn một cách tỉ mỉ và vô cùng nghiêm khắc, kể cả sự nghiêm khắc của thương yêu và đùm bọc.

jeudi 30 octobre 2014

Nhớ anh Điếu Cày


                                    Nhớ anh Điếu Cày
Lần đầu tiên tôi nói chuyện với anh là vào tháng 3 năm 2007, khi tôi vừa đi Thanh Hóa về ít hôm và viết phóng sự “Uất ức- biển ta ơi!”. Anh khen tôi viết hay. Chỉ là cuộc nói chuyện qua điện thoại rất ngắn ngủi nhưng tôi thật sự rất ấn tượng và chúng tôi coi nhau như anh em. Lần thứ hai vào đầu tháng 4, và cũng là lần sau cùng vì không đầy nửa tháng sau anh bị bắt. Anh giải thích cho tôi nghe vì sao anh chọn cái tên Điếu Cày.


Điếu Cày trẻ hơn so với tuổi, vì thế tôi …lỡ kêu anh bằng  “anh”. Khi biết tuổi của anh, tôi chuyển qua gọi bằng “chú”.  Điếu Cày mắng: “Đừng gọi anh bằng chú. Đồng đội không ai xưng hô thế”. Tôi nhớ lắm cuộc nói chuyện hôm đó. Chúng tôi trao đổi với nhau một số dự tính cho công việc. Đang nói chuyện, tôi nghe rất nhiều tiếng ồn ào trong nhà anh. Điếu Cày nói đó là tiếng đập cửa và quát tháo của công an. Cuộc nói chuyện của chúng tôi buộc phải chấm dứt và anh bị “khiêng” đi làm việc theo miêu tả của anh sau đó.


Sau một chuỗi những ngày bị khủng bố, ngày 20 tháng 4 năm 2008, Điếu Cày bị bắt với thứ tội danh bịa đặt là “trốn thuế” và bị kết án 30 tháng tù giam vào ngày 10 tháng 9. Tám ngày sau phiên tòa của anh, tôi bị bắt.

Khi còn trong tù tôi luôn tin rằng anh đã được thả ra sau ba mươi tháng bị đọa đày. Nhưng không, anh đã bị bắt cóc khi vừa bước khỏi trại giam. Để rồi lần lượt đi qua hết nhà tù này tới nhà tù khác trên khắp ba miền Bắc- Trung- Nam.

Chuyện về Điếu Cày thì nhiều lắm, và tôi sẽ giữ kỷ niệm sau đây như là một món quà riêng tặng cho anh. Hy vọng anh sẽ thấy ấm lòng khi buộc phải lìa xa cố quốc.

Câu chuyện này do Cựu tù nhân lương tâm, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa kể lại: Tháng 7/2013, anh Điếu Cày từ trong Nam bị chuyển ra trại Nghệ An lý do, theo anh nói, là vì anh không nhận tội và có những hành động đấu tranh giúp đỡ, bênh vực anh em tù hình sự. Ban giám thị ở đó không chịu nổi anh nên họ chuyển anh đi. Khi nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và anh Điếu Cày gặp nhau, họ mừng lắm. Mỗi lần bị chuyển đi như thế thì thường là anh không mang theo được gì nhiều, nhất là các vật dụng cần thiết cho sinh họat. Bởi vì chuyển người tù đi thì họ không thông báo trước mà đi rất đột ngột, cũng không biết là sẽ đi đâu. Tất nhiên, là bạn tù, đồng đội thì chuyện san sẻ cho nhau vừa là trách nhiệm, vừa là niềm vui.

Trong tù, cần lắm hơi ấm của người thân, của anh em tranh đấu nên nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa nói với anh Hải:
-Tôi sẽ nói cô Nghiên gửi đồ vào cho anh. Tôi tin anh sẽ rất ấm lòng khi nhận được quà của cô ấy.”.
-Nhưng nhắn bằng cách nào?” Điếu Cày hồi hộp.
-Rồi tôi có cách.
Ít hôm sau, cô Nga vợ chú Nghĩa hớt hải sang nhà  tôi:
-Hôm qua chú Nghĩa gọi điện về cho cô, bảo cô sang nói với cháu là mua cho anh hai bộ quần áo, nhớ là quần đùi áo thung cho người cao một mét tám.Và mua thêm hai chiếc áo gối nữa. Chú còn nhắc đi nhắc lại câu “Nhớ phải là cháu Liên(*) mua nhé.”. Không hiểu sao chú lại dặn thế ?
Thời gian đó thông tin về việc Điếu Cày bị chuyển trại đã lan tràn trên các trang báo mạng. Tôi đã hiểu được thông điệp mà nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa nhắn gửi.
Khi ra tù, chú Nghĩa kể lại rằng Anh Điếu Cày vui lắm khi nhận được quà của tôi,. Anh ấy cười rất tươi, nụ cười hồn nhiên lạ. Hôm sau anh Điếu Cày gặp nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, thì thầm: “Này, tôi nhận được tin nhắn của Nghiên đấy. Đây này!”. Rồi đưa cho nhà văn xem dòng chữ tôi kín đáo viết bên trong chiếc áo gối.


Bây giờ tôi cũng không nhớ mình đã viết những gì trong chiếc áo gối tặng anh. Nhưng ít ra khi ấy, tôi đã mang đến cho anh chút niềm vui tuy đơn sơ, nhỏ bé nhưng chan chứa tình đồng đội. Cảm ơn nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa đã cho tôi cơ hội này, để bây giờ khi gõ những con chữ rối rắm này, tôi càng thấy ấm lòng hơn khi nghĩ về anh.

Tôi tin rằng, dù nhà cầm quyền đã tước bỏ của anh quyền sống chết trên mảnh đất Việt Nam ruột thịt, thì Điếu Cày vẫn một lòng trung trinh với Tổ quốc, cho dù ở đâu đi chăng nữa.
                                                                       Rạng sáng ngày 22/10/2014
(*) Liên:  tên thường gọi của tôi.

http://phamthanhnghien.blogspot.be/2014/10/nho-anh-ieu-cay.html

mardi 28 octobre 2014

HongKong: ĐÊM NAY 100 NGÀN NGƯỜI XUỐNG ĐƯỜNG



Từ sáng đến đêm 28/10/2014 hơn 100.000 người dân đã xuống đường ủng hộ, kỷ niệm 31 ngày đêm CÁCH MẠNG DÙ VÀ PHONG TRÀO CHIẾM TRUNG TÂM. 

Hongkong đêm nay tổ chức kỷ niệm tròn một tháng diễn ra biểu tình. Các biểu tình viên cùng nhau đồng loạt bật ô lên che trong vòng 87 giây tượng trưng cho 87 quả hơi cay mà cảnh sát đã ném vào họ.

Xem truyền hình TRỰC TIẾP tại đây:


Hình ảnh được cập nhật từ trang FB ANh Chí và Nam Hồ:







 





http://xuandienhannom.blogspot.de/2014/10/hongkong-100-ngan-nguoi-xuong-uong.html

Người phụ nữ đằng sau "cánh cửa nhà báo tự do" ở Los Angeles

Thương tặng Dương Thị Tân - người bạn, người em mà tôi quý trọng thương yêu


Khi Điếu Cày được đón tiếp nồng nhiệt lúc đặt chân xuống Sân bay quốc tế Los Angeles, có lẽ ít ai để ý đến một người phụ nữ từ Sài Gòn buồn bã hướng về nơi hào quang tỏa sáng mà đồng bào Việt ở Mỹ dành cho anh.

Chị chẳng bao giờ lên mạng giãi bày tư tưởng, quan điểm, trưng ảnh, khoe có mối quan hệ với ai. Cũng chẳng bao giờ tuyên bố này nọ, có chăng chỉ là những câu trả lời phỏng vấn mang đầy bức xúc khi bị làm khó dễ, đày ải. Người ta biết đến chị bởi những hoạt động của chị liên quan đến một người nổi tiếng mà tôi vừa nhắc đến: Blogger Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải.

Tôi quý trọng chị không phải vì chị liên quan đến anh Nguyễn Văn Hải mà từ những gì hiểu về chị: chân thành, gần gũi, chu đáo với anh em, bạn bè, thẳng thắn và quyết liệt khi đối mặt với công an. 

Chị là Dương Thị Tân.

Lần đầu tiên tôi gặp chị vào ngày 9/3/2013, hôm chị cùng Nhung (mẹ bé Uyên) được một số bạn bè đưa đến thăm tôi. Hai người ra Hà Nội để tham gia phiên tòa xử sơ thẩm Luật sư Lê Quốc Quân nhưng đến sát ngày thì họ báo hoãn. Khi Lê Quốc Quyết giới thiệu, tôi không ngờ được chị đến thăm. Lúc ấy, tôi đã biết khá nhiều về chị. 

Đó là một phụ nữ đã qua tuổi trung niên nhưng chưa thể gọi là già. Dáng vẻ chị còn lưu lại nhiều nét của một thời con gái xuân sắc. Chị mặc bình dị, giọng thanh mà ấm rất dễ nghe, nói năng khúc chiết. Ở chị toát lên một vẻ sang trọng không cần tôn tạo. Sau đó, tôi và các bạn Hà Nội nhiều lần cùng mẹ con chị trong những chuyến đi đấu tranh cho anh Nguyễn Văn Hải, từ vụ anh Hải tuyệt thực 33 ngày đến những lần thăm nuôi anh ở trại giam số 6 Nghệ An. Tôi đã từng chứng kiến cảnh chị giáp mặt với công an trại giam, Viện Kiểm sát Nghệ An, Tổng cục Trại giam yêu cầu làm rõ chuyện anh Hải tuyệt thực; đến cả Tòa soạn báo công an đối chất về việc tờ báo này xuyên tạc vụ anh Hải tuyệt thực, nói xấu những người đồng hành cùng chị trong những chuyến đi.

Qua những lần như thế, tôi thấy bản lĩnh chị thật kiên cường. Chị nói năng lưu loát, cứng cỏi, lý lẽ chắc chắn. Trước chị, những người bị chị chất vấn chỉ biết thoái thác trả lời, hoặc đánh bài chuồn như Viện kiểm sát Nghệ An. 

Án chồng án, anh Nguyễn Văn Hải bị tổng cộng 14 năm 6 tháng tù giam, điều này ai cũng biết nhưng ít người biết chị cũng bị án lây 2 năm 6 tháng tù treo, lại còn kèm theo 3 năm quản chế. Chị đã nhiều lần kể cho tôi nghe chuyện chị bị chúng đánh rất tàn bạo, kể cả treo lên cao để đánh cho dễ. Chị bị khốn khổ khốn nạn chỉ vì căm anh Hải mà chúng dồn luôn đòn thù lên chị. Bây giờ, trong người chị đầy bệnh tật, một bên đầu gối sưng vù, đi lại rất khó khăn. Ở trại 6, tôi mới biết được chị cứ hơi ngồi một lúc là phải có người đỡ, chị mới đứng dậy được. Thế mà chị đi khắp nơi, ngoài việc đi cùng con vì anh Hải, chị còn tham gia các phong trào tranh đấu rất nhiệt tâm. Thì thông thường là thế, chuyện tù thường phạm không nói nhưng cứ một người thành tù chính trị thì vợ con, gia đình cũng trở thành những người đấu tranh.

Trong đấu tranh, có lẽ phụ nữ can trường hơn nam giới. Những tấm gương của chị em khiến cánh mày râu phải nể phục như Bùi Thị Minh Hằng, Trần Thị Nga, Lê Thị Phương Anh, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Phương Uyên, Phạm Thanh Nghiên, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Hoàng Vi, Huỳnh Thục Vy… Với Dương Thị Tân, dù sao chị cũng là người lớn tuổi hơn, sức khỏe yếu hơn nhưng sức chịu đựng của chị thật tuyệt vời. Chị còn là người bạn ân cần chu đáo. với bạn bè. Nhà chị cũng là nơi tụ tập thường xuyên của anh em hoạt động dân chủ. Dạo tôi vào Sài Gòn vì vụ xử Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, Đinh Nhật Uy, đã có tới 4 lần tôi được mời ăn cơm nhà chị, tất nhiên không chỉ tôi là khách. Cũng vì vậy, tôi biết thêm nhiều bạn Sài Gòn. Anh em Hà Nội có việc vào Sài Gòn, thường là phải lãnh thêm trách nhiệm mang quà cáp của chị gửi ra. Ăn những trái cây, miếng bánh của chị mang hương vị miền Nam, tôi thầm tự trách mình cư xử với chị chưa được chu đáo.

Ngày 21/10/2014, nhà cầm quyền thả anh Nguyễn Văn Hải ra khỏi trại tù nhưng buộc phải sang Mỹ tị nạn, tâm trạng tôi thật khó tả. Mừng thì có mừng vì anh thoát khỏi chế độ nhà tù khắc nghiệt nhưng sự vui mừng ấy không trọn vẹn. Sao anh không được ở lại quê hương – nơi anh bị bao đọa đầy, đau khổ để tiếp tục đấu tranh? Trục xuất một người đấu tranh ra khỏi Tổ quốc, họ quá tàn nhẫn. Tàn nhẫn hơn nữa là đẩy gia đình anh vào cảnh chia ly mà không được nói với nhau lời nào.

Từ hôm ấy, tôi vẫn chưa có một liên lạc gì với chị Tân, gọi là để nói lời chúc mừng hay an ủi. Điều này tôi đắn đo lắm. Tôi biết tâm trạng chị còn nặng nề hơn tôi. Vậy là từ nay, chị không còn phải lặn lội khắp các trại giam để thăm nuôi anh Hải. Điều đó làm cho chị nhẹ gánh nhưng cũng có thể làm cho chị buồn hơn khi xét đến một góc độ tâm lý khác. Nhiều khi, người ta lấy sự vất vả làm niềm vui khi nghĩ đến sự vất vả của mình mang lại niềm vui, điều tốt cho người khác. Và dù sao, mỗi lần thăm anh Hải, dẫu chị chỉ được chầu rìa ngoài cổng để cho một mình cháu Dũng vào nhưng anh Hải vẫn rất gần. Chị còn có cảm giác như nghe quanh đây hơi thở của anh, anh thì biết chị đang phải ngồi lắt lay ngoài cổng vì mình. Còn bây giờ là nỗi buồn của sự xa xôi vạn lý.

Trong 6 năm rưỡi ở tù, Nguyễn Văn Hải đã qua 11 trại giam. Anh bị giam ở đâu, chị Tân và các cháu lại phải tìm đến đấy. Là người được chị tin cậy, đôi khi tôi mạnh bạo hỏi chuyện về chị và anh Hải. Tôi hỏi chị những khi đi đấu tranh cho anh Hải thì lấy tư cách gì? Lấy lý do em với anh Hải không còn là vợ chồng, họ từ chối tiếp thì sao? Chị bảo: em đại diện cho quyền lợi cho các con em, mà con em cũng là con anh Hải.


Mẹ con chị Dương Thị Tân cùng anh em Hà Nội đấu tranh cho blogger Điếu Cày


Hai mẹ con chầu chực trước cổng trại giam

Nhiều lần tôi hẹn với chị, nếu anh Hải ra tù, chắc chắn tôi sẽ bay từ Hà Nội vào. Chị biết là tôi không chỉ nói cho vui. Đầu tháng 8 vừa qua, nghe nói anh Hải sẽ được thả vào dịp 2/9, mọi người đều hy vọng. Thế rồi vụ án Bùi Thị Minh Hằng xảy ra, tôi vào Sài Gòn rồi đi Cao Lãnh. Lẽ ra sau khi xử xong, tôi có thể quay ra Hà Nội nhưng lại cùng một số anh em khác cố nấn ná lại đến một tuần, hy vọng có thể được đón anh Hải. Mãi 3/9 chúng tôi mới trở ra Hà Nội. 

Cứ nghĩ đến cảnh người vợ lặn lội đi thăm nuôi chồng là tù nhân chính trị trong các trại giam, tôi thường hay nghĩ đến câu ca dao:

Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non
Ngàng về nuôi cái cùng con
Để anh đi trảy nước non Cao Bằng.

Người chồng hoạt động chính trị bị bắt đi tù, khổ đã đành, nhưng khó có thể nói khổ hơn khi so với sự lo toan vất vả của người vợ. Vậy mà sự vất vả tận tụy của chị Tân so với những người vợ của những tù nhân chính trị khác, không hề nhẹ đi nếu không nói là hiếm có. Chị nói là vì quyền lợi của các con chị nhưng tôi hiểu nó còn là một cái nghĩa. Cái nghĩa ấy của chị thật là cao quý, lớn lao. Đôi khi anh em nói chuyện vui, chúng tôi hay đùa sau này anh Hải ra tù, hai người phải quay lại với nhau, chị bảo, không bao giờ có chuyện ấy đâu anh ạ. Tôi lại nghĩ, nếu cho rằng sự tận tụy của chị xuất phát từ động cơ hai người sẽ quay trở lại với nhau thì vô hình trung đã đánh giá thấp về chị. 

Dù sao, tôi vẫn cứ mong một kết cục có hậu giữa chị và anh Hải. Có lần cháu Dũng kể, cháu vào trại, nói với bố là bố mẹ nên quay trở lại với nhau để có danh nghĩa cho mẹ được gặp bố, anh Hải không phản đối mà cười, bảo nhưng bố bây giờ đang trong tù thì làm sao được. Vì vậy, khi anh Hải sang Mỹ, tôi còn buồn vì có thể lỡ một cơ hội mà tôi mong muốn. 

Nhưng đọc bài trả lời phỏng vấn báo Người Việt hôm qua 27/10, thấy anh dùng từ “vợ” để nói về chị Tân: 

Về cuộc sống riêng, gia đình tôi và gia đình bên vợ hầu hết ở Vancouver và Toronto, Canada. Hiện nay tôi cũng chưa muốn chia sẻ nhiều về cuộc sống riêng. 

Cũng ngày 27/10, khi đài VOA dùng cụm từ “vợ cũ của ông” thì anh Hải lại dùng từ “vợ tôi” để nói về chị Tân: 

VOA: Dũng, con trai ông và cả chị Tân, vợ cũ của ông, cho biết là gia đình không nhận được một lời từ biệt nào trước khi ông ra đi. Ông có thể nói rõ hơn về chuyện này không? 

Blogger Điếu Cày: … Còn khi mà xuất cảnh ra sân bay, tôi cũng nghĩ là họ sẽ để cho tôi được gặp con tôi, gặp vợ tôi ở sân bay nhưng thực tế thì họ không cho tôi gặp mà đẩy thẳng ra máy bay luôn.

Tôi thấy vui vui khi phát hiện ra điều này. Điếu Cày không nói nhầm. Hẳn là anh hiểu được những nỗi cực khổ, gian nan mà chị Tân phải chịu đựng vì anh, hiểu được được tấm lòng cao cả đầy tình nghĩa mà chị đã vì con và chắc chắn vì cả anh nữa. Hẳn là anh rất vui khi biết trong 6 năm rưỡi qua, chỉ không chỉ làm tròn bổn phận của một người mẹ, người vợ mà chị đã hòa chung vào phong trào đấu tranh dân chủ, sát cánh cùng đồng đội của anh trong đó có nhiều người thức tỉnh do tấm gương từ anh soi sáng. Và có thể cũng vì những lẽ đó, anh “lạm dụng” từ “vợ tôi” một cách âu yếm để nói về chị, dù không biết chị có chấp nhận hay không.

Anh Hải ra đi, điều đó không có nghĩa là Dương Thị Tân đã được yên ổn. Ngày hôm nay, tôi được biết thông tin chị bị triệu tập ra tòa vì vụ tranh chấp đòi tiền đặt cọc giữ chỗ thuê nhà mà tôi cho rằng có thế lực nào đó xúi bẩy. Dù chưa biết sự thể ra sao nhưng tôi nghĩ chị thua là cái chắc vì người xử sẽ không đứng về phía chị.

Anh đi rồi nhưng chắc chị sẽ còn bị sách nhiễu. Cũng như Phương Uyên, khi buộc phải thả cháu ra, cháu vẫn còn phải chịu đòn thù. Tôi vừa mong cho anh Hải sẽ trở về để che chở cho chị, vừa mong muốn có một cuộc đoàn tụ gia đình bên Mỹ nếu như anh Hải không thể trở về. 
  
Hà Nội ngày 28/10/2014

NGUYỄN TƯỜNG THỤY
rfavietnam

Cho công an đi bội nhọ đất nước với người nước ngoài.

“Tờ rơi”–Vũ khí chống tội phạm của công an thành phố Hồ Chí Minh


(GDVN) - Công an TP.Hồ Chí Minh đã "sáng tạo" ra kiểu bôi nhọ hình ảnh đất nước, con người Việt Nam và thanh danh đội ngũ cán bộ chiến sĩ ngành Công an cả nước?Dư luận chưa hết ngỡ ngàng về cách xử lý của lãnh đạo Công an thành phố Hồ Chí Minh đối với nhóm cảnh sát giao thông “xem ví và nhận tờ rơi” của người vi phạm giao thông thì nay lại  sửng sốt gấp bội khi thấy công an thành phố này đi phát tờ rơi cho khách du lịch.
                         Công an TP. Hồ Chí Minh phát “tờ rơi” cho du khách nước ngoài (ảnh Plo.vn)
Để chống các tệ nạn trên đường phố, công an (CA) (phường Phạm Ngũ Lão) quận 1 thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tổ chức phát tờ rơi cảnh báo khách du lịch, đặc biệt là người nước ngoài phải tự bảo vệ tài sản cá nhân khi đi lại nơi công cộng.
Xin trích dẫn một số dòng trên tờ rơi bản tiếng Anh: [1]
Violent crime is very often in Ho Chi Minh City. Keep your bags close to your body, avoid wearing precious jewelry and try not to be too flashy with your camera and phone. (Tội phạm bạo lực rất hay xảy ra tại thành phố Hồ Chí Minh. Hãy giữ túi xách của bạn luôn bên người, không đeo các các đồ trang sức quý và cố gắng không để lộ liễu máy ảnh và điện thoại di động)
Do not trust the taxi meter… (đừng tin vào đồng hồ trên xe taxi)
Ripping off unsuspecting passengers is an art form for dishonest driver. Stisk to reliable companies such as Vinasun taxi and Mailinh taxi. ( Đây là hành động móc túi hành khách một cách trắng trợn của lái xe không trung thực. Hãy lựa chọn các hãng taxi đáng tin cậy như Vinasun và Mailinh).
Nếu để ý kỹ trang phục, mũ bảo hiểm của hai tên cướp túi xách in ở góc trên bên phải tờ rơi, (nhất là mũ bảo hiểm) người ta không cho rằng đó là hình ảnh ngổ ngáo của bọn tội phạm, bạn đọc hãy tự đánh giá xem trông giống ai?

Cảnh báo tội phạm không phải là hiếm tại các thành phố lớn trên thế giới, nhưng công an sở tại lưu ý người nước ngoài rằng tại thành phố mình đang quản lý “tội phạm bạo lực rất thường xảy ra”, còn đồng hồ đo trên taxi đều “không thể tin được” thì mới thấy lần đầu tại TP.HCM – Việt Nam. Không chỉ có thế, việc một cơ quan nhà nước khuyến cáo du khách chỉ sử dụng dịch vụ của hai hãng taxi Vinasun và Mailinh còn là hành động vi phạm luật cạnh tranh trong kinh doanh thương mại trên địa bàn thành phố.
Đọc xong những dòng chữ in trên tờ rơi này, người Việt (và đương nhiên cả người nước ngoài) buộc phải cho rằng Công an TP.HCM đã “sáng tạo” ra phương cách “tốt nhất” nhằm bôi nhọ hình ảnh đất nước, con người Việt Nam và cũng là bôi nhọ thanh danh chính đội ngũ cán bộ chiến sĩ ngành Công an cả nước.
 Nội dung tờ rơi được công an đưa đến tận tay những du khách nước ngoài (ảnh Plo.vn)
Tất cả các từ mà người lịch thiệp có thể dùng để bình luận về nội dung tờ rơi này như “ấu trĩ, thiếu hiểu biết, bất lực…” đều không lột tả hết những gì mà người dân muốn nói.
Tại Hội trường Quốc hội, Đại tướng Trần Đại Quang cho rằng “lực lượng thù địch và tội phạm tìm mọi cách chống phá lại các mục tiêu ổn định và phát triển của ta, chính vì vậy phải đánh thẳng, đánh mạnh, đánh quyết liệt không để tồn tại “vùng cấm” trong phòng chống tội phạm”.
Chủ trương và quyết tâm của lãnh đạo Bộ Công an là như vậy nhưng vì sao người dân thành phố Hồ Chí Minh buộc phải kêu lên: “Buổi tối chưa đến 18g mà nhà nhà đều lo đóng kín cửa. Muốn buôn bán chút đỉnh để kiếm sống cũng không được, khi bưng cái bàn ra thì mất cái bàn, đưa cái ghế ra mất cái ghế! Buổi sáng mở cửa ai cũng nơm nớp lo không biết trước nhà có người nào chết bởi sốc hoặc thiếu ma túy không (một người dân cho biết chỉ trong một tháng đã có ba người chết ngay trước cửa nhà mình). [2]
Một báo điện tử có tiếng tại Hà Nội đã cử một tổ phóng viên vào thành phố Hồ Chí Minh tìm hiểu thông tin từ bạn đọc về dấu hiệu bảo kê của lực lượng có trách nhiệm; về những khối tài sản bất minh của vài lãnh đạo và vấn nạn "nhận tờ rơi" quảng cáo của cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự..., trong vòng vài tháng, nhóm phóng viên này đã thu thập hàng loạt sự kiện liên quan đến lực lượng công an thành phố. Theo chỉ huy của nhóm phóng viên tờ báo, nếu công bố các tư liệu, không tránh khỏi sẽ có người bị kỷ luật, thậm chí còn có thể bị xử lý hình sự.
Ngày 24/10/2014 ghé thăm Cổng thông tin điện tử Công an thành phố Hồ Chí Minh, mục Lãnh đạo công an TPHCM  giới thiệu 08 vị lãnh đạo gồm bốn thiếu tướng, bốn đại tá.[3]
So sánh quân hàm và chức vụ công an với bên quân đội, bốn đại tá tương đương bốn sư đoàn trưởng, bốn thiếu tướng tương đương bốn tư lệnh/chính ủy quân đoàn hoặc tư lệnh/chính ủy binh chủng. Giả thiết một quân đoàn gồm 3 sư đoàn thì cấp bậc của lãnh đạo Công an TP.HCM tương đương với cấp chỉ huy 16 sư đoàn chính quy!
Với  đội ngũ lãnh đạo cao cấp như thế, bên dưới là một lực lượng hùng hậu gồm công an phường, quận, thành phố, cảnh sát cơ động, cảnh sát trật tự, cảnh sát giao thông, các đội săn bắt cướp và còn một trung đoàn cơ động (khoảng 600 chiến sĩ) từ Bộ Công an chi viện, vậy tại sao tình hình vẫn tồi tệ, không được cải thiện?
Trộm nghĩ, cái đám “người nước lạ” đang rình rập nơi biên cương, hải đảo tổ quốc ta nếu mà nhận được tờ rơi, rằng “ở đây tội phạm bạo lực xảy ra rất thường xuyên, các người, súng tiểu liên phải kẹp sát nách, ống nhòm, bộ đàm phải giấu cho kỹ, đừng có hêu ra dễ bị cướp giật” thì chắc chắn cả quân lẫn tướng đều chạy “mất dép”, mộng xâm lăng tự nhiên tan vỡ!
Vì sao ngày 6/10/2014, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phải yêu cầu: “Thành phố phải mở cao điểm tấn công trấn áp tội phạm hình sự, buôn lậu, gian lận thương mại các tháng cuối năm cho đến tết Nguyên đán với các biện pháp cụ thể, mạnh mẽ, quyết liệt…”. [4]
Phó trưởng Công an xã Bà Điểm (H.Hóc Môn, TP.HCM) phát biểu: “không chỉ người dân mà công an cũng thấy bức xúc trước tình trạng lộng hành của những người nghiện, đồng thời là đối tượng mua bán. Bởi có bắt thì cũng chỉ xử phạt hành chính rồi phải thả”. [2]

Luật như thế tưởng đã quá rõ song vì sao Công an TP.HCM lại cứ muốn áp dụng “Luật  Xử lý vi phạm hành chính” (về công tác cai nghiện và một số vấn đề về chương trình phòng chống ma túy, mại dâm, HIV, AIDS) mà bỏ qua Luật Hình sự?
Khoản 1 điều 195  Luật hình sự: “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy”  quy định: “ Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng  vào việc sản xuất  trái phép chất ma tuý, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm”.
Không thể nói lãnh đạo CA TP.HCM không biết có điều luật bỏ tù người mua bán ma túy, xin nhấn mạnh luật ghi là  “mua bán” chứ không phải là “buôn bán”.  Sử dụng hình thức phạt vi phạm hành chính theo Luật Xử lý vi phạm hành chính là không sai nhưng cho rằng “chỉ xử phạt hành chính rồi phải thả” thực chất là cách ngụy biện. Nói cách khác đây là việc lách luật để cho rằng các “đối tượng mua bán” ma túy không vi phạm khoản 1 điều 195 Luật Hình sự nên không thể xử tù họ từ 1 đến 6 năm mà chỉ có thể “phạt hành chính”!
Phải chăng nhờ sự “quên” Luật Hình sự của công an mà tội phạm ma túy tại TP.HCM chỉ chịu hình thức “phạt hành chính”?  Hay vì động đến luật là mất công, mất sức, tốn thời gian nên tốt nhất là dùng cách phạt hành chính “cho khỏe”? Cũng có thể còn một lý do khác là không có nhà tù nào chứa hết hơn hai vạn người tàng trữ, mua bán ma túy nên đành cho họ sống chung với cộng đồng?
Có câu “thượng bất chính, hạ tắc loạn”, khi cảnh sát giao thông nhận “tờ rơi”, vạch ví của người vi phạm bị quay clip đưa ra công luận mà lãnh đạo Công an thành phố chỉ xử lý hạ cấp bậc, không cho rằng đó là hành vi nhận hối lộ thì chuyện vi phạm của chính lực lượng công an sẽ càng có điều kiện phát triển.
Xin trích dẫn ba trong tám nguyên nhân mà Bộ trưởng Trần Đại Quang đã trình bày trước Quốc hội: [5]
“Thứ năm là công tác phòng ngừa của các lực lượng chức năng còn có mặt hạn chế, có nơi chưa chủ động ngăn chặn tội phạm.
Thứ bảy là cấp ủy ở một số địa phương chưa thực sự quan tâm chỉ đạo; một số cán bộ phạm tội gây bức xúc trong nhân dân.
Thứ tám là việc xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu ở một số cơ quan đơn vị để xảy ra tiêu cực tham nhũng chưa nghiêm”.
Đó là nguyên nhân chính của tình trạng bạo lực, ma túy, mại dâm và các tội phạm kinh tế khác chứ không phải chỉ là do dân trí thấp hay sự suy thoái đạo đức xã hội. 
Nếu “việc xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu ở một số cơ quan đơn vị để xảy ra tiêu cực,  tham nhũng chưa nghiêm” thì người dân hay du khách, dù đã nhận tờ rơi của cảnh sát khu vực, cũng vẫn phải chuẩn bị “tờ rơi” khác để đề phòng, còn bọn tội phạm một khi đã chuẩn bị sẵn  “tờ rơi” trong túi thì lại có thể ung dung để tiếp tục … phạm tội!
Tài liệu tham khảo: