mercredi 31 juillet 2013

Trốn thuế và trốn hèn mạt!?


Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - “Rút kinh nghiệm, lấy bao“OK” đã qua sử dụng làm tang vật, nó bốc mùi xú uế và bẩn thỉu quá, nên “nhà nước, đảng ta” thay đổi hành vi hèn mạt ấy bằng cách sử dụng tội “trốn thuế” để đưa vào tù “bịt miệng” nhà báo tự do Điếu cày Nguyễn văn Hải (2008) và luật sư Lê Quốc Quân (2013)”. 

“…Điều tôi lo sợ là nếu dân chúng thôi, không còn chỉ trích và phê phán chính phủ thì xã hội sẽ thối rữa. Khi không bị phê phán, ta cứ nghĩ rằng mọi việc ta làm đều đúng cả” Đó là thông điệp cảnh báo của Cựu thủ tướng, Chủ Tịch đảng cầm quyền UMNO Malaysia, Bác sĩ: Mahathir Mohamad gửi cho nội các, chính phủ mới, sau kết quả bầu cử tháng 5/2013 ở Malaysia. 

Không phải là quốc gia Malaysia, nhưng phản chiếu đúng như lời cảnh báo ấy, xã hội XHCN/CSVN đang bốc mùi vì pháp luật đã “thối rửa”, bởi dưới chế độ CS, Việt Nam hiện nay đang là “nhà tù, giam giữ các PV báo chí, blogger, công dân bất đồng chính kiến, lớn thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc”- Báo cáo năm 2012 của tổ chức Phóng viên Không biên giới. (vietnamhumanrightsdefenders.net)


Luật sư Lê Quốc Quân và blogger Điếu cày Nguyễn Văn Hải

Trong giao tiếp xã hội, động tác “ném đá dấu tay” là một trong những hành vi “hèn mạt” không thể có, nếu muốn hoàn thiện nhân cách của một con người, ấy là cá nhân, còn rộng lớn hơn là chính phủ, nhà nước hay một chế độ lại càng tuyệt đối dị ứng với nó, phải tránh xa cái trò “ném đá dấu tay”, bởi nhà nước là “bộ mặt” của quốc gia dân tộc, mọi động thái đều phải chuẩn mực quang minh chính đại cho lòng người trăm họ kính nể tâm phục khẩu phục noi theo và bạn bè quốc tế nhìn vào tôn trọng.

Một “nhà nước” với nhân dân mình mà còn “hèn mạt” tới độ phải “ném đá dấu tay” thì vô hình chung không hơn phường tiểu nhân, giang hồ thảo khấu hay băng nhóm tội ác “mafia” trong bóng tối thời nay, rất khó đứng thẳng lưng ngẩng mặt ngang tầm phẩm giá với nhà nước thiên hạ bốn phương giữa thời đại văn minh mà mọi hành vi không thể che dấu với đa phương tiện thông tin nối mạng toàn cầu.

Chuyện không mới, nhưng giữa lúc “nhà báo tự do Điếu cày Nguyễn văn Hải đang tuyệt thực hơn một tháng trong tùvà phiên tòa xét xử luật sư Lê Quốc Quân, bị hoãn lại bất thường” chúng ta những công dân yêu trung thực của một dân tộc đầy lòng nhân ái bao dung nhưng cũng rất “Lục Vân Tiên” mỗi khi cần , cùng nghiệm suy xem đặc trưng của hành vi hèn mạt “ném đá dấu tay” không thể nào đó là của một nhà nước quang minh chính trực còn nhân cách, biết liêm sĩ để gọi là “lãnh đạo” xã hội, trong 2 trường hợp từ 2 tấm gương đang bị giam cầm vì cộng đồng dân tộc rất “Lục Vân Tiên” này. 


Trường hợp nhà báo tự do Điếu cày Nguyễn văn Hải và luật sư Lê Quốc Quân.


Nếu chúng ta biết rằng: 11 đại gia bị truy thu 10 tỷ đồng thuế thu nhập.

Cục Thuế TP HCM cho biết vừa truy thu 10, 8 tỷ đồng thuế thu nhập cá nhân của 11 đại gia và khẳng định tiếp tục rà soát để truy thu thuế hàng loạt những người khác trong năm nay, 2013

Đứng đầu danh sách những đại gia vừa bị truy thu là ông T. làm trong lĩnh vực thương mại. Đảm nhận nhiều chức vụ lớn ở nhiều công ty, từ chủ tịch đến thành viên HĐQT nên số thuế TNCN bị truy thu thêm của ông khiến người khác choáng váng: hơn 2, 2 tỉ đồng. Đứng thứ hai trong danh sách “đen” cũng là một người tên là T. , nhưng hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, với số tiền 1, 85 tỉ đồng. Kế tiếp là ông N. trong lĩnh vực thương mại với số thuế bị truy thu là 1, 45 tỉ đồng. Ông H. kinh doanh bất động sản bị truy thu 1, 387 tỉ đồng và bà X. trong lĩnh vực thương mại bị truy thu 1, 27 tỉ đồng, (theo Tiền Phong).

Các cá nhân khác bị truy thu hàng trăm triệu đồng thuế TNCN, gồm: ông T. làm ngành ngân hàng 729 triệu đồng; bà L. trong lĩnh vực thương mại 665 triệu đồng; ông G. kinh doanh may mặc 383 triệu đồng; ông T. hoạt động trong lĩnh vực thương mại 351 triệu đồng; ông H. làm trong ngành xây dựng 262 triệu đồng và cuối cùng là ông T. trong lĩnh vực ngân hàng bị truy thu 244 triệu đồng. Tổng cộng, chỉ 11 cá nhân này mà số tiền Cục Thuế TP. HCM truy thu lên tới 10, 8 tỉ đồng.

Cục Thuế cho biết, đối tượng thanh tra chủ yếu tập trung ở lĩnh vực dệt may, da giày, dược phẩm, trang thiết bị y tế, thương mại điện tử… tăng 17% so với 2012. Trước đó, tại Hà Nội, Tổng cục Thuế ban hành văn bản yêu cầu truy thu tiền thuế thu nhập doanh nghiệp gần 5 tỷ đồng đối với Cty Sông Đà 909 (Baomoi. com).

Một số vụ nổi cộm đáng lưu ý ở các công ty “đại gia” mà ngành thuế đã truy thu, đơn cử tại TP/ Đà Nẵng Cục Thuế đã phát hiện và tiến hành các biện pháp (truy thu 3, 7 tỷ đồng tiền thuế đối với Công ty cổ phần Xây dựng điện VNECO 7) - Bất động sản (truy thu thuế và phạt Công ty TNHH Khu du lịch biển VinaCapital và Công ty TNHH Khu du lịch biển Ngũ Hành Sơn gần 15 tỷ đồng) - Hoạt động san lấp mặt bằng trốn thuế tài nguyên (truy thu 2, 2 tỷ đồng đối với Công ty Olimpia) - Hoạt động chuyển giá (giảm lỗ đối với Công ty TNHH ITG Phong Phú trên 330 tỷ đồng) - Hoàn thuế sai (truy thu khấu trừ hoàn thuế giá trị gia tăng của Công ty cổ phần Địa Cầu 330 triệu đồng)… (tapchitaichinh / Bộ Tài Chánh)

Thì điều quan trọng mà chúng ta cần lưu ý sâu sắc ở đây là: Nội dung các bài báo (của nhà nước) đưa tin cho thấy tiến trình truy thu các số nợ thuế “ngộp thở” nói trên của các “đại gia” không hề thấy liên quan gì đến các cơ quan Công An hay Viện Kiểm Sát hoặc Tòa Án – Chỉ đơn thuần là giữa cơ quan các Cục Thuế và người hay công ty nợ thuế cần truy thu.

Vậy thì một câu hỏi nổi bật lên, tại sao nhà báo tự do Điếu cày Nguyễn văn Hải (năm 2008) và luật sư Lê Quốc Quân (2013) lại bất ngờ bị công an bắt tạm giam trước rồi vài tháng sau mới công bố là truy tố vì tội trốn thuế!??. Mà số nợ thuế (theo CA) của mỗi người khoảng 4 trăm triệu, rất khiêm tốn, so với số nợ thuế “ngộp thở” của các cá nhân và công ty nói trên?.

Nếu nói mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật thì sao một loạt các đối tượng nợ thuế cộm cán ấy không hề bị bắt và tại sao Nguyễn văn Hải (năm 2008) và luật sư Lê Quốc Quân (2013) lại không được phép có thời gian và qui trình đối chiếu công nợ với cục Thuế sở tại để xác định nợ thuế phát sinh đó đúng hay sai? như qui trình mà cục thuế áp dụng để truy thu thuế với toàn bộ các đối tượng nợ thuế rất lớn nói trên?

Riêng Điếu cày Nguyễn văn Hải là chủ cho thuê 2 căn nhà (57/3 – 57/4 đường Phạm Ngọc Thạch phường 6, quận 3 và nhà 84D Trần Quốc Toản, phường 8, quận 3 TP HCM) đã có người thuê nhà (CTCPKMHN) xác định trước cơ quan CA, ngoài hợp đồng thuê nhà, có giao kèo người thuê là họ sẽ chịu số thuế này và họ xin nộp số thuế truy thu ấy – Nhưng cơ quan CA không chấp nhận với lý do: Giao kèo này không có ghi trong hợp đồng!? để vẫn cứ bắt giữ khởi tố Điếu cày Nguyễn văn Hải về tội “trốn thuế” !? Chưa dừng lại ở đó, ngay sau khi kết thúc bản án 30 tháng tù giam vì tội trốn thuế kỳ lạ ấy, blogger nhà báo tự do Điếu Cày không được hưởng lấy một giây phút tự do, dù chỉ là một khoảnh khắc. Bởi ngay đúng cái ngày người thân và bạn bè bên ngoài nhà tù lớn đang dự định chào đón anh mãn hạn tù trở về nhà, thì Điếu Cày lại tiếp tục bị bắt giam lại để rồi sau đó bị đưa ra xét xử với tội danh mới là “Tuyên truyền chống phá nhà nước” – theo điều 88 Bộ luật Hình sự mà hiện nay anh đang tuyệt thực để chống lại áp lực bắt anh ký nhận tội này.

Trường hợp luật sư Lê Quốc Quân cũng gần giống như vậy, Văn phòng Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam tại Hà Nội (của LS Quân) đã trình ra hồ sơ chứng từ chứng minh không hề thiếu thuế nhà nước nhưng thư ký và người thân cũng như LS Quân đều bị bắt tạm giam chờ khởi tố!?

Công luận nhân dân phải tự hỏi, cả hai, Điếu cày Nguyễn văn Hải (năm 2008) và luật sư Lê Quốc Quân đều đang sở hữu bất động sản có giá trị gấp nhiều lần số nợ thuế mà CA qui kết thì tại sao không lấy “niêm phong” bất động sản đó làm “đòn bẩy” để số thuế (nếu là trốn thực) sẽ nhanh chóng tự động thu hồi, đó là công thức truy thu êm ái hợp tình hợp lý ít tốn kém hoàn hảo phổ quát nhất của ngành thuế, không chỉ tại Việt Nam mà cả các quốc gia trên toàn thế giới ?

Tại sao CA lại hình sự hóa một vụ việc có màu sắc “tranh chấp dân sự” mà đúng theo qui trình truy thu thuế chưa có nhu cầu và cần thiết phải có sự can dự của “cái còng” số 8 từ CA như vậy?.

Không chỉ công luận trong nước mà là cả thế giới đều chung một nhận xét trường hợp của Điếu cày Nguyễn văn Hải và luật sư Lê Quốc Quân không phải là mới và ngoại lệ ở Việt Nam. Đó là một phần của hệ thống chính trị giám sát và đe dọa để hạn chế các quyền tự do ngôn luận của công dân, bóp nghẹt những tiếng nói công khai mà chính quyền CSVN không thể nào phản biện, các cơ quan độc tài quyền lực thường xuyên vu cáo và buộc tội hình sự đối với những người chỉ trích hệ thống cai trị này dù là một cách ôn hòa, bao gồm cả những người bảo vệ nhân quyền đúng luật định.

Tổ chức Theo dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch) và Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả (Committee to Protect Journalists) có cùng quan điểm: Không phải tội “trốn thuế” mà nhà cầm quyền CSVN muốn bỏ tù Điếu cày Nguyễn văn Hải và luật sư Lê Quốc Quân là vì những nguyên nhân khác:

Ông Nguyễn Văn Hải đã bắt đầu vận động cho công lý xã hội sau khi dấy lên làn sóng biểu tình của nông dân tại thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2007 Ông Nguyễn Văn Hải đã lập ra Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, và đã gặp gỡ một số người biểu tình, tường thuật lại những câu chuyện oan sai của họ – những điều mà ông đã viết lại trong một tập sách. Sau đó ông nói rằng ông muốn chia sẻ gánh nặng với họ và sẽ đấu tranh để dành lại quyền lợi chính đáng của họ. Người ta cũng đọc thấy trong blog của ông như một lời cam kết: “Cho đến hôm nay, tôi đứng ở bên cạnh công đoàn công nhân, và tôi đứng chung với họ trong cuộc đấu tranh này vì tôi đã trở thành một trong số họ. Đứng với các anh chị em ở đây, tôi sẽ chiến đấu đến cùng”.

Năm 2008, ông được Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam trao giải thưởng vì sự cam kết của ông đối với tự do ngôn luận. Một năm sau, ông nhận được giải Hellman/Hammett, một giải thưởng do Tổ chức Theo dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch) trao tặng. Ông cũng là người rất năng động chống lại hành vi hiện diện trên biển Đông và trên lãnh thổ VN của Trung Quốc. Trong một thông báo nhân Ngày Tự Do Báo chí Quốc Tế vào tháng 5 năm 2012, Tổng Thống Obama đã nêu tên ông, Điếu Cày, ca ngợi sự dũng cảm của ông trong bối cảnh “một chiến dịch đàn áp quy mô chống các nhà báo công dân ở Việt Nam.”


Với luật sư Lê Quốc Quân.


Ngày 8 tháng ba năm 2007, ông bị bắt sau khi trở lại Việt Nam sau một khóa học từ học bổng của tổ chức Quốc gia Hỗ trợ Dân chủ (National Endowment for Democracy) ở Mỹ. Luật sư Lê Quốc Quân tham gia khóa tập huấn này do ông là nhà tư vấn cho Ngân hàng Thế giới và Quỹ Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tại Việt Nam. Ứng cử viên Tổng thống Mỹ lúc đó, ông John McCain, và nguyên ngoại trưởng Mỹ, bà Madeline Albright, đã viết thư kịch liệt phản đối với nhà cầm quyền CSVN Ông được trả tự do ba tháng sau đó.

Ngày 10 tháng tư năm 2011, ông lại bị bắt cùng với Phạm Hồng Sơn khi tới tham dự vụ án xét xử “công khai” TS Cù Huy Hà Vũ, Cả hai người bị bắt giữ với lý do là " phá hoại trật tự công cộng" !? Sau khi chính phủ Mỹ và các tổ chức nhân quyền phản đối kêu gọi thả hai người, cả hai được thả ra vào ngày 13 tháng tư 2011.

Tháng bảy năm 2012, trang Independent Catholic News tường thuật là ông đã bị đe dọa bởi CA/ nhà nước vì những hoạt động của ông cho giáo phận của mình. Công an đã lục xét văn phòng của ông và định mang ông về đồn công an, nhưng bị ngăn chặn bởi những giáo dân ủng hộ ông

Ngày 27-12-2012, Cơ quan cảnh sát điều tra - Công an TP Hà Nội đã thực hiện lệnh bắt tạm giam (đang đi ngoài đường thì bắt lên xe) đối với ông Lê Quốc Quân và thông báo truy tố ông tội “trốn thuế” thu nhập doanh nghiệp

12 nghị sĩ thuộc cả hai đảng chính ở Hạ viện Hoa Kỳ đã gửi thư vào ngày 25/6/2013 cho Thủ tướng Việt Nam kêu gọi phóng thích luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân và cảnh báo tình trạng tiếp diễn vi phạm nhân quyền trầm trọng của Hà Nội sẽ làm phương hại quan hệ Việt-Mỹ. Theo trong thư, luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân bị bắt đã nửa năm nay mà người thân vẫn chưa được thăm gặp. Nhiều nhà lập pháp Mỹ, kể cả Thượng nghị sĩ McCain đã lên án vụ bắt giữ Luật sư Lê Quốc Quân cho rằng là vi phạm công pháp nhân quyền quốc tế. (Nguồn: AP, AFP)

Khái quát từ hai mặt của một vấn đề cho chúng ta thấy rất rỏ bản chất của việc bắt giữ và áp đặt tội “trốn thuế” với Điếu cày Nguyễn văn Hải (năm 2008) và luật sư Lê Quốc Quân (2013) hoàn toàn vì động cơ chính trị.

Gần trăm năm trước, ngay tại thủ đô “mẫu quốc” thực dân, Nguyễn Ái Quốc đã to tiếng lên án chế độ thực dân Pháp rằng: Đất nước Việt nam không có tự do báo chí, tự do ngôn luận, dưới sự cai trị của người Pháp, dù lúc bấy giờ có tới mấy chục tờ báo tư nhân được phép xuất bản từ Nam ra Bắc.

Sau khi cùng nhân dân quét thực dân đi, một thế kỷ sau đến tận hôm nay 2013 – Cả nước không có lấy một tờ báo nào của người dân được phép hiện diện, như thời thực dân? trong khi các quốc gia láng giềng trong khối Asean thì báo chí tư nhân tràn ngập xã hội - Phải lý giải điều này là như thế nào? của tự do báo chí và tự do ngôn luận? theo ông Hồ chính... Mi và CSVN.

Và khi 67 năm kể từ được qui định trong Hiến Pháp đầu tiên 1946 – biểu tình là quyền của công dân nhưng “nhà nước, đảng” CSVN cho đến nay hơn 2/3 thế kỷ vẫn không cho phép cụ thể hóa, Thì việc người dân như Điếu cày Nguyễn văn Hải và luật sư Lê Quốc Quân đấu tranh đòi hỏi những cái quyền thuộc về mình và cho đồng bào mình đồng đẳng với nhân loại thế giới là hoàn toàn chính đáng và hợp pháp, mà 2 thứ, báo chí tự do và biểu tình là nguy cơ số 1 cho sự sống còn của “đảng” độc tài CSVN, mà Điếu cày Nguyễn văn Hải và luật sư Lê Quốc Quân là những nhân tố hạt nhân từ nhân dân mà “đảng ta” đánh giá là cần cô lập bằng mọi cách – Ngay cả trốn sự “hèn mạt” bằng hành vi “ném đá dấu” tay truy tới cùng tội “trốn thuế” mà nếu tận truy cho đủ cho hết như Điếu cày Nguyễn văn Hải và luật sư Lê Quốc Quân thì “đảng ta” không còn đủ nhân sự cũng như không có đủ nhà tù chứa chấp.

Một cái đảng “bú ké” nhân dân để sống còn lại quay ra bóp nghẹt “nhân quyền” đàn áp đồng bào nhân dân mình thì ngoài sự “hèn mạt” lại có thêm bản chất của phường “ăn cháo đá bát” thì liệu có gần với vị trí là kẻ thù của nhân dân ta chưa!?.

Hoàng Thanh Trúc 

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Phản Hồi