Một nhà hoạt động từng bị tù vì cổ xúy dân chủ tại Việt Nam tuyên bố cùng tuyệt thực với nhà bất đồng chính kiến Cù Huy Hà Vũ, người đang thọ án 7 năm tù về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”.
Bác sĩ Phạm Hồng Sơn từng lãnh án 5 năm tù giam vào năm 2003 về tội “gián điệp” sau khi ông phổ biến lên mạng các bài viết về dân chủ bao gồm dịch một bài viết “Thế nào là dân chủ” từ trang web của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Bác sĩ Sơn cho biết ông sẽ tuyệt thực trong 7 ngày kể từ 10/6 hôm nay nhằm bày tỏ sự khâm phục, chia sẻ tinh thần đấu tranh với tiến sĩ luật Hà Vũ và với những ai đang phải gánh chịu “sự sách nhiễu, bách hại của cường quyền tại Việt Nam.”
Quyết định của bác sĩ Sơn tiếp sau thông tin từ người nhà tiến sĩ Hà Vũ loan báo ông Vũ đã tuyệt thực trong trại giam từ hôm 27/5 để phản đối những hành vi ngược đãi và sự phớt lờ của nhà cầm quyền Việt Nam trước những đơn thư khiếu nại của ông.
Bác sĩ PHạm Hồng Sơn nói: “Chúng ta - những người yêu mến Tự do và đang còn ở ngoài nhà tù - cần phải làm một điều gì đó nhiều hơn là viết bài hay chỉ xướng lên tiếng nói ủng hộ xót xa.”
Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ, bác sĩ Sơn bày tỏ lý do ông chọn phương pháp đồng tuyệt thực, dù có thể còn nhiều cách bày tỏ khác hiệu quả hơn.
Bác sĩ Phạm Hồng Sơn: "Tôi chọn phương pháp này vì đối với tôi hiện nay đó là phương pháp phù hợp nhất. Tôi thấy những phương pháp như viết đơn kiến nghị, thỉnh nguyện thư, hay gọi điện cho các vị trong chính quyền cho đến nay đều không có hiệu quả. Trong những tình huống gay cấn nhất, nếu chúng ta còn những biện pháp nào khả dĩ trong khả năng, chúng ta nên làm. Biện pháp tuyệt thực đối với tôi phù hợp nhất và có thể cũng có một kết quả nào đó để chia sẻ hay để làm cho dư luận lưu tâm đến anh Cù Huy Hà Vũ, một trường hợp rất đặc biệt. Nếu trường hợp của anh Vũ mà không được công luận quan tâm đúng mức, những trường hợp khác sẽ rất khó. Trường hợp của anh Vũ hội đủ những yếu tố, đặc tính, mà đối với xã hội Việt Nam hiện nay, có thể nói là rất đặc biệt."
VOA: Sự “đặc biệt” theo ý ông vừa nói, nên được hiểu như thế nào?
Bác sĩ Phạm Hồng Sơn: Nổi rõ nhất chúng ta thấy tù nhân lương tâm Cù Huy Hà Vũ sinh trưởng trong một gia đình có thể gọi là công thần đối với chế độ chính trị độc tài hiện nay. Anh đã làm việc rất lâu cho cơ quan chính thống của nhà nước. Về mặt quan hệ, anh có quan hệ rất nhiều với những người gần gũi đảng cộng sản. Một tiếng nói phản kháng xuất thân từ một nguồn gốc như thế hiện nay ở Việt Nam là rất hiếm. Anh ấy là một tiếng nói thẳng thắn, triệt để phản kháng những vấn đề gốc về hệ thống chính trị và xiển dương các nhu cầu đòi hỏi về dân chủ. Có thể nói anh ấy là tiếng nói triệt để mạnh mẽ nhất trong số những người xuất thân từ dòng dõi gia đình gắn bó với đảng cộng sản từ rất lâu và rất sâu.
VOA: Việc tuyệt thực dường như là một phương pháp hơn là một giải pháp, bác sĩ có nghĩ thế không? Ông mong đợi việc này sẽ mang lại hiệu quả, tác động thế nào hơn so với các phương pháp khác như thỉnh nguyện thư hay kêu gọi?
Bác sĩ Phạm Hồng Sơn: Thỉnh nguyện thư là một phương pháp rất bình thường và đã được thực hiện từ rất lâu rồi, nhưng vẫn trên nền tảng là chúng ta xướng lên tiếng nói rồi chờ đợi, thụ động thôi. Còn tuyệt thực, theo tôi, cũng chỉ là một phương pháp để đấu tranh, chứ tôi cũng không cho là hiệu quả nhất. Tuy nhiên, trong tình trạng nguy kịch hiện nay của tiến sĩ luật Hà Vũ, phương pháp tuyệt thực này có mức tầm tương xứng đối với hành động dũng cảm của anh Vũ trong tù. Là người đã trải nghiệm qua những năm tháng tù đày, tôi thấy nếu nhiều người cùng đóng góp được một tiếng nói triệt để, quyết liệt hơn thì sẽ có hiệu quả tốt hơn. Chúng ta, những người khát khao tự do muốn bảo vệ những người đấu tranh trực diện với chính thể độc tài, cần phải suy nghĩ nhiều hơn để tìm ra những phương pháp đấu tranh hiệu quả hơn đối với sự ngang ngược, ngoan cố của nhà cầm quyền trước những đòi hỏi phải thay đổi chính trị và đáp ứng các quyền cơ bản của người dân, nói chung, và người tù chính trị, nói riêng.
Cùng với tuyên bố đồng tuyệt thực của bác sĩ Phạm Hồng Sơn trong nước, giới tranh đấu ở hải ngoại cổ xúy cho dân chủ-nhân quyền tại Việt Nam cũng đang phát động một cuộc tuyệt thực tập thể trước đại sứ quán Việt Nam ở San Francisco, tiểu bang California (Hoa Kỳ), vào sáng ngày 14/6 tới đây để hỗ trợ tinh thần và bày tỏ tình liên đới với tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ.
Nhà hoạt động người Mỹ gốc Việt Đỗ Thành Công từng tuyệt thực nhiều ngày khi bị Hà Nội giam cầm hồi năm 2006 với cáo buộc “xâm hại an ninh quốc gia” vì các hoạt động cổ xúy đa đảng tại Việt Nam. Ông kêu gọi những người yêu chuộng dân chủ hãy đồng hành với luật sư Hà Vũ bằng cách tuyệt thực trước các cơ quan đại diện của Việt Nam ở các nước.
Ông Thành nói không ai muốn liều mạng hay muốn chết, nhưng trong hoàn cảnh cô đơn, phẫn nộ thì phải chọn cách đấu tranh bằng chính mạng sống của mình là giải pháp cuối cùng.
Một nhà tranh đấu dân chủ khác ở Mỹ, tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân, từng tuyệt thực phản đối sự vi phạm nhân quyền của Hà Nội trong thời gian bị Việt Nam giam cầm 9 tháng hồi năm ngoái với tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” cũng quyết định tuyệt thực 3 ngày trước Tòa Bạch Ốc bắt đầu từ 3 giờ chiều ngày 10/6 để ủng hộ tiến sĩ Hà Vũ và kêu gọi Hoa Kỳ lưu ý đến thực trạng nhân quyền Việt Nam.
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân nói với VOA Việt ngữ:
"Nhân cơ hội có mặt tại Washington DC, được tin bác sĩ Phạm Hồng Sơn đã đồng hành cùng mối quan tâm với tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, tôi cũng muốn được góp sức nhỏ của mình, nán lại đây tuyệt thực 3 hôm để cùng đồng hành với các nhà đấu tranh trong nước. Tôi ước vọng mỗi người hãy đặt mối quan tâm của mình vào vấn đề này bằng một hành động cụ thể. Tôi kêu gọi chính quyền Hoa Kỳ, đất nước đã cho tôi biết thế nào là nhân quyền-tự do-dân chủ, hãy đòi hỏi cụ thể đối với Việt Nam, có bất cứ hợp tác gì phải đặt trên nền tảng nhân quyền để cứu những người như tiến sĩ Vũ và rất nhiều người yêu nước hiện nay."
Đến ngày 10/6, tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ vẫn đang tiếp tục tuyệt thực trong tình trạng sức khỏe yếu, theo thông tin từ người thân.
Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, vợ ông Vũ, bày tỏ cảm kích trước những chia sẻ, đồng cảm từ người ủng hộ trong và ngoài nước đối với chồng bà và cho biết là đã 15 ngày qua kể từ khi ông Vũ tuyệt thực, vẫn chưa có một tín hiệu phản hồi khả quan nào từ phía chính quyền.
Luật sư Dương Hà:
"Tôi thấy rất lo lắng và cũng không biết là việc tuyệt thực của tiến sĩ Vũ sẽ đi đến đâu. Đến giờ phút này thì tôi chưa thấy một hiệu quả gì cả. Hiện tại bây giờ có thể nói tôi đang tuyệt vọng trong vấn đề này, rất lo lắng cho tình trạng của tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ. Cá nhân tôi cũng đã đơn thư đến các cơ quan công quyền rồi, đã kêu cứu và làm tất cả mọi việc rồi. Tôi chỉ có một nguyện vọng rất nhỏ. Đó là mong họ đáp ứng những nguyện vọng rất chính đáng và hợp pháp của chồng tôi. Chúng tôi không hề xin một điều gì ưu đãi hay cá biệt, đặc biệt cho chồng tôi cả. Chỉ là yêu cầu họ trả lời đơn thư tố cáo theo đúng pháp luật và đáp ứng các quyền được hưởng của người tù Cù Huy Hà Vũ theo đúng pháp luật hiện hành thế thôi.”
Luật sư Dương Hà nói chồng bà tuyệt thực để khẳng định lập trường kiên định và đấu tranh chống lại những hành xử của nhà cầm quyền Việt Nam vi phạm quyền con người, cho dù đó là một người tù.
Bác sĩ Phạm Hồng Sơn từng lãnh án 5 năm tù giam vào năm 2003 về tội “gián điệp” sau khi ông phổ biến lên mạng các bài viết về dân chủ bao gồm dịch một bài viết “Thế nào là dân chủ” từ trang web của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Chúng ta - những người yêu mến Tự do và đang còn ở ngoài nhà tù - cần phải làm một điều gì đó nhiều hơn là viết bài hay chỉ xướng lên tiếng nói ủng hộ xót xa.
Quyết định của bác sĩ Sơn tiếp sau thông tin từ người nhà tiến sĩ Hà Vũ loan báo ông Vũ đã tuyệt thực trong trại giam từ hôm 27/5 để phản đối những hành vi ngược đãi và sự phớt lờ của nhà cầm quyền Việt Nam trước những đơn thư khiếu nại của ông.
Bác sĩ PHạm Hồng Sơn nói: “Chúng ta - những người yêu mến Tự do và đang còn ở ngoài nhà tù - cần phải làm một điều gì đó nhiều hơn là viết bài hay chỉ xướng lên tiếng nói ủng hộ xót xa.”
Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ, bác sĩ Sơn bày tỏ lý do ông chọn phương pháp đồng tuyệt thực, dù có thể còn nhiều cách bày tỏ khác hiệu quả hơn.
Bác sĩ Phạm Hồng Sơn: "Tôi chọn phương pháp này vì đối với tôi hiện nay đó là phương pháp phù hợp nhất. Tôi thấy những phương pháp như viết đơn kiến nghị, thỉnh nguyện thư, hay gọi điện cho các vị trong chính quyền cho đến nay đều không có hiệu quả. Trong những tình huống gay cấn nhất, nếu chúng ta còn những biện pháp nào khả dĩ trong khả năng, chúng ta nên làm. Biện pháp tuyệt thực đối với tôi phù hợp nhất và có thể cũng có một kết quả nào đó để chia sẻ hay để làm cho dư luận lưu tâm đến anh Cù Huy Hà Vũ, một trường hợp rất đặc biệt. Nếu trường hợp của anh Vũ mà không được công luận quan tâm đúng mức, những trường hợp khác sẽ rất khó. Trường hợp của anh Vũ hội đủ những yếu tố, đặc tính, mà đối với xã hội Việt Nam hiện nay, có thể nói là rất đặc biệt."
VOA: Sự “đặc biệt” theo ý ông vừa nói, nên được hiểu như thế nào?
Bác sĩ Phạm Hồng Sơn: Nổi rõ nhất chúng ta thấy tù nhân lương tâm Cù Huy Hà Vũ sinh trưởng trong một gia đình có thể gọi là công thần đối với chế độ chính trị độc tài hiện nay. Anh đã làm việc rất lâu cho cơ quan chính thống của nhà nước. Về mặt quan hệ, anh có quan hệ rất nhiều với những người gần gũi đảng cộng sản. Một tiếng nói phản kháng xuất thân từ một nguồn gốc như thế hiện nay ở Việt Nam là rất hiếm. Anh ấy là một tiếng nói thẳng thắn, triệt để phản kháng những vấn đề gốc về hệ thống chính trị và xiển dương các nhu cầu đòi hỏi về dân chủ. Có thể nói anh ấy là tiếng nói triệt để mạnh mẽ nhất trong số những người xuất thân từ dòng dõi gia đình gắn bó với đảng cộng sản từ rất lâu và rất sâu.
VOA: Việc tuyệt thực dường như là một phương pháp hơn là một giải pháp, bác sĩ có nghĩ thế không? Ông mong đợi việc này sẽ mang lại hiệu quả, tác động thế nào hơn so với các phương pháp khác như thỉnh nguyện thư hay kêu gọi?
Bác sĩ Phạm Hồng Sơn: Thỉnh nguyện thư là một phương pháp rất bình thường và đã được thực hiện từ rất lâu rồi, nhưng vẫn trên nền tảng là chúng ta xướng lên tiếng nói rồi chờ đợi, thụ động thôi. Còn tuyệt thực, theo tôi, cũng chỉ là một phương pháp để đấu tranh, chứ tôi cũng không cho là hiệu quả nhất. Tuy nhiên, trong tình trạng nguy kịch hiện nay của tiến sĩ luật Hà Vũ, phương pháp tuyệt thực này có mức tầm tương xứng đối với hành động dũng cảm của anh Vũ trong tù. Là người đã trải nghiệm qua những năm tháng tù đày, tôi thấy nếu nhiều người cùng đóng góp được một tiếng nói triệt để, quyết liệt hơn thì sẽ có hiệu quả tốt hơn. Chúng ta, những người khát khao tự do muốn bảo vệ những người đấu tranh trực diện với chính thể độc tài, cần phải suy nghĩ nhiều hơn để tìm ra những phương pháp đấu tranh hiệu quả hơn đối với sự ngang ngược, ngoan cố của nhà cầm quyền trước những đòi hỏi phải thay đổi chính trị và đáp ứng các quyền cơ bản của người dân, nói chung, và người tù chính trị, nói riêng.
Nhiều lời kêu gọi tuyệt thực để ủng hộ Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ
Tôi thấy rất lo lắng và cũng không biết là việc tuyệt thực của tiến sĩ Vũ sẽ đi đến đâu. Đến giờ phút này chưa thấy một hiệu quả gì cả. Hiện tại bây giờ có thể nói tôi đang tuyệt vọng trong vấn đề này...
Ông Thành nói không ai muốn liều mạng hay muốn chết, nhưng trong hoàn cảnh cô đơn, phẫn nộ thì phải chọn cách đấu tranh bằng chính mạng sống của mình là giải pháp cuối cùng.
Một nhà tranh đấu dân chủ khác ở Mỹ, tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân, từng tuyệt thực phản đối sự vi phạm nhân quyền của Hà Nội trong thời gian bị Việt Nam giam cầm 9 tháng hồi năm ngoái với tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” cũng quyết định tuyệt thực 3 ngày trước Tòa Bạch Ốc bắt đầu từ 3 giờ chiều ngày 10/6 để ủng hộ tiến sĩ Hà Vũ và kêu gọi Hoa Kỳ lưu ý đến thực trạng nhân quyền Việt Nam.
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân nói với VOA Việt ngữ:
"Nhân cơ hội có mặt tại Washington DC, được tin bác sĩ Phạm Hồng Sơn đã đồng hành cùng mối quan tâm với tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, tôi cũng muốn được góp sức nhỏ của mình, nán lại đây tuyệt thực 3 hôm để cùng đồng hành với các nhà đấu tranh trong nước. Tôi ước vọng mỗi người hãy đặt mối quan tâm của mình vào vấn đề này bằng một hành động cụ thể. Tôi kêu gọi chính quyền Hoa Kỳ, đất nước đã cho tôi biết thế nào là nhân quyền-tự do-dân chủ, hãy đòi hỏi cụ thể đối với Việt Nam, có bất cứ hợp tác gì phải đặt trên nền tảng nhân quyền để cứu những người như tiến sĩ Vũ và rất nhiều người yêu nước hiện nay."
Đến ngày 10/6, tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ vẫn đang tiếp tục tuyệt thực trong tình trạng sức khỏe yếu, theo thông tin từ người thân.
Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, vợ ông Vũ, bày tỏ cảm kích trước những chia sẻ, đồng cảm từ người ủng hộ trong và ngoài nước đối với chồng bà và cho biết là đã 15 ngày qua kể từ khi ông Vũ tuyệt thực, vẫn chưa có một tín hiệu phản hồi khả quan nào từ phía chính quyền.
Luật sư Dương Hà:
"Tôi thấy rất lo lắng và cũng không biết là việc tuyệt thực của tiến sĩ Vũ sẽ đi đến đâu. Đến giờ phút này thì tôi chưa thấy một hiệu quả gì cả. Hiện tại bây giờ có thể nói tôi đang tuyệt vọng trong vấn đề này, rất lo lắng cho tình trạng của tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ. Cá nhân tôi cũng đã đơn thư đến các cơ quan công quyền rồi, đã kêu cứu và làm tất cả mọi việc rồi. Tôi chỉ có một nguyện vọng rất nhỏ. Đó là mong họ đáp ứng những nguyện vọng rất chính đáng và hợp pháp của chồng tôi. Chúng tôi không hề xin một điều gì ưu đãi hay cá biệt, đặc biệt cho chồng tôi cả. Chỉ là yêu cầu họ trả lời đơn thư tố cáo theo đúng pháp luật và đáp ứng các quyền được hưởng của người tù Cù Huy Hà Vũ theo đúng pháp luật hiện hành thế thôi.”
Luật sư Dương Hà nói chồng bà tuyệt thực để khẳng định lập trường kiên định và đấu tranh chống lại những hành xử của nhà cầm quyền Việt Nam vi phạm quyền con người, cho dù đó là một người tù.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Phản Hồi