mercredi 11 juin 2014

PHẠM VĂN THÀNH VÀ 'CHIẾC BÓNG VIỆT TÂN"

Photo : Nếu bạn nào có theo dõi bài viết của ông Phạm Thành vào ngày 8/6 về Việt Tân, xin mời các bạn tìm hiểu thêm các dữ kiện ông Lý Thái Hùng chia sẻ liên quan đến bài này để rộng đường dư luận.

PHẠM VĂN THÀNH VÀ 'CHIẾC BÓNG VIỆT TÂN"

Lý Thái Hùng

Có một người bạn đã gửi và hỏi ý kiến tôi về một bài viết mới đây của ông Phạm Văn Thành đề cập đến đảng Việt Tân. Lý do là vì tôi không những đang là một trong những người đại diện đảng Việt Tân hiện nay, mà còn là một trong những người đã góp phần trong những ngày đầu thành lập Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam, tiền thân của đảng Việt Tân, vào những năm đầu thập niên 1980. Tôi đã chia xẻ với người bạn tôi và nay cũng xin chia xẻ với quí bạn khác có cùng quan tâm những điều sau đây: 

Thứ nhất, trong phần mở đầu bài viết, ông Thành đã rào đón rằng “đảng Việt Tân là một tổ chức chính trị nên phải chịu sự nghị luận của công chúng, và trong vị thế đó không nên coi những nghị luận của ông viết là hành vi đánh phá”. Tuy nhiên, ở cuối bài viết, sau khi nghị luận về Việt Tân, ông Thành lại kết rằng ông chủ trương “thành lập và hỗ trợ các mô hình đấu tranh nhân quyền phi đảng phái, đặc biệt, phi Việt Tân”. 

Chỉ đọc ở đoạn đầu và đoạn cuối của ông Thành, người ta đã thấy ông ta không chỉ mâu thuẫn trong cái gọi là “nghị luận” dài 15 trang về Việt Tân, mà còn che đậy quá vụng về cái chủ đích thật. Đó là cố bài bác đảng Việt Tân bằng những suy diễn bất cần sự thật như ông đã làm gần hai thập niên qua từ ngày được CSVN thả ra khỏi tù vào năm 1998. 

Thứ hai, với chủ tâm bài bác đó, ông Thành đã đan ghép một số rất ít dữ kiện với rất nhiều những suy diễn lẫn tưởng tượng mang tính quy chụp để cố bóp méo các hoạt động của đảng Việt Tân. Tôi chỉ xin nêu ra một số điểm sai trái tiêu biểu như sau:

1/Ông Thành viết rằng: đầu năm 1981 đảng cầm quyền tại Nhật là đảng tự do dân chủ đã nhờ Giáo sư Tonooka  nhận nhiệm vụ thuyết phục và xây dựng một tổ chức chống cộng chuyên nghiệp người Việt tại biên giới Thái nhằm mục đích xâm nhập Việt Nam. Lực lượng sinh viên tại Nhật được tiếp xúc qua những nhân lực có liên hệ đến phong trào Đông Du/ Cường Để còn sót lại từ năm 1930.  

Tôi tự hỏi một người không ở trong hàng ngũ sáng lập hay lãnh đạo Mặt Trận, và chưa từng ở vị trí trọng trách nào của Việt Tân, lại cũng không hề liên quan gì tới các tổ chức nguyên thủy đã giải thể để thành lập Mặt Trận, cũng chưa từng quen biết, gặp gỡ Giáo sư Tonooka, thì làm sao ông Thành có thể “phán” chắc nịch được những điều mà chính những người chủ chốt trong cuộc cũng “không hề biết”? Cách thức cố tạo dáng vẻ quan trọng cho mình bằng những dữ kiện "ngoài tầm tay" của ông Thành chỉ làm nhiều người mỉm cười vì không ít các nhân chứng trong các sự việc đó vẫn còn sống. 

Chính quyền Nhật và Giáo sư Tonooka, mà ông Thành đề cập, KHÔNG liên hệ gì đến việc ra đời của Mặt Trận. Đây là ý kiến và nỗ lực kết hợp của 3 tổ chức người Việt hải ngoại. Trước hết là Tổ Chức Người Việt Tự Do tại Nhật - một tổ chức không liên hệ gì đến phong trào Đông Du/Cường Để - mà tôi là một thành viên trong ban lãnh đạo. Thứ nhì là Lực Lượng Quân Dân Việt Nam do chiến hữu Hoàng Cơ Minh lãnh đạo. Và thứ ba là Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam tại Hoa Kỳ vào những năm đầu thập niên 1980. Sự hình thành của Mặt Trận và nỗ lực xây dựng đầu cầu để bắt tay với các lực lượng đấu tranh trong nước vào những năm đầu thập niên 1980 là do ba tổ chức gồm Người Việt Tự Do, Lực Lượng Quân Dân Việt Nam và Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam tiến hành cùng với sự hỗ trợ tích cực của chính quyền Thái Lan qua Thủ tướng Prem Tinsulanonda vào lúc đó.

2/Ông Thành viết rằng: tiền bạc ban đầu để chi phí chiến khu đến từ một nguồn quỹ có tên là quỹ MIA. Chính phủ Mỹ có yêu cầu phải tìm kiếm những người mất tích (còn sống hay chết tại Đông Nam Á) quỹ này chỉ cho Việt Tân những ngân khoản chủ yếu ban đầu. Mặt khác, đảng Tự Do của Nhật cũng giúp nhiều phần. 

Một lần nữa, ông Thành không hề có trọng trách gì trong ban lãnh đạo tổ chức hay bất kỳ liên hệ gì với phía nào để có những dữ kiện trong các câu phán chắc nịch đó. Ngược lại, các gán ghép đó lại rất quen thuộc trên báo đài CSVN để dán nhãn Mặt Trận hay Việt Tân như là một tổ chức tay sai hay đánh thuê cho Mỹ.  

Tôi khẳng định là không có quỹ MIA nào của Hoa Kỳ và cũng không có đảng Tự Do nào của Nhật giúp đỡ Mặt Trận thời đó hay Việt Tân hiện nay cả. Điều bịa đặt trắng trợn và vô căn cứ này của ông Thành không chỉ phi lý mà còn xúc phạm đến danh dự và sự hy sinh của những người Việt Nam yêu nước đã dám hy sinh cuộc sống ấm êm tại hải ngoại trở về tranh đấu cho tự do và nhân phẩm cho dân tộc. Tất cả những chi phí hoạt động ban đầu đều là tiền đóng góp từ các thành viên và thân hữu cật ruột của ba tổ chức mà tôi đề cập bên trên. Sự đóng góp yểm trợ của đồng bào hải ngoại chỉ bắt đầu từ tháng 4 năm 1982, tức sau khi Mặt Trận đã công khai công bố Cương Lĩnh Chính Trị.

3/Ông Thành viết rằng: 1990/1995 bộ phận chiến khu Ubon đã hoàn toàn tan nát sau ba cuộc xâm nhập: Đông tiến I (1986), Đông tiến II(8/1987), Đông tiến III (1989). Ông Thành còn viết rằng Đông tiến III tung gần trăm quân với mục tiêu mơ hồ và cho rằng đoàn quân này được quyết định phải chết, thay vì để tồn tại trở ra hải ngoại, sợ sẽ làm lộ các bí mật của cái gọi là chiến khu Việt Tân.  

Một lần nữa, ông Thành không ở vị trí có trọng trách nào để biết về các kế hoạch của Mặt Trận mà chỉ hoàn toàn sao chép lại từ các tài liệu tuyên truyền cố tình xuyên tạc mà đảng CSVN đã tung ra trong hai thập niên qua. Chủ đích của nỗ lực tuyên truyền đó chỉ nhằm khoe khoang rằng họ đã tiêu diệt hết toàn bộ lực lượng Việt Tân, và quan trọng hơn nữa là vẽ lên hình ảnh đấu tranh thiếu chuyên nghiệp, vụng về và sẵn sàng "thí quân" của đảng Việt Tân. 

Sự thực là Đảng Việt Tân đã không chỉ có 3 lần về Việt Nam như CSVN đã tuyên truyền, mà đã có nhiều lần đưa người về Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau. Chính nhờ những nỗ lực này mà đảng Việt Tân mới duy trì được tiềm lực đấu tranh và tồn tại cho đến nay sau 30 năm đấu tranh cam go.

4/Ông Thành viết rằng: công sức RSF trong mục tiêu thiết lập những nhóm truyền thông độc lập đã được “đánh tháo” sang hết cho một tổ chức có tên là Việt Tân. Các khóa học về nhân quyền, dân sự... đã được an ninh CSVN theo dõi và bắt gọn dưới danh nghĩa “hoạt động khủng bố với VT”. Cả Trần Huỳnh Duy Thức cũng sập bẫy. Cả Tiến Trung, cả Lê Công Định... những đứa con kiệt xuất chưa đánh được đòn phép nào vào mặt chế độ... đã bị sập hầm. 

Cũng vậy, trí tưởng tượng và tâm dạ nhiều thù hận của ông Thành đẻ ra các "dữ kiện" mà ai cũng biết hoàn toàn ngoài tầm tay của ông ta. Các cáo buộc không những vô căn cứ mà còn buộc cột tán loạn đầu gà vào mình vịt (như việc tại sao các anh Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định bị bắt). 

Trong nỗ lực quảng bá về phương pháp đấu tranh bất bạo động, về an toàn mạng, về kỹ năng lãnh đạo, đảng Việt Tân đã đứng ra tổ chức nhiều khóa học cho các bạn ở trong nước bất kỳ họ là những cá nhân độc lập hay thuộc tổ chức/chính đảng nào, và với sự đề cao về an ninh - an toàn cho mọi người. Một số tổ chức khác của người Việt tại hải ngoại cũng có những nỗ lực tương tự. 

Trong số rất nhiều các khóa học dưới nhiều hình thức và địa dư khác nhau đã được tổ chức, thì một vài khóa - của Việt Tân tổ chức hoặc Việt Tân cùng các NGO bạn tổ chức - đã bị lộ trong khâu liên lạc giữa các học viên. Tôi khẳng định công an CSVN không xâm nhập được vào ban tổ chức, nhưng họ đã bám sát một số nhà dân chủ, nhà hoạt động tại Việt Nam, và nghe lén, đọc lén được một số trao đổi liên lạc. Để hù dọa công luận và cố gắng cô lập các hoạt động của Việt Tân, CSVN đã ép cung, mớm cung hầu cáo buộc một số người là thành viên của VT mà trong thực tế không phải như vậy.

Thứ ba, ông Thành viết rằng: năm 1998 sau khi bị trục xuất trở về Pháp, có đề cập sự cần thiết về việc hình thành thế trận nhân quyền ở hải ngoại với Chiến hữu Nguyễn Kim là đại diện của Tổng Vụ Hải Ngoại Mặt Trận vào lúc đó. Ông Thành nói rằng Chiến hữu Nguyễn Kim tỏ ý coi thường đề nghị này. Từ đó ông Thành cho rằng Việt Tân bây giờ lấn sân từ sinh hoạt chính trị tràn sang lãnh vực nhân quyền hiện nay là sự sống sượng.

Tôi có thể khẳng định rằng ông Thành không có khả năng đề xuất một "thế trận nhân quyền ở hải ngoại" nào cả khi ra tù. Trong khi đó, lãnh vực nhân quyền đã được Mặt Trận/Việt Tân quan tâm và hướng dẫn mọi thành viên tiến hành ngay từ khi thành lập vào năm 1982, với các chiến dịch liên tục tố giác trước thế giới về hệ thống tù cải tạo và thảm kịch thuyền nhân. 

Đặc biệt năm 1992, Mặt Trận là tổ chức đầu tiên phát động chiến dịch toàn cầu tranh đấu cho tù nhân lương tâm tại Việt Nam khi tổ chức cuộc tuyệt thực 72 tiếng đồng hồ trước trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Nữu Uớc và công bố danh sách hàng ngàn tù  nhân còn đang bị giam giữ trong các lao tù CSVN sau khi Hà Nội tuyên bố là không còn trại cải tạo nào trên cả nước. Mặt Trận cũng đã lần lượt tổ chức các cuộc tuyệt thực và mít tinh tại nhiều nơi trên thế giới để phổ biến Bức Tường Bất Khuất vinh danh các Quân cán chính VNCH bị bắt trong đợt tù “cải tạo” sau năm 1975 và các nhà đấu tranh dân chủ đang bị cầm tù. Chúng tôi quan niệm rằng nhân quyền là một lãnh vực đấu tranh không thể thiếu trong nỗ lực vừa vận động quốc tế áp lực lên CSVN, vừa tranh đấu cho những người yêu nước bị sa cơ trong lao tù Hà Nội.

Sau đó và liên tục cho đến ngày nay là vô số những nỗ lực tranh đấu cho quyền tự do thông tin, tự do tôn giáo, tự do lập hội, tự do bày tỏ lòng yêu nước, v.v... ở cả trong nước và ngoài nước. 

Thứ tư, ông Thành trong phần sau cùng có viết rằng: việc không hề đoái hoài đến những kẻ đã vì Việt tân ban đầu mà phải chết thảm trên đường xâm nhập, phải tù tội từ hàng 6 năm đến 18 năm... là hành vi gì nếu không là hành vi bất nhân bất nghĩa. 

Đây là những câu phán vô tội vạ khi ông Thành đã ra khỏi tổ chức từ lâu và không biết gì về những nỗ lực kín đáo này của Việt Tân. Tôi thật sự rất đau lòng mỗi khi nghe loại cáo buộc vô trách nhiệm kiểu đó. Đấu tranh trong môi trường đàn áp dã man của chế độ độc tài cộng sản trong hơn 30 năm qua, các đảng viên Việt Tân đều ý thức là có thể gặp khó khăn, tù tội, và ngay cả hy sinh tính mạng trên đường công tác. Chúng tôi coi đây là những hy sinh phải chấp nhận trên con đường đấu tranh phục vụ tổ quốc, như bao thế hệ cha anh trong những giai đoạn đen tối của đất nước.

Khi một đảng viên Việt Tân gặp khó khăn đối với công an hay bị bắt là điều thiệt thòi lớn, không chỉ riêng cho đảng Việt Tân, mà còn cho công cuộc chung. Nhưng quan trọng hơn cả là tình cảm anh em dành cho nhau không khác gì gia đình ruột thịt. Do đó cái gọi là ‘không hề đoái hoài đến những kẻ đã vì Việt Tân” là điều không có trong văn hóa ứng xử và hoạt động của đảng Việt Tân. 

Là một người tham gia Mặt Trận/Việt Tân từ những ngày đầu thành lập vào thập niên 1980, tôi đã nhìn thấy nhiều điều nơi các chiến hữu tiên phong cũng như các đảng viên Việt Tân hiện nay. Có lẽ 3 yếu tố Lý Tưởng, Hy Sinh, và Yêu Thương nhau giữa các đảng viên Việt Tân đã đưa chúng tôi vượt qua biết bao sóng gió, biết bao đánh phá của kẻ xấu, để tồn tại đến ngày hôm nay.

o o o

Sau cùng, người ta có câu “Một nửa ổ bánh mì là bánh mì, nhưng một nửa sự thật không phải là sự thật”. Tôi mong quý bạn sẽ tìm đọc tận tường các nguồn dữ kiện, phân tích mọi mặt những công việc Việt Tân đã và đang cố gắng thực hiện, và tự rút kết luận về tấm lòng của anh chị em Việt Tân đối với đất nước và dân tộc trong hơn 30 năm qua. 

Chúng tôi - mỗi đảng viên Việt Tân - luôn luôn tâm niệm rằng trên con đường đấu tranh gian khó, dù với tất cả cố gắng và thành tâm, vẫn không thể tránh hết được những bất trắc và thiếu sót. Chúng tôi luôn hoan hỉ đón nhận các góp ý trong tinh thần xây dựng và tương kính hầu có thể góp phần hữu hiệu hơn vào nỗ lực chung của toàn dân để đem lại ánh sáng tự do, ấm no cho dân tộc chúng ta. 

Lý Thái Hùng
Ngày 10/6/2014

Lý Thái Hùng

Có một người bạn đã gửi và hỏi ý kiến tôi về một bài viết mới đây của ông Phạm Văn Thành đề cập đến đảng Việt Tân. Lý do là vì tôi không những đang là một trong những người đại diện đảng Việt Tân hiện nay, mà còn là một trong những người đã góp phần trong những ngày đầu thành lập Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam, tiền thân của đảng Việt Tân, vào những năm đầu thập niên 1980. Tôi đã chia xẻ với người bạn tôi và nay cũng xin chia xẻ với quí bạn khác có cùng quan tâm những điều sau đây:

Thứ nhất, trong phần mở đầu bài viết, ông Thành đã rào đón rằng “đảng Việt Tân là một tổ chức chính trị nên phải chịu sự nghị luận của công chúng, và trong vị thế đó không nên coi những nghị luận của ông viết là hành vi đánh phá”. Tuy nhiên, ở cuối bài viết, sau khi nghị luận về Việt Tân, ông Thành lại kết rằng ông chủ trương “thành lập và hỗ trợ các mô hình đấu tranh nhân quyền phi đảng phái, đặc biệt, phi Việt Tân”.

Chỉ đọc ở đoạn đầu và đoạn cuối của ông Thành, người ta đã thấy ông ta không chỉ mâu thuẫn trong cái gọi là “nghị luận” dài 15 trang về Việt Tân, mà còn che đậy quá vụng về cái chủ đích thật. Đó là cố bài bác đảng Việt Tân bằng những suy diễn bất cần sự thật như ông đã làm gần hai thập niên qua từ ngày được CSVN thả ra khỏi tù vào năm 1998.

Thứ hai, với chủ tâm bài bác đó, ông Thành đã đan ghép một số rất ít dữ kiện với rất nhiều những suy diễn lẫn tưởng tượng mang tính quy chụp để cố bóp méo các hoạt động của đảng Việt Tân. Tôi chỉ xin nêu ra một số điểm sai trái tiêu biểu như sau:

1/Ông Thành viết rằng: đầu năm 1981 đảng cầm quyền tại Nhật là đảng tự do dân chủ đã nhờ Giáo sư Tonooka nhận nhiệm vụ thuyết phục và xây dựng một tổ chức chống cộng chuyên nghiệp người Việt tại biên giới Thái nhằm mục đích xâm nhập Việt Nam. Lực lượng sinh viên tại Nhật được tiếp xúc qua những nhân lực có liên hệ đến phong trào Đông Du/ Cường Để còn sót lại từ năm 1930.

Tôi tự hỏi một người không ở trong hàng ngũ sáng lập hay lãnh đạo Mặt Trận, và chưa từng ở vị trí trọng trách nào của Việt Tân, lại cũng không hề liên quan gì tới các tổ chức nguyên thủy đã giải thể để thành lập Mặt Trận, cũng chưa từng quen biết, gặp gỡ Giáo sư Tonooka, thì làm sao ông Thành có thể “phán” chắc nịch được những điều mà chính những người chủ chốt trong cuộc cũng “không hề biết”? Cách thức cố tạo dáng vẻ quan trọng cho mình bằng những dữ kiện "ngoài tầm tay" của ông Thành chỉ làm nhiều người mỉm cười vì không ít các nhân chứng trong các sự việc đó vẫn còn sống.

Chính quyền Nhật và Giáo sư Tonooka, mà ông Thành đề cập, KHÔNG liên hệ gì đến việc ra đời của Mặt Trận. Đây là ý kiến và nỗ lực kết hợp của 3 tổ chức người Việt hải ngoại. Trước hết là Tổ Chức Người Việt Tự Do tại Nhật - một tổ chức không liên hệ gì đến phong trào Đông Du/Cường Để - mà tôi là một thành viên trong ban lãnh đạo. Thứ nhì là Lực Lượng Quân Dân Việt Nam do chiến hữu Hoàng Cơ Minh lãnh đạo. Và thứ ba là Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam tại Hoa Kỳ vào những năm đầu thập niên 1980. Sự hình thành của Mặt Trận và nỗ lực xây dựng đầu cầu để bắt tay với các lực lượng đấu tranh trong nước vào những năm đầu thập niên 1980 là do ba tổ chức gồm Người Việt Tự Do, Lực Lượng Quân Dân Việt Nam và Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam tiến hành cùng với sự hỗ trợ tích cực của chính quyền Thái Lan qua Thủ tướng Prem Tinsulanonda vào lúc đó.

2/Ông Thành viết rằng: tiền bạc ban đầu để chi phí chiến khu đến từ một nguồn quỹ có tên là quỹ MIA. Chính phủ Mỹ có yêu cầu phải tìm kiếm những người mất tích (còn sống hay chết tại Đông Nam Á) quỹ này chỉ cho Việt Tân những ngân khoản chủ yếu ban đầu. Mặt khác, đảng Tự Do của Nhật cũng giúp nhiều phần.

Một lần nữa, ông Thành không hề có trọng trách gì trong ban lãnh đạo tổ chức hay bất kỳ liên hệ gì với phía nào để có những dữ kiện trong các câu phán chắc nịch đó. Ngược lại, các gán ghép đó lại rất quen thuộc trên báo đài CSVN để dán nhãn Mặt Trận hay Việt Tân như là một tổ chức tay sai hay đánh thuê cho Mỹ.

Tôi khẳng định là không có quỹ MIA nào của Hoa Kỳ và cũng không có đảng Tự Do nào của Nhật giúp đỡ Mặt Trận thời đó hay Việt Tân hiện nay cả. Điều bịa đặt trắng trợn và vô căn cứ này của ông Thành không chỉ phi lý mà còn xúc phạm đến danh dự và sự hy sinh của những người Việt Nam yêu nước đã dám hy sinh cuộc sống ấm êm tại hải ngoại trở về tranh đấu cho tự do và nhân phẩm cho dân tộc. Tất cả những chi phí hoạt động ban đầu đều là tiền đóng góp từ các thành viên và thân hữu cật ruột của ba tổ chức mà tôi đề cập bên trên. Sự đóng góp yểm trợ của đồng bào hải ngoại chỉ bắt đầu từ tháng 4 năm 1982, tức sau khi Mặt Trận đã công khai công bố Cương Lĩnh Chính Trị.

3/Ông Thành viết rằng: 1990/1995 bộ phận chiến khu Ubon đã hoàn toàn tan nát sau ba cuộc xâm nhập: Đông tiến I (1986), Đông tiến II(8/1987), Đông tiến III (1989). Ông Thành còn viết rằng Đông tiến III tung gần trăm quân với mục tiêu mơ hồ và cho rằng đoàn quân này được quyết định phải chết, thay vì để tồn tại trở ra hải ngoại, sợ sẽ làm lộ các bí mật của cái gọi là chiến khu Việt Tân.

Một lần nữa, ông Thành không ở vị trí có trọng trách nào để biết về các kế hoạch của Mặt Trận mà chỉ hoàn toàn sao chép lại từ các tài liệu tuyên truyền cố tình xuyên tạc mà đảng CSVN đã tung ra trong hai thập niên qua. Chủ đích của nỗ lực tuyên truyền đó chỉ nhằm khoe khoang rằng họ đã tiêu diệt hết toàn bộ lực lượng Việt Tân, và quan trọng hơn nữa là vẽ lên hình ảnh đấu tranh thiếu chuyên nghiệp, vụng về và sẵn sàng "thí quân" của đảng Việt Tân.

Sự thực là Đảng Việt Tân đã không chỉ có 3 lần về Việt Nam như CSVN đã tuyên truyền, mà đã có nhiều lần đưa người về Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau. Chính nhờ những nỗ lực này mà đảng Việt Tân mới duy trì được tiềm lực đấu tranh và tồn tại cho đến nay sau 30 năm đấu tranh cam go.

4/Ông Thành viết rằng: công sức RSF trong mục tiêu thiết lập những nhóm truyền thông độc lập đã được “đánh tháo” sang hết cho một tổ chức có tên là Việt Tân. Các khóa học về nhân quyền, dân sự... đã được an ninh CSVN theo dõi và bắt gọn dưới danh nghĩa “hoạt động khủng bố với VT”. Cả Trần Huỳnh Duy Thức cũng sập bẫy. Cả Tiến Trung, cả Lê Công Định... những đứa con kiệt xuất chưa đánh được đòn phép nào vào mặt chế độ... đã bị sập hầm.

Cũng vậy, trí tưởng tượng và tâm dạ nhiều thù hận của ông Thành đẻ ra các "dữ kiện" mà ai cũng biết hoàn toàn ngoài tầm tay của ông ta. Các cáo buộc không những vô căn cứ mà còn buộc cột tán loạn đầu gà vào mình vịt (như việc tại sao các anh Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định bị bắt).

Trong nỗ lực quảng bá về phương pháp đấu tranh bất bạo động, về an toàn mạng, về kỹ năng lãnh đạo, đảng Việt Tân đã đứng ra tổ chức nhiều khóa học cho các bạn ở trong nước bất kỳ họ là những cá nhân độc lập hay thuộc tổ chức/chính đảng nào, và với sự đề cao về an ninh - an toàn cho mọi người. Một số tổ chức khác của người Việt tại hải ngoại cũng có những nỗ lực tương tự.

Trong số rất nhiều các khóa học dưới nhiều hình thức và địa dư khác nhau đã được tổ chức, thì một vài khóa - của Việt Tân tổ chức hoặc Việt Tân cùng các NGO bạn tổ chức - đã bị lộ trong khâu liên lạc giữa các học viên. Tôi khẳng định công an CSVN không xâm nhập được vào ban tổ chức, nhưng họ đã bám sát một số nhà dân chủ, nhà hoạt động tại Việt Nam, và nghe lén, đọc lén được một số trao đổi liên lạc. Để hù dọa công luận và cố gắng cô lập các hoạt động của Việt Tân, CSVN đã ép cung, mớm cung hầu cáo buộc một số người là thành viên của VT mà trong thực tế không phải như vậy.

Thứ ba, ông Thành viết rằng: năm 1998 sau khi bị trục xuất trở về Pháp, có đề cập sự cần thiết về việc hình thành thế trận nhân quyền ở hải ngoại với Chiến hữu Nguyễn Kim là đại diện của Tổng Vụ Hải Ngoại Mặt Trận vào lúc đó. Ông Thành nói rằng Chiến hữu Nguyễn Kim tỏ ý coi thường đề nghị này. Từ đó ông Thành cho rằng Việt Tân bây giờ lấn sân từ sinh hoạt chính trị tràn sang lãnh vực nhân quyền hiện nay là sự sống sượng.

Tôi có thể khẳng định rằng ông Thành không có khả năng đề xuất một "thế trận nhân quyền ở hải ngoại" nào cả khi ra tù. Trong khi đó, lãnh vực nhân quyền đã được Mặt Trận/Việt Tân quan tâm và hướng dẫn mọi thành viên tiến hành ngay từ khi thành lập vào năm 1982, với các chiến dịch liên tục tố giác trước thế giới về hệ thống tù cải tạo và thảm kịch thuyền nhân.

Đặc biệt năm 1992, Mặt Trận là tổ chức đầu tiên phát động chiến dịch toàn cầu tranh đấu cho tù nhân lương tâm tại Việt Nam khi tổ chức cuộc tuyệt thực 72 tiếng đồng hồ trước trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Nữu Uớc và công bố danh sách hàng ngàn tù nhân còn đang bị giam giữ trong các lao tù CSVN sau khi Hà Nội tuyên bố là không còn trại cải tạo nào trên cả nước. Mặt Trận cũng đã lần lượt tổ chức các cuộc tuyệt thực và mít tinh tại nhiều nơi trên thế giới để phổ biến Bức Tường Bất Khuất vinh danh các Quân cán chính VNCH bị bắt trong đợt tù “cải tạo” sau năm 1975 và các nhà đấu tranh dân chủ đang bị cầm tù. Chúng tôi quan niệm rằng nhân quyền là một lãnh vực đấu tranh không thể thiếu trong nỗ lực vừa vận động quốc tế áp lực lên CSVN, vừa tranh đấu cho những người yêu nước bị sa cơ trong lao tù Hà Nội.

Sau đó và liên tục cho đến ngày nay là vô số những nỗ lực tranh đấu cho quyền tự do thông tin, tự do tôn giáo, tự do lập hội, tự do bày tỏ lòng yêu nước, v.v... ở cả trong nước và ngoài nước.

Thứ tư, ông Thành trong phần sau cùng có viết rằng: việc không hề đoái hoài đến những kẻ đã vì Việt tân ban đầu mà phải chết thảm trên đường xâm nhập, phải tù tội từ hàng 6 năm đến 18 năm... là hành vi gì nếu không là hành vi bất nhân bất nghĩa.

Đây là những câu phán vô tội vạ khi ông Thành đã ra khỏi tổ chức từ lâu và không biết gì về những nỗ lực kín đáo này của Việt Tân. Tôi thật sự rất đau lòng mỗi khi nghe loại cáo buộc vô trách nhiệm kiểu đó. Đấu tranh trong môi trường đàn áp dã man của chế độ độc tài cộng sản trong hơn 30 năm qua, các đảng viên Việt Tân đều ý thức là có thể gặp khó khăn, tù tội, và ngay cả hy sinh tính mạng trên đường công tác. Chúng tôi coi đây là những hy sinh phải chấp nhận trên con đường đấu tranh phục vụ tổ quốc, như bao thế hệ cha anh trong những giai đoạn đen tối của đất nước.

Khi một đảng viên Việt Tân gặp khó khăn đối với công an hay bị bắt là điều thiệt thòi lớn, không chỉ riêng cho đảng Việt Tân, mà còn cho công cuộc chung. Nhưng quan trọng hơn cả là tình cảm anh em dành cho nhau không khác gì gia đình ruột thịt. Do đó cái gọi là ‘không hề đoái hoài đến những kẻ đã vì Việt Tân” là điều không có trong văn hóa ứng xử và hoạt động của đảng Việt Tân.

Là một người tham gia Mặt Trận/Việt Tân từ những ngày đầu thành lập vào thập niên 1980, tôi đã nhìn thấy nhiều điều nơi các chiến hữu tiên phong cũng như các đảng viên Việt Tân hiện nay. Có lẽ 3 yếu tố Lý Tưởng, Hy Sinh, và Yêu Thương nhau giữa các đảng viên Việt Tân đã đưa chúng tôi vượt qua biết bao sóng gió, biết bao đánh phá của kẻ xấu, để tồn tại đến ngày hôm nay.

o o o

Sau cùng, người ta có câu “Một nửa ổ bánh mì là bánh mì, nhưng một nửa sự thật không phải là sự thật”. Tôi mong quý bạn sẽ tìm đọc tận tường các nguồn dữ kiện, phân tích mọi mặt những công việc Việt Tân đã và đang cố gắng thực hiện, và tự rút kết luận về tấm lòng của anh chị em Việt Tân đối với đất nước và dân tộc trong hơn 30 năm qua.

Chúng tôi - mỗi đảng viên Việt Tân - luôn luôn tâm niệm rằng trên con đường đấu tranh gian khó, dù với tất cả cố gắng và thành tâm, vẫn không thể tránh hết được những bất trắc và thiếu sót. Chúng tôi luôn hoan hỉ đón nhận các góp ý trong tinh thần xây dựng và tương kính hầu có thể góp phần hữu hiệu hơn vào nỗ lực chung của toàn dân để đem lại ánh sáng tự do, ấm no cho dân tộc chúng ta.

Lý Thái Hùng
Ngày 10/6/2014

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Phản Hồi