mercredi 31 décembre 2014

Tin nóng - Bí thư xã tại Thanh oai bị dân xử sắp chết !

 FB Trinh Ba.

  Ngày 18 vừa qua khi tôi đi tham dự phiên toà xét xử Vũ Văn Huề và hai người dân xã Xuân Dương nhìn thấy cảnh thân nhân gào khóc đến bất tỉnh.
Chắc hẳn lúc đó chính quyền không hề nghĩ rằng người dân họ sẽ không khóc mãi mà họ sẽ hành động.
Đêm hôm qua ngày 30-12 qua lời ông Nguyễn Văn Biên người dân cùng xã Xuân Dương :  bí thư xã Xuân Dương đã bị người dân đánh bất tỉnh phải đi cấp cứu, tiếp đó họ còn gọi lên đồn công an huyện báo là "hãy mang 2 chiếc xe thùng về mà bắt hết dân chúng tôi đi"
Sự việc trên cùng với tiếng súng của anh hùng Đoàn Văn Vươn, Đặng Ngọc Viết... có thể thấy rằng không lâu nữa những kẻ gây tội ác với nhân dân sẽ bị chính toàn dân Việt Nam xét xử chứ không phải là ngành tư pháp.

Xem thêm về vụ xử :

 Hôm qua, ngày 18.12.2014, tòa án Thanh oai tiếp tục mang các nông dân ra xử.
 Hình ảnh diễn biến phiên tòa Thanh oai Hà nội xử ba nông dân :




  Các nông dân xã  Xuân Dương đã đến rất đông để xem, ngoài cổng tòa có vài chục bà con lớn tiếng tố cáo quan chức địa phương lộng quyền, ăn hiếp dân :
- Thằng chủ tịch dùng 4 cái tên, mua cả bằng cấp 3, chia đất cho con cháu nó.
- Chúng tôi đã gửi đơn tố cáo ra tận trung ương đảng và nhà nước nhưng chưa đứa nào về xử bọn nó.
- Có cả ông đảng viên già đứng ra tố cáo đây nhưng chúng nó bảo không sợ đứa nào hết, bên trên bảo kê cho chúng tao làm, đứa nào chống đối cứ cho đầu gấu đánh, bỏ tù hết...
- Chủ tịch huyện Nguyễn Hồng Yên cũng cùng dây chúng tao cả, cho chúng mày tố cáo, đơn của chúng mày cho vào thùng rác hết...
 Đó là những tố cáo của bà con nông dân xã tới dự xem tòa. Qua đó cho thấy rằng : chính quyền huyện Thanh oai quá nát bét, vô chính phủ và hại dân hại nước toàn tập. Nguyễn Hồng Yên chủ tịch huyện này nổi tiếng với vụ tham nhũng ngàn tỷ trong việc ăn chia tại dự án Cienco5 của Thân Đức Nam làm chủ tịch năm 2010, hồ sơ tố cáo của dan và cán bộ xã Bình Minh còn đang dừng tại C48 Bộ Công an từ năm 2012 nhưng chưa xử lý.
 Con đường do Cienco 5 làm dở dang đến Bình Đà thì dừng lại, để cỏ mọc hoang ba năm nay.

Vũ Văn Huề bị xử hôm nay vốn là con của cựu bí thư xã, hai phụ nữ cùng bị đưa ra tòa : một bệnh tim, một loẻo khoẻo như tàu lá nhưng bị lũ cẩu quan vu cho tội " chống người thi hành công vụ " - công vụ cướp đất. Khi xử một lúc thì đưa cô bệnh tim đi cấp cứu.

Xem thêm :

THÔNG BÁO


Vũ Văn Huề cách đây 4 tháng, trong đám cưới. Cậu là con của cựu bí thư xã.

Ảnh ở phiên tòa sơ thẩm 3 lần.


Ngày kia. tức ngày 18-12-2014 tại tòa án huyện Thanh Oai sẽ tiếp tục phiên tòa sơ thẩm Vũ Văn Huề trú tại xóm 1 Trường Xuân xã Xuân Dương huyện Thanh Oai. Anh là con trai thứ 2 của ông bà Ngô Thị Tuyến và Vũ Văn Hoa, được biết đây là lần thứ 4 sau 3 lần xử sơ thẩm không thành.
Vũ Văn Huề sinh năm 1992 bị quy tội chống người thi hành công vụ, vụ việc liên quan đến gần 100 hộ dân không đồng tình trong việc dồn điền đổi thửa.
Theo Cô Nguyễn Thị Viền là mẹ nuôi của Huề thì các hộ còn lại đã bị ép buộc phải đi gắp phiếu và mẹ của anh Huề đã không còn khả năng phát ngôn kể từ khi Huề bị bắt ngày 11-3-2014.

Gia đình anh Huề cũng nhắn gửi lời mời tham dự phiên tòa công khai vào hồi 8h ngày 18-12-2014. cùng trong cảnh oan khuất tôi xin được kính báo và khẩn cầu cộng đồng quan tâm và lên tiếng để công lý được thực thi cho anh Vũ Văn Huề.
Tôi xin chân thành cảm ơn

p/s: anh Huề ngày cưới 4 tháng trước khi bị bắt

FB Trịnh Bá Phương - Dân oan Dương nội Hà đông Hà nội.

dimanche 28 décembre 2014

Bài giảng Thánh lễ cầu nguyện cho Công lý – Hòa bình thánh 12/2014 và cho tử tù Nguyễn Văn Chưởng

Bài giảng Thánh lễ cầu nguyện cho Công lý – Hòa bình thánh 12/2014 và cho tử tù Nguyễn Văn Chưởng tại Nhà thờ Thái Hà ngày 28/12/2014:
Bài do linh mục Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong.giảng lễ:

Hà Nội, ngày 28/12/2014
  • J.B Nguyễn Hữu Vinh

Quyền lực và những trò đấu đá, đánh lừa dư luận ở Việt Nam hiện nay

Lê Anh Hùng




Sự tha hoá của quyền lực
Quyền lực vốn dĩ là một thứ ma tuý xưa nay vẫn biến bao kẻ “tính bản thiện” thành những con thiêu thân lao vào vòng xoáy đầy mê hoặc của nó.
Phần thưởng quyền lực càng lớn thì đám thiêu thân kia càng điên cuồng, càng sẵn sàng dẫm đạp lên tất cả để đạt được mục đích của mình. Lịch sử nhân loại từng ghi nhận bao thảm kịch con giết cha, vợ giết chồng, anh em tiêu diệt nhau để tranh đoạt ngôi vua, bởi một khi được ngồi lên cái ngai vàng đáng thèm muốn ấy thì ngay lập tức họ trở thành chúa tể thiên hạ, muốn gì được nấy.
Trong kỷ nguyên hiện đại, cho dù ánh sáng văn minh của nhân loại đã ít nhiều xua tan bóng tối bí hiểm của các trung tâm quyền lực trị vì thiên hạ, quyền lực vẫn là thứ khiến nhân loại bị ám ảnh nhiều hơn bất cứ điều gì khác.
Đặc biệt, dưới các chế độ tự xưng là “xã hội chủ nghĩa”, nơi mà vị “vua tập thể” mang tên Bộ Chính trị vẫn nắm trong tay những quyền lực vô biên, chẳng khác các bậc quân vương khi xưa là mấy, cuộc chiến tranh giành một vị trí trong ban lãnh đạo chóp bu và nhất là ngôi vị tối cao cũng diễn ra vô cùng khốc liệt. Thậm chí, đến như “Cha già Dân tộc” Hồ Chí Minh mà còn bị chính người “học trò kiệt xuất” của mình là Lê Duẩn âm mưu ám sát, cho dù chính ông ta là người đã đặt Lê Duẩn vào vị trí kế tục mình.
Những chiêu trò tranh đoạt quyền lực trước thềm Đại hội XII
Càng gần đến Đại hội XII của Đảng CSVN, dự kiến diễn ra vào đầu năm 2016, người ta lại càng được chứng kiến nhiều trò đấu đá, tung hoả mù và đánh bóng tên tuổi vượt ra ngoài không gian quyền lực bí hiểm của ban lãnh đạo Việt Nam.
Gần đây, trên mạng Internet đã xuất hiện một blog mới có tên “Chân Dung Quyền Lực”, tập hợp thông tin về các ứng viên tiềm tàng cho Bộ Chính trị và đặc biệt là vị trí Tổng Bí thư khoá tới. Với kiểu đưa tin đề cao ngài Thủ tướng đương nhiệm và dè  bỉu, hạ thấp các nhân vật còn lại, người ta không khó để đoán ra đây lại là một chiêu trò mới của đ/c X, nhân vật đang lăm le tranh đoạt ngôi vị tối cao của bộ máy trong kỳ đại hội tới.
Cách đây vài hôm, một số trang báo mạng “lề trái” còn đăng lại bài “Vì sao Hội nghị TW 10 phải trì hoãn kéo dài?” của Kami trên trang blog của Đài Á Châu Tự Do. Bài viết này tung hê “tên tuổi” của đ/c X một cách không cần giấu diếm:
…Có lẽ không cần nói rõ cá nhân đang muốn tiếm quyền để nắm lấy sự lãnh đạo quân đội là ai thì mọi người cũng đã rõ. Có lẽ chỉ có cá nhân nào đã từng tuyên bố trong thông điệp đầu năm 2014 dám nhắc đến vấn đề cần thiết phải cải cách thể chế ở Việt nam mới dám có mong muốn ấy và cũng chính người đó là người có đủ quyền lực để thay đổi, kể cả việc thay đổi Hiến pháp.
…Nếu giữ chức Tổng Bí thư thì đây là cơ hội cho ông Dũng sử dụng hệ thống chân rết quyền lực của mình xây dựng trong 02 nhiệm kỳ là Thủ tướng từ trung ương đến địa phương để thực hiện những gì ông ta đã tuyên bố. Kể cả việc cải cách thể chế. Đó chính là điều mà lâu nay, dư luận đã từng hy vọng và đặt niềm tin vào ông Nguyễn Tấn Dũng và mong mỏi rằng ông sẽ là một nhà cải cách, được ví như một Gorbachev của Việt nam. Thậm chí người ta còn không dấu diếm hy vọng ông Dũng sẽ trở thành một Tổng thống đầu tiên của Việt nam sau năm 1975.
…Đặc biệt, trong điều kiện ông Dũng đang nhận được sự ủng hộ tuyệt đối của cựu Chủ tịch nước Đại tướng Lê Đức Anh - Cố vấn Ban chấp hành TW vốn là người đứng sau hậu trường chính trị của Đảng. Đồng thời cũng là người vừa khen ngợi những phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về lập trường trong vấn đề Biển Đông là "những phát biểu này hợp lòng dân, có thái độ rõ ràng, đúng đắn và rất đáng quý và nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế trong vấn đề chủ quyền tại Biển Đông.". 
Cũng cần phải nhắc lại, chỉ trước đây không lâu, ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã không ngần ngại và huỵch toẹt về quan hệ Việt Trung khi cho rằng: "Không thể có bạn kiểu nhà tôi là nhà anh, của tôi là của anh được". Và đây rất có thể là tư tưởng chủ đạo của Hội nghị TW 10 trong vấn đề quan hệ Việt - Trung. Đây có lẽ cũng là lý do của chuyến thăm Việt nam rốt ráo trước Hội nghị TW 10 tới đây của ông Du Chính Thanh, chủ tịch Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc vào những ngày sắp tới. Được biết trong chuyến thăm này, một trong những nội dung trọng tâm là thảo luận về vấn đề liên quan tới quan hệ Việt - Trung, đặc biệt là về quan điểm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong vấn đề này. Được biết là thái độ chống Trung quốc của ông Dũng đã làm cho phía "bạn" rất không hài lòng và đó cũng chính là lý do vì sao phe thân Trung quốc của ông Nguyễn Phú Trọng lại muốn bằng mọi cách hạ "đo ván" Thủ tướng Dũng trong kỳ bỏ phiếu tín nhiệm trong Hội nghị TW 10 để chặn đướng tiến tới chức vị Tổng Bí thư. Dù rằng kết quả lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rất khả quan.
Để đánh giá mức độ “khách quan” của bài viết trên thì trước hết chúng ta cần đánh giá “nhân thân” của tác giả. “Blogger” Kami chính là người lập và điều hành trang mạng Tin Tức Hàng Ngày ở địa chỉhttp://www.tintuchangngayonline.com. Kami đã từng nhiều lần bị tố cáo là gián điệp mạng, và đằng sau cái tên này là cả một ê-kíp an ninh làm việc dưới sự chỉ đạo của viên tướng “đồ tể” Nguyễn Văn Hưởng, cựu “cố vấn an ninh” của đ/c X. Khi Nguyễn Văn Hưởng về vườn thì mạng lưới gián điệp mạng này đương nhiên được chuyển giao cho “truyền nhân” của ông ta ở Bộ Công an là Tô Lâm, một tay chân thân tín của đ/c X.
Bản thân tác giả bài này, người vẫn theo đuổi vụ tố cáo đ/c X, cùng PTT Hán tặc Hoàng Trung Hải và (nguyên) TBT Nông Đức Mạnh, từ năm 2008 đến nay, cũng từng bị Kami vu khống trên trang Tin Tức Hàng Ngày của anh ta là “nghiện ma tuý cực nặng”:

Mời quý độc giả xem một status của tác giả bài này đăng trên Facebook ngày 24.5.2013 để vạch mặt (những) tên an ninh bẩn thỉu đội lốt “blogger” Kami ở đây hoặc xem dưới đây:




Chân tướng một tên Lê Chiêu Thống hiện đại
Một khi xác định được “nhân thân” của “blogger” Kami, người ta sẽ dễ dàng vạch trần chân tướng của ngài Thủ tướng “bài Hoa, thân Mỹ” Nguyễn Tấn Dũng, nhân vật mà tác giả bài viết này đã tố cáo suốt hơn 6 năm nay là một tên Lê Chiêu Thống hiện đại, một gã Hán nô ngoan ngoãn và tận tuỵ dưới sự điều khiển của PTT Hán tặc Hoàng Trung Hải và Trung Nam Hải. Những phát biểu hùng hồn của ông ta nhằm vào Trung Quốc chẳng qua chỉ là trò bịp bợm dưới sự giật dây của Trung Nam Hải hòng đánh lừa dư luận, tạo điều kiện cho ông ta “ghi điểm” với công chúng.
Thiết tưởng không cần phải nhắc lại rằng Lê Đức Anh chính là nhân vật mà năm 1988, trên cương vị Bộ trưởng Quốc phòng, đã ra lệnh cho lực lượng quân đội bảo vệ Trường Sa không được nổ súng chống trả khi bị Trung Quốc tấn công, khiến 64 chiến sỹ Gạc Ma chết thảm dưới làn mưa đạn của quân xâm lược, còn đảo Gạc Ma thì dễ dàng rơi vào tay Trung Quốc.
Lê Đức Anh cũng chính là một trong những “tác giả” của Hội nghị Thành Đô 1991, đưa Việt Nam bước vào một thời kỳ Bắc thuộc mới. Theo Bên Thắng Cuộc thì chỉ mấy tháng sau Đại hội VIII, Lê Đức Anh bị đột quỵ và được cứu sống nhờ các bác sỹ Trung Quốc, những kẻ vẫn giấu kín phác đồ điều trị của ông ta và trên thực tế là nắm giữ mạng sống của ông ta cho đến nay.
Một nhân vật “tiếng tăm” như thế mà lại ra mặt ủng hộ kẻ dám công khai chống lại quan thầy đang nắm trong tay mạng sống của mình thì chỉ những ai quá ngây ngô mới tin nổi.
Rõ ràng, nếu Trung Nam Hải thành công trong việc xếp đặt đ/c X ngồi vào chiếc ghế Tổng Bí thư nhiệm kỳ tới thì cặp bài trùng Hán tặc Hoàng Trung Hải – Hán nô Nguyễn Tấn Dũng đã tiến một bước rất dài trong việc hiện thực hoá âm mưu thôn tính Việt Nam của Đại Hán./.

lundi 22 décembre 2014

Tranh giành quyền lực, trăm dâu đổ xuống đầu tằm

Chính trường Việt Nam ngày trở nên khốc liệt khi sát đến ngày thành lập lực lượng quân đội Việt Nam. Ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng trong vai trò quân uỷ trung ương đã có một bài phát biểu nhấn mạnh việc quân đội phải do Đảng tức cá nhân ông kiểm soát. Trong bài phát biểu của mình ông có chút chia sẻ quyền lực với vai trò chủ tịch nước của ông Trương Tấn Sang.
Cùng ngày hôm đó, ông Trương Tấn Sang phong hàm thượng tướng cho 3 trong 4 tướng chuyên trách việc vai trò lãnh đạo của Đảng trong quân đội.

Cũng trong bài phát biểu của mình, ông Nguyễn Phú Trọng lại một lần nữa đem thế lực thù địch chống phá chế độ ra làm biện minh cho việc Đảng vì sao phải chỉ huy chắc được quân đội. Một cách biện minh cũ mèm hết từ năm này sang năm khác.

Hành động và phát ngôn của ông Tổng Bí Thư và Chủ Tịch Nước nổi bật trong ngày 19/12/2014 đã khiến vai trò của Chính phủ do ông Nguyễn Tấn Dũng bị lu mờ. Cảm giác như ông Dũng không được chia sẻ quyền lực điều hành quân đội.

Từ Thái Lan trở về, ngay hôm sau tức ngày 20/12/2014 ông Nguyễn Tấn Dũng chủ trì tổng kết kết quả năm 2014 của Bộ Công An. Cũng trong một chiêu bài tương tự như ông Nguyễn Phú Trọng, ông Dũng mang hình ảnh các "tổ chức chính trị đối lập trong nước" để che đậy sự kiểm soát Bộ Công An của mình.


Trở lại về những cái gọi là Thế Lực Thù Địch (TLTD) và Tổ Chức Chính Trị Đối Lập (TCCTĐL) mà các lãnh đạo hàng đầu vẫn chăm chăm đối phó là những tổ chức thế nào, liệu các tổ chức này có nguy hiểm, ghê gớm đến mức độ như các vị lãnh đạo nói hay không?

Chúng ta thử nhìn xem một tổ chức được Bộ Công An phá cách đây vài năm, một tổ chức mà báo chí vẽ ra thật ghê gớm và đáng sợ. Tổ chức đó gồm những ai. Đó là Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Nguyễn Tiến Trung. Không cần phải đến tận nhà, gặp tận mặt những con người "ghê gớm tưởng như có lực lật trời, nghiêng đất"' này. Chỉ cần chúng ta theo dõi họ trên Facebook hay Internet thì thấy ngay những thư sinh trói gà không chặt. Tìm mỏi mắt không thấy những "âm mưu toan tính" nào trong những dòng trạng thái hay bài viết của họ. Cùng lắm chỉ dăm ba câu bóng gió hoặc vài lời chỉ trích ngắn ngủi.

Những con người ấy chúng ta có thể cảm nhận bằng mắt, bằng tai luôn để xem họ "nguy hại" thế nào cho an ninh đất nước.

Một tổ chức nữa cũng được Bộ Công An phối hợp với các bộ khác bắt gọn, đó là Hội Đồng Công Án Bia Sơn ở Phú Yên chỉ rặt mấy ông già, đang xây dựng khu sinh thái trên núi, có chút thuốc nổ để phá đá. Thứ thuốc nổ có thể thấy bất cứ nơi nào tại Việt Nam gần những mỏ đá hay những nơi cần phá đá. Thế mà mấy ông già đó được vẽ thành một tổ chức đang xây dựng căn cứ quân sự nhằm dùng vũ lực chiếm chính quyền. Chuyện quá hoang đường nhưng báo chí Việt Nam vẫn vẽ được cho khối người tin.

Rồi một đám đủ loại người tự phát biểu tình chống Trung Quốc, ngay đến cả cái lý do cao cả là chống ngoại xâm, chỉ biểu tình chứ không phải làm gì khác. Kéo dài mãi cũng chỉ loanh quanh vài trăm người. Bị bắt bớ, đánh đập vài lần là tan cuộc.

Thử nhìn xem Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự, Hội Nhà Báo Độc Lập, Con Đường Việt Nam....liệu làm được cái gì để lật đổ chế độ này. Dăm ba bài viết trên mạng bị ngăn tường lửa hay ddos là liêu xiêu. Vài cái bản kiến nghị thu thập chữ ký, giơ ảnh ngồi trong nhà phản đối rồi đưa lên mạng thì bao giờ lông chân chế độ này rụng. Đây không phải là hạ thấp các tổ chức này, nhưng phải khẳng định cách đấu tranh ôn hoà, mục tiêu cải cách, cải thiện chế độ với phương pháp hoà bình, dùng ngôn luận của họ được đăng tải trên vài trang mạng thì làm sao có thể biến thành một Thế Lực Thù Địch hay Tổ Chức Chính Trị Đối Lập để tiếm quyền thay đổi chế độ. Liệu sự tuyên truyền của những tổ chức này đến bao giờ lan toả được trong dân chúng, thúc đẩy dân chúng hành động.

Trong khi dân chúng thì đi hôi bia ở một xe tai nạn, mà chả cần ai kêu gọi.

Trong khi chỉ cần một cửa hàng bán đồ ăn miễn phí ngay lập tức cuốn hút hàng nghìn bạn trẻ đạp lên nhau để chen vào bốc thức ăn, một ngôi sao ca nhạc thốt một lời có hàng nghìn chia sẻ, mấy chục nghìn người like hưởng ứng. Chưa kể một đại gia hứng lên tuyên bố miễn phí vé khu du lịch là cả chục ngàn người chen nhau tắc đường để được đến vui chơi.

Chỉ cần một cô gái cởi áo ngực đưa hình ảnh lên mạng là thu hút gấp vài trăm đến vài nghìn lần những lời kêu gọi cải cách này nọ của các tổ chức xã hội tự phát đưa ra. Chả cần đến bộ máy tuyên truyền 700 tờ báo, mấy chục ngàn tuyên truyền viên, dư luận viên, cộng tác dư luận viên, mặt trận, tổ dân phố, hội phụ nữ, cựu chiến binh...ra tay.

Nhìn thực sự thì các Tổ Chức Chính Trị Đối Lập, Thế Lực Thù Địch mà các ông lãnh đạo vẽ không ghê gớm như thế, cũng chả thù hận chồng chất nào để biến đất nước này thành đám nồi da xáo thịt. Với mục đích muốn dùng tiếng nói để cải thiện cách cư xử bất công, băng hoại đạo đức, tham nhũng, nêu cao tinh thần trách nhiệm với dân tộc và lòng yêu nước qua những biện pháp ôn hoà dùng ngôn luận. Các tổ chức mà chúng ta đang thấy không bao giờ phải gọi là Thế Lực Thù Địch, Tổ Chức Chính Trị Đối Lập về bản chất mục đích cũng như hành động lẫn thực lực của họ.

Gọi như thế là vu cáo, là xuyên tạc, là lừa bịp.

Gọi như thế là giống bọn thầy mo bịa ra ma xó, bọn thầy cúng bịa ra vong về, bọn thầy pháp bịa ra quỷ hòng để reo rắc sợ hãi, qua đó chế ngự tính phản kháng khoa học của con người. Bọn buôn thần bán thánh này tự cho mình là được trời đất ban cho quyền giúp dân đối phó với ma quỷ, rồi nhờ sự sợ hãi của nhân dân mà chúng bắt cung phụng, lễ nạp, dâng hiện vật. Chưa đủ chúng còn tạo ra những tay chân để phục vụ mưu đồ của chúng bằng thủ đoạn tuyên truyền ma quỷ, hay quy ai là ma quỷ dùng vũ lực trừng phạt.

Vấn đề là ở nước ta bọn thầy mo, thầy pháp, thầy cúng quá nhiều. Cho nên càng ngày càng phải vẽ ra thêm những ma quỷ, vong hồn. Càng ngày càng phải tạo thêm nhiều tay sai để tranh giành, đề phòng nhau. Liên miên bao nhiêu năm từ lúc sơ khai đến thời đại thông tin hiện đại hoá mà ma, quỷ vẫn hiện hình khắp nơi, lễ bái, cầu cúng làn tràn khắp nơi, quanh năm suốt tháng.

Chúng ta thử nhìn có bao nhiêu lực lượng bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ này. Ai đếm nhanh tổng số các cục an ninh trong bộ Công An, các ban tuyên huấn, vụ tuyên giáo, tổng cục trong quân đội, cục, vụ, phòng, ban trong Đảng....? Hằng hà đa số công khai và cả không công khai các cơ quan, tổ chức trang bị vũ khí, thiết bị hiện đại, ngân sách và nhân lực dồi dào để làm việc đó.

Khi mà lính lác đông, vũ khí dư thừa mà không có địch, sẽ e ngại dẫn biến. Thế là vẽ ra các thế lực thù địch, biến mấy thằng thư sinh trói gà không chặt, mấy con đàn bà một nách hai ba đứa con, mấy ông già sắp chết lụ khụ thành thế lực thù địch, thành tổ chức chính trị đối lập....để vừa hợp thức hoá chuyện xây dựng lực lượng bảo vệ, vừa cho các lực lượng này có việc để làm.

Đến lúc sắp đại hội bầu bán, thanh trừng nhau thì ông nào ông nấy dùng chiêu bài TLTD cả TCCTĐL để nắm quyền điều khiển các tổ chức vũ trang, gây sức ép cho nhau. Thế mới có chuyện Cảnh sát cơ động đi bắt ngân hàng, an ninh đi bắt vũ trường, khách sạn. Bọn băng nhóm hình sự dưới mác công ty lại do an ninh kinh tế bắt chứ chẳng phải cảnh sát kinh tế hay hình sự. Đấy là thanh trừng tay chân của nhau, tiện quản lý lực lượng thì sai lực lượng đó đi.

Lúc ngang cơ tranh nhau kiểm soát đi bắt người đã đành, lúc thế yếu hơn, cũng quay ra đi bắt người để lập công. Thế là mạnh thì cũng bắt người, yếu cũng đi bắt người. Không có người bắt thì vẽ ra mà bắt.

Vì vậy mới có Thế Lực Thù Địch, Tổ Chức Chính Trị Đối Lập Chống Đối. Mới có vô số tổng cục, cục, vụ, ban, ngành...vũ trang, thiết bị.

Trăm dâu lại đổ xuống đầu tằm.

Đm nguy hiểm chống phá như thằng Người Buôn Gió cũng đéo chống nổi bao lâu nữa, không cần xử lý thì dăm ba tháng nữa cũng phải đi quyét tuyết, rửa bát dành tiền để về có chút vốn làm ăn. Lực đâu ra mà chống nổi mãi. Ai mà bỏ tiền nuôi cho nó mãi để hàng ngày căng đầu viết bài chống phá .

Người Buôn Gió
Theo FB Người Buôn Gió

Báo Cáo 2014 của Freedom House về Tình hình Nhân Quyền Việt Nam

Quốc gia: Việt Nam
Dân số: 89.7 triệu người
Mức xâm nhập của Internet: 44%
Mạng thông tin xã hội và ICT (kỹ thuật thông tin truyền thông) bị chặn: Không
Nội dung chính trị và xã hội bị chặn: Có
Người sử dụng ICT và Bloggers bị bắt giam: Có
Tình trạng tự do báo chí 2014: Không tự do

Tình trạng tự do Internet:
+ Năm 2013: Không tự do;
+ Năm 2014: Không tự do
Mức khó khăn khi truy cập (0 – 25): 2013 – 14; 2014 – 14
Thông tin bị hạn chế (0 – 35): 2013 – 28; 2014 – 28
Các vi phạm về Quyền lợi của Người sử dụng (0 – 40): 2013 – 33, 2014 – 34
TỔNG CỘNG (0 = tự do nhất, 100 = kém tự do nhất): 2013 – 75; 2014 - 76

Các diễn biến nổi bật: tháng Năm 2013 – tháng Năm 2014

• Với 31 bị bỏ tù, Việt Nam tiếp tục trở thành một trong những quốc gia giam cầm người sử dụng mạng khủng nhất thế giới trong năm 2014 (Hãy xem Các vi Phạm về Quyền Tự do của Người sử dụng).

• Điều 258 BLHS (lạm dụng quyền tự do để xâm hại lợi ích của nhà nước) được sử dụng thường xuyên hơn để bắt giữ blogger (Hãy xem Các vi Phạm về Quyền Tự do của Người sử dụng).

• Nghị định 174, có hiệu lực kể từ tháng Giêng 2014, có thể sử dụng để xử phạt những ý kiến bất đồng chính kiến với chính quyền được đăng trên các trang mạng xã hội với số tiền phạt lên đến $4,700usd (Hãy xem Các vi Phạm về Quyền Tự do của Người sử dụng).

• Các phần mềm độc hại phức tạp được sử dụng để nhắm vào các nhà hoạt động người Việt và những người ủng hộ họ trên khắp thế giới trùng hợp với việc các trang mạng bị chặn và các blogger bị bắt (Hãy xem Các vi Phạm về Quyền Tự do của Người sử dụng).
Nhấp vào ảnh dưới để xem phiên bản đầy đủ của bản đồ:
https://freedomhouse.org/sites/default/files/MapofFreedom2014.pdf

LỜI MỞ ĐẦU

Quyền tự do trên mạng Internet không có dấu hiệu tiến triển trong thời gian quy định trong bản báo cáo này, tuy rằng Việt Nam đã trở thành thành viên của Hội đồng Nhân Quyền LHQ vào tháng Mười Hai 2013. Đảng CS cầm quyền từ lâu đã lo sợ rằng mạng Internet và truyền thông xã hội có thể thử thách chế độ độc tài đảng trị của họ, nhưng cũng tỏ vẻ e ngại hơn với những chỉ trích trong thời gian qua của quốc tế đối với các chính sách an ninh mạng của họ; đặc biệt là qua mức độ giảm bớt quấy nhiễu thấy trong các năm từ 2004 đến 2006 khi quốc gia này tổ chức hội nghị thượng đỉnh về Hợp Tác Kinh Tế Châu-Á-Thái-Bình-Dương (APAC) và gia nhập Tổ chứng Thương Mại Thế Giới (WTO).

Sự giảm thiểu quấy nhiễu này đã không tìm thấy được trong hai năm vừa qua. Trong lúc họ vẫn tiếp tục đầu tư vào các kỹ thuật thông tin và truyền thông, chính quyền Việt Nam đã gia tăng bắt giam khiến con số cư dân mạng bị cầm tù tăng gấp đôi kể từ năm 2011 [1]. Cho đến năm 2014 thì Việt Nam đã giam giữ blogger nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, chỉ trừ Trung Quốc [2]. Một số người đã bị kết án tù hơn cả chục năm trong các tình trạng tồi tệ đến nỗi có ít nhất là hai người đã tuyệt thực để phản đối trong thời gian của bản báo cáo này. Khuôn khổ pháp lý dùng để hạn chế bất đồng chính kiến trên mạng cũng đã được xiết chặt lại. Nghị định áp buộc số 72 về quản lý Internet có hiệu lực từ tháng 9 năm 2013 không những đã tăng cường mức hạn chế nội dung có thể truy cập đối với cư dân mạng quốc nội mà còn đòi hỏi các công ty quốc tế cung cấp dịch vụ mạng phải thiết lập ít nhất một máy chủ ở quốc nội, chịu sự giám sát và phụ thuộc vào luật pháp địa phương. Nghị định này vài tháng sau đó được tiếp nối bởi Nghị định 174 cảnh báo chủ nhân của các ý kiến bất đồng chính kiến trên các mạng xã hội rằng họ có thể sẽ bị phạt khoản tiền $4,700usd.

Từ nhiều năm qua, các nhà tranh đấu người Việt đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công mạng rất phức tạp. Năm 2014, các nhà nghiên cứu đã khám phá ra một đội binh hacker thân chính quyền đã hoạt động từ 2009, chuyên nhắm vào ít nhất một tổ chức xã hội dân sự và một trang tin tức viết về Việt Nam. Đội binh hacker này cũng đã nhắm vào các blogger Việt ở hải ngoại. Phần mềm độc hại sử dụng trong các cuộc tấn công được gửi từ các máy chủ nằm ở khắp nơi trên thế giới, nó tân tiến đến mức có thể tránh bị phát hiện bởi các phần mềm thương mại chuyên dò tìm và tiêu diệt virus.

CÁC TRỞ NGẠI KHI TRUY CẬP

Mức thâm nhập của Internet tại Việt Nam trong 2013 là 44 phần trăm [3]. Việt Nam cũng được xếp hạng thứ 88 trong danh sách chỉ số phát triển công nghệ thông tin truyền thông toàn cầu, hơn hẳn các nước láng giềng trong vùng có tổng sản lượng (GDP) cao như Thái Lan, Indonesia, và Philippines [4].

Việt Nam không báo cáo số liệu người sử dụng máy tính, nhưng tỉ lệ biết chữ 93 phần trăm trong toàn dân đã giúp người lớn sẵn sàng sử dụng máy tính [5]. Ở các thành phố lớn, Internet đã lấn chiếm hẳn báo giấy như là nguồn thông tin phổ biến nhất [6]. Đường kết nối qua tín hiệu Wifi hoàn toàn miễn phí ở nhiều khu đô thị như sân bay, tiệm café, nhà hàng, khách sạn, và ở các điểm dành cho khách du lịch ở khắp nơi trong thành phố. Các tiệm Internet cafe, dù giá cả phải chăng cho hầu hết cư dân đô thị [7], chỉ có thể cung cấp dịch vụ mạng cho 36 phần trăm số người sử dụng mạng. Đa số gần 90 phần trăm cư dân mạng có thể truy cập mạng từ gia cư và nơi làm việc của họ, phỏng theo một kết quả nghiên cứu năm 2012 [8]. Trong khi việc truy cập mạng có phần hạn chế hơn cho 70 phần trăm số cư dân sông trong các vùng nông thôn, nơi các đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống hoặc ở vùng xa, các cộng đồng nghèo với hoàn cảnh khó khăn đặc biệt, kết quả nghiên cứu ghi nhận cho thấy đến 95% số cư dân tuổi từ 15 đến 24 trên toàn quốc có khả năng truy cập mạng. Trong một quốc gia mà 50% dân số có độ tuổi dưới 30, đây là một xu hướng đầy hứa hẹn [9]. Phí truy cập mạng mỗi tháng bắt đầu từ $12usd mỗi tháng [10].

Mức thâm nhập của thiết bị di động được được ước tính ở mức 131 phần trăm trong năm 2013, dựa vào số liệu của VNPT [11]. Năm 2012, có 56% trong số người sử dụng đã truy cập mạng Internet qua một thiết bị di động, nhiều gần gấp đôi so với năm 2011 [12]. Mức thâm nhập gia tăng của ĐTDĐ đã giảm một cách đáng kể trong 2013 khi các quy định mới khiến người dân không muốn mua SIM mới [13]. Dù vậy, mạng 3G được cho vào hoạt động năm 2009 vẫn đang phát triển nhanh. Kể từ tháng 10 năm 2013 Việt Nam đã có 19 triệu người sử dụng mạng 3G, gia tăng 3 triệu kể từ 2011 [14]. Việt Nam vẫn chưa có kế hoạch để thiết lập một mạng lưới 4G.

Ba nhà cung cấp dịch vụ mạng (ISP) lớn nhất là Cty VNPT do nhà nước làm chủ, kiểm soát 63% thị trường; VietTel so quân đội làm chủ, kiểm soát 9%; và công ty tư nhân FPT, kiểm soát 22% [15]. VNPT và VietTel cũng làm chủ 3 công ty điện thoại di động lớn nhất toàn quốc (MobiFone, VinaPhone, và Viettel) phục vụ cho 93% khách hàng trong khi 3 Cty điện thoại di động do tư nhân làm chủ chia 7% còn lại kia [16]. Các rào cản không chính thức đã ngăn chặn các công ty mới không có quan hệ chính trị hoặc ảnh hưởng kinh tế có thể bước chân vào thị trường. Tương tự như thế, có một sự tập trung bởi các công ty cung cấp dịch vụ mạng ở Việt Nam. Các công ty này có chức năng làm các cổng rào nối kết vào mạng Internet trên toàn cầu, 4 trong 6 công ty này là do quân đội làm chủ [17].

GIỚI HẠN VỀ NỘI DUNG

Nghị định 72 về quản lý Internet, được ban hành năm 2013, là nghị định mới nhất trong một loạt các quy định hạn chế nặng nề các bình luận chính trị và khiến mọi người phải tự kiểm duyệt lấy mình trong một cộng đồng sinh hoạt trên mạng đáng lẽ rất sôi động. Tiếp theo đó là Nghị định 174 có hiệu lực từ tháng 1 năm 2014, đe dọa hình phạt khắc nghiệt đối với những ai chỉ trích chính phủ trên mạng xã hội. Trong khi giới hạn về nội dung không phải là điều mới mẻ đối với Việt Nam, thông tin trên mạng ngày này còn bị chỉnh sửa, và các quan chức trong năm 2013 lần đầu tiên đã nhìn nhận rằng họ đã thuê các nhà bình luận để thao túng dư luận.

Trong khi ĐCSVN có ít nguồn lực để huy động cho việc quản lý nội dung trên mạng so với đối tác của họ ở Trung Quốc, nhà cầm quyền tuy vậy đã thiết lập được một hệ thống sàng lọc nội dung rất hiệu quả. Kiểm duyệt được thực hiện bởi các Cty cung cấp dịch vụ mạng thay vì ở thượng tầng hoặc ở cảc cổng thông tin kết nối ra thế giới. Không có dữ liệu nào cho thấy là việc sàng lọc thông tin trực tuyến dựa trên các từ khóa hoặc kiểm tra trực tuyến các gói tin đã được thực hiện. Thay vào đó, các URL (đường truyền) cụ thể được nhận diện trước đó là mục tiêu để kiểm duyệt và được đặt vào sổ đen. Các Cty cung cấp dịch vụ mạng khác nhau dùng những cách khác nhau để thông báo với khách hàng về sự tuân thủ của mình đối với các quy định. Trong lúc có nơi báo cáo với người sử dụng mạng rằng một trang mạng nào đó không thể truy cập được vì đã vị ngăn chặn thì có nơi lại cho đang một lỗi truy cập vô can [19].

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng các công ty cung cấp dịch vụ mạng ở Việt Nam không ngăn chặn nội dung khiêu dâm [20]. Việc ngăn chặn chủ yếu nhắm vào các đề tài có khả năng đe dọa quyền lực chính trị của ĐCSVN, trong đó có bất đồng quan điểm chính trị, dân chủ nhân quyền, cũng như các trang mạng chỉ trích phản ứng của chính phủ trong vấn đề tranh chấp biển đảo giữa Việt Nam và Trung Quốc. Các nội dung quảng bá tín ngưỡng có tổ chức bởi Phật giáo, Công giáo, và các nhóm tôn giáo Cao đài mà nói chung được xem là coí nguy cơ gây hại cũng bị ngăn chặn tuy kém phần quyết liệt nhưng vẫn ở mức đáng kể. Các trang mạng phê bình chính quyền nói chung truy cập rất khó khăn, dù máy chủ ở hải ngoại. Đó là những trang như Talawas, Dân Luận, và Đàn Chim Việt. Những trang ở quốc nội thì có Dân Làm Báo, Anh Ba Sàm, hoặc Diễn Đàn XHDS.

Kiểm duyệt phần lớn tập trung vào nội dung tiếng Việt, cho nên các trang mạng như New York Times và Human Rights Watch đều truy cập được trong khi trang RFA tiếng Việt do Hoa Kỳ hỗ trợ thì lại không truy cập được. Tương tự như thế, trang BBC tiếng Anh thì truy cập được nhưng trang tiếng Việt thì lại bị chặn. Việc ngăn chặn không xảy ra trên toàn diện bởi tất cả các công ty cung cấp dịch vụ mạng. Một thử nghiệm năm 2012 của OpenNet Innitiative trên 1,446 trang mạng cho thấy VietTel đã ngăn chặn 160 tên miền trong khi FPT chặn 121 và VNPT chỉ chặn có 77 trang [21]. Việt Nam không có một biện pháp nào cho các nhà quản lý các trang mạng bị ngăn chặn kháng cáo quyết định bị kiểm duyệt.

Các công cụ dùng để vượt rào kiểm duyệt rất thông dụng trong giới trẻ, những người sử dụng Internet có hiểu biết về kỹ thuật cao ở Việt Nam. Rất nhiều trong số các công cụ này có thể tìm được qua Google. Nhà chức trách hình như không có thiết lập hạn chế cho nội dung email hay tin nhắn SMS.

Những phương cách khó đoán và không minh bạch dùng để quyết định đề tài nào sẽ bị ngăn chặn đã khiến người sử dụng mạng gặp khó khăn khi muốn biết mình có thể và không thể truy cập gì; và đa số đã tự kiểm duyệt chính mình. Các blogger và người quản lý diễn đàn thông thường hay khóa chức năng góp ý để phòng ngừa các tranh luận nhạy cảm. Ban Tư tưởng – Văn hóa của trung ương và Bộ Công An thường xuyên hướng dẫn các báo điện tử hoặc các cổng thông tin xóa bỏ thông tin họ cho là có vấn đề (nhạy cảm). Các biên tập viên và phóng viên báo chí đăng các tin nhạy cảm có nguy cơ bị kỷ luật, mất việc, hoặc bị cầm tù.

Kể từ năm 2008, hàng loạt các quy định được ban hành đã mở rộng quản lý nội dung truyền thông trên lĩnh vực trực tuyến. Bắt đầu với Nghị định 97 ra lệnh cho các blog tránh không được bình luận về xã hội và chính trị, ngăn cản không cho họ phổ biến các bài báo, tác phẩm văn học, hoặc các ấn phẩm bị cấm bởi Luật phát hành [22]. Các hệ thống blog được chỉ thị phải rút bỏ các nội dung “nguy hại” này và báo cáo với chính phủ thông tin cá nhân của các blogger mỗi khi có yêu cầu [23]. Nghị định 02 tiếp theo vào năm 2011 cho phép nhà chức trách quyền trừng phạt các nhà báo và blogger trên một loạt các vi phạm, kể cả việc xuất bản dưới một bút danh. Nghị định này phân biệt giữa các nhà báo được chính phủ công nhận và các blogger độc lập không có nhiều đặc quyền cũng như không được bảo vệ đầy đủ [24].

Nghị định 72 về Quản lý, Cung cấp, và Sử dụng Dịch vụ Internet cùng Nội dung Internet có hiệu lực từ tháng 9 năm 2013 và thay thế Nghị định 97 của 2008, đã nới rộng xu hướng đàn áp này. Nó thay thế “blog” với “mạng xã hội” để bao trùm nhiều hình thức khác nhau. Điều 5 giới hạn rộng rãi một loạt các hình thức sử dụng mạng bao gồm “chống lại Nhà nước CHXHCN Việt Nam”, kích động bạo lực, tiết lộ bí mật quốc gia, và cung cấp thông tin sai lệch.

Nghị định 72 đòi hỏi các trung gian – kể cả những thành phần có trụ sở ở nước ngoài – phải quản lý thành phần ủng hộ thứ ba trong quá trình hợp tác với chính phủ, và “loại bỏ hoặc ngăn chặn thông tin” bị nghiêm cấm theo Điều 5. Nghị định này cũng đòi hỏi các công ty phải duy trì ít nhất một mái chủ hoạt động ở quốc nội để “phục vụ công tác kiểm tra, lưu trữ, và cung cấp thông tin của người sử dụng theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.” Các mạng xã hội được chỉ thị phải “tiết lộ thông tin cá nhân của người sử dụng liên quan đến khủng bố, tội phạm, và các hành vi vi phạm pháp luật” theo yêu cầu. Nghị định này buộc chủ nhân các tiệm càfé Internet phải chịu trách nhiệm nếu khách hàng của họ bị bắt quả tang truy cập vào các trang mạng “xấu” [26]. Nghị định 72 không liệt kê các hình phạt và công ty vi phạm có thể phải đối đầu, và việc thi hành nó như thế nào cũng không được ghi rõ trong đó.

Cuối cùng thì vào tháng 11 năm 2013, chính phủ ban hành Nghị định 174, có hiệu lực kể từ tháng 1 năm 2014. Nghị định này xuất trình hình phạt hành chính 100 triệu vnđ ($4,700usd) cho những ai “chỉ trích chính phủ, Đảng cầm quyền, và các anh hùng dân tộc” hoặc “tuyên truyền hay lan truyền tư tưởng phản động chống phá nhà nước” trên các phương tiện mạng xã hội [27]. Hình phạt hành chính này được áp dụng cho các vi phạm không đến mức truy tố trách nhiệm hình sự. Nghị định này nêu rõ các hình phạt bổ sung đối với các vi phạm liên quan đến lĩnh vực thương mại trực tuyến [28].

Bên cạnh việc mở rộng kiểm duyệt, chính phủ đã thông qua các biện pháp mới để thao tác dư luận công chúng trên mạng. Năm 2013, Ban Tuyên Giáo và Sở Giáo Dục đã tiết lộ rằng họ quản lý ít nhất 400 tài khoản trên mạng – nhưng không nói rõ là loại nào – và 20 trang blog để chiến đấu với “thế lực thù địch” [29]. Một vài blog đã chỉ trích các Đảng viên cấp cao, chẳng hạn như Quan Làm Báo, đã nhận được phản ảnh rằng đó chỉ là đấu đá nội bộ thay vì thể hiện ý kiến khách quan.

Dù đã chịu những hạn chế bởi chính phủ, mạng Internet ở Việt Nam vẫn sôi động và cung cấp một sự đa dạng trong thông tin bằng ngôn ngữ Việt. Các trang như YouTube, Twitter, và hệ thống blog như Blogger hay WordPress đều được tự do truy cập và ngày càng phổ biến. Facebook, tuy đã không được công nhận chính thức và đối mặt với những ngăn cản rời rạc kể trong 2010 và 2011, vẫn trở nên rất thông dụng trong 2014 dù trong một vài trường hợp vẫn phải cần đến các biện pháp vượt tường để truy cập. Facebook lần đầu tiên năm 2012 đã vượt qua đối thủ cạnh tranh địa phương là Zing, và đã có số lượng người sử dụng tăng gấp đôi vào tháng 5, 2013 [30].

Dù phần lớn các blog và các trang mạng truyền thông xã hội đều đăng tải các chủ đề cá nhân và phi chính trị, dân báo đã xuất hiện như một nguồn thông tin quan trọng đối với nhiều người Việt, nhất là trong bối cảnh truyền thông chính thống bị quản lý chặt chẽ như hiện nay. Người dân giờ đây nhận ra sự tồn tại song song của truyền thông chính thức và đối tác thay thế họ đang hoạt động chỉ trên mạng mà thôi. Các trang như Anh Ba Sàm, Quê Choa, hoặc Bauxite Vietnam phản ứng rất nhanh với các sự kiện chính trị xã hội và có nhiều ảnh hưởng trong việc huy động các cuộc biểu tình tại Hà Nội và Tp HCM phản đối Trung Quốc xâm chiếm HS và TS năm 2011 [31]. Năm 2012, blog đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tập hợp ý kiến công chúng và cung cấp bằng chứng chính quyền địa phương thu giữ đất nông nghiệp của nông dân [32]. Năm 2013, các nhà hoạt động ủng hộ đồng tính đã sử dụng truyền thông xã hội để ủng hộ hôn nhân đồng tính [33].

CÁC VI PHẠM QUYỀN LỢI NGƯỜI SỬ DỤNG MẠNG

Trong năm năm qua, Việt Nam đã thẩm vấn, giam giữ, và hành hung các blogger và các tác giả viết bài trên mạng với một xu hướng đàn áp đã gia tăng trong 2013 và 2014. Các bản án ngày càng nặng hơn được phán quyết trong các phiên tòa xử lướt qua thông thường báo chí không được tham dự. Chỉ trong vòng có hai tháng vào giữa năm 2013, có đến ba bloggers bị bắt giam bởi Điều 258 BLHS về lạm dụng quyền tự do để đe dọa chính quyền. Các tin tặc đã nhắm vào các nhà tranh đấu bất đồng chính kiến người Việt kể từ năm 2009. Trong năm 2014, qua phân tích các đợt tấn công gần đây, kết quả cho thấy tin tặc đã đa dạng hoá các mục tiêu để tấn công cũng như các kỹ thuật tấn công dùng để ngăn chặn những ý kiến phê bình chính phủ Việt Nam. Họ cũng đã gia tăng việc kết hợp sự đa dạng này với chiến thuật chính thức công khai thừa nhận họ đã thao túng dư luận trên mạng và ngăn chặn các trang mạng.

Hiên Pháp đã được sửa đổi năm 2013 khẳng định quyền tự do ngôn luận, nhưng trong thực tế ĐCSVN đã quản lý các phương tiện truyền thông rất chặt chẽ. Pháp luật, bao gồm các nghị định liên quan đến Internet, BLHS, Luật Xuất bản, và Pháp Lệnh Bảo Vệ Bí Mật Quốc Gia, tất cả có thể được sử dụng để bỏ tù nhà báo và cư dân mạng. Điều luật khét tiếng số 79 và 88 của BLHS thường xuyên được sử dụng để truy tố và bỏ tù blogger và các nhà tranh đấu trên mạng về tội âm mưu lật đổ và tuyên truyền chống chính quyền [34]. Điều 258 dùng để xử phạt những ai “lạm dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của các tổ chức và công dân khác” cũng đã được gia tăng sử dụng để bắt giữ các blogger. Cơ quan tư pháp thì không độc lập, và các phiên tòa xử các vụ án liên quan đến tự do bày tỏ chính kiến thường diễn ra rất nhanh với các bản án đã định đoạt sẵn trước. Công an hay xem thường thủ tục tố tụng công bằng, thường bắt giữ blogger và các nhà hoạt động trên mạng mà không cần trát lệnh của tòa án hoặc bắt giữ người quá thời hạn quy định của pháp luật.

Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới đã đếm được 31 cư dân mạng đã bị bắt giam tại Việt Nam kể từ tháng Tư năm 2014, so với con số 17 của năm 2011 [35]. Sự gia tăng đáng kể này đã được tăng tốc bởi kết quả phán xét của phiên tòa tháng Giêng 2013 xử 14 sinh viên, blogger, và nhà tranh đấu nhân quyền về tội âm mưu lật đổ chính quyền theo Điều 79 [36][37]. Các bản án dao động từ 3 năm tù giam kèm theo 2 năm quản thúc tại gia cho đến 3 năm quản thúc tại gia [38].

Các bản án khác tiếp tục được phán quyết trong thời gian thuộc bản báo cáo này. Vào tháng Năm 2013, hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên, 21t, và Đinh Nguyên Kha, 25t - đã bị bắt từ tháng Mười 2012 vì tội phổ biến các tài liệu chống chính quyền trên mạng và ở nơi công cộng - bị kết án tù từ 6 đến 8 năm. Trích dẫn bản cáo trạng, tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới nói rằng hai sinh viên này đã bị cáo buộc liên lạc với một nhà hoạt động đối kháng ở nước ngoài qua Facebook [39]. Tòa phúc thẩm sau đó đã giảm án xuống còn 3 năm quản thúc tại gia cho Uyên và 4 năm tù giam cho Kha [40]. Luật gia kiêm blogger Lê Quốc Quân, người đã bị bắt giữ từ tháng Mười Hai 2012 ngay sau khi trang BBC Tiếng Việt đăng tải một bài viết của ông, cũng đã bị kết án 30 tháng tù giam vào tháng Mười 2013 kèm theo số tiền phạt 1.2 billion vnd ($57,000usd) về hành vi trốn thuế, một tội danh thường được chính phủ giả lập để bịt miệng các nhà bất đồng chính kiến [41].

Việc bắt giữ hiện nay cũng còn đang diễn ra, đặt biệt là theo Điều 258. Công an đã bắt giữ blogger Trương Duy Nhất vào tháng Năm 2013 [42]. Hai vụ bắt giữ khác theo cùng tội danh sau đó đã diễn ra vào tháng Sáu nhắm vào nhà văn nổi bật 61 tuổi Phạm Viết Đào, người đã viết rất nhiều về các vấn đề nhạy cảm chẳng hạn như việc tranh chấp lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc [43], và blogger Đinh Nhật Uy, anh của Đinh Nguyên Kha [44]. Vào tháng Mười, sau một phiên tòa kéo dài 4 giờ đồng hồ, Uy đã bị kêu án một năm quản chế [45]. Vào tháng Ba 2014, Phạm Viết Đào đã bị xử 15 tháng tù [46]; Trương Duy Nhất bị kêu án 2 năm tù giam [47]. Ngày 5 tháng Năm 2014, blogger Nguyễn Hữu Vinh, còn được biết đến với tên gọi Anh Ba Sàm, đã bị bắt giữ cũng với Điều 258 [48].

Hai trong số các blogger bị kêu án tù lâu nhất đã tuyệt thực riêng biệt trong tù vào khoảng thời gian nằm trong bản báo cáo này để phản đối điều kiện của trại giam. Nguyễn Văn Hải, biệt danh Điếu Cày, đã tiếp tục bị giam cầm sau khi đã thi hành xong bản án 2.5 năm tù giam với tội danh trốn thuể năm 2010. Điếu Cày sau đó vào năm 2012 đã bị xử thêm 12 năm tù giam và 5 năm quản chế về tội “hoạt động chống chính quyền” [49]. Qua trang blog của ông, Điếu Cày đã trở thành một tiếng nói tấm cỡ chỉ trích thành tích nhân quyền của chính phủ và ủng hộ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa. Ông đã từ chối ăn thức ăn hơn một tháng kể từ tháng Bảy 2013 cho đến khi nhà chức trách đồng ý chấp nhận xem xét kiến nghị phản đối chế độ đối đãi tù nhân của ông [50]. Ủy Ban Bảo Vệ Nhà Báo (CPJ) ở New York qua buổi lễ khiếm diện đã vinh danh ông với giải thưởng Tự Do Báo Chí vào tháng Mười 2013 [51]. Nhà đối kháng trực tuyến Cù Huy Hà Vũ cũng đã tuyệt thực đến 3 tuần trong tháng Sáu. Ông Cù Huy Hà Vũ đang thụ án 7 năm tù giam và 3 năm quản chế, bản án được phán quyết trong phiên tòa xử kín 2011 công chúng không được tham dự [52.] Ông Vũ được trả tự do vào tháng Tư 2014 [53].

Ngoài hình phạt tù, các blogger và nhà hoạt động trên mạng cũng phải chịu những cuộc tấn công hành hung, mất việc làm, đường truyền mạng bị cắt, hạn chế đi lại, và bị tước đoạt các quyền tự do khác. Trong thời gian của bản báo cáo này, có một số blogger đã bị sách nhiễu vì đã tổ chức và tham gia các sự kiện công cộng, bao gồm hàng loạt các sự kiện xảy ra trong tháng Năm 2013. Công an và an ninh ở Hà Nội, Nha Trang, và Tp HCM đã đánh đập các blogger tham gia các buổi dã ngoại nhân quyền khắp mọi miền được an bài qua Facebook cho những ai quan tâm đến quyền con người [54]. Tại Sài Gòn, blogger Nguyễn Hoàng Vi đã ghi nhận các vết trầy xước trên mặt em và mẹ của cô sau khi Công an tấn công buổi dã ngoại [55]. Trong tháng Năm, có ít nhất một cư dân mạng báo cáo trên Facebook là anh đã bị đánh vào ngực khi tham dự phiên tòa xử một nhà bất đồng chính kiến [56]. Cùng tháng đó, blogger Huỳnh Ngọc Chênh, người đã từng nhận giải thưởng Netizen 2013 của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới, đã bị ngăn chặn không được xuất cảnh [57]. Đánh đập và quấy rối tiếp tục diễn ra ở Tp HCM vào tháng Mười Hai 2013 trong một buổi lễ ăn mừng ngày Quốc tế Nhân quyền [58].

Đăng ký tên thật là điều không cần thiết đối với việc viết blog hay viết bài bình luận trực tuyến, và nhiều người Việt đã làm như vậy. Tuy nhiên, chính quyền Việt Nam đã giám sát các hoạt động và trao đổi bất đồng chính kiến trên mạng. Chủ các quán càfé Internet đã được chỉ thị phải cài phần mềm giám sát và lưu trữ thông tin vào máy tính trong quán để thu thập thông tin và hoạt động của người sử dụng. Công dân cũng phải cung cấp cho các công ty dịch vụ mạng các giấy tờ do chính quyền cấp khi đặt mua dịch vụ mạng cho gia cư [59]. Vào cuối năm 2009, Bộ TTTT yêu cầu tất cả các khách hàng sử dụng ĐTDĐ trả trước thuê bao ĐT phải đăng ký căn cước của họ với các nhà điều hành và giới hạn 3 số ĐT cho mỗi người, mỗi Cty cung cấp dịch vụ [60]. Tuy nhiên, kể từ năm 2014, quá trình đăng ký này không nối kết vào cơ sở dữ liệu trung tâm nào cả nên có thể tránh được bằng cách sử dụng căn cước giả [61].

Nghị định 72 yêu cầu tất cả các nhà cung cấp dịch vụ mạng – đặc biệt là các trang mạng xã hội – phải cung cấp thông tin người sử dụng cho các “cơ quan có thẩm quyền” theo yêu cầu. Nhưng nghị định này là không có thủ tục thi hành hoặc giám sát để thu thập thông tin hay ngăn chặn việc sử dụng giấy tờ giả [62]. Nghị định này cho người sử dụng mạng một quyền tự do mơ hồ rằng “thông tin cá nhân của hô sẽ được giữ bí mật theo đúng quy định của pháp luật”. Việc thực hiện các đòi hỏi của nghị định này hoàn toàn tùy thuộc vào các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan, và các “cơ quan chính phủ”, các “ủy ban nhân dân”, và “các tổ chức, cá nhân có liên quan”; khiến cho người sử dụng mạng nặc danh và các trao đổi cá nhân có thể bị xâm phạm bất kỳ cơ quan thẩm quyền nào ở Việt Nam trong những năm tới.

Năm 2013, một nhóm nghiên cứu có trụ sở tại Canada có tên gọi Citizen Lab đã xác định phần mềm FinFisher trong các máy chủ tại 25 quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam [63]. Phần mềm này được quảng bá và phân phối bởi Anh quốc thông qua Gamma International. FinFisher là một phần mềm dùng để xâm nhập và giám sát một cách bất hợp pháp, nó có khả năng giám sát thông tin liên lạc, trích xuất thông tin như danh bạ, giám sát tin nhắn và email không cần sự cho phép của các máy tính khác. Citizen Lab cũng cho biết rằng sự hiện hữu của một máy chủ với FinFisher như thế không chứng minh được ai đang quản lý nó, mặc dù nó được thiết lập cho các chính phủ sử dụng.

Các nhà hoạt động tranh đấu tại Việt Nam và ở hải ngoại đã trở thành các mục tiêu trong các cuộc tấn công mạng có hệ thống kể từ năm 2009. [64]. Khi các hoạt động tấn công này được ghi nhận lần đầu tiên, những kẻ tấn công đã sử dụng một phần mềm đánh tiếng Việt để lây nhiễm các máy tính với mã độc nhằm mục đích sử dụng các máy này để phát động các cuộc tấn công từ-chối-dịch-vụ (DDoS) vào các trang blog và trang mạng được xem là công kích chính phủ. Google đã ước tính rằng “có khả năng hàng chục nghìn máy tính” đã bị ảnh hưởng [65] nhưng chính quyền Việt Nam đã không có động thái gì để tìm và trừng phạt những kẻ tấn công [66].

Kể từ đó, các phương pháp tấn công của tin tặc đã phát triển thêm dù rằng các mục tiêu họ nhắm vào vẫn không thay đổi. Các nhà hoạt động hiện nay có nguy cơ tài khoản bị chiếm giữ qua những email spear-phishing giả tạo cải trang như thật nhưng có chứa mã độc dùng để xâm nhập qua hàng rào phòng bị kỹ thuật số của người nhận để tiếp cận các thông tin về tài khoản cá nhân. Năm 2013, những kẻ tấn công đã chiếm quyền kiểm soát một số các trang blog quan trọng bao gồm trang Anh Ba Sàm, Que Choa, và những trang blog cá nhân được viết bởi các nhà hoạt động như Nguyễn Xuân Diện, Huỳnh Ngọc Chênh, và những người khác [67]. Việc đăng tải một danh sách các địa chỉ khác nhau cho một trang blog hay trang tin tức, phòng ngừa trường hợp một trong các địa chỉ đó bị chiếm quyền kiểm soát, là điều rất phổ biến. Vào tháng Giêng 2014, các nhà nghiên cứu đã tiết lộ rằng đường dây tin tức của hãng Thông tấn AP và Tổ chức Quản lý Điện tử (EFF) của Hoa Kỳ cũng nằm trong các mục tiêu bị đánh phá bởi tin tặc vì đã đăng tải tin tức về tình hình Việt Nam. Các tin tặc này đã sử dụng ngân sách lên đến “hàng chục nghìn Mỹ kim” để phát động các cuộc tấn công từ các máy chủ trên khắp thế giới [68]. Qua phân tích các email bị tình nghi, Tổ chứ Quản lý Điện Tử EFF có trụ sở ở Cali, Hoa Kỳ cho biết nhóm chịu trách nhiệm trong việc đánh phá này dường như đã hoạt động từ năm 2009. Tuy nhiên, mã độc của họ giờ đã được nâng cấp, chỉ có phần mêm của 1 trong số gần 50 nhà cung cấp phần mềm dò soát virút có thể tìm ra mà thôi [69].

Các cuộc tấn công đôi khi trùng hợp với các góp ý không tốt để bôi xấu nội dung của một trang mạng, dấu hiệu của việc thao túng dư luận, tuy không thể truy tìm ra gốc rễ là các diễn viên của chính quyền. Trong năm qua, sự hiện diện của những góp ý loại này phù hợp với các biện pháp kiểm soát chính thức chẳng hạn như các vụ bắt người và ngăn chặn trang mạng. Một trang blog có nguồn gốc ở Cali đã bị hack trong 2013. Khi Ngọc Thu, chủ nhân của trang blog này lấy lại được quyền kiểm soát và chuyển nó sang một địa chỉ khác, nó lại bị các công ty cung cấp dịch vụ mạng ngăn chặn [70]. Trang mạng của blogger Trương Duy Nhất trong một thời gian ngắn sau khi ông bị bắt vào tháng Năm 2013 đã không thể truy cập được. Khi nó tái xuất hiện, trang blog này tự động cài mã độc vào máy tính của những người truy cập vào đó, nhắm vào độc giả ủng hộ ông để theo dõi và tấn công sau này [71].

Hoàng Triết chuyển ngữ
Theo Dân Luận