(VienDongDaily.Com - 10/08/2013)
Ngoài những ca sĩ thân hữu của Viện Việt Học
đóng góp tiếng hát cho chương trình, lần này nhạc sĩ Trúc Hồ cũng sẽ cống hiến
cho quý khán giả tham dự những nhạc phẩm đấu tranh của anh như “Triệu Con Tim,
Một Tiếng Nói” do nhạc sĩ Trúc Hồ tự đệm đàn và hát…
Băng Huyền/ Viễn
Đông
Vào
đầu tháng 8 năm 2011, quyển sách tâm bút, thi văn hợp tuyển “Ngày Bão Loạn” của
tác giả Hương Giang (tên thật là Ngô Thị Mai Hương), do Cội Nguồn xuất bản năm
2011, đã được tác giả ra mắt tại San Jose với sự tham dự của nhiều nhà văn, nhà
báo tên tuổi của vùng Thung Lũng Hoa Vàng cùng một số rất đông quan khách và những
người yêu văn thơ tại đây, để lại nhiều cảm xúc cho người tham dự lúc bấy giờ
qua 222 trang sách, gồm 40 bài thơ của tác giả viết về quê hương, về công cuộc
đấu tranh của tổ chức Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam do cố Đề
Đốc Hoàng Cơ Minh lãnh đạo, tiền thân của Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng (Đảng
Việt Tân) bây giờ (tác giả Hương Giang là một đảng viênViệt Tân từ năm 2007);
và một số bài trích của những người khác viết về các chiến hữu đã hy sinh – như
Hoàng Cơ Minh, Dương Văn Tư, Huỳnh Văn Tiến, Đặng Quốc Hiền, Ngô Chí Dũng, Nguyễn
Trọng Hùng, Phùng Tấn Hiệp, Trần Hướng Việt, Trần Thiện Khải, Võ Hoàng… và những
sự việc liên hệ tới tổ chức Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam.
Hương
Giang
Vào trưa Chủ Nhật, 25-8-2013 sắp tới, tại Viện Việt Học, sẽ diễn ra buổi ra mắt của tác giả Hương Giang và “Ngày Bão Loạn” với đồng hương vùng Nam California.
Nội dung của chương trìnhVào trưa Chủ Nhật, 25-8-2013 sắp tới, tại Viện Việt Học, sẽ diễn ra buổi ra mắt của tác giả Hương Giang và “Ngày Bão Loạn” với đồng hương vùng Nam California.
Chia
sẻ về lý do có buổi ra mắt “Ngày Bão Loạn” lần này của tác giả Hương Giang, anh
Nguyễn Minh, đại diện cho câu lạc bộ văn nghệ Viện Việt Học cho biết, chính vì
cơ duyên gần đây được gặp gỡ tác giả Hương Giang (Mai Hương) và đọc tác phẩm
“Ngày Bão Loạn”, cá nhân anh cùng anh chị em tại Viện Việt Học rất cảm xúc và
mong muốn được giới thiệu đến đồng hương vùng Nam California tác phẩm ý nghĩa
này. Anh Nguyễn Minh cho biết buổi ra mắt sách “Ngày Bão Loạn” và giới thiệu
tác giả Hương Giang sẽ có những vị khách mời đặc biệt như nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn
Đình Toàn, nhạc sĩ Trúc Hồ… và sự có mặt của phu quân tác giả Hương Giang, tiến
sĩ Nguyễn Quốc Quân (từng bị chính quyền Việt Nam Cộng sản bắt bỏ tù khi về nước
tranh đấu cho tự do dân chủ vào năm 2007 và tháng 4 năm 2012).
Chương trình văn nghệ của buổi ra mắt sách sẽ chia ra 3 phần, gợi nhắc lại 3 thời kỳ, gồm phần Một là giai đoạn những năm đầu thập niên 1980, người thanh niên Trần Văn Bá, tổng hội trưởng tổng hội sinh viên Việt Nam tại Paris (Pháp quốc) đã bỏ lại đằng sau một Paris hoa lệ, bỏ lại đằng sau những cám dỗ tầm thường và một tương lai xán lạn đang đón chờ anh phía trước, âm thầm trở về tổ quốc để hoạt động cách mạng, đấu tranh chống lại chế độ độc tài đảng CSVN và anh đã hy sinh vào ngày 8-1-1985 tại pháp trường ở Việt Nam.
Phần Hai nhắc lại thời kỳ Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam do cố Đề Đốc Hoàng Cơ Minh lãnh đạo và và các chiến hữu của ông.
Phần Ba nhắc lại thời kỳ đấu tranh dân chủ trong nước những năm gần đây, với những nhạc phẩm đấu tranh của Việt Khang, Trúc Hồ… để nhìn thấy cả quá trình đấu tranh dân chủ của con dân Việt. Dù các kháng chiến quân trước đây đã “nằm xuống”, nhưng sự hy sinh của họ không vô ích, công cuộc đấu tranh hiện nay vẫn đang được tiếp diễn.
Ngoài những ca sĩ thân hữu của Viện Việt Học đóng góp tiếng hát cho chương trình, lần này nhạc sĩ Trúc Hồ cũng sẽ cống hiến cho quý khán giả tham dự những nhạc phẩm đấu tranh của anh như “Triệu Con Tim, Một Tiếng Nói” do nhạc sĩ Trúc Hồ tự đệm đàn và hát…
Tâm tình của tác giảChương trình văn nghệ của buổi ra mắt sách sẽ chia ra 3 phần, gợi nhắc lại 3 thời kỳ, gồm phần Một là giai đoạn những năm đầu thập niên 1980, người thanh niên Trần Văn Bá, tổng hội trưởng tổng hội sinh viên Việt Nam tại Paris (Pháp quốc) đã bỏ lại đằng sau một Paris hoa lệ, bỏ lại đằng sau những cám dỗ tầm thường và một tương lai xán lạn đang đón chờ anh phía trước, âm thầm trở về tổ quốc để hoạt động cách mạng, đấu tranh chống lại chế độ độc tài đảng CSVN và anh đã hy sinh vào ngày 8-1-1985 tại pháp trường ở Việt Nam.
Phần Hai nhắc lại thời kỳ Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam do cố Đề Đốc Hoàng Cơ Minh lãnh đạo và và các chiến hữu của ông.
Phần Ba nhắc lại thời kỳ đấu tranh dân chủ trong nước những năm gần đây, với những nhạc phẩm đấu tranh của Việt Khang, Trúc Hồ… để nhìn thấy cả quá trình đấu tranh dân chủ của con dân Việt. Dù các kháng chiến quân trước đây đã “nằm xuống”, nhưng sự hy sinh của họ không vô ích, công cuộc đấu tranh hiện nay vẫn đang được tiếp diễn.
Ngoài những ca sĩ thân hữu của Viện Việt Học đóng góp tiếng hát cho chương trình, lần này nhạc sĩ Trúc Hồ cũng sẽ cống hiến cho quý khán giả tham dự những nhạc phẩm đấu tranh của anh như “Triệu Con Tim, Một Tiếng Nói” do nhạc sĩ Trúc Hồ tự đệm đàn và hát…
Giải
thích vì sao cả hai lần ra mắt “Ngày Bão Loạn” cũng đều được tổ chức vào tháng
8, tác giả Hương Giang (Mai Hương) cho biết, “Bởi tháng 8 là tháng mà những chiến
hữu của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam và cố Đề Đốc Hoàng Cơ
Minh đã hy sinh trong trận đánh Nam Lào (27- 8-1987), trong tinh thần tưởng nhớ
đến các anh, đến sự hy sinh của các anh, tôi quyết định ra mắt sách lần này tại
Nam California vào ngày 25-8-2013.
Chị Hương Giang (Mai Hương) tâm sự: “Tháng 8 – 2011, tôi ra mắt “Ngày Bão Loạn” lần đầu tiên tại San Jose, khi đó tôi nghĩ, không biết những anh linh ấy có thỏa lòng hay không, nhưng tôi biết là tôi rất thỏa lòng, vì tôi đã làm được điều mà tôi mong muốn. “Ngày bão loạn” là quyển sách mà tôi hình thành để tạ ơn. Khi tôi đến Hoa Kỳ định cư (năm 1984 diện đoàn tụ gia đình), cũng là lúc phong trào Kháng Chiến về cứu quê hương được phát động khắp nơi. Nhiều người tham gia kháng chiến, tôi nhập cuộc và làm thơ nói về ước mơ của mình, làm thơ ca ngợi các kháng chiến quân. Tôi đã biết những chiến hữu ấy khi họ còn sống ở hải ngoại, và tôi có cảm giác như là tôi đã trao ước mơ của mình cho họ, họ đã mang ước mơ của tôi đi, và họ đã “hy sinh”. Sự ra đi của họ không bao giờ cũ cả. Do không có nhiều người biết về họ, hoặc có một số tai tiếng không hay nói về họ, nên tôi thấy mình có trách nhiệm phải nói về họ, ví dụ như đoàn quân của anh Trần Văn Bá, có 200 người, mà không ai biết về các chiến hữu này hết, tôi là người biết, nên tôi phải có bổn phận phổ biến cho mọi người biết, đó là cách để tôi trả ơn, đây cũng là lý do hình thành quyển sách “Ngày Bão Loạn”.
Chị kể rằng quá trình chị thu thập những dữ kiện và tài liệu cho tập sách này khoảng một năm, cùng những bài thơ do chị sáng tác từ những ngày đấu tranh của các chiến hữu đã được chị thu thập lại.
Chị Hương Giang chia sẻ: “Ban đầu tôi chỉ thu thập những câu chuyện của những người bên Hoa Kỳ về nước đấu tranh thôi, nhưng chính trong quá trình thu thập, tôi được biết có những người từ trong Việt Nam đi ra và dừng lại ở những trại tị nạn, rồi quay trở về để đấu tranh, họ là những người rất giỏi, và hết lòng với đất nước. Khi đó, tôi nhận thấy mình thật thiếu sót, nên không thể bỏ qua những dữ kiện này và trong quá trình thu thập các dữ kiện, tôi đã không cầm được nước mắt và không thể viết nổi, chẳng hạn như chiến hữu Trần Hướng Việt là nhân vật mà trong quá trình tìm tài liệu tôi mới biết, chuyện lúc anh hy sinh… đã đem lại nhiều cảm xúc cho tôi.”
Giọng bùi ngùi, chị nói tiếp: “Tôi nhớ câu thơ của một nhà thơ viết rằng “Nghĩa trang chiều như một thư viện mênh mông. Mỗi ngôi mộ là một pho tiểu thuyết”. Tôi muốn viết về những người này, để độc giả đọc lại những ước mơ, những tình yêu, những nhật ký của những ngôi mộ này, để không quên họ. Tôi chọn tựa sách là “Ngày Bão Loạn”, vì muốn nhắc đến những ngày hỗn độn, mọi người Việt phải bỏ nước ra đi, nó vừa buồn vì bắt đầu cuộc đời tị nạn, phải đối diện cuộc sống xứ người, nhưng lúc nào cũng có một số anh em muốn trở về để đấu tranh, có bác Võ Đại Tôn, anh Trần Văn Bá, cố Đề Đốc Hoàng Cơ Minh… là những người đã trở về và đã hy sinh. Tại hải ngoại có những dư luận không được hay lắm về những chiến hữu này, như bác Võ Đại Tôn từng bị cho là Võ đại bịp… Nên tựa sách “Ngày bão loạn” còn là “bão loạn” không chỉ từ trong những biến cố của đất nước, mà còn là “bão loạn” cả ở những khó khăn của người Việt tại đây.”
Nội dung Ngày Bão LoạnChị Hương Giang (Mai Hương) tâm sự: “Tháng 8 – 2011, tôi ra mắt “Ngày Bão Loạn” lần đầu tiên tại San Jose, khi đó tôi nghĩ, không biết những anh linh ấy có thỏa lòng hay không, nhưng tôi biết là tôi rất thỏa lòng, vì tôi đã làm được điều mà tôi mong muốn. “Ngày bão loạn” là quyển sách mà tôi hình thành để tạ ơn. Khi tôi đến Hoa Kỳ định cư (năm 1984 diện đoàn tụ gia đình), cũng là lúc phong trào Kháng Chiến về cứu quê hương được phát động khắp nơi. Nhiều người tham gia kháng chiến, tôi nhập cuộc và làm thơ nói về ước mơ của mình, làm thơ ca ngợi các kháng chiến quân. Tôi đã biết những chiến hữu ấy khi họ còn sống ở hải ngoại, và tôi có cảm giác như là tôi đã trao ước mơ của mình cho họ, họ đã mang ước mơ của tôi đi, và họ đã “hy sinh”. Sự ra đi của họ không bao giờ cũ cả. Do không có nhiều người biết về họ, hoặc có một số tai tiếng không hay nói về họ, nên tôi thấy mình có trách nhiệm phải nói về họ, ví dụ như đoàn quân của anh Trần Văn Bá, có 200 người, mà không ai biết về các chiến hữu này hết, tôi là người biết, nên tôi phải có bổn phận phổ biến cho mọi người biết, đó là cách để tôi trả ơn, đây cũng là lý do hình thành quyển sách “Ngày Bão Loạn”.
Chị kể rằng quá trình chị thu thập những dữ kiện và tài liệu cho tập sách này khoảng một năm, cùng những bài thơ do chị sáng tác từ những ngày đấu tranh của các chiến hữu đã được chị thu thập lại.
Chị Hương Giang chia sẻ: “Ban đầu tôi chỉ thu thập những câu chuyện của những người bên Hoa Kỳ về nước đấu tranh thôi, nhưng chính trong quá trình thu thập, tôi được biết có những người từ trong Việt Nam đi ra và dừng lại ở những trại tị nạn, rồi quay trở về để đấu tranh, họ là những người rất giỏi, và hết lòng với đất nước. Khi đó, tôi nhận thấy mình thật thiếu sót, nên không thể bỏ qua những dữ kiện này và trong quá trình thu thập các dữ kiện, tôi đã không cầm được nước mắt và không thể viết nổi, chẳng hạn như chiến hữu Trần Hướng Việt là nhân vật mà trong quá trình tìm tài liệu tôi mới biết, chuyện lúc anh hy sinh… đã đem lại nhiều cảm xúc cho tôi.”
Giọng bùi ngùi, chị nói tiếp: “Tôi nhớ câu thơ của một nhà thơ viết rằng “Nghĩa trang chiều như một thư viện mênh mông. Mỗi ngôi mộ là một pho tiểu thuyết”. Tôi muốn viết về những người này, để độc giả đọc lại những ước mơ, những tình yêu, những nhật ký của những ngôi mộ này, để không quên họ. Tôi chọn tựa sách là “Ngày Bão Loạn”, vì muốn nhắc đến những ngày hỗn độn, mọi người Việt phải bỏ nước ra đi, nó vừa buồn vì bắt đầu cuộc đời tị nạn, phải đối diện cuộc sống xứ người, nhưng lúc nào cũng có một số anh em muốn trở về để đấu tranh, có bác Võ Đại Tôn, anh Trần Văn Bá, cố Đề Đốc Hoàng Cơ Minh… là những người đã trở về và đã hy sinh. Tại hải ngoại có những dư luận không được hay lắm về những chiến hữu này, như bác Võ Đại Tôn từng bị cho là Võ đại bịp… Nên tựa sách “Ngày bão loạn” còn là “bão loạn” không chỉ từ trong những biến cố của đất nước, mà còn là “bão loạn” cả ở những khó khăn của người Việt tại đây.”
Lời
đề từ cho cuốn sách được tác giả ghi: “Kính dâng anh linh các con dân Việt Nam
đã sống và chết cho Tự Do và Nhân Phẩm của con người. Tác giả hình như muốn
giúp người đọc “tìm lại cảm hứng” cho “xu hướng nguội tắt về quá khứ”, vì đó “sẽ
là sự bội bạc”.
Những bài thơ và đoản văn của tác giả Hương Giang đều từ sự chiêm nghiệm đời sống, về các chiến hữu, thể hiện một tâm hồn đẹp, giàu lý tưởng và tình yêu quê hương rất đỗi nồng nàn, tinh tế. Những câu thơ của chị đằm thắm và ăm ắp cái tình, cái tình với người và quê hương được tải ở văn phong, ở từng câu chữ tinh lọc, có khi tới day dứt, ám ảnh. Văn chương, suy cho cùng, cốt ở cái tình; tài ở cái tình của riêng mình nhờ bao quát mà thành ra của người. Những bài thơ tác giả viết về quê hương, về công cuộc đấu tranh của tổ chức Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam. Hay những vần thơ riêng tư như: “Hãy thương anh, lưng anh còn chiếc bóng. Chiếc bóng quê nhà đè mãi thêm đau. Hãy yêu anh như thưở ban đầu em trót hứa. Như ngày nào em cãi mẹ lấy anh…” (Trích bài thơ Cho những người yêu nhau”).
“…Có bao giờ H nghĩ H thương anh đâu. Hai đứa ở xa nhau như hai đầu trái đất. Anh bướng bỉnh và anh nghèo rớt. Anh có gì cho H ước mơ. Chỉ tại câu ca dao một nửa đã là thơ. Ai trách lòng mình giếng sâu, giếng cạn. Hay tại anh thương đất nước mình vô hạn. Bậu nối dây rồi ai nỡ làm ngơ… “ (trích bài “Có Bao Giờ”, tác giả viết vào năm 2007 nhờ toà đại sứ (Hoa Kỳ) đọc khi vào thăm phu quân Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân, bị chính quyền Việt Nam Cộng sản bắt bỏ tù khi về nước tranh đấu cho tự do dân chủ.). Những vần thơ ấy luôn đẫm cái tình ở câu chữ và chính điều này đã neo giữ người đọc không rời được qua những trang sách “Ngày Bão Loạn”.
Trong “Ngày Bão Loạn”, còn có những bài viết về các chiến hữu được trích dẫn từ những người khác viết, là những tiểu sử, kỷ niệm, ký ức về nhân vật được nhắc tới, mà tác giả Hương Giang không phải là chứng nhân trực tiếp. Những chiến hữu trước khi tham gia kháng chiến, họ đều đã tới được bến bờ tự do, đã có vợ con hoặc người yêu, nhưng họ tự nguyện trở thành kháng chiến quân với mục tiêu xâm nhập Việt Nam cứu nước. Trong số họ, có những vị là sĩ quan Quân Lực VNCH, riêng chiến hữu Trần Hướng Việt là người Việt sinh trưởng tại Thái, chưa một lần biết Việt Nam, nhưng anh rất yêu người Việt, nước Việt, anh tốt nghiệp đại học hạng ưu tại Thái và được học bổng sang Mỹ du học, anh quyết định không đi, và từ giã “mối tình tuyệt đẹp” của mình với người thiếu nữ Thái, để gia nhập kháng chiến, hay Ngô Chí Dũng là sinh viên du học tại Nhật; Võ Hoàng, là một chiến sĩ hải quân, là nhà văn nổi tiếng, làm thơ, viết nhạc, hội hoạ…, đã để lại vợ và ba con trai. Đây là những câu chuyện khuấy động tâm hồn người đọc. Là khuôn mặt của một vài cá nhân. Và cũng là khuôn mặt của một thế hệ, gởi gắm thật nhiều điều về những ước mơ “tự do, dân chủ” cho Việt Nam.
Tuổi trẻ gốc Việt tại hải ngoại hôm nay phải chăng cũng cần phải đọc “Ngày Bão Loạn”, để hiểu hơn những gì thế hệ cha anh đã từng trải nghiệm, để “đáp lời sông núi”. Bởi hôm nay những vấn đề nóngbỏng của cuộc chiến đấu cho dân chủ, tự do và nhân phẩm, hạnh phúc vẫn còn đang tiếp diễn hằng ngày trên quê hương.
Chị Hương Giang thiết tha: “Xin mọi người hãy tham gia đóng góp qua mọi tổ chức, vì mọi đóng góp dù nhỏ bé của mỗi người cũng sẽ góp phần thay đổi đất nước của chúng ta. Riêng lần ra mắt sách ngày 25-8 này, tôi rất mong có nhiều người đến tham dự để chúng ta cùng tưởng nhớ đến những kháng chiến quân năm xưa, và hiểu hơn tình yêu, ước mơ của họ ra sao”.
Vài nét về tác giả Hương
GiangNhững bài thơ và đoản văn của tác giả Hương Giang đều từ sự chiêm nghiệm đời sống, về các chiến hữu, thể hiện một tâm hồn đẹp, giàu lý tưởng và tình yêu quê hương rất đỗi nồng nàn, tinh tế. Những câu thơ của chị đằm thắm và ăm ắp cái tình, cái tình với người và quê hương được tải ở văn phong, ở từng câu chữ tinh lọc, có khi tới day dứt, ám ảnh. Văn chương, suy cho cùng, cốt ở cái tình; tài ở cái tình của riêng mình nhờ bao quát mà thành ra của người. Những bài thơ tác giả viết về quê hương, về công cuộc đấu tranh của tổ chức Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam. Hay những vần thơ riêng tư như: “Hãy thương anh, lưng anh còn chiếc bóng. Chiếc bóng quê nhà đè mãi thêm đau. Hãy yêu anh như thưở ban đầu em trót hứa. Như ngày nào em cãi mẹ lấy anh…” (Trích bài thơ Cho những người yêu nhau”).
“…Có bao giờ H nghĩ H thương anh đâu. Hai đứa ở xa nhau như hai đầu trái đất. Anh bướng bỉnh và anh nghèo rớt. Anh có gì cho H ước mơ. Chỉ tại câu ca dao một nửa đã là thơ. Ai trách lòng mình giếng sâu, giếng cạn. Hay tại anh thương đất nước mình vô hạn. Bậu nối dây rồi ai nỡ làm ngơ… “ (trích bài “Có Bao Giờ”, tác giả viết vào năm 2007 nhờ toà đại sứ (Hoa Kỳ) đọc khi vào thăm phu quân Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân, bị chính quyền Việt Nam Cộng sản bắt bỏ tù khi về nước tranh đấu cho tự do dân chủ.). Những vần thơ ấy luôn đẫm cái tình ở câu chữ và chính điều này đã neo giữ người đọc không rời được qua những trang sách “Ngày Bão Loạn”.
Trong “Ngày Bão Loạn”, còn có những bài viết về các chiến hữu được trích dẫn từ những người khác viết, là những tiểu sử, kỷ niệm, ký ức về nhân vật được nhắc tới, mà tác giả Hương Giang không phải là chứng nhân trực tiếp. Những chiến hữu trước khi tham gia kháng chiến, họ đều đã tới được bến bờ tự do, đã có vợ con hoặc người yêu, nhưng họ tự nguyện trở thành kháng chiến quân với mục tiêu xâm nhập Việt Nam cứu nước. Trong số họ, có những vị là sĩ quan Quân Lực VNCH, riêng chiến hữu Trần Hướng Việt là người Việt sinh trưởng tại Thái, chưa một lần biết Việt Nam, nhưng anh rất yêu người Việt, nước Việt, anh tốt nghiệp đại học hạng ưu tại Thái và được học bổng sang Mỹ du học, anh quyết định không đi, và từ giã “mối tình tuyệt đẹp” của mình với người thiếu nữ Thái, để gia nhập kháng chiến, hay Ngô Chí Dũng là sinh viên du học tại Nhật; Võ Hoàng, là một chiến sĩ hải quân, là nhà văn nổi tiếng, làm thơ, viết nhạc, hội hoạ…, đã để lại vợ và ba con trai. Đây là những câu chuyện khuấy động tâm hồn người đọc. Là khuôn mặt của một vài cá nhân. Và cũng là khuôn mặt của một thế hệ, gởi gắm thật nhiều điều về những ước mơ “tự do, dân chủ” cho Việt Nam.
Tuổi trẻ gốc Việt tại hải ngoại hôm nay phải chăng cũng cần phải đọc “Ngày Bão Loạn”, để hiểu hơn những gì thế hệ cha anh đã từng trải nghiệm, để “đáp lời sông núi”. Bởi hôm nay những vấn đề nóngbỏng của cuộc chiến đấu cho dân chủ, tự do và nhân phẩm, hạnh phúc vẫn còn đang tiếp diễn hằng ngày trên quê hương.
Chị Hương Giang thiết tha: “Xin mọi người hãy tham gia đóng góp qua mọi tổ chức, vì mọi đóng góp dù nhỏ bé của mỗi người cũng sẽ góp phần thay đổi đất nước của chúng ta. Riêng lần ra mắt sách ngày 25-8 này, tôi rất mong có nhiều người đến tham dự để chúng ta cùng tưởng nhớ đến những kháng chiến quân năm xưa, và hiểu hơn tình yêu, ước mơ của họ ra sao”.
Tên thật là Ngô Thị Mai Hương, sinh năm 1960 tại Huế, là con thứ 5 trong gia đình có 10 anh chị em. Thân phụ là sĩ quan QLVNCH, nên cả gia đình vào Sài Gòn theo cha, và chị học trường Trưng Vương (Sài Gòn). Sau biến cố tháng 4 năm 1975, thân phụ chị theo đoàn người di tản rời khỏi Việt Nam, để cả gia đình ở lại. Sau đó một nửa gia đình đi kinh tế mới Long Thành.
Năm 1978, chị và gia đình về lại Sài Gòn. Năm 1980 đi vượt biên, bị bắt tù 4 tháng tại đảo Phú Quốc và Rạch Giá. Đến năm 1984, cả gia đình được thân phụ bảo lãnh đến Chicago Hoa Kỳ. Đến Mỹ, chị học kế toán và có thơ đăng ở các báo Nhân Văn, Lửa Việt, Kháng Chiến, Canh Tân.
Cuối năm 1990, chị lập gia đình với Tiến Sĩ Nguyễn Quốc Quân- người con trai thứ của nghệ sĩ Hồ Điệp.
Hiện chị sống với chồng và 2 con trai tại thành phố Garden Grove, Nam California. (bh)
Băng Huyền/ Viễn
Đông
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Phản Hồi