"Mấy người chuyển từ trại Xuân Lộc qua thì bị họ tuyên bố là cùm 10 ngày, trong đó có chồng tôi là ông Phan Ngọc Tuấn, anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, anh Nguyễn Ngọc Cường, anh Trần Huỳnh Duy Thức, anh Huỳnh Anh Trí. Nghe nói là mấy ông tuyệt thực, họ nghe nói tuyệt thực thì họ cùm mấy người kia 4 ngày, còn ông Tuấn chồng tôi thì họ cùm 5 ngày."
"Tôi vào thăm thì có cả 4-5 người công an ở đó thì chồng tôi nói là bà về cho gia đình biết ở đây anh Trí bị đánh đập rất là tàn nhẫn, anh Trí là người trẻ tuổi nhất mà bị đánh đập dã man. Còn anh Cường thì bị họ nắm vào gáy rồi đập đầu anh Cường xuống bàn..."
*
*
Tường An (RFA) - Sau vụ nổi loạn ở trại Xuân lộc, các tù nhân chính trị được chuyển từ trại Xuân Lộc sang trại Cẩm Mỹ, ở đây họ tiếp tục bị công an hành hung và gia đình bị đe doạ. Các tù nhân đã tuyệt thực để phản đối.
Cùm chân và biệt giam vì tuyệt thực?
Chị Nguyễn Thị Ngụ vừa đi thăm chống là anh Phan Ngọc Tuấn về cho biết tình hình như sau:
"Tôi vào thăm thì nghe ông xã tôi nói là tại vì họ (quản giáo trại giam) tuyên bố là sẽ cùm 10 ngày nên mấy ông đó cùng nhau tuyệt thực ạ."
Chị Nguyễn Thị Ngụ cho biết chồng chị là anh Phan Ngọc Tuấn, cùng các anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, anh Nguyễn Ngọc Cường, anh Trần Huỳnh Duy Thức, anh Huỳnh Anh Trí bị công an trại kỷ luật bằng cách biệt giam và cùm 10 ngày ở phân trại 2, trại Xuyên Mộc. Cả 5 người này đều tuyệt thực phản đối nên sau đó 4 ngày thì họ mở cùm, riêng anh Phan Ngọc Tuấn thì bị cùm biệt giam 5 ngày. Chị Ngụ nói tiếp:
"Mấy người chuyển từ trại Xuân Lộc qua thì bị họ tuyên bố là cùm 10 ngày, trong đó có chồng tôi là ông Phan Ngọc Tuấn, anh Hùng, anh Cường, anh Thức, anh Trí . Nghe nói là mấy ông tuyệt thực, họ nghe nói tuyệt thực thì họ cùm mấy người kia 4 ngày, còn ông Tuấn chồng tôi thì họ cùm 5 ngày."
Qua lời kể của chị Thoa, vợ anh Trần Huỳnh Duy Thức, được biết anh Nguyễn Ngoc Cườngthì bị cùm 3 biệt giam 3 ngày rưởi.
"Chị vợ anh Cường có đi thăm cho tôi biết là chồng chị cũng bị kỷ luật, kỷ luật vụ bên Xuân Lộc hay trả lời báo đài gì đó. Vợ anh Cường nói là anh Cường bị biệt giam và cùm chân 3 ngày rưởi."
Ngày chủ nhật, 4 tháng 8 vừa qua, chị Ngụ đi thăm chồng tại trại giam Xuyên Mộc, T345 Cẩm Mỹ, Đồng Nai , anh Tuấn cho chị biết về tình trạng các tù nhân chính trị bị đánh đập dã man.
"Tôi vào thăm thì có cả 4-5 người công an ở đó thì chồng tôi nói là bà về cho gia đình biết ở đây anh Trí bị đánh đập rất là tàn nhẫn, anh Trí là người trẻ tuổi nhất mà bị đánh đập dã man. Còn anh Cường thì bị họ nắm vào gáy rồi đập đầu anh Cường xuống bàn. Còn bản thân chồng tôi (Phan Ngọc Tuấn) thì họ không đánh mà họ cùm 5 ngày."
Dù bị công an trại giam ngăn cản, Anh Tuấn vẫn muốn rằng những thông tin trong các trại giam cần phải được phổ biến ra bên ngoài để ngăn ngừa việc công an đàn áp tù nhân và bưng bít thông tin: "Anh Tuấn chỉ muốn nói lên để các thông tin về các anh em trong đó bị cái gì thì bên ngoài được biết."
Theo lời chị Ngụ thì gia đình của các thân nhân này đều bị công an hăm doạ nếu họ phổ biến các thông tin trong trại giam. Chị nói:
"Tôi vào thăm thì sức khoẻ của chồng tôi và anh Cường thì không tốt lắm. Và hiện giờ an ninh của gia đình anh Trí, anh Thức, anh Cường, anh Hùng thì nghe nói là an ninh gọi tới hăm doạ. Gia đình tôi cũng bị công an gọi tới, họ không dám hăm doạ nhưng mà họ hỏi han. Họ nói với tôi là họ đang theo dõi bản thân tôi, gia đình tôi nên tôi thấy cũng rất là lo."
Xuyên Mộc khắt khe hơn Xuân Lộc
Trại giam Xuyên Mộc khắt khe hơn trại giam Xuân Lộc nhiều. Năm tù nhân bên Xuân Lộc chuyển trại qua, chỉ có Nguyễn Hoàng Quốc Hùng bị giam chung với 1 tù nhân khác, còn 4 người kia thì đều bị biệt giam. Và họ không được nấu nướng. Khi thăm nuôi, họ cũng bị biệt lập để dễ theo dõi và công an thì lúc nào cũng bên cạnh. Chị Thoa, vợ anh Trần Huỳnh Duy Thức cho biết:
"Bên Xuyên Mộc thì thăm họ không cho ngồi chung với thường phạm mà người ta sắp xếp thường phạm thăm hết rồi chỉ 1 gia đình mình thăm chứ không ngồi chung với thường phạm như bên Xuân Lộc. Giống như gia đình em là chỉ thăm riêng một mình anh Thức trong phòng đó thôi cho nên người ta dễ kiểm soát. Có đến 3 người canh mình, không cho nói gì nhiều, nếu có nói chuyện gì khác là họ nhắc nhở liền."
Ông Nguyễn Kim Hoàng, đi thăm con là Nguyễn Hoàng Quốc Hùng ngày 1 tháng 8 vừa qua cũng cho biết chế độ hà khắt của nhà tù mới Xuyên Mộc:
"Hôm trước, bên kia sửa hộp cho đem vô, bên này thì không cho đem vô luôn, không cho nấu ăn. Mình chỉ đem đồ khô thôi. Mình chỉ mượn nhà bếp nấu dùm chứ không được tự nấu nướng như lúc trước. 40 phút thì chỉ nói chuyện gia đình thôi chứ không nói được gì cả, họ ngồi kế bên luôn đâu có nói gì được."
Những ngày trong tù, anh Phan Ngọc Tuấn làm bài thơ tặng Mẹ nhưng cả bài thơ cũng bị giam cầm không thoát khỏi trại giam để đến được tay người Mẹ già của anh. Chị Thoa kể lại:
"Cả ba Mẹ con vào thăm được có 30 phút nhưng ảnh lo cãi nhau với công an vì ảnh có làm 1 bài thơ tặng Mẹ ảnh, Mẹ già ảnh đã gần 80 tuổi rồi, nhưng mà họ giữ, ảnh xin lại họ không cho. Hai bên giằng co, hai bên cãi nhau mãi. Đại khái ổng nói ổng muốn thông tin nhiều điều về cho gia đình nhưng họ cản trở nên hai bên cãi nhau, ổng đòi trả quà lại cho tôi, ổng đòi tuyệt thực tiếp."
Xin được nhắc lại: Ngày 30 tháng 6 năm 2013, một cuộc nổi loạn xảy ra tại trại giam Xuân Lộc Z30A, thuộc Tổng cục 8 Bộ Công an, ở huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) để phản đối điều kiện giam giữ khắc nghiệt và đánh đập tù nhân, cắt xén các phần ăn của tù nhân. Các phạm nhân đã đập phá trại giam, khóa cổng phân trại, không cho người bên ngoài vào, giám thị Hồ Phi Thắng bị bắt làm con tin.
Sau khi có sự can thiệp của Tổng cục VIII ( Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ Tư pháp ) được điều động đến, vụ nổi loạn chấm dứt vào 14.45 cùng ngày.
Mặc dù báo cáo trại giam kết luận cuộc nổi loạn là do các phạm nhân hình sự gây rối, nhằm ngăn cản hoạt động vui chơi, rèn luyện thể thao của các phạm nhân khác và đã kỷ luật 3 phạm nhân gây rối nhưng ngay đêm hôm đó, tức đêm 30/6/2013 5 tù nhân chính trị là Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Phan Ngọc Tuấn, Huỳnh Ngọc Trí và Nguyễn Ngọc Cường cũng đã bị chuyển sang trại Xuyên Mộc, T345 Cẩm Mỹ, Đồng Nai.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Phản Hồi