vendredi 16 août 2013

Phiên tòa phúc thẩm xử sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha

Kết quả phiên tòa Phúc thẩm xử 2 sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha:

- Đinh Nguyên Kha bị kết án 4 năm tù giam.

- Nguyễn Phương Uyên bị 3 năm tù treo.

Phương Uyên được trả tự do ngay tại tòa. Chị Nguyễn Thị Nhung, mẹ của Uyên đã ngất xỉu ngay tại sân tòa khi nghe con mình nhận mức án tù treo.







*

Dân Làm Báo - Phiên tòa dự trù sẽ diễn ra vào 7:30 ngày hôm nay 16 tháng 8, 2013. Theo tin từ CTV Danlambao hiện tại chỉ mới có luật sư Hà Huy Sơn được tham dự phiên tòa, luật sư Nguyễn Thanh Lương đang làm thủ tục vào tham dự. Riêng thân nhân 2 gia đình không được vào tham dự và vẫn đang đấu tranh để được vào bên trong tòa. Hiện khu vực tòa án Long An an ninh sắc phục và thường phục được bố trí dày đặc với rất nhiều máy quay phim và chụp hình được bố trí sẵn.

Bên cạnh thân nhân gia đình, trong số những người đến Long An để hỗ trợ cho 2 bạn sinh viên yêu nước CTV Danlambao ghi nhận có Linh mục Đinh Hữu Thoại - trưởng Văn phòng Công Lý - Hòa Bình, Linh mục Nguyễn Văn Phương, chị Trần Thị Nga từ Hà Nam vào, chị Dương Thị Tân và Nguyễn Trí Dũng (vợ cũ và con trai anh Điếu Cày), phóng viên Huyền Trang của Truyền thông Chúa Cứu Thế, anh Lê Quốc Quyết, bạn Công Khanh, Anh Thịnh - dân oan Vườn Rau Lộc Hưng, anh Hoàng Văn Dũng, chị Bùi Minh Hằng, blogger Huỳnh Công Thuận, blogger Nguyễn Hoàng Vi, blogger Nguyễn Tường Thụy, blogger Huỳnh Ngọc Chênh...


8:20 sáng - Tin ghi nhận trước cổng toà án đã có hai người đàn ông đến tham dự phiên toà bị lực lượng công an bắt giữ khi họ định chụp hình quang cảnh bên ngoài toà.

Chị Trần Thị Nga (từ Hà Nam) và anh Trương Văn Dũng (từ Hà Nội) bị công an trấn áp. Anh Dũng bị công an bắt đưa lên xe, riêng chị Nga thoát được. Hiện lúc này có 4 người đã bị công an bắt giữ là anh Trương Văn Dũng, anh Nguyễn  Viễn - doanh trí công giáo từ Hà Nội vào, ông Kha Lương Ngãi - nguyên Phó tổng biên tập báo SGGP và một người nữa chưa rõ tên.


Công an sắc phục, thường phục đàn áp và bắt giữ blogger Trương Văn Dũng 
từ Hà Nội vào Long An tham dự phiên tòa (Ảnh CTV Danlambao)

8:30 sáng - Công an phong toả mọi lối vào toà án. Mặc dù như đã thông báo, đây là một phiên tòa công khai, nhưng vẫn "như thường lệ" - tất cả những người đến tham dự phiên toà công khai này đều không được phép vào bên trong toà án. Mọi người đứng trước cổng toà án và hô to: "Phương Uyên và Nguyên Kha vô tội!".


Trước cổng toà án (ảnh CTV DLB)

8:40 sáng - Tin từ CTV Danlambao cho biết mẹ con chị Trần Thị Nga đã bị công an bắt. Chị Nga là người luôn luôn có mặt trong mọi cuộc biểu tình chống Tàu cộng xâm lược và đã từ Hà Nam vào Long An để ủng hộ Phương Uyên và Nguyên Kha.

Mọi người nằm xuống chặn xe khi họ bắt mẹ con chị Trần Thị Nga đi (ảnh CTV DLB)

Vì tình hình công an ngăn chận nghiêm ngặt vào trong phiên toà công khai, tất cả những người đến tham dự phiên toà đã quyết định đi bộ vòng quanh thành phố để biểu tình. Mục đích cũng để cho người dân biết thêm về tình trạng nhà cầm quyền bán nước xử người yêu nước. Hiện mọi người đang ở tại góc đường Trương Định - Nguyễn Duy.

Dân Làm báo gửi đến bạn đọc trong thôn bức ảnh hiếm hoi của sinh viên yêu nước phía bên kia khung cửa tù khi gặp các em và thân nhân:

Ảnh CTV - Danlambao

Cũng ghi nhận thêm là ngày hôm qua, ngày 15 tháng 8, gia đình của Phương Uyên, gia đình của Nguyên Kha cũng đã vào thăm nuôi 2 sinh viên yêu nước. Luật sư Hà Huy Sơn cũng được tiếp xúc với Phương Uyên trong vòng 15'. Theo luật sư Sơn, tình trạng sức khỏe của Phương Uyên kém hơn so với lúc phiên tòa Sơ thẩm. Phương Uyên ngỏ ý với luật sư của mình là vẫn muốn được trình bày quan điểm và nhận thức pháp luật của mình tại phiên tòa. Và theo lời của Ls Hà Huy Sơn: "Mục tiêu của Phương Uyên là phải làm sao sớm được tự do, bây giờ nên thay đổi khác với phương pháp của tôi trước đây. Bản chất của vụ án thì xã hội đã biết rõ rồi. Xét xử như thế nào thì do hội đồng xét xử quyết định và chịu trách nhiệm..."

8:50 sáng - Tin từ CTV Danlambao cho biết, chỉ có một mình luật sư Hà Huy Sơn được vào bên trong phiên tòa. Tất cả những người thân khác như cô Kim Liên (mẹ của Đinh Nhật Uy - Đinh Nguyên Kha), chị Nhung (mẹ của Nguyễn Phương Uyên) đều không được phép tham dự.

Tất cả những người tham gia biểu tình phản đối việc ngăn cấm công dân tham dự phiên toà công khai đang trên đường quay lại toà án, sau khi được nửa đường Trương Định và bị lực lượng công an giật mất biểu ngữ "Phương Uyên - Nguyên Kha vô tội".

Biểu tình chống phiên toà công khai nhưng chặn kín (ảnh CTV DLB).

9:15 sáng - Hiện mọi người đang tâp trung tại góc đường Trương Định - Nguyễn Đình Chiểu, cách tòa án chừng 50m. Đã có một xe 50 chỗ được điều đến đậu trước khu vực toà án. Có khả năng công an sẽ tìm cách bắt giữ tất cả những ai đến tham dự phiên tòa hôm nay.

Một điểm đáng lưu ý là "chúng nó" bắt những nhà gần tòa án phải treo cờ trong khi ở thời điểm này không có lễ gì cả (trừ cái lễ tạ ơn tàu Khựa xử người yêu nước, thả tờ rơi có nội dung... không hay về Khựa).

Xe chuẩn bị "hốt người" của công an túc trực (Ảnh CTV Danlambao)

Thân nhân và bạn bè trước cổng tòa án (ảnh CTV Danlambao)

Luật sư Hà Huy Sơn đã rời khỏi tòa án sau khi tham dự phiên tòa được chừng 10 phút. Theo tin nhận được thì Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha đã biết trước phiên toà hôm nay đã được sắp xếp trước nên việc có luật sư cũng không có ích gì. Vì thế cả 2 sinh viên yêu nước này đã từ chối luật sư bào chữa cho mình.

10:30 sáng - Phiên tòa tạm nghỉ. Tin từ bên trong tòa cho biết Viện kiểm sát đề nghị mức án tù đối với Đinh Nguyên Kha là 5-6 năm (giảm so với mức án 8 năm tù giam trong phiên tòa sơ thẩm). Riêng đối với Nguyễn Phương Uyên thì Viện kiểm sát đề nghị y án - 6 năm tù giam.

Mọi người ở ngoài tòa án hô to khẩu hiệu "Đả đảo Trung Quốc xâm lược!", "Đả đảo tay sai bán nước!". Mọi người vừa đi vừa biểu tình trên đường Trương Định về phía siêu thị Coop Mark.

Phiên tòa dự kiến sẽ bắt đầu trở lại lúc 2 giờ chiều.


Mọi người nghỉ trưa (ảnh CTV DLB) 

11:00 - Tin từ CTV Danlambao cho biết mẹ con chị Trần Thị Nga vừa được công an thả. Chị bị công an còng 2 tay bắt đưa về đồn công an P3, Tp. Tân An cùng với bé Tài. Công an mặc sắc phục dùng còng số 8 đập vào đầu, lấy chân đạp vào ngực, bụng, chân và túm tóc, tát vào mặt chị Nga. Bé Tài bị kéo, tách ra khỏi mẹ khiến bé sợ hãi và khóc thét. Sau đó, chị Nga bị công an khám xét cả người và cướp đi 1 điện thoại di động. Chị và bé Tài bị câu lưu tại đồn công an đến khoảng gần 11h trưa mới được thả về, nhưng công an vẫn không trả lại điện thoại của chị.

Chị Nga trở về và kể lại với mọi người 
chuyện bị bắt, công an hành hung (ảnh CTV DLB) 

11:07 - Chị Nhung, mẹ của Phương Uyên vừa bị ngất do những diễn tiến xúc động dồn dập. CTV Danlambao sẽ thông báo tình trạng của chị đến bạn đọc.

Mọi người đang cấp cứu chị Nhung (Ảnh CTV Danlambao)
11:30 - Anh Nguyễn Viễn - doanh trí công giáo từ Hà Nội vào, bị công an bắt đi sáng nay, đã được thả ra.

12:10 - Ông Kha Lương Ngãi - nguyên Phó tổng biên tập báo SGGP đến tham dự phiên tòa nhưng bị công an bắt sáng nay cũng đã được thả.

Tin cho biết lúc này dù đã trưa nhưng nhiều người vẫn đang từ khắp nơi tiếp tục đổ về Long An để tham dự phiên xử buổi chiều. Theo CTV Danlambao cho biết hiện tại chỗ tụ tập có khoảng 60 người. Đồng thời chị Nhung, mẹ Phương Uyên cũng đã tỉnh lại và phục hồi.

Theo CTV Danlambao, mọi người đông đảo ngồi chật cả quán ăn 
trong khi chờ phiên tòa bắt đầu trở lại. (Ảnh CTV Danlambao)
Và sinh hoạt văn nghệ trong tinh thần và khí thế yêu nước 
của Phương Uyên, Đinh Kha... (Ảnh CTV Danlambao)

13h00 - Ông Phil Robertson đại diện của Tổ chức Quan Sát Nhân Quyền (Human Rights Watch) gửi đến Danlambao: “This trial and imprisonment of these two young people for distributing leaflets is a scathing indictment of everything that is wrong with human rights in Vietnam.  It reveals a rights repressing government determined to gag its own citizens, a lap-dog judiciary eager to do the bidding of its political masters, and scores of ‘national security’ laws that can be used to criminalize any exercise of civil or political rights.  What’s clear from this charade is that Vietnam is in no way qualified to press forward with its candidacy for the UN Human Rights Council, and Vietnam’s donors and diplomats in Hanoi should tell the government that it will not receive their support unless it cleans up its human rights act.”

Lược dịch: Phiên toà và việc bỏ tù 2 người trẻ này vì rải truyền đơn là một cáo trạng cay độc về tất cả mọi sai trái đối với nhân quyền tại Việt Nam. Nó biểu lộ một chính phủ đàn áp nhất quyết khoá miệng công dân của họ, một toà án như con chó ngoan hau háu thực hiện mệnh lệnh của những ông chủ chính trị, và thật nhiều những luật lệ về "an ninh quốc gia" được dùng để tội phạm hoá bất kỳ hành xử nào về những quyền dân sự hay quyền chính trị. Rõ ràng với trò này, Việt Nam không thể nào có đủ tư cách để tiến đến việc ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, và những người tài trợ, ngoại giao ở Hà Nội cần nói với nhà nước Việt Nam rằng họ sẽ không còn nhận những hỗ trợ trừ khi họ chấm dứt những hành động vi phạm nhân quyền.

13h45 - Mọi người bắt đầu cùng nhau ra tòa án. Trong đoàn có bác Huỳnh Kim Báu, bác Kha Lương Ngãi, Blogger Nguyễn Tường Thụy, blogger Huỳnh Ngọc Chênh, blogger Mẹ Đốp - Phan Thị Lan Phương, ông Huỳnh Kim Báu, chị Dương Thị Tân, nhà thơ Hoàng Hưng, blogger August Anh, Phạm Lê Vương Các, Lê Quốc Quyết, Bùi Thị Minh Hằng cùng khoảng gần 60 bạn trẻ khác... Mọi người vừa đi vừa biểu tình ra tòa án và đoàn người hô to khẩu hiệu "Phương Uyên vô tội! Nguyên Kha vô tội!"

Bên em đang có ta! - ảnh CTV Danlambao

"Phương Uyên vô tội! - ảnh CTV Danlambao

"Nguyên Kha vô tội! - ảnh CTV Danlambao

Trả cho chúng tôi Uyên, Kha, Uy!!! - ảnh CTV Danlambao

Tinh thần Phương Uyên, Nguyên Kha!!! - ảnh CTV Danlambao

15h00 - Con số người đến ủng hộ 2 sinh viên yêu nước lên đến gần 100 người. Tham dự phiên tòa công nhưng rất khai nên mọi người đã cùng nhau biểu tình trên đường phố. Trên tay là những tờ giấy trắng với những câu ủng hộ Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha và Đinh Nhật Uy mọi người đòi trả tự do cho người yêu nước.

Công an sau buổi sáng làm dữ, bắt người đã bất lực nhìn đoàn biểu tình bày tỏ quan điểm của mình về phiên xử sinh viên chống tàu khựa, chỉ tìm cách ngăn chận đoàn người tiến vào khu vực toà án.

Thông tin sơ khởi cho biết Nguyên Kha xin giảm án nhưng cương quyết không nhận tội. Nguyễn Phương Uyên vẫn là một Nguyễn Phương Uyên đứng thẳng tắp người. Cô sinh viên nhỏ bé nhưng dáng vươn như Phù Đổng đã tự bào chữa lòng yêu nước của mình và dứt khoát mình không có tội với đất nước, với đồng bào.

Bây giờ là 16:23, mọi người đang biểu tình tại ngã tư đường Trương Định và Nguyễn Đình Chiểu:





Kết quả phiên tòa Phúc thẩm xử 2 sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha:

- Đinh Nguyên Kha bị kết án 4 năm tù giam.

- Nguyễn Phương Uyên bị 3 năm tù treo.

Người nhà của Phương Uyên đang làm thủ tục lãnh Uyên về...

Chị Nhung Mẹ của Uyên đã xỉu khi nghe con gái được về nhà với Mẹ.

Trong niềm vui Phương Uyên về với mẹ cha, chúng ta đau lòng với bản án 4 năm tù giam áp đặt lên Đinh Nguyên Kha.

Tuy nhiên, đây là một chiến thắng lớn.

Chiến thắng đến từ sự kiên trì lặn lội ngược xuôi không ngừng nghỉ của hai người mẹ Nguyễn Thị Nhung và Nguyễn Thị Kim Liên.

Chiến thắng đến từ bao nhiêu người đã lên tiếng, tranh đấu cho 2 người con yêu của đất nước.

Chiến thắng đến từ sự quan tâm của những người không phải là Việt Nam nhưng xem quyền con người là đặc ân của Thượng đế, vượt qua mọi rào cản biên giới. Điển hình là ông Phil Robertson của Tổ chức Human Rights Watch đã viết những giòng này gửi Danlambao ngay sau khi bản án phiên toà được công bố:

“It's likely that international pressure had something to do with this outcome, and this shows that sustained pushing on human rights in Vietnam can have positive results. The international community should learn from this experience and re-double their efforts to demand Vietnam respect the civil and political rights of its people. While this result is beyond expectations, but it doesn't change the fact that these two youth should have never been charged or imprisoned in the first place. While Uyen's family is obviously happy at her release, she will still have a three year suspended sentence hanging over her head and one misstep could send her immediately back to prison. As for Dinh Nguyen Kha, the authorities should immediately and unconditionally release him. That we are all trying to figure out why the court ruled this way points to one constant reality - which is the courts and administration of 'justice' in Vietnam is completely hidden from view and controlled by the government and the ruling party.”


(Có nhiều khả năng là áp lực quốc tế có ảnh hưởng đến kết quả phiên toà, và cho thấy những thúc đẩy kéo dài về nhân quyền có thể có những kết quả tích cực. Cộng đồng quốc tế cần học hỏi từ kinh nghiệm này và gia tăng gấp đôi nỗ lực đòi hỏi Việt Nam tôn trọng quyền dân sự và chính trị của người dân Việt Nam. Trong khi kết quả này vượt ra những mong đợi, nhưng nó không thay đổi thực tế là 2 người trẻ này đúng ra không bao giờ bị kết án hay bỏ tù. Trong khi gia đình của Uyên rõ ràng là rất hạnh phúc với việc Uyên được thả, Uyên vẫn phải có 3 năm án tù treo lơ lững trên đầu và một lỡ bước có thể bị tống ngay trở lại nhà tù. Đối với Đinh Nguyên Kha, nhà cầm quyền cần phải trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện. Điều mà chúng ta cần tìm hiểu là tại sao toà án kết án kiểu này dẫn đến một thực tế thường xuyên là toà án và bộ phận công lý ở Việt Nam hoàn toàn bị che dấu đối với quần chúng và kiểm soát bởi nhà nước và đảng nắm quyền.)

Và chiến thắng cũng đến nhờ vào những con người, những còm sỹ Việt Nam vô danh, ngày đêm lên tiếng nói và vinh danh lòng yêu nước của Uyên-Kha.

Và chiến thắng đến từ lòng yêu thương giữa người và người, từ những ông bà, cô chú dành cho Phương Uyên và Nguyên Kha, mà cụ thể nhất là hình ảnh đẹp tuyệt vời của những giọt nước mắt và nụ cười như mếu của cô Bùi Hằng dành cho cháu Phương Uyên:


Nhưng hơn hết tất cả: chiến thắng đến từ chính lòng dũng cảm, ý chí kiên cường và tấm lòng yêu nước sâu đậm của Phương Uyên, Nguyên Kha.

5 giờ 43 chiều, ngày 16, tháng 8, năm 2013. Một ngày không bao giờ quên.


Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Phản Hồi