Hệ thống chính trị độc đảng của Trung Quốc thiếu hệ thống bầu cử
để có chỗ cho người mới và ý tưởng mới và chiến dịch chống tham nhũng thường
được coi là phương thức tiện lợi để lãnh đạo mới khống chế đối thủ và củng cố
quyền lực.
Nhưng khi làm nhục một nhân vật cấp cao đến thế, ông Tập Cận Bình đang đánh tín hiệu cho thấy chiến dịch của ông rất khác.
Suốt nhiều năm, các lãnh đạo Đảng Cộng sản đã cảnh báo rằng tham nhũng tràn lan là mối đe dọa lớn nhất đối với sự sống còn của đảng. Khó phóng đại nghi ngờ sâu sắc của dân chúng đối với tầng lớp lãnh đạo.
Khi kinh tế phát triển mạnh, các quan chức cấp cao vơ vét hàng tỷ từ tài sản công, rất nhiều trong số đó giấu của trong các tài khoản và tài sản ở nước ngoài.
Các chỉ trích gia cáo buộc ông Tập là người giả nhân giả nghĩa khi một số người trong gia đình ông trở nên giàu có hơn trong những năm gần đây.
Nhưng tuyên bố quyết tâm trị “cả hổ lẫn ruồi” của ông đã được sự ủng hộ của dân chúng và gửi tín hiệu tới hệ thống đảng và chính quyền rằng ông thực sự nghiêm túc trong việc giải quyết vấn đề tư lợi, đặc biệt là với những ai có thể có ý định cản trở kế hoạch đổi mới kinh tế của ông.
Nhưng khi làm nhục một nhân vật cấp cao đến thế, ông Tập Cận Bình đang đánh tín hiệu cho thấy chiến dịch của ông rất khác.
Suốt nhiều năm, các lãnh đạo Đảng Cộng sản đã cảnh báo rằng tham nhũng tràn lan là mối đe dọa lớn nhất đối với sự sống còn của đảng. Khó phóng đại nghi ngờ sâu sắc của dân chúng đối với tầng lớp lãnh đạo.
Khi kinh tế phát triển mạnh, các quan chức cấp cao vơ vét hàng tỷ từ tài sản công, rất nhiều trong số đó giấu của trong các tài khoản và tài sản ở nước ngoài.
Các chỉ trích gia cáo buộc ông Tập là người giả nhân giả nghĩa khi một số người trong gia đình ông trở nên giàu có hơn trong những năm gần đây.
Nhưng tuyên bố quyết tâm trị “cả hổ lẫn ruồi” của ông đã được sự ủng hộ của dân chúng và gửi tín hiệu tới hệ thống đảng và chính quyền rằng ông thực sự nghiêm túc trong việc giải quyết vấn đề tư lợi, đặc biệt là với những ai có thể có ý định cản trở kế hoạch đổi mới kinh tế của ông.
Hàng ngàn quan chức đã bị điều tra và không có dấu hiệu cho thấy
chiến dịch này sẽ ngưng lại.
Nhân dân Nhật báo viết hôm 29/07: “Tình hình vẫn dữ dội và phức tạp... Đấu tranh chống tham nhũng sẽ không kết thúc. Lôi được Chu Vĩnh Khang ra không phải là hết. Đây chỉ là một bước, một giai đoạn. Bất kỳ ai tham nhũng cũng sẽ bị trừng phạt.”
Với ông Tập Cận Bình, đây là chiến thắng cá nhân quan trọng. Ông đã kết liễu những nghi ngại về việc liệu ông có thể hạ một trong những “con hổ” lớn nhất này và chứng tỏ mình là người đứng đầu mạnh mẽ không ai địch nổi.
Nhưng một bình luận trên mạng xã hội đưa ra vào đêm có thông báo điều tra rằng liệu ông Chu có thực sự là “vua của bầy hổ hay cũng chỉ là một con hổ thường mà thôi?” Và rất nhiều người Trung Quốc khác đồn đoán về “bầy hổ” còn lại vẫn đang tự do, những cựu lãnh đạo hay lãnh đạo đương chức che chắn cho các đế chế doanh nghiệp tham nhũng của người trong gia đình.
Hơn nữa, thông báo này chẳng có gì là cứu vãn danh tiếng của Đảng cả.
Cú đánh chính trị trọng đại lại chỉ được chuyển tải bằng một dòng ngắn gọn trên các cơ quan thông tấn và truyền thông nhà nước cho thấy người Trung Quốc hay công chúng thế giới vẫn chỉ được phép biết ít ỏi về các vấn đề nội chính của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Nhân dân Nhật báo viết hôm 29/07: “Tình hình vẫn dữ dội và phức tạp... Đấu tranh chống tham nhũng sẽ không kết thúc. Lôi được Chu Vĩnh Khang ra không phải là hết. Đây chỉ là một bước, một giai đoạn. Bất kỳ ai tham nhũng cũng sẽ bị trừng phạt.”
Với ông Tập Cận Bình, đây là chiến thắng cá nhân quan trọng. Ông đã kết liễu những nghi ngại về việc liệu ông có thể hạ một trong những “con hổ” lớn nhất này và chứng tỏ mình là người đứng đầu mạnh mẽ không ai địch nổi.
Nhưng một bình luận trên mạng xã hội đưa ra vào đêm có thông báo điều tra rằng liệu ông Chu có thực sự là “vua của bầy hổ hay cũng chỉ là một con hổ thường mà thôi?” Và rất nhiều người Trung Quốc khác đồn đoán về “bầy hổ” còn lại vẫn đang tự do, những cựu lãnh đạo hay lãnh đạo đương chức che chắn cho các đế chế doanh nghiệp tham nhũng của người trong gia đình.
Hơn nữa, thông báo này chẳng có gì là cứu vãn danh tiếng của Đảng cả.
Cú đánh chính trị trọng đại lại chỉ được chuyển tải bằng một dòng ngắn gọn trên các cơ quan thông tấn và truyền thông nhà nước cho thấy người Trung Quốc hay công chúng thế giới vẫn chỉ được phép biết ít ỏi về các vấn đề nội chính của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
*****
2. Hội nghị Bắc Đới Hà sẽ xem xét tử hình Chu
Vĩnh Khang?
Hồng Thủy
08/08/14 15:48
(Ottawanet) - Hội nghị trung ương 4 đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ quyết định án tử hình hoặc tử hình treo với Chu Vĩnh Khang theo quyết định của hội nghị Bắc Đới Hà.
Tập Cận Bình có thể bị cô lập tại hội nghị Bắc Đới Hà?Trung Quốc: Những con hổ bị dồn ép có thể quay lại chiến đấu đến cùng. Phe ủng hộ Chu Vĩnh Khang có thể phản pháo Tập Cận Bình
Chu Vĩnh Khang và 2 ông Hồ Cẩm Đào (trái), Ôn
Gia Bảo trong một phiên họp.
Tờ Tân Đường Nhân, một tờ báo của người Hoa hải ngoại ngày 8/8
đưa tin, hội nghị Bắc Đới Hà mỗi năm tổ chức 1 lần chuẩn bị khai mạc tại khu
nghỉ dưỡng cao cấp, hội nghị năm nay sẽ là nơi diễn ra cuộc "giao tranh
phe phái" trong bộ máy lãnh đạo cấp cao đương nhiệm cũng như nghỉ hưu của
Trung Quốc về việc xử lý cựu ủy viên Thường vụ Bộ chính trị khóa 17 Chu Vĩnh
Khang.
Hội nghị Bắc Đới Hà đã có lịch sử hơn 60 năm, là nơi các quan chức cấp cao Trung Quốc đương nhiệm và nghỉ hưu thảo luận đưa ra các quyết sách quan trọng trước một kỳ hội nghị trung ương toàn khóa thường diễn ra sau đó nên còn được gọi là một "hội nghị thượng đỉnh". Có những vấn đề không công khai trước dư luận sẽ được đem ra mổ xẻ, tranh cãi trong hội nghị Bắc Đới Hà, bao gồm cả việc đấu tranh, thỏa hiệp, hoạch định phạm vi thế lực hoặc định tội một cá nhân quan chức cấp cao nào đó.
Trước đây khi còn đương chức, năm 2003 ông Hồ Cẩm Đào cũng đã từng ra chỉ thị, Ban chấp hành trung ương, Quốc vụ viện, Quốc hội, Chính hiệp, Quân ủy trung ương không tổ chức họp tại bắc Đới Hà. Những lãnh đạo ban ngành trong trung ương khi đi nghỉ tại Bắc Đới Hà tất cả phải tuân thủ quy định, không được tự ý đến đây.
Tuy nhiên chỉ thị của Hồ Cẩm Đào nhanh chóng bị những người thân tín của ông Giang Trạch Dân đả phá bởi đó thực chất là cái cách ông Hồ Cẩm Đào muốn loại các "bô lão" khỏi vũ đài chính trị Trung Quốc, không can thiệp vào công việc của các thế hệ lãnh đạo sau này. Hội nghị Bắc Đới Hà vẫn cứ tiếp diễn bình thường những năm sau đó, bất chấp chỉ thị của Hồ Cẩm Đào.
Hội nghị Bắc Đới Hà năm nay sẽ tập trung vào việc xử lý Chu Vĩnh Khang, các phe phái trong ban lãnh đạo cấp cao Trung Quốc sẽ không thể tránh khỏi va chạm. Hồ Tinh Đấu, một chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc trả lời phỏng vấn tờ Đông Phương nhật báo Hồng Kông hôm 27/9 cho rằng, việc Trung Quốc công bố điều tra Chu Vĩnh Khang trước hội nghị trung ương 4 cho thấy điều này đã đạt được sự đồng thuận cấp cao trong nội bộ ban lãnh đạo đương nhiệm và nghỉ hưu.
Theo cách thức các nhà lãnh đạo trung Quốc hiện nay xử lý Chu Vĩnh Khang và các nguồn tin hậu trường, nhiều khả năng hội nghị trung ương 4 đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ quyết định án tử hình hoặc tử hình treo với Chu Vĩnh Khang theo quyết định của hội nghị Bắc Đới Hà.
Nhà bình luận thời sự Lâm Tử Úc nói với tờ Tân Đường Nhân, gán cho Chu Vĩnh Khang tội danh gì còn phải xem kết quả đấu tranh nội bộ trong ban lãnh đạo cấp cao Trung Quốc qua hội nghị Bắc Đới Hà, một mình Tập Cận Bình khó có thể ra quyết định. Nhưng dù sao một khi đã công khai tuyên bố điều tra Chu Vĩnh Khang, bộ máy lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đã đồng ý xử lý cựu quan chức này, nếu không thì đã không công bố rộng rãi trước dư luận.
Tờ DW của Đức ngày 8/8 cho biết, từ nay đến hội nghị trung ương 4 chỉ còn vỏn vẹn 2 tháng nên hội nghị Bắc Đới Hà lần này ban lãnh đạo cấp cao Trung Quốc phải thương lượng cho xong việc xử lý Chu Vĩnh Khang ra sao và với tội danh gì để định hướng cho hội nghị trung ương 4 sắp tới.
Hội nghị Bắc Đới Hà đã có lịch sử hơn 60 năm, là nơi các quan chức cấp cao Trung Quốc đương nhiệm và nghỉ hưu thảo luận đưa ra các quyết sách quan trọng trước một kỳ hội nghị trung ương toàn khóa thường diễn ra sau đó nên còn được gọi là một "hội nghị thượng đỉnh". Có những vấn đề không công khai trước dư luận sẽ được đem ra mổ xẻ, tranh cãi trong hội nghị Bắc Đới Hà, bao gồm cả việc đấu tranh, thỏa hiệp, hoạch định phạm vi thế lực hoặc định tội một cá nhân quan chức cấp cao nào đó.
Trước đây khi còn đương chức, năm 2003 ông Hồ Cẩm Đào cũng đã từng ra chỉ thị, Ban chấp hành trung ương, Quốc vụ viện, Quốc hội, Chính hiệp, Quân ủy trung ương không tổ chức họp tại bắc Đới Hà. Những lãnh đạo ban ngành trong trung ương khi đi nghỉ tại Bắc Đới Hà tất cả phải tuân thủ quy định, không được tự ý đến đây.
Tuy nhiên chỉ thị của Hồ Cẩm Đào nhanh chóng bị những người thân tín của ông Giang Trạch Dân đả phá bởi đó thực chất là cái cách ông Hồ Cẩm Đào muốn loại các "bô lão" khỏi vũ đài chính trị Trung Quốc, không can thiệp vào công việc của các thế hệ lãnh đạo sau này. Hội nghị Bắc Đới Hà vẫn cứ tiếp diễn bình thường những năm sau đó, bất chấp chỉ thị của Hồ Cẩm Đào.
Hội nghị Bắc Đới Hà năm nay sẽ tập trung vào việc xử lý Chu Vĩnh Khang, các phe phái trong ban lãnh đạo cấp cao Trung Quốc sẽ không thể tránh khỏi va chạm. Hồ Tinh Đấu, một chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc trả lời phỏng vấn tờ Đông Phương nhật báo Hồng Kông hôm 27/9 cho rằng, việc Trung Quốc công bố điều tra Chu Vĩnh Khang trước hội nghị trung ương 4 cho thấy điều này đã đạt được sự đồng thuận cấp cao trong nội bộ ban lãnh đạo đương nhiệm và nghỉ hưu.
Theo cách thức các nhà lãnh đạo trung Quốc hiện nay xử lý Chu Vĩnh Khang và các nguồn tin hậu trường, nhiều khả năng hội nghị trung ương 4 đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ quyết định án tử hình hoặc tử hình treo với Chu Vĩnh Khang theo quyết định của hội nghị Bắc Đới Hà.
Nhà bình luận thời sự Lâm Tử Úc nói với tờ Tân Đường Nhân, gán cho Chu Vĩnh Khang tội danh gì còn phải xem kết quả đấu tranh nội bộ trong ban lãnh đạo cấp cao Trung Quốc qua hội nghị Bắc Đới Hà, một mình Tập Cận Bình khó có thể ra quyết định. Nhưng dù sao một khi đã công khai tuyên bố điều tra Chu Vĩnh Khang, bộ máy lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đã đồng ý xử lý cựu quan chức này, nếu không thì đã không công bố rộng rãi trước dư luận.
Tờ DW của Đức ngày 8/8 cho biết, từ nay đến hội nghị trung ương 4 chỉ còn vỏn vẹn 2 tháng nên hội nghị Bắc Đới Hà lần này ban lãnh đạo cấp cao Trung Quốc phải thương lượng cho xong việc xử lý Chu Vĩnh Khang ra sao và với tội danh gì để định hướng cho hội nghị trung ương 4 sắp tới.
*****
3. Vương Kỳ Sơn - bàn tay sắt truy quét tham nhũng ở Trung Quốc
Là người trực tiếp chỉ đạo cuộc chiến chống tham nhũng, ông
Vương Kỳ Sơn khiến nhiều tham quan Trung Quốc phải e ngại, đặc biệt là sau vụ
điều tra cựu ủy viên thường trực Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang.
Chu Vĩnh Khang - bước rơi từ đỉnh cao quyền lực / Săn hổ Chu Vĩnh Khang, Tập Cận Bình đối mặt nhiều thách thức
Chu Vĩnh Khang - bước rơi từ đỉnh cao quyền lực / Săn hổ Chu Vĩnh Khang, Tập Cận Bình đối mặt nhiều thách thức
Vương Kỳ Sơn, Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật
Trung ương Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg
Vương Kỳ Sơn sinh năm 1948, nguyên quán tại tỉnh Sơn Tây, Trung
Quốc. Ông từng là một nhà nghiên cứu lịch sử và làm việc tại bảo tàng Thiên An.
Năm 2012, ông trở thành một trong bảy thành viên của Ủy ban Thường trực Bộ
Chính trị và giữ chức Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc.
Nhiều chính trị gia Bắc Kinh từng nói đùa ông được bổ nhiệm chức vụ này do ông không có con. Sự thật là nhiều con cháu của lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đã tích lũy được khối tài sản to lớn trong vài thập kỷ qua. Một lời giải thích nghiêm túc hơn là ông Vương không được coi là thành viên của một phe phái nào, nhưng lại có mối quan hệ thân thiết với các nhà lãnh đạo cấp cao nhất của Trung Quốc trong những năm qua.
Bố vợ ông Vương là cố Phó thủ tướng Diêu Y Lâm, một trong những người từng ra lệnh cho xe tăng tiến vào Thiên An Môn năm 1989. Quyền thế của ông Lâm có tác động quan trọng đến con đường thăng tiến của con rể mình. Tuy nhiên, ông Vương, bằng chính năng lực và đức tính thẳng thắn, đã gây ấn tượng với các lãnh đạo cấp cao có tư tưởng đổi mới của Trung Quốc trong những năm 1990. Tinh thần dám nghĩ dám nói trong một hệ thống ưa chuộng nịnh bợ mang lại cho ông danh tiếng là "trưởng đội cứu hỏa" của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Vào giữa những năm 1990, khi đứng đầu Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, ông thiết lập ngân hàng đầu tư thực sự đầu tiên của đất nước bằng việc liên doanh với Morgan Stanley. Cuối thập niên 1990, ông giải quyết vụ phá sản 4 tỷ USD của doanh nghiệp nhà nước International Trust and Investment Corp tại Quảng Đông khi tỉnh này đang đối mặt với những món nợ khổng lồ.
Năm 2003, khi đại dịch SARS uy hiếp Bắc Kinh, ông Vương đảm nhận chức thị trưởng thành phố để đối phó với cuộc khủng hoảng. Ông cũng một lần nữa đứng ra giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra vào năm 2008.
Ông Vương là người đóng vai trò then chốt của chính phủ Trung Quốc trong các cuộc đàm phán khó khăn với châu Âu và Mỹ. Chương trình truyền hình yêu thích của ông là một bộ phim xoay quanh những âm mưu chính trị do Mỹ sản xuất.
Henry Paulson, cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ, người từng làm việc với ông Vương trong cuộc khủng hoảng tài chính và vụ phá sản của Quảng Đông, mô tả ông là "một nhà sử học đầy đam mê, thích tranh luận triết học và có khiếu hài hước đặc biệt".
Những đặc điểm này khiến ông Vương hai năm trước đề nghị tất cả đồng nghiệp cấp cao trong đảng đọc tác phẩm kinh điển Chế độ Ancien và cuộc Cách mạng Pháp của Alexis de Tocqueville. Bạn bè cũ của ông Vương cho biết những cuốn sách ông chọn đọc nhằm gửi đi một thông điệp. Đó là, những nỗ lực cải cách có thể dẫn đến hậu quả ngoài ý muốn, nhưng chống lại cải cách có thể khiến một số quan chức ngã ngựa.
Nhiều chính trị gia Bắc Kinh từng nói đùa ông được bổ nhiệm chức vụ này do ông không có con. Sự thật là nhiều con cháu của lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đã tích lũy được khối tài sản to lớn trong vài thập kỷ qua. Một lời giải thích nghiêm túc hơn là ông Vương không được coi là thành viên của một phe phái nào, nhưng lại có mối quan hệ thân thiết với các nhà lãnh đạo cấp cao nhất của Trung Quốc trong những năm qua.
Bố vợ ông Vương là cố Phó thủ tướng Diêu Y Lâm, một trong những người từng ra lệnh cho xe tăng tiến vào Thiên An Môn năm 1989. Quyền thế của ông Lâm có tác động quan trọng đến con đường thăng tiến của con rể mình. Tuy nhiên, ông Vương, bằng chính năng lực và đức tính thẳng thắn, đã gây ấn tượng với các lãnh đạo cấp cao có tư tưởng đổi mới của Trung Quốc trong những năm 1990. Tinh thần dám nghĩ dám nói trong một hệ thống ưa chuộng nịnh bợ mang lại cho ông danh tiếng là "trưởng đội cứu hỏa" của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Vào giữa những năm 1990, khi đứng đầu Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, ông thiết lập ngân hàng đầu tư thực sự đầu tiên của đất nước bằng việc liên doanh với Morgan Stanley. Cuối thập niên 1990, ông giải quyết vụ phá sản 4 tỷ USD của doanh nghiệp nhà nước International Trust and Investment Corp tại Quảng Đông khi tỉnh này đang đối mặt với những món nợ khổng lồ.
Năm 2003, khi đại dịch SARS uy hiếp Bắc Kinh, ông Vương đảm nhận chức thị trưởng thành phố để đối phó với cuộc khủng hoảng. Ông cũng một lần nữa đứng ra giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra vào năm 2008.
Ông Vương là người đóng vai trò then chốt của chính phủ Trung Quốc trong các cuộc đàm phán khó khăn với châu Âu và Mỹ. Chương trình truyền hình yêu thích của ông là một bộ phim xoay quanh những âm mưu chính trị do Mỹ sản xuất.
Henry Paulson, cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ, người từng làm việc với ông Vương trong cuộc khủng hoảng tài chính và vụ phá sản của Quảng Đông, mô tả ông là "một nhà sử học đầy đam mê, thích tranh luận triết học và có khiếu hài hước đặc biệt".
Những đặc điểm này khiến ông Vương hai năm trước đề nghị tất cả đồng nghiệp cấp cao trong đảng đọc tác phẩm kinh điển Chế độ Ancien và cuộc Cách mạng Pháp của Alexis de Tocqueville. Bạn bè cũ của ông Vương cho biết những cuốn sách ông chọn đọc nhằm gửi đi một thông điệp. Đó là, những nỗ lực cải cách có thể dẫn đến hậu quả ngoài ý muốn, nhưng chống lại cải cách có thể khiến một số quan chức ngã ngựa.
Quyết đoán
Khi ông Vương Kỳ Sơn giải quyết vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc vào năm 1998, một người bạn cũ đã đến thăm và cảnh báo ông. "Tôi cố gắng giải thích cho ông ấy những chủ ngân hàng này là những người quyền thế, và có mối quan hệ thân thiết với các lãnh đạo chính trị cấp cao. Tôi nói với ông ấy tôi rất lo lắng về phản ứng của họ nếu họ phải chịu thua lỗ nặng nề", Financial Times dẫn lời người bạn và đồng nghiệp cũ của ông Vương, Hoàng Giang Nam, cho biết. “Ông ấy bảo tôi dừng nói và khẳng định sẽ kiên trì. Ông thực sự là một người rất cương nghị và quyết đoán", ông Nam nói thêm.
Một thập kỷ rưỡi sau đó, quan chức thẳng thắn này cần vận dụng tất cả quyết tâm khi phải đứng trước những đối thủ còn nguy hiểm hơn, với tư cách là người đứng đầu Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (CCDI). Cơ quan này gần đây chính thức điều tra cựu ủy viên thường trực Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang, quan chức cấp cao nhất bị nghi ngờ tham nhũng kể từ khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1949.
Chu Vĩnh Khang, cựu ủy viên thường trực Bộ
Chính trị Trung Quốc. Ảnh: SCMP
Khi ông Vương được bổ nhiệm là Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật
Trung ương vào cuối năm 2012, nhiều người cảm thấy thất vọng, bởi họ cho
rằng cái ghế chống tham nhũng sẽ làm phí năng lực giải quyết các khủng
hoảng tài chính xuất sắc của ông.
Về chức vị, ông Vương chỉ đứng thứ 6 trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị gồm 7 người bao gồm Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường. Nhưng sau 18 tháng chỉ huy chiến dịch chống tham nhũng với thành tích “quăng lưới” hơn 250.000 quan tham, trong đó có 39 quan chức từ cấp thứ trưởng trở lên, quyền lực của ông Vương hiện nay được cho là chỉ đứng thứ hai sau Chủ tịch Tập Cận Bình.
Chống tham nhũng là chính sách chính của CCDI. Thời gian triển khai và mức độ quyết liệt của chiến dịch không chỉ làm các tham quan mà còn làm nhiều người khác ngạc nhiên. Mục tiêu thanh trừng được xác định trên phạm vi cả nước và ở nhiều lĩnh vực khác nhau, từ tài chính đến sản xuất thực phẩm. “Lãnh địa” cũ của ông Chu gồm mạng lưới an ninh quốc gia, tỉnh Tứ Xuyên và các ngành năng lượng, được đặc biệt chú trọng.
Tác động từ chiến dịch có thể thấy rõ ràng trong hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, nhiều công ty quốc tế cũng bị ảnh hưởng. Tiêu biểu là công ty dược phẩm GlaxoSmithKline bị cáo buộc hối lộ cảnh sát. Doanh số bán hàng của các thương hiệu xa xỉ, trong đó có hãng đồng hồ Thụy Sĩ, LVMH, Rémy Cointreau và Diageo ngày càng sụt giảm do quan chức ngày càng trở nên e dè trước việc nhận quà tặng và ăn hối lộ.
Về chức vị, ông Vương chỉ đứng thứ 6 trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị gồm 7 người bao gồm Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường. Nhưng sau 18 tháng chỉ huy chiến dịch chống tham nhũng với thành tích “quăng lưới” hơn 250.000 quan tham, trong đó có 39 quan chức từ cấp thứ trưởng trở lên, quyền lực của ông Vương hiện nay được cho là chỉ đứng thứ hai sau Chủ tịch Tập Cận Bình.
Chống tham nhũng là chính sách chính của CCDI. Thời gian triển khai và mức độ quyết liệt của chiến dịch không chỉ làm các tham quan mà còn làm nhiều người khác ngạc nhiên. Mục tiêu thanh trừng được xác định trên phạm vi cả nước và ở nhiều lĩnh vực khác nhau, từ tài chính đến sản xuất thực phẩm. “Lãnh địa” cũ của ông Chu gồm mạng lưới an ninh quốc gia, tỉnh Tứ Xuyên và các ngành năng lượng, được đặc biệt chú trọng.
Tác động từ chiến dịch có thể thấy rõ ràng trong hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, nhiều công ty quốc tế cũng bị ảnh hưởng. Tiêu biểu là công ty dược phẩm GlaxoSmithKline bị cáo buộc hối lộ cảnh sát. Doanh số bán hàng của các thương hiệu xa xỉ, trong đó có hãng đồng hồ Thụy Sĩ, LVMH, Rémy Cointreau và Diageo ngày càng sụt giảm do quan chức ngày càng trở nên e dè trước việc nhận quà tặng và ăn hối lộ.
Theo báo giới Trung Quốc, nhiều giám đốc điều hành cấp cao tại
China National Petroleum Co, công ty mẹ của PetroChina, đã bị bắt. Hiện nay,
công ty phải thiết lập một hệ thống báo cáo, trong đó các giám đốc hàng ngày
phải liên lạc với trưởng bộ phận. Nếu mất liên lạc với giám đốc, công ty sẽ mặc
định những người này là đã bị CCDI tạm giữ. Công ty sẽ thay thế họ bằng người
kế nhiệm được chỉ định từ trước trong ngày hôm sau.
Sự sắp xếp này phản ánh quyền lực mạnh mẽ của CCDI, cơ quan
ngoài pháp chế bí mật không có quyền chính thức về việc bắt giam hoặc định tội
nhưng có thể điều tra và tạm giữ vô thời hạn bất kỳ ai trong số 87 triệu đảng
viên Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong thực tế, CCDI thường xuyên bị cáo buộc về
cách làm việc quá nghiêm khắc, đặc biệt là đối với cán bộ cấp thấp. Kể từ đầu
năm 2013, gần 70 cán bộ đã tự tử hoặc qua đời khi đang bị tạm giữ trong quá
trình điều tra.
Tuy nhiên, khi ông Vương chưa lên nắm quyền, nạn tham nhũng lại nở rộ tại chính CCDI. Cơ quan này từng được coi là một công cụ chính trị để các quan chức hạ gục đối thủ. Ngay cả bản thân ông Vương cũng ám chỉ cần phải có một hệ thống được thể chế hóa mạnh mẽ hơn để giải quyết nạn tham nhũng.
Ttrong một bài phát biểu hồi cuối năm ngoái về những nỗ lực chống tham nhũng của CCDI dưới sự giám sát của mình, ông Vương vạch rõ con đường: "Nhiệm vụ hiện nay của chúng tôi là giảm bớt các hiện tượng tham nhũng, để sau đó có thời gian giải quyết tận gốc vấn đề".
Vũ Thảo (Theo Financial Times)
Tuy nhiên, khi ông Vương chưa lên nắm quyền, nạn tham nhũng lại nở rộ tại chính CCDI. Cơ quan này từng được coi là một công cụ chính trị để các quan chức hạ gục đối thủ. Ngay cả bản thân ông Vương cũng ám chỉ cần phải có một hệ thống được thể chế hóa mạnh mẽ hơn để giải quyết nạn tham nhũng.
Ttrong một bài phát biểu hồi cuối năm ngoái về những nỗ lực chống tham nhũng của CCDI dưới sự giám sát của mình, ông Vương vạch rõ con đường: "Nhiệm vụ hiện nay của chúng tôi là giảm bớt các hiện tượng tham nhũng, để sau đó có thời gian giải quyết tận gốc vấn đề".
Vũ Thảo (Theo Financial Times)
*****
4. Những bí mật “nhem nhuốc” trong lòng quân
đội Trung Quốc
Chỉ trong vòng một tháng, hàng loạt tướng lĩnh của PLA gồm một
Thượng tướng, một trung tướng, hai Thiếu tướng đã bị bắt. Cùng với đó là 170
nhân vật “nhạy cảm” đã bị sa thải.
Tướng Từ Tài Hậu (trái) và ông Bạc Hy Lai
trong kỳ họp Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc năm 2012.
Chiều ngày 27/6/2014, một chiếc xe quân sự đột ngột lao thẳng
qua cổng Viện điều dưỡng Bộ Tư lệnh cảnh vệ Bắc Kinh và dừng lại ở ngay giữa
sân trước. Người ta nhìn thấy Phó bí thư Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương
Trung Quốc, Viện phó Viện Kiểm sát quân sự trung ương Trung Quốc và hàng chục
quân cảnh hối hả bước vào trong. Một lúc sau, họ đi ra cùng với nguyên Phó Chủ
tịch Ủy ban quân ủy trung ương Trung Quốc, Thượng tướng Từ Tài Hậu. Viên tướng
này bị bắt với cáo buộc tham nhũng và âm mưu ám sát đồng đội (thượng tướng Lưu
Nguyên – người khởi xướng chiến dịch chống tham nhũng trong quân đội Trung
Quốc) bất chấp đang phải vật lộn với căn bệnh ung thư bàng quang.
Từ Tài Hậu là một nhân vật được cho là “đệ tử” của cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân, và là một trong những người ủng hộ nhiệt thành cho cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai.
Là một trong 3 Phó Chủ tịch của Quân ủy Trung ương đầy quyền lực, ông chỉ đứng dưới Chủ tịch Tập Cận Bình, Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Trung Quốc. Dưới thời cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, người không có nhiều kiến thức chuyên môn về quân sự, Từ Tài Hậu gần như nắm hết quyền lực trong giới quân sự và “tự tung tự tác” trong một thời gian dài. Trong nội bộ PLA, người ta còn gọi Từ Tài Hậu là “đại lý chuyên bán quân hàm” tức người có thể ra tay quyết định mọi việc thăng cấp quân hàm cho những kẻ “chịu chi”.
Sau khi Từ Tài Hậu bị bắt giữ, cơ quan kiểm sát đã tiến hành khám xét toàn bộ các căn nhà của Từ Tài Hậu và các con, gồm 2 căn ở Bắc Kinh, 1 căn ở Đại Liên, 1 căn ở Tế Nam, 1 căn ở Chu Hải, thu giữ số tiền lên tới 1,6 tỷ NDT.
Đáng chú ý, người ta đã tìm thấy dưới đáy giếng trong biệt thự ở Tế Nam 4,8 triệu USD, 4 triệu euro và 800 nghìn bảng Anh. Trong căn biệt thự ở Chu Hải, người ta tìm thấy dưới gầm giường 8,650 kg vàng 24K.
Vụ án lập tức gây chấn động toàn bộ quân đội quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA).
Chưa hết, ngày 18/7, tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng đưa tin, Trung tướng Dương Kim Sơn, phó Tư lệnh Đại quân khu Thành Đô - Ủy viên BCH trung ương ĐCS Trung Quốc. Các nguồn tin nói rằng, trung tướng Dương Kim Sơn đã bị áp giải đến Bắc Kinh và các thành viên trong gia đình cũng như thư ký của ông Dương cũng đã bị bắt. Đây được cho là cuộc điều tra mở rộng của vụ án liên quan đến Thượng tướng Từ Tài Hậu.
Dương Kim Sơn đã gia nhập Quân đoàn số 14, đóng quân ở tỉnh Vân Nam và thuộc quyền quản lý của Bộ Tư lệnh Đại quân khu Thành Đo. Một trong những người sáng lập ra Quân đoàn số 14 chính là ông Bạc Nhất Ba – cha ruột của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai hiện đang phải thụ án tù chung thân vì tham nhũng và lạm dụng quyền lực.
Từ Tài Hậu là một nhân vật được cho là “đệ tử” của cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân, và là một trong những người ủng hộ nhiệt thành cho cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai.
Là một trong 3 Phó Chủ tịch của Quân ủy Trung ương đầy quyền lực, ông chỉ đứng dưới Chủ tịch Tập Cận Bình, Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang Trung Quốc. Dưới thời cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, người không có nhiều kiến thức chuyên môn về quân sự, Từ Tài Hậu gần như nắm hết quyền lực trong giới quân sự và “tự tung tự tác” trong một thời gian dài. Trong nội bộ PLA, người ta còn gọi Từ Tài Hậu là “đại lý chuyên bán quân hàm” tức người có thể ra tay quyết định mọi việc thăng cấp quân hàm cho những kẻ “chịu chi”.
Sau khi Từ Tài Hậu bị bắt giữ, cơ quan kiểm sát đã tiến hành khám xét toàn bộ các căn nhà của Từ Tài Hậu và các con, gồm 2 căn ở Bắc Kinh, 1 căn ở Đại Liên, 1 căn ở Tế Nam, 1 căn ở Chu Hải, thu giữ số tiền lên tới 1,6 tỷ NDT.
Đáng chú ý, người ta đã tìm thấy dưới đáy giếng trong biệt thự ở Tế Nam 4,8 triệu USD, 4 triệu euro và 800 nghìn bảng Anh. Trong căn biệt thự ở Chu Hải, người ta tìm thấy dưới gầm giường 8,650 kg vàng 24K.
Vụ án lập tức gây chấn động toàn bộ quân đội quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA).
Chưa hết, ngày 18/7, tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng đưa tin, Trung tướng Dương Kim Sơn, phó Tư lệnh Đại quân khu Thành Đô - Ủy viên BCH trung ương ĐCS Trung Quốc. Các nguồn tin nói rằng, trung tướng Dương Kim Sơn đã bị áp giải đến Bắc Kinh và các thành viên trong gia đình cũng như thư ký của ông Dương cũng đã bị bắt. Đây được cho là cuộc điều tra mở rộng của vụ án liên quan đến Thượng tướng Từ Tài Hậu.
Dương Kim Sơn đã gia nhập Quân đoàn số 14, đóng quân ở tỉnh Vân Nam và thuộc quyền quản lý của Bộ Tư lệnh Đại quân khu Thành Đo. Một trong những người sáng lập ra Quân đoàn số 14 chính là ông Bạc Nhất Ba – cha ruột của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai hiện đang phải thụ án tù chung thân vì tham nhũng và lạm dụng quyền lực.
Tướng Dương Kim Sơn
Trước đó, 2 Thiếu tướng với nền tảng tương tự như Dương Kim Sơn
cũng đã bị bắt giữ. Đó là Thiếu tướng Diệp Vạn Dũng, Chính ủy đã về hưu của
Quân khu Tứ Xuyên và Thiếu tướng Vệ Tấn – Phó chính ủy quân khu Tây Tạng. Bưu
điện Hoa Nam Buổi sáng đã trích dẫn một nguồn tin giấu tên cho biết, chính
tướng Diệp Vạn Dũng đã “cống nạp” cho Từ Tài Hậu một lượng vàng khá lớn.
Trong bài báo đăng ngày 27/6, Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng còn cho biết, hai viên thiếu tướng này đều có các mối liên hệ với tỉnh Tứ Xuyên và đều bị bắt giữ để phục vụ một cuộc điều tra chống tham nhũng. Các nguồn tin gần gũi với quân đội Trung Quốc tiết lộ rằng, Diệp Vạn Dũng và Vệ Tấn đều đã bị tống giam từ hồi cuối tháng 5/2014.
Cuộc điều tra vào hai viên thiếu tướng của PLA được cho là một phần trong chiến dịch chống tham nhũng mở rộng do Chủ tịch Ủy ban quân ủy trung ương Tập Cận Bình khởi xướng.
Theo nguồn tin của tờ DWNews, Cục Hậu cần Liên hợp của Đại quân khu Thẩm Dương cũng vừa tiến hành một cuộc cải tổ nhân sự lớn sau vụ bê bối của Thượng tướng Từ Tài Hậu. Nhật báo PLA Daily còn cho biết thêm, Cục Hậu cần liên hợp – nơi Từ Tài Hậu bắt đầu binh nghiệp và đã dành một khoảng thời gian đáng kể trong sự nghiệp của mình – đã tiến hành một cuộc cải tổ nhân sự lớn vào hôm 13/7 vừa qua. Tổng cộng 88 vị trí “nhạy cảm” liên quan đến 170 nhân vật đã được thay đổi, bao gồm cả các vị trí quan trọng như Trưởng ban tổ chức cán bộ, Trưởng ban Tài chính, người đứng đầu các doanh trại và các sỹ quan liên quan đến lĩnh vực kinh doanh.
Điều đáng nói, Đại quân khu Thẩm Dương là đơn vị duy nhất trong số 7 đại quân khu của Trung Quốc tiến hành một cuộc tái cơ cấu như vậy. Theo các nhà phân tích, đây là nỗ lực nhằm dẹp sạch những tàn dư của Từ Tài Hậu và loại bỏ những nguồn tham nhũng tiềm tàng trong tương lai.
Những điều tra ban đầu còn cho biết thêm, Từ Tài Hậu đã bỏ túi ít nhất 35 triệu NDT tiền hối lộ của Phó Chủ nhiệm Tổng Cục Hậu cần PLA, trung tướng Cốc Tuấn Sơn. Hồi tháng 3 vừa qua, Cốc Tuấn Sơn đã bị cơ quan công tố quân sự kết tội tham ô, hối lộ, sử dụng công quỹ sai mục đích và lạm dụng quyền lực.
Trần Phong (Tổng hợp)
Trong bài báo đăng ngày 27/6, Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng còn cho biết, hai viên thiếu tướng này đều có các mối liên hệ với tỉnh Tứ Xuyên và đều bị bắt giữ để phục vụ một cuộc điều tra chống tham nhũng. Các nguồn tin gần gũi với quân đội Trung Quốc tiết lộ rằng, Diệp Vạn Dũng và Vệ Tấn đều đã bị tống giam từ hồi cuối tháng 5/2014.
Cuộc điều tra vào hai viên thiếu tướng của PLA được cho là một phần trong chiến dịch chống tham nhũng mở rộng do Chủ tịch Ủy ban quân ủy trung ương Tập Cận Bình khởi xướng.
Theo nguồn tin của tờ DWNews, Cục Hậu cần Liên hợp của Đại quân khu Thẩm Dương cũng vừa tiến hành một cuộc cải tổ nhân sự lớn sau vụ bê bối của Thượng tướng Từ Tài Hậu. Nhật báo PLA Daily còn cho biết thêm, Cục Hậu cần liên hợp – nơi Từ Tài Hậu bắt đầu binh nghiệp và đã dành một khoảng thời gian đáng kể trong sự nghiệp của mình – đã tiến hành một cuộc cải tổ nhân sự lớn vào hôm 13/7 vừa qua. Tổng cộng 88 vị trí “nhạy cảm” liên quan đến 170 nhân vật đã được thay đổi, bao gồm cả các vị trí quan trọng như Trưởng ban tổ chức cán bộ, Trưởng ban Tài chính, người đứng đầu các doanh trại và các sỹ quan liên quan đến lĩnh vực kinh doanh.
Điều đáng nói, Đại quân khu Thẩm Dương là đơn vị duy nhất trong số 7 đại quân khu của Trung Quốc tiến hành một cuộc tái cơ cấu như vậy. Theo các nhà phân tích, đây là nỗ lực nhằm dẹp sạch những tàn dư của Từ Tài Hậu và loại bỏ những nguồn tham nhũng tiềm tàng trong tương lai.
Những điều tra ban đầu còn cho biết thêm, Từ Tài Hậu đã bỏ túi ít nhất 35 triệu NDT tiền hối lộ của Phó Chủ nhiệm Tổng Cục Hậu cần PLA, trung tướng Cốc Tuấn Sơn. Hồi tháng 3 vừa qua, Cốc Tuấn Sơn đã bị cơ quan công tố quân sự kết tội tham ô, hối lộ, sử dụng công quỹ sai mục đích và lạm dụng quyền lực.
Trần Phong (Tổng hợp)
*****
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Phản Hồi