jeudi 27 septembre 2012

Bản án cho 3 người hay cho cả chế độ?

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) Kính Gửi: Các vị Lãnh Đạo nhà nước, đảng CSVN và các Thẩm Phán xét xử.
5 giờ sáng, tôi không cầm được mắt ngấn lệ qua những đoạn “comment” từ bốn phương vang vọng về Việt Nam đăng kèm cùng bài viết “Yêu cầu Việt Nam thả tù chính trị Tạ Phong Tần!” qua bài dịch của tác giả Trần Quốc Việt trên Danlambao.
Tôi dân SaiGon – Dư âm sáng sớm ngày hôm đó, trước café Bách Tùng Diệp, tranh cãi với đám công an, an ninh chìm nổi gần tòa án TP làm giấc ngủ cứ chập chờn, không phải tiếc cái điện thoại mới, mà các vị ấy cố dành giật trên tay, đòi xoá dữ liệu (tôi ném xuống lòng đường cho vỡ nát, như là một cách phản đối trước khi quay đi) mà lòng cứ trăn trở. 
Điếu Cày Nguyễn Văn Hải bị giam giữa 3 năm vì cái tội trốn thuế “trời ơi đất hỡi” trong nhà tù, sau đó công an tiếp tục ghìm anh lại trong nhà giam mà không có lấy một một ngày tự do khi mãn hạn, để chờ bản án này trong mưu toan của chế độ cột chặt vào chân anh liên tiếp thêm 12 năm nữa – Tạ Phong Tần hơn một năm trong tù không có lý do chính đáng, giờ thì 10 năm sau may ra mới có dịp về đốt nén nhang muộn gạt lệ ly biệt trước người mẹ đã quá cố. Tôi dậy sớm mở laptop xem tin tức mà không ngăn được nước mắt ngậm ngùi.
Làm sao mà không xúc động như u uất khi sự việc của người dân Việt Nam nhưng khiến lòng người từ muôn phương như cũng nhói đau trong tiềm thức thiêng liêng di truyền của tình nhân loại, nhưng gần 700 tờ báo đài truyền thông và Quốc Hội trong nước – Những người hằng ngày đang “ăn” chính mồ hôi nước mắt của nhân dân để sống, để duy trì bản ngã, nhân cách mình thì lại im lặng điềm nhiên toạ thị ? 
Có phải 4000 năm dân tộc chúng ta dù tồn tại nhưng không thể cao lớn (2 nghĩa trắng, đen) bằng thiên hạ là do nhân cách thiển cận “khác người” này? Làm sao não bộ còn phân biệt được Liêm Sỉ mà vô tư lự khi nghe bạn bè nhân loại thế giới họ nói như thế này:
#1.321 Birgitta Jónsdóttir, Iceland
Tôi là thành viên của nghị viện Iceland và là chủ tịch IMMI- Viện Truyền thông Hiện đại Quốc tế. Tôi kêu gọi ông Chủ tịch hãy bỏ các tội cáo buộc cho Tạ Phong Tần. Tự do ngôn luận nên được coi là quyền tự do thiêng liêng ở mọi quốc gia trên thế giới vốn không coi mình là chế độ độc tài. 
#3.885 Bác sĩ, Tiến sĩ Alberto Bencivenga, Ý
Chính quyền không tiếp thu sự chỉ trích thì dễ trở thành kẻ xấu; còn chính quyền không cho phép sự chỉ trích chính là tội phạm!
# 21,962 David Whitney, Hoa Kỳ
Ông (CT/Nước) không cần phải chấp nhận quan điểm Tây Phương nếu ông muốn ; Nhưng phải cần chấp nhận nhân phẩm và công lý phổ quát của nhân loại vì Việt Nam là thành viên Liên Hiệp Quốc .
#5.804 Stefan Hanitzsch, Đức
Thưa ông Chủ tịch, chúng tôi đã từ bỏ ý định đến nước ông trong năm này. Tất cả các bạn hữu và bà con của chúng tôi cũng sẽ không du lịch đến Việt Nam, vì chúng tôi chắc chắn sẽ cho họ biết điều này. Thật là xúc phạm và là dấu hiệu của sự kém phát triển khi trừng phạt tự do ngôn luận theo cách thức của thời Trung cổ như thế.
#4.589 John Oosthuizen, Nam Phi : 
“Ông Trương Tấn Sang, điều ông đang làm rõ ràng là độc ác. Hãy nhớ, quyền lực độc tài tuyệt đối, thối nát cũng tuyệt đối. Nếu nhân dân ông còn tự do, hãy cho phép họ tự do ngôn luận. Hãy thả Tạ Phong Tần. Nếu ông để người Tàu vào, ông sẽ đối mặt với cuộc xung đột ở khắp nơi.” 
#10.892 Urszula Lund, Na Uy
Những chính quyền sợ công dân mình chỉ trích là những chính quyền TÀN BẠO và nên đánh giá lại chính sách của họ và cách họ đối xử với những ai dám bày tỏ ý kiến khác với họ. Ông Chủ tich Việt Nam Trương Tấn Sang, ông không có quyền nói rằng chính quyền có sự ĐỘC QUYỀN để bỏ tù những người có ý kiến khác. Ngày nào đó ông có thể bị ở tù thay thế. Đó là điều thường xảy ra đối với các nhà lãnh đạo tàn bạo. 
#5.615 Bác sĩ Carmela Saggio, Ý
Thưa ông chủ tịch, như ông có thể thấy ở Châu Phi và ở nhiều nước trên thế giới, chế độ độc tài tất yếu sẽ chấm dứt. Không ai có thể cản được ngọn gió dân chủ .
#2.719 Tage Erikson, Thụy Điển
Ý kiến khác nhau không nhất thiết là ý kiến sai hay trái nếu lập trường của ông vững và quyền lực của ông hợp pháp thì ông nên chấp nhận sự phê bình bằng tranh luận, chứ không bằng trấn áp! 
#3.526 Anabela Silva, Bồ Đào Nha
Tôi sẽ gạch tên Việt Nam ra khỏi những nơi tôi sẽ đi nghĩ lễ cho tới khi nào Việt Nam trở thành quốc gia nơi người dân có thể nói năng tự do và có thể bày tỏ ý kiến của họ như mọi quốc gia trên thế giới .
#4.131 Désirée Bruggerma, Hòa Lan
Tôi cũng không đồng ý với chế độ chính trị của ông, cho nên tôi nghĩ chắc ông sẽ bắt tôi bỏ tù khi tôi đến nước ông chăng ? Quốc gia rất đẹp, nhưng chính quyền rất xấu.
#13.935 Hild Creve Follman, Tây Ban Nha
Chỉ trích chế độ toàn trị không phải là tội, mà là trách nhiệm và bổn phận! Hãy thả ngay bây giờ Tạ Phong Tần và các blogger khác nếu muốn Việt Nam là một phần của thế giới văn minh nhân loại .
#24,509 Woody Clint, Úc
Những nhà lãnh đạo CS/Việt Nam chỉ quan tâm Tiền & Quyền lực. Nhân quyền ở Việt Nam là con số không so với thế giới .
#948 Mr. Ramesh Murthy, Ấn Độ
Ta còn mong đợi gì khác ở một chủ tịch cộng sản vốn là đồng minh thân cận của Trung Quốc. Ông chủ tịch, ông định cướp đi tự do của nhân dân ông trong thời gian bao lâu nữa ?. Khi còn nắm quyền ông hãy làm điều gì tốt đẹp và làm cho nước ông trở thành một nước dân chủ hoàn thiện. Đừng lo ngại về ngày mai của đảng phái và ông, mà hãy lo lắng cho ngày mai của nước ông.Nếu ông là lãnh tụ chân chính của Việt Nam .
#470 Nadine Erickson, Canada
Đã đến lúc phải ra khỏi thời Trung cổ để cho phép các công dân của ông được hưởng quyền tự do ngôn luận. Hay trong trường hợp này, quyền tự do viết blog! Hãy TRẢ TỰ DO NGAY cho Tạ Phong Tần và những blogger khác !!! 
#1.216 Artem Chaltsev, Liên bang Nga
Tôi nghĩ rằng trong thế giới hiện đại chúng ta không nên hành xử như người mọi rợ. Mỗi quốc gia và chính phủ của mình phải phát triển xã hội theo những nguyên tắc tự do, và nên đưa quốc gia vào tương lai dân chủ. Những lời cáo buộc hoang đường như thế thật là kinh khủng đối với tất cả thế giới hiện đại. Hãy thả người nữ tù chính trị này ra !
# 15,292 Ray Morley, New Zealand
Khả năng bày tỏ quan điểm một cách tự do rất quan trọng đối với tất cả các nước dân chủ. Các chế độ độc tài sẽ tiếp tục sụp đổ cho tới khi nào họ chấp nhận sự thực đơn giản ấy . Hãy thả Tạ Phong Tần ngay lập tức.# 15,250 Jipp Agustine, MalaysiaÔng không thể đứng mãi trong chiếc bóng của quá khứ để tiếp tục nói với thế giới ông đã đánh bại Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam. Hãy tin tôi, người ta sẽ không tôn trọng ông vì chuyện ấy. Và cũng chẳng còn gì đặc biệt nữa sau khi ông tống một phụ nữ Tạ Phong Tần vào tù.
*
Trích dẫn một ít tiêu biểu trong mấy chục ngàn những lời nói từ lương tri của con người, đa quốc gia, chủng tộc nhưng tựu trung cùng toát lên tiếng nói của công lý, lẽ phải, nhân cách và phẩm giá con người mà quan niệm của tất cả đều nằm trong phạm trù đạo đức, hướng về Việt Nam họ cùng nhắn gửi lời kêu gọi: “Dù là chế độ chính trị nào cũng cần phải thực thi pháp luật với người dân trên cái nền công lý phổ quát của nhân loại văn minh hiện tại” để Việt Nam còn xứng đáng là một thành viên chuẩn mực của cộng đồng thế giới văn minh.
Liệu không biết những lời ấy nó có ít nhiều đủ sức lay động trái tim, khối óc làm thức tỉnh những con người đạo mạo một thời “muôn năm cũ” như các ông Lê Đức Anh – Lê Khả Phiêu – Đổ Mười... có quá khứ đã từng là “nạn nhân yêu nước” đứng trước vành móng ngựa và ở trong lao tù thực dân Pháp cũng thấu hiểu tâm tư nghịch cảnh của 3 con người (Điếu Cày, Tạ Phong Tần, AnhBaSàiGòn) cũng như một số sinh viên bất đồng chính kiến khác vì “yêu nước” đang trong tạm giam hay lao tù cũng có cùng hoàn cảnh như mình thuở trước nhưng không phải đối diện với “thực dân” mà nghịch lý là “yêu nước” mà phải trả giá bởi từ các cơ quan tố tụng của chính Quốc Gia mình !? 
Nếu trung thực, theo tinh thần các “quốc tế comments” nói trên, đặt lên bàn cân đong đo giữa được và mất - trừng phạt và dung hoà thì trong cái nhìn bao quát ảnh hưởng chính trị sâu đậm lâu dài – “Nhà nước, đảng” này. Nên ghi nhận, dù không vừa lòng (làm sao khớp miệng vài chục triệu dân?) mà chớ trả thù bằng các bản án thiếu “đạo lý” – Bởi không có quốc gia thành viên nào trong khu vực khối Asean lại có quá nhiều bản án với nhân dân mình vì tội “âm mưu hay tuyên truyền lật đổ” chính quyền (nếu nói chính quyền đó là của nhân dân) ? Án càng nhiều sự hồ nghi và uy tín quốc tế càng ít đi, còn trong nước thì càng “tan chảy trong lòng nhân dân và cũng đừng quên, cả 2, Điếu Cày và Tạ Phong Tần, đã bước ra từ trong hàng ngũ lực lượng “vũ trang” chế độ này ( Điếu Cày trong QĐ - Tạ Phong Tần trong CA) – Vì sao vậy? : “Tiên trách kỷ - Hậu trách nhân”.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Phản Hồi