GĐ MobiFone Lê Ngọc Minh và Chủ tịch HDD QT GTel Bùi Văn Thành đang bàn sáp nhập???? |
Chủ tịch và Phó chủ tịch của Tập đoàn Masan Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh với sự 'mách nước' của tướng Nguyễn Văn Hưởng rằng Tướng Bùi Văn Thành - Chủ tịch Tổng Công ty Viễn thông Toàn cầu (Global Telecommunications Corporation) - Gtel, công ty đang sở hữu mạng Beeline trực thuộc Bộ Công An là 'đệ tử' của Bộ Trưởng Trần Đại Quang. Thế là một kịch bản được ráo riết thực hiện...
Cuộc hôn nhân của 3Dũng & Sói Nga Masan làm giàu trên sinh mạng người dân 'Sói Nga' từ thua lỗ thành kẻ cướp Thủ tướng & nhóm thâu tóm Các bố già xoá dấu vết phạm tội Hối lộ, đánh bài & Ăn cướp ... Thống đốc tiếp tay cho Mafia
Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh với sự tư vấn "đảm bảo' của Nguyễn Thanh Phượng đã đi đêm trước với Tướng Thành vài trăm ngàn Mỹ kim và đến nay chính thức phát văn bản xin mua lại GTEL!
Được thành lập từ tháng 7/2008, GTel Mobile là liên doanh giữa Tổng công ty Viễn thông Toàn cầu của Bộ Công an và Tập đoàn VimpelCom thuộc Liên bang Nga. Song suốt 04 năm qua liên tục tung ra gói khuyến mãi hạ giá dẫn đến GTEL bị lỗ nặng nề, có lẽ chỉ còn càm cự được vài tháng nữa! Công ty này được đối tác của Nga - VimpelCom - đổ tiền vào đầu tư trên 500 triệu USD, nhưng chỉ mới dừng ở hệ viễn thông 2G đã lạc hậu trong khi thế giới đã lên tới 4G, 5G... Mưu đồ của Masan đã móc nối với Tướng Thành cố tình làm cho Gtel chết vì thua lỗ và cuối cùng thông báo cho đối tác rằng: Không thể xin lên mạng 3G được! Tất nhiên mục tiêu của Masan móc nối cùng tướng Thành để cướp GTel thì làm sao 'Thủ tướng' cấp tần số cho Gtel để làm 3G được chứ???? Trước một tương lai chỉ có lỗ và lỗ hàng trăm triệu USD, nhưng không hề có lối ra, anh chàng đối tác Nga khổng lồ bị anh 'Sói' Nga lừa , dù đã đầu tư trên 500 triệu USD đành ngậm ngùi bỏ của chạy lấy người, còn ở lại thì lại còn phải tiếp tục chia xẻ lỗ! Nay được đối tác Việt Nam đồng ý cho thanh lý rút số tiền của chính mình chuyển vào chưa sử dụng tại ngân hàng về, dù chỉ còn lại bằng 1/10 số tiền chính VimpelCom đã đổ vào đầu tư cho Gtel mà vẫn thấy 'mừng hết lớn'!
Được Tướng Hưởng 'chỉ điểm cặn kẽ' rằng Tướng Bùi Văn Thành là 'đệ tử' của Bộ Trưởng Trần Đại Quang. Do vậy Masan không lộ diện mà chỉ là người cung cấp tiền để Tướng Thành làm cây bung sung đi chạy... Nếu vào được Gtel thì thông qua 'cửa' Tướng Thành sẽ 'Mua' luôn được 'Bộ Trưởng Quang ' và khi đó thì "nó sẽ nằm gọn trong tay tao " - Đó là Kế hoạch của chính Hưởng!
Với dự tính của Hưởng: thực trạng Gtel đằng nào cũng sắp chết, nên chắc chắn Bộ Trưởng Trần Đại Quang sẽ vô tình rơi ngay vào cái Ma trận do Masan và Tướng Thành mà đằng sau chính là Tướng Hưởng bày ra, ông Bộ Trưởng sẽ đồng ý cho bán quách GTEL để nhẹ nợ vì tiền đâu ra mà gánh chi phí hàng tháng! Cái thứ chi phí của ngành viễn thông hàng tháng có thể tính hàng chục triệu mỹ kim là chuyện bình thường! Hơn nữa vốn bỏ ra là của thằng 'Nga', nay nó đã bỏ đi rồi thì bán cho ai thu về được 50 triệu đô lại đã có lời lắm rồi! Ông Bộ Trưởng không biết rằng: Vở kịch đã được thầy trò Nguyễn Văn Hưởng - Hồ Hùng Anh và Nguyễn Đăng Quang lên sẵn: Ngoài 50 triệu USD trả chính thức và cũng bằng đó 50 triệu USD nữa sẽ chi 'dưới gầm bàn' để 'phá tung mọi cánh cửa', kể cả VNPT, Mobifone, Bộ TTTT, Văn phòng Chính Phủ... Nhưng 50 triệu Mỹ kim này không phải cho vụ mua bán cái công ty GTEL chết dẫm này mà điều kiện của vụ mua bán với 50 triệu lót tay là: Sau khi mua xong GTEL thì Chính Phủ sẽ cho phép được sáp nhập với Mobifone trên cơ sở 'tự nguyện' hoặc 'ép gả' của Thủ Tướng. Việc này đã có 'Quốc Vụ Khanh Chính Phủ Nguyễn Thanh Phượng' cam kết đảm nhận.
Ở Việt Nam, ai cũng biết, Mobiphone hiện đang là một trong mạng viễn thông hàng đầu của Việt Nam. Theo VNExpress: "Theo đề án tái cấu trúc vừa trình Bộ Thông tin và Truyền thông, VNPT cho biết, 5 năm qua, Công ty thông tin di động VMS - MobiFone đóng góp khoảng 40% doanh thu, trên 60% tổng lợi nhuận của tập đoàn." Hiện nay thị phần Viễn thông cũng theo VNExpress: "Viettel chiếm 36,72% thị phần; MobiFone chiếm 29,11%; VinaPhone chiếm 28,71% thị phần; các doanh nghiệp còn lại chỉ chiếm hơn 5% thị phần"
Như vậy cho thấy tiềm năng và lợi nhuận Mobifone đang mang về khủng khiếp thế nào!
Hiện nay, Giá trị sổ sách của Mobifone khoảng 2 tỷ USD, nhưng giá trị thật của Mobifone ít nhất 6-8 tỷ USD. Thực tế công ty Convik - Đối tác Thuỵ Điển trước đây trong liên doanh 20 năm với Mobifone đã có công rất lớn đưa Mobifone đến được ngày hôm nay - đã đề nghị Chính Phủ Việt Nam được mua lại 49% với giá 3 tỷ USD và Chính Phủ Việt Nam trước khi được vào WTO cũng đã ký cam kết với Chính Phủ Thuỵ Điển khi cổ phần hoá Mobifone sẽ phải ưu tiên bán cổ phần cho Convik. Nhưng giờ đây Masan và Chính Phủ Nguyễn Tấn Dũng đang bày kế hoạch để lật lọng Chính Phủ Thuỵ Điển! Nếu có để tiếng xấu thì xấu Việt Nam, có ai biết đến Masan là gì đâu mà sợ!!!
Kịch bản con đường đi của Masan với sự đảm bảo của ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, Gtel với trị giá trên sổ sách là 500 triệu sẽ được sáp nhập với Mobifone trị giá 2 tỷ USD, thế là Masan đương nhiên trở thành chủ nhân ông nắm 20% cổ phần của Mobifone sau khi sáp nhập trị giá tương đương 1.2 tỷ - 1.6 tỷ USD mà lại chẳng cần phải tham gia đấu thầu gì cho mệt! 100 triệu bỏ ra cả trong và ngoài thu về gấp 12 - 16 lần! Chỉ có móc ngoặc và buôn bán quan hệ và cơ chế mới có thể Qua đêm có được lợi nhuận khổng lồ như vậy!
Nhưng kịch bản chưa phải đến đó là kết thúc! Những 'Sói' Nga tham lam vô độ này đâu có dừng ở đó. Chúng sẽ còn đi bước tiếp theo của cái Ma trận thâu tóm này là: Mobifone sau sáp nhập với lý do mở rộng thị trường, phát triển lên 4G sẽ phải tăng vốn và chắc chắn anh đại diện vốn góp nhà nước khi đã được lót tay sẽ trả lời KHÔNG tham gia, thế là đương nhiên Masan với vị thế cổ đông nội bộ sẽ được quyền ưu tiên mua nâng tỷ lệ nắm giữ của mình lên mà tránh được mọi dòm ngó!
Nước cờ cuối cùng của bè lũ thâu tóm là chuyển hoá thành tiền mặt: Chúng sẽ bán bớt cổ phần cho cổ đông nước ngoài thu tiền mặt về mà hiện nay dù chưa có gì trong tay, nhưng Quang - Phượng - Hùng Anh đã dậm dạp chào giá Mobifone sau sáp nhập là 10 tỷ USD!
Với 100 triệu bỏ ra - 50 trong và 50 ngoài, bộ tam Quái Quang - Anh - Phượng, sẽ có trong tay ít nhất 3 tỷ USD khi bán cho nước ngoài 30% mà trong tay vẫn sẽ nắm đa số Mobifone. Kịch bản đến đây mới chấm dứt quy trình thâu tóm.
Nếu ngài Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn yên vị thì kịch bản của Masan cùng cô con gái rượu sẽ xẻ thịt nuốt tươi Mobifone ngoạn mục như vậy sau khi đã ngang nhiên ăn cướp núi Pháo trị gía cả tỷ USD và sẽ không dừng ở đó mà rồi còn những Bia Sài gòn, Hà Nội, Tổng công ty cà phê... sẽ lần lượt rơi vào tay của bộ tam ma quái này!
Các Ngài Tổng Bí Thư và Chủ tịch nước có biết những kế hoạch ăn cướp thế này không? 90 triệu Người dân Việt Nam thì có lẽ đến 80 triệu tại sao suốt đời chỉ có khốn khổ và đói nghèo để cho những kẻ cướp ngày như bộ tam quái Quang - Anh - Phượng tiếp tục đè đầu cưỡi cổ thế này mãi sao???
Thám tử Quan làm báo.
HỒ SƠ MASAN & TECHCOMBANK
Masan - Kẻ cướp tay không 'bắt Núi Pháo' Infornet tay sai của các bố già Chỉ 10 triệu gỡ bài cứu bố già Quang & Anh Vụ án rửa tiền của Tập đoàn Masan & Techcombank Tại sao CT Masan 'nhởn nho'? Kế hoạch đào tẩu của CT Masan Hãy hỏi NĐQuang Chạy án Chủ tịch Masan đã bị bắt Cảnh báo nhà đầu tư Các bố già trốn thuế Hai ổ tội phạm lũng đoạn Việt Nam Chân tướng những kẻ cầm đầu Thâu tóm doanh nghiệp Trò chơi của hai bố già Quang-Anh Chèn ép dân cướp núi pháo Tập đoàn Masan - Bản chất lừa đảo
Xem thêm
Mất thương hiệu Beeline, Gtel sẽ ra sao?
Gtel sẽ chỉ được sử dụng thương hiệu Beeline trong vòng 6 tháng nữa và hẳn cũng khó có điều kiện vung ra các gói khuyến mãi "gây sốc" như trước đây cho thương hiệu mới. Gtel sẽ "đứng trên đôi chân của mình" bằng cách nào?
Gtel miễn cưỡng hay thích thú mua lại cổ phần từ Vimpel Com?
Đối tác của Gtel Mobile (gọi tắt là Gtel) là VimpelCom đã rút khỏi cuộc chơi ở thị trường viễn thông di động Việt Nam với lý do muốn cắt lỗ. Điều này được các chuyên gia kinh tế nhìn nhận là hết sức bình thường. Mỗi doanh nghiệp có những chiến lược kinh doanh riêng và khi không đạt được mục tiêu thì họ có thể ngưng đầu tư. “Trên thị trường chứng khoán, sau khi VimpelCom rút khỏi Việt Nam, lập tức cổ phiếu của tập đoàn này tăng 2,3%”, một nhà đầu tư chứng khoán cho biết.
Hình ảnh chú gà con lông vàng đã quen thuộc với 6 triệu thuê bao của mạng Beeline (số liệu do nhà mạng công bố). Ảnh: Vũ Nga.
ThủTướng cướp tiền của DÂN xoá nợVinashin xử tội gì Congái hưởng phúc cha Vạchtrần sự dối trá 'Vuakhông ngai' xin tỵ nạn Đằngsau tái cấu trúc 9 NH BịtMiệng nhân dân
ThủTướng & Nhóm thâu tóm Tạisao Nguyễn Tấn Dũng thoát lưới Vinashin? Hôbiến nợ xấu cho Vinashin Dấu ấnNguyễn Tấn Dũng
Ở thị trường Việt Nam, trong suốt 3 năm qua, mạng di động Beeline với sự hỗ trợ của Vimpel Com liên tục tung ra những gói cước "phá giá" thị trường nhằm thu hút thuê bao. Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ TTTT Lê Nam Thắng, VimpelCom không thể cứ áp dụng những chiêu trò của kẻ lắm tiền, kinh doanh theo kiểu ăn xổi. Dù sao, Vimpel Com cũng đã rút khỏi Việt Nam.
Điều đáng nói hơn là toàn bộ cổ phần của VimpelCom không phải do một đối tác nước ngoài nào khác mua lại (có nhiều đồn đoán là VimpelCom đã chào mời mà chưa đối tác ngoại nào dám mua trong đó có 1 đối tác của Nhật, 1 của Mỹ) mà được chính đối tác bản địa tiếp nhận. Thậm chí, đại diện GTel còn cho biết “chúng tôi chủ động mua lại cổ phần” và bình luận đây là thời điểm tốt để Gtel mua lại cổ phần và sẽ vẫn tiếp tục theo đuổi chiến lược của công ty đề ra trước đây.
Về lý do mua lại cổ phần, ông Nguyễn Thế Bình, Phó Tổng giám đốc Gtel Mobile giải thích: “Thứ nhất, chúng tôi nhận thấy thị trường viễn thông di động Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng. Thứ hai, kinh nghiệm và những kết quả đã xây dựng được trong 4 năm qua là rất to lớn và có giá trị đối với một nhà khai thác viễn thông. Và thực tế ở Việt Nam cho thấy các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông bản địa đã rất thành công". Có vẻ ông Bình có ngầm ý rằng VimpelCom không có nhiều am hiểu về thị trường bản địa.
Ông Nguyễn Thế Bình, Phó Tổng giám đốc Công ty Gtel Mobile. Ảnh: Vũ Nga.
Ông Bình còn cho rằng, với sự rút lui của VimpelCom,Gtel sẽ tổ chức lại bộ máy điều hành gọn nhẹ, cơ động và hiệu quả hơn.
Còn giới phân tích nhận định ra sao về quyết định của G-tel?
HỒ SƠ TƯỚNG NGUYỄN VĂN HƯỞNG
Tướng Hưởng "đã tìm được Máy chủ" QLB Tướng Hưởng bị Vua 'đuổi' Bộ trưởng Trần Đại Quang cẩn trọng! Những ngón đòn ghê rợn nhất thế kỷ Đóng thế, giả danh...? Bắn trúng 03 đích 'Vuakhông ngai' xin tỵ nạn TướngHưởng - Ông Vua không ngai BắtPCD - TP.HCM 'Việt vị'
Nên cạnh tranh bằng nội lực
Theo Thứ trưởng Bộ TTTT Lê Nam Thắng, doanh nghiệp nào yếu kém, hoạt động không hiệu quả thì phải rút ra khỏi cuộc chơi hoặc sát nhập, cơ cấu lại thị trường bằng các biện pháp hoàn toàn thị trường. Đó là điều bình thường. Vimpel Com rút ra có thể lại có doanh nghiệp khác đầu tư vào. Thị trường dần dần sẽ đi vào ổn định, doanh nghiệp nào mạnh, có thực lực sẽ tồn tại.
Còn việc liệu có nhà đầu tư ngoài nào sẽ “đỡ lưng” cho Gtel hay không, theo Thứ trưởng Thắng, trước hết cần xem mình có cần nước ngoài hay không, cần nước ngoài vào làm gì. Nếu thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm, thiếu nhân lực thì mới cần nước ngoài. Còn nếu có thể làm tốt thì không cần.
Những cộng sự người nước ngoài sẽ không còn ở Gtel. Ảnh: Vũ Nga.
Theo ông Thắng, trong lĩnh vực viễn thông, nhiều doanh nghiệp hiện nay không thiếu vốn, thậm chí còn đầu tư ra nước ngoài như Viettel, VNPT đầu tư sang Campuchia, Haiti… Nhân lực Việt Nam cũng có khả năng tiếp thu công nghệ rất nhanh.
Do đó, ông Thắng cho rằng doanh nghiệp Việt có đủ vốn, công nghệ và nhân lực, có thể tự kinh doanh trong lĩnh vực này. Tự phát triển là cách tốt nhất, giúp tạo ra công ăn việc làm cho người Việt Nam, đóng góp lợi nhuận cho nhà nước Việt Nam mà không phải chia sẻ.
Vẫn còn cơ hội
Có nhiều ý kiến cho rằng rất nhiều khó khăn đang chờ Gtel phía trước. Hiện tại APRU (doanh thu trên mỗi thuê bao) của Beeline thấp. Theo Thứ trưởng Lê Nam Thắng, đó là do trước đây Beeline áp dụng chính sách miễn giá cước nhiều, khuyến mãi quá nhiều, đến mức phá giá. Cách làm ăn như vậy không lâu dài.
Ông Thắng cho rằng, doanh nghiệp nào có ý định làm ăn lâu dài, có năng lực thực sự sẽ phát triển được. Còn doanh nghiệp nào không đáp ứng tiêu chí đó, không nắm được văn hóa, điều kiện kinh doanh, không có ý định làm ăn lâu dài sẽ không trụ được ở Việt Nam. Vì vậy, không nên phân biệt mạng lớn hay nhỏ mà chính thị trường sẽ quyết định. Thị trường ở đây gồm nhiều yếu tố: giá cả, chất lượng, nhất là trong thời gian tới, khả năng tích hợp dịch vụ 3G sẽ là một trong những lợi thế của nhà mạng.
TôLâm & Kẻ xóa dấu vết Taysai Nguyễn Văn Hưởng KHhậu Nguyễn Văn Hưởng Tửthần RADIUM vào cuộc NguyễnVăn Hưởng điên dại ... Vạchmặt kẻ gài bẫy Phạm Chí Dũng Đấtnước hỗn loạn lầm than ÁMSÁT CHỦ TỊCH NƯỚC Bímật của Tướng Nguyễn Văn Hưởng Cạm bẫy của tướngNguyễn Văn Hưởng Liênminh Ma-Quỷ Nguyễn Tấn Dũng & Nguyễn Văn Hưởng Chântướng Nguyễn Văn Hưởng
Theo ông Nguyễn Long, Phó Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam, các nhà mạng nhỏ hiện chưa có đối tượng phục vụ rõ ràng. Nếu biết khoanh vùng thị trường, có vùng phủ sóng tốt thì vẫn còn cơ hội. Mặt khác, hiện các nhà mạng nhỏ đều chưa đạt ngưỡng về công nghệ (hạ tầng). Các thị trường khác thường chỉ có 3 nhà mạng, ngay cả thị trường Trung Quốc với 1,3 tỷ dân cũng chỉ có 3 nhà mạng. Thị trường Việt Nam chỉ bằng xấp xỉ 10% dân số Trung Quốc nhưng hiện có đến 7 nhà mạng. Vì vậy, cạnh tranh sẽ còn diễn ra một thời gian nữa. Gtel có thuận lợi là có một hạ tầng do chính họ đã dày công xây dựng, tuy nhiên, không phải có hạ tầng là có thể ngồi đó thu tiền mà còn phải đáp ứng được chất lượng dịch vụ, hoàn vốn để tái đầu tư.
Ngày 23/4/2012, Gtel Mobile thông báo mua toàn bộ 49% cổ phần của đối tác ngoại VimpelCom trong liên doanh giữa 2 bên, đưa Gtel Mobile trở thành công ty 100% vốn của các cổ đông trong nước.
Về sự kiện này, ông Nguyễn Văn Dư, Phó Tổng giám đốc Gtel Mobile, cho biết “Chúng tôi cam kết tiếp tục đầu tư, cung cấp dịch vụ viễn thông di động với phong cách truyền thông mới tới người dân Việt Nam”.
Ông Pavel Borodin, Phó Chủ tịch Tập đoàn Vimpelcom cho biết “Chúng tôi quyết định thu gọn hoạt động tại một số khu vực và vùng lãnh thổ nhằm tập trung vào các thị trường trọng điểm. Chúng tôi đánh giá cao quan hệ hợp tác với Gtel trong liên doanh Gtel Mobile và hoàn toàn tin tưởng vào nghiệp vụ chuyên môn cũng như kỹ năng quản lý của đối tác trong việc tiếp tục phát triển thương hiệu và kinh doanh của công ty trong thời gian tới”.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Phản Hồi