Ước chi nước mình đừng văn minh, mà cứ thối nát như nước Anh những năm 30 của thế kỷ trước
Phương Bích
Tối chủ nhật ngày 16/9, tổ trưởng dân phố cùng“hội phụ nữ” phường khóm đến gõ cửa nhà tôi. Trông thấy họ cười cười, tôi hỏi luôn:
- Trao quyết định hả? Được rồi, tôi nhận rồi nhé. Xong rồi nhé.
Thấy cả ba người cười bẽn lẽn, tôi cũng cười bảo:
- Không vấn đề gì, tôi biết các vị phải làm việc của các vị thôi mà.
Đôi bên cùng cười tươi, chào tạm biệt nhau rất thân thiện.
Vào nhà, tôi cầm quyết định đi thẳng vào buồng bố, đọc cho cả hai bố con cùng nghe. Đến đoạn giao cho tổ trưởng dân phố chịu trách nhiệm giáo dục mình, tôi háo hức như đứa trẻ lần đầu đi học, muốn biết ngay bài đầu tiên là gì bèn bảo bố:
- Để con xuống hỏi luôn nhá.
Cầm quyết định chạy ngay đến nhà “thày giáo”, thấy nguyên cả ban bệ của tổ dân phố vẫn còn ngồi đó. Càng hay, tôi đi vào, chào hỏi cả nhà. Mọi người tiếc rẻ bảo sớm tý nữa thì gặp cả đại diện phường. Ồ tôi cần gì gặp mấy vị đó, chỉ cần gặp thầy giáo thôi.
Mọi người nhiệt tình mời tôi ngồi, chắc cũng tò mò xem phản ứng của tôi thế nào. Tôi xin phép cả nhà, rồi quay ra hỏi tổ trưởng dân phố. “Thày” tôi cười cười, vẻ thanh minh thanh nga, nhưng tôi bảo không sao, điều tôi muốn hỏi chỉ là xin anh cho biết anh muốn giáo dục tôi về điều gì thôi.
Thông thường khi bí thì người ta hay trình bầy vòng vo. Thày giáo của tôi vừa giở cái nghị định với cái tập tài liệu, giải thích con cà con kê nhiệm vụ và công việc. Tôi sốt ruột bảo, thế này nhé, nhiệm vụ của cậu có hai phần, phần 1 là quản lý, vậy cậu quản lý tôi về vấn đề gì thế?
- Là hàng tháng em phải là báo cáo với phường...
- Báo cáo về việc giáo dục tôi đến đâu hả?
- Thì nói chung là...
- Thôi được rồi, còn gì nữa
- Thực ra bác cứ sinh hoạt bình thường thôi. Chỉ có điều bác đi đâu vắng 10 ngày thì phải báo cáo.
- Hiểu rồi, vậy cậu phải cung cấp cho tôi các quy định đó nhé. Đấy là phần quản lý, còn phần giáo dục thì thế nào? Xin cho biết là cậu sẽ giáo dục tôi về vấn đề gì?
Sau một hồi vòng vo, thày giáo bảo:
- Thí dụ như tiếp cận để vận động chị sáng chủ nhật không đi nữa chẳng hạn!
- Không nên đi đâu?
- Thì như trước đây sáng chủ nhật chị vẫn đi ấy.
- Không được, cậu phải nói cụ thể là tôi không nên đi đâu chứ? (quên mất không nói là tôi đi nhiều nơi lắm, như đi chợ, đi thăm người ốm, đi viếng đám ma...) Và tại sao tôi lại không nên đi chứ? Cậu chỉ nói mỗi một câu là tôi không nên đi thì làm sao tôi nghe được. Thế là thày tôi mặt mũi đỏ gay lên:
- Chị không nghe là việc của chị chứ em cũng chả đi mua việc, chả ăn lương về việc này. Đây là người ta giao nhiệm vụ cho em thì em phải chấp hành thôi.
Thực ra tôi chỉ thử cậu ta thế thôi, chứ tôi thề có cái bóng điện là đến ông phường, ông quận, ông thành phố cũng chẳng trả lời được chứ nói gì đến cậu tổ trưởng dân phố quèn (mặc dầu cậu ta cũng trình độ đại học – hơn tôi đấy chứ). Tôi cười bảo cậu ta đừng căng thẳng làm gì. Vì cậu là thày giáo, còn tôi là học sinh, tôi đi học thì phải biết mình học về cái gì. Thôi, cậu cứ nghiên cứu đi, cậu nợ tôi câu trả lời ấy nhé.
Thế là cả hai bên cùng cười vui
vẻ. Tôi không muốn làm khó cậu ta. Dù gì thì cậu ta vẫn là hàng xóm và như cậu
ấy nói, cậu ấy cũng chỉ là một nạn nhân thôi, tự dưng bị bắt làm thày giáo bất
đắc dĩ mà chẳng cần tốt nghiệp qua trường lớp sư phạm nào cả. Không những thế,
vớ phải học trò lớn tuổi cứ hay hỏi ngược lại thầy, lại còn truy đến cùng mới
khó chịu.
Trong khi thày trò tôi truy nhau,
các ban bệ của nhà chung cư cứ ngồi cười ruồi. Vì họ đang họp chuẩn bị cho nhân
sự của tổ dân phố mới nên tôi cáo lui, nhắc thầy chuẩn bị đề cương giáo án cho
việc học tập.
Thời buổi lạ đời thế đấy, trong
khi dân ở đây bầu tôi là đại diện cho họ vào hội đồng đền bù của Quận Ba Đình,
trong dự án cải tạo nhà chung cư của tôi, mà thày tôi chỉ là một trong số các
hộ dân ấy, thì chính quyền phường lại né tránh trách nhiệm, giao cho thày dạy ngược lại vị đại diện của
mình.
Tôi cũng có kinh nghiệm rồi, cứ
từ từ mà phản ứng. Nước mình không vội được đâu! Có viết đơn thì họ cũng còn
chè cháo, đùn đẩy nhau chán mới đọc. Uớc chi nước mình được thối nát như nước
Anh của những năm 30 (Lưỡi gươm công lý – Bài đọc chuyện thời xưa, ngẫm chuyện
thời nay), thì chắc chắn vấn đề của mình sẽ ra ngô ra khoai ngay thôi.
Chuyện ngoài lề:
Hôm 14/9, tôi và lốc gơ Lê Dũng
đến Sở Thông tin và truyền thông Hà Nội, vừa là bổ sung cái đĩa ghi clip tố cáo
đài phát thanh và truyền hình Hà Nội, vu khống người biểu tình tụ tập gây rối,
vừa là hỏi cái đơn tố cáo chúng tôi gửi từ ngày 8/8 đến nay đã ai ngó ngàng gì
đến chưa.
Vẫn gặp cậu cán bộ tiếp dân lần
trước. Thái độ vị công bộc trẻ này rất thân thiện và dễ chịu. Trong khi chờ cậu
ấy giở sổ sách ra ghi chép, tôi phàn nàn rằng dân mà vu khống cơ quan nhà nước
thì có mà rũ tù, còn cơ quan nhà nước mà vu khống dân thì cứ còn là đùn đẩy bao
che cho nhau chán chê, chả ai chịu xử lý ai.
Chậc! Cậu cán bộ gục gặc cái đầu
ra chiều – thì thế!
Ừ, nói để mà nói thôi. Công lý là
cứ phải kiên trì chờ đợi. Tôi quay ra hỏi, thế gần tháng rưỡi nay mà vẫn chưa
ai xem xét đơn của chúng tôi à? Anh hỏi xem ai thụ lý đơn của chúng tôi thế?
Cậu cán bộ nhấc máy gọi điện, dạ
vâng một hồi rồi bảo: Sở đã có công văn gửi sang Đài PT&THHN rồi, đang chờ
họ trả lời. Tôi lại hỏi, thế chờ bao lâu nữa? May mà chúng tôi ở gần đây, chứ
nếu ở xa thì đi lại chầu chực đến bao giờ? Đề nghị anh xếp lịch cho chúng tôi
gặp lãnh đạo Sở hoặc cán bộ thụ lý vụ này, chứ chúng tôi mà không hỏi thì chả
biết đến bao giờ.
- Vâng, theo lịch là thứ ba hàng
tuần lãnh đạo sở sẽ tiếp dân, cô cứ đến vào thứ ba.
- Ô kê. Thứ ba!
Vui vẻ chào nhau ra về. Buổi tối
đang nấu cơm thì điện thoại reo. Cô ơi, cháu ở sở 4T đây ạ, thứ ba này lãnh đạo
bên cháu bận nên không tiếp dân được. Nhưng trong tuần tới (tức là tuần này
đấy), sở sẽ có văn bản trả lời cô ạ.
- Tuần tới hả? Ô kê!
Tôi không một chút ngạc nhiên.
Lại ước nước mình đừng có văn minh như thế này mà cứ thối nát như nước Anh năm
30.
http://xuandienhannom.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Phản Hồi