VRNs (23.11.2012)
– Sài Gòn – Sáng hôm qua, 22.11.2012, gần 200 tiểu thương của chợ Tân
Hiệp, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai có mặt và căng băng rôn tại trụ sở
tiếp dân cũ ở đường Võ Thị Sáu.
Nói với phóng viên VRNs, một chị cầm bang rôn cho biết: “Chúng tôi đã
khiếu kiện từ cấp xã, phường lên thành phố và tỉnh rồi. Đã có người nộp
đơn kiện ra tòa, nhưng bốn năm qua, không ai giải quyết dựa trên quyền
lợi của người dân cả. Mọi thương thảo chỉ nhắm lợi cho nhà đầu tư và an
toàn cho chính quyền”.
Sự việc bắt đầu cách nay đã bốn năm. Chính quyền họp các tiểu thương của
chợ Tân Hiệp để bàn thảo việc đập chợ cũ, xây chơ mới. Gọi là cũ, nhưng
thực ra cũng mới xây kiên cố mươi mười lăm năm thôi. Chính quyền thuyết
phục rằng chợ mới sẽ xây dựng theo hướng hiện đại, nhưng bảo đảm duy
trì chợ truyền thống, không xây siêu thị.
Các tiểu thương Đồng Nai căng biểu ngữ tại đường Võ Thị Sáu – VRNs
Gần 200 tiểu thương với nhiều biểu ngữ có nội dung khác nhau – VRNs
Nhiều anh chị em tiểu thương không đồng tình, vì họ đã phải đầu tư quá
nhiều vào chợ cũ. Có nhiều người bán cả nhà và đất để mua lại các kios
và sạp. Bây giờ đập đi thì họ sẽ sống làm sao? Chợ hiện đại và truyền
thống mô hình ra sao, chính quyền không trình bày rõ ràng. Một số anh
chị em tiểu thương biết chuyện, nên đã nại vào quyết định số 429/QĐ-TTg,
ký ngày 20.05.1998 để dứt khoát từ chối dự án mới, vì quyết định của
Thủ tướng giao đất để xây chợ.
Phía chính quyền cho rằng dân chúng cứng đầu, ngoan cố và mê muội, vì dự
án mới làm cho thành phố thêm sạch đẹp, xứng đáng là một đô thị tiến
tiến. Thê là chính quyền bắt bớ những người cản trở dự án này ít nhất là
ba lần.
Ngày 21.07.2008, ông Nguyễn Quốc Hùng, phó chánh văn phòng UBND tỉnh
Đồng Nai, thừa lệnh chủ tịch đã trả lời kiếu kiện của 500/700 tiểu
thương chơ Tân Hiệp. Trong đó, ông Hùng cho rằng việc giải tỏa và xây
dựng mới khu thương mai kết hợp chợ truyền thống là phù hợp với pháp
luật, nhất là các tiểu thương không phải là chủ sở hữu tài sản của chợ
Tân Hiệp, nên không có quyền đòi nhà đầu tư phải thương lượng.
Anh Hùng (VRNs đổi tên) cho biết: “Kết luận như thế là phi nhân. Khi kêu
gọi chúng tôi đóng góp xây chợ, thì ban quản lý chợ ký hợp đồng với
từng người chúng tôi về thời hạn sử dụng cho từng sạp và kios. Cái thì 4
năm, cái 10 năm và cái 25 năm theo tính chất của từng loại hạng mục.
Ban quản lý nói rõ, sau khi hết hạn thuê sẽ tiếp tục được ký hợp đồng.
Đến nay rất nhiều người còn trên 10 năm nữa mới hết hợp đồng thuê mà bảo
chúng tôi không có quyền thì là sao?”
Khi thấy dân Đồng Nai tập trung ở Võ Thị Sáu quá đông, công an lo sợ,
nên đã điều ba xe bus đến để đưa bà con về điểm tiếp dân mới ở số 35 Hồ
Học Lãm, Tân Bình, nhưng anh chị em tiểu thương chỉ cử 10 người đại diện
đi gặp gỡ mà thôi, còn mọi người ở lại tiếp tục căng biểu ngữ.
Siêu thị Big C đã được xây trên đất chợ Tân Hiệp, nơi chính quyền cam kết với dân là không làm siêu thị
Chị Mai cho biết, suốt bốn năm qua buôn bán bấp bênh, thu nhập giảm một
nữa. Còn anh Nghĩa cho biết, chính quyền cam kết với dân là không làm
siêu thị, mà bây giờ Big C đã đến đặt bản doanh để chuẩn bị kinh doanh.
Một thông tin chưa thể kiểm chứng được đang loan truyền cho dân rằng,
chính quyền Biên Hòa và tỉnh Đồng Nai đã bán hay cho thuê dài hạn gì đó
khu đất giải tỏa này với số tiền trên dưới 700 tỉ, và Big C đã đầu tư
xây dựng khoảng 500 tỉ.
Chị Huyền nói: ‘Họ đền cho chúng tôi một hai trăm triệu thì làm gì? Chổ đâu chúng tôi ở, chổ đâu để buôn bán qua ngày?
PV.VRNs
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Phản Hồi