Mr. Đo dịch theo báo Times of India
Hôm nay, chính quyền tại Mỹ tuyên bố rằng
họ không thừa nhận tấm bản đồ mới “đầy tranh cãi” trên hộ chiếu Trung Quốc,
trong đó có thể hiện một số vùng lãnh thổ là của họ, gây nên căng thẳng ngoại
giao nghiêm trọng với Ấn Độ.
”Không, không hề có sự thừa nhận. Lập
trường của chúng tôi về biển Đông, như quý vị biết, vẫn tiếp tục theo hướng
những vấn đề này cần phải được đàm phán bởi các bên liên quan, giữa ASEAN và Trung Quốc, và quý vị cần biết rằng, một tấm hình trên
hộ chiếu thì chẳng thể thay đổi được điều đó”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, bà
Victoria Nuland, nói với các phóng viên trong cuộc họp báo hằng
ngày.
Trả lời câu hỏi về vấn đề này, bà Nuland
nói rằng bà hiểu là có những chuẩn mực quốc tế nhất định mà một hộ chiếu cần
phải có.
“Quý vị biết rằng một phác thảo bản đồ
không phải là một phần của điều đó (chuẩn mực quốc tế – ND)”, bà
nói.
“Về mặt kỹ thuật, bản đồ đó không liên
quan tới việc một hộ chiếu có đủ điều kiện để nhận thị thực hoặc được chấp nhận
nhập cảnh vào Mỹ…”, bà nói.
“Tôi không chắc là liệu chúng tôi đã có
một dịp để trao đổi với người Trung Quốc, một cách thẳng thắn, thì lần đầu tiên
một số chúng tôi biết tới chuyện này là vào dịp cuối tuần qua, khi một số nước
bắt đầu từ chối mẫu hộ chiếu kia”, bà nói.
“Vì thế, ở góc độ khả năng tấm hộ chiếu
này bị một số nước kia coi là hành động gây hấn, chúng tôi sẽ có cuộc trao đổi
về vấn đề này, nhưng ở góc độ kỹ thuật của việc liệu hộ chiếu đó có…”, bà
nói.
“Tôi cho rằng chúng tôi có thể sẽ có cuộc
trao đổi ở khía cạnh vụ việc này (phát hành hộ chiếu – ND) bị một số nước cho
rằng khó chấp nhận”, bà Nuland nói.
Hết phần
dịch
——-
Lời
bàn: Theo lời bà Nuland, thì Mỹ không thừa nhận tấm bản đồ trên hộ chiếu
của Trung Quốc. Có nghĩa là Mỹ không cho rằng việc in tấm bản đồ đó lên hộ chiếu
đồng nghĩa với việc Trung Quốc có chủ quyền trên các vùng đất, biển mà họ vẽ
trên bản đồ. Tuy nhiên, vấn đề kỹ thuật của hộ chiếu – tức là hộ chiếu đó có bị
cơ quan cấp thị thực của Mỹ từ chối hay không – thì lại là chuyện khác. Lời bà
Nuland có ý rằng người Mỹ sẽ không quan tâm tới hộ chiếu lưỡi bò hay không lưỡi
bò và việc nếu họ có đóng dấu thị thực hoặc dấu nhập cảnh vào một hộ chiếu lưỡi
bò thì không có nghĩa là họ thừa nhận các yêu sách về chủ quyền mà Trung Quốc
thể hiện lên đó.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Phản Hồi