Biểu tình tại Hà Nội chống các hành động xâm lược của Trung Quốc trên Biển Đông, ngày 09/12/2012.
REUTERS/Stringer (hình bên)
REUTERS/Stringer (hình bên)
Lê Phước_RFI
Kể từ khi ông Tập Cận Bình tiếp chức vị Tổng bí thư Ban chấp hành trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc, thế giới cũng đã hiểu được phần nào đường lối sắp tới của ông qua những biểu hiện đầu tiên trong các lĩnh vực đối nội và đối ngoại.
Tuần san Le Nouvel Observateur đăng bài nhận định của chuyên gia René Backmann về chủ đề này với dòng tựa đáng chú ý : «Ông Tập và căng thẳng trên biển Trung Hoa ».
Hồi tháng rồi, khi được bầu làm Tổng bí thư Ban chấp hành trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc tại đại hội lần thứ 18 của đảng này, tân Tổng bí thư Tập Cận Bình đã cam kết sẽ : thay đổi trong đối nội và tiếp tục chính sách của người đi trước trong đối ngoại.
Sau đó, trong chuyến công cán đầu tiên ngoài thủ đô Bắc Kinh, ông đã chọn đặc khu kinh tế Thâm Quyến, biểu tượng mở cửa kinh tế và chính trị của Trung Quốc. Ông cũng đã tỏ quyết tâm loại trừ những khuyết tật của hệ thống khiến lòng dân căm phẫn bấy lâu nay bằng việc phát động chiến dịch chống tham nhũng. Đặc biệt tại tỉnh Tứ Xuyên có nhiều quan chức của đảng và của chính quyền đã bị bắt. Tác giả bài viết nhận định, ông Tập Cận Bình có vẻ đã giữ đúng lời hứa trên phương diện đối nội.
Còn trên phương diện đối ngoại thì sao ? Ông Tập Cận Bình có tiếp tục chính sách « lấy thịt đè người » đối với các nước láng giềng hay không ? Theo tác giả thì có lẽ là : có !
Minh chứng đầu tiên, đó là việc Trung Quốc đánh dấu buổi đầu thời Tập Cận Bình bằng việc đáp thành công chiến đấu cơ trên chiếc hàng không mẫu hạm Liêu Ninh, chiếc tàu sân bay duy nhất của Trung Quốc tính đến hiện tại. Cùng với việc đó, các cơ quan truyền thông chính thức của Trung Quốc cũng đã rầm rộ đưa tin theo kiểu « quảng cáo » về sự kiện này.
Tiếp đó là việc Trung Quốc cho máy bay tuần tra xâm phạm vùng hải phận đang được Nhật Bản kiểm soát và đang trong tranh chấp giữa Nhật và Trung Quốc. Tác giả nhấn mạnh, hành động « có tính toán » này và việc quảng cáo rầm rộ cho sự kiện đáp máy bay nói trên đã cho thấy tham vọng khu vực của Trung Quốc sẽ không thay đổi dưới thời Tập Cận Bình.
Trung Quốc hung hăng, đẩy các nước láng giềng về phía Hoa Kỳ
Tác giả nhắc lại, Trung Quốc vốn có tranh chấp lãnh thổ trên các vùng biển tiếp giáp nước này với nhiều quốc gia láng giềng, và việc tranh chấp này đã và đang khơi dậy chủ nghĩa dân tộc, đẩy các nước vào cuộc chạy đua võ trang. Tranh chấp này theo tác giả đã vượt tầm vóc khu vực. Trong bối cảnh đó, đồng minh thân cận nhất của Trung Quốc là Bắc Triều Tiên lại làm cho tình hình thêm phức tạp khi vừa tiến hành phóng vệ tinh mà các nước nghi ngờ là thử tên lửa đạn đạo tầm xa.
Trong mớ bòng bong đó, tại Hoa Kỳ, Tổng thống Barack Obama lại vừa tái cử nhiệm kỳ 2 và tuyên bố tiếp tục tăng cường chính sách hướng về vùng Châu Á -Thái Bình Dương của Mỹ. Hoa Kỳ đã và đang tăng cường các thỏa thuận về kinh tế và chiến lược với các nước láng giềng của Trung Quốc, những nước mà bị chính phủ Bắc Kinh lấn lướt đã mở rộng vòng tay đón Hoa Kỳ trở lại. Hoa Kỳ cũng vừa cho củng cố sự hiện diện tại Úc và Singapore, thêm vào số quân 320.000 người đang đóng ở vùng Thái Bình Dương.
Kể từ khi ông Tập Cận Bình tiếp chức vị Tổng bí thư Ban chấp hành trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc, thế giới cũng đã hiểu được phần nào đường lối sắp tới của ông qua những biểu hiện đầu tiên trong các lĩnh vực đối nội và đối ngoại.
Tuần san Le Nouvel Observateur đăng bài nhận định của chuyên gia René Backmann về chủ đề này với dòng tựa đáng chú ý : «Ông Tập và căng thẳng trên biển Trung Hoa ».
Hồi tháng rồi, khi được bầu làm Tổng bí thư Ban chấp hành trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc tại đại hội lần thứ 18 của đảng này, tân Tổng bí thư Tập Cận Bình đã cam kết sẽ : thay đổi trong đối nội và tiếp tục chính sách của người đi trước trong đối ngoại.
Sau đó, trong chuyến công cán đầu tiên ngoài thủ đô Bắc Kinh, ông đã chọn đặc khu kinh tế Thâm Quyến, biểu tượng mở cửa kinh tế và chính trị của Trung Quốc. Ông cũng đã tỏ quyết tâm loại trừ những khuyết tật của hệ thống khiến lòng dân căm phẫn bấy lâu nay bằng việc phát động chiến dịch chống tham nhũng. Đặc biệt tại tỉnh Tứ Xuyên có nhiều quan chức của đảng và của chính quyền đã bị bắt. Tác giả bài viết nhận định, ông Tập Cận Bình có vẻ đã giữ đúng lời hứa trên phương diện đối nội.
Còn trên phương diện đối ngoại thì sao ? Ông Tập Cận Bình có tiếp tục chính sách « lấy thịt đè người » đối với các nước láng giềng hay không ? Theo tác giả thì có lẽ là : có !
Minh chứng đầu tiên, đó là việc Trung Quốc đánh dấu buổi đầu thời Tập Cận Bình bằng việc đáp thành công chiến đấu cơ trên chiếc hàng không mẫu hạm Liêu Ninh, chiếc tàu sân bay duy nhất của Trung Quốc tính đến hiện tại. Cùng với việc đó, các cơ quan truyền thông chính thức của Trung Quốc cũng đã rầm rộ đưa tin theo kiểu « quảng cáo » về sự kiện này.
Tiếp đó là việc Trung Quốc cho máy bay tuần tra xâm phạm vùng hải phận đang được Nhật Bản kiểm soát và đang trong tranh chấp giữa Nhật và Trung Quốc. Tác giả nhấn mạnh, hành động « có tính toán » này và việc quảng cáo rầm rộ cho sự kiện đáp máy bay nói trên đã cho thấy tham vọng khu vực của Trung Quốc sẽ không thay đổi dưới thời Tập Cận Bình.
Trung Quốc hung hăng, đẩy các nước láng giềng về phía Hoa Kỳ
Tác giả nhắc lại, Trung Quốc vốn có tranh chấp lãnh thổ trên các vùng biển tiếp giáp nước này với nhiều quốc gia láng giềng, và việc tranh chấp này đã và đang khơi dậy chủ nghĩa dân tộc, đẩy các nước vào cuộc chạy đua võ trang. Tranh chấp này theo tác giả đã vượt tầm vóc khu vực. Trong bối cảnh đó, đồng minh thân cận nhất của Trung Quốc là Bắc Triều Tiên lại làm cho tình hình thêm phức tạp khi vừa tiến hành phóng vệ tinh mà các nước nghi ngờ là thử tên lửa đạn đạo tầm xa.
Trong mớ bòng bong đó, tại Hoa Kỳ, Tổng thống Barack Obama lại vừa tái cử nhiệm kỳ 2 và tuyên bố tiếp tục tăng cường chính sách hướng về vùng Châu Á -Thái Bình Dương của Mỹ. Hoa Kỳ đã và đang tăng cường các thỏa thuận về kinh tế và chiến lược với các nước láng giềng của Trung Quốc, những nước mà bị chính phủ Bắc Kinh lấn lướt đã mở rộng vòng tay đón Hoa Kỳ trở lại. Hoa Kỳ cũng vừa cho củng cố sự hiện diện tại Úc và Singapore, thêm vào số quân 320.000 người đang đóng ở vùng Thái Bình Dương.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Phản Hồi