vendredi 23 mai 2014

Nguyễn Tấn Dũng: “Việt Nam không đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông”




"Tôi muốn nhấn mạnh rằng, Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị, nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó" - TT Nguyễn Tấn Dũng

Nhật Nam (VnEconomy) - "Những gì mà Trung Quốc đang làm khác rất xa những gì mà Trung Quốc nói", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói trong cuộc trả lời phỏng vấn các hãng thông tấn AP (Mỹ) và Reuters (Anh) về tình hình biển Đông, ngày 21/5 tại Philippines.

"Những hành động của Trung Quốc trên vùng biển Việt Nam trong nhiều ngày qua là cực kỳ nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hợp tác và phát triển ở khu vực và thế giới", ông nhấn mạnh.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc liệu Việt Nam có nộp đơn kiện Trung Quốc theo các cơ chế của luật pháp quốc tế hay giải quyết căng thẳng bằng biện pháp quân sự, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: "Việt Nam đã chịu nhiều đau thương mất mát từ các cuộc chiến tranh xâm lược. Vì thế, chúng tôi luôn tha thiết có hòa bình, hữu nghị để xây dựng và phát triển đất nước. Chúng tôi không bao giờ đơn phương sử dụng biện pháp quân sự, không bao giờ khơi mào một cuộc đối đầu quân sự, trừ khi chúng tôi bị bắt buộc phải tự vệ". 

"Việt Nam luôn nhất quán sử dụng các biện pháp hòa bình và tận dụng mọi cơ hội, mọi kênh đối thoại để giải quyết tình hình hiện nay một cách hòa bình. Chúng tôi đã hết sức chân thành, thực tâm, thiện chí và kiềm chế, nhưng câu trả lời hiện nay là Trung Quốc ngày càng gia tăng sức mạnh, các hành động uy hiếp và xâm phạm, rồi liên tục vu khống và đổ lỗi cho Việt Nam".

"Tôi muốn nhấn mạnh rằng, Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị, nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó", Thủ tướng nêu rõ.

Và ông cho biết: "Có lẽ như tất cả các nước, Việt Nam chúng tôi đang cân nhắc các phương án để bảo vệ mình, kể cả phương án đấu tranh pháp lý, theo luật pháp quốc tế".

Trả lời câu hỏi về việc trong bối cảnh căng thẳng leo thang hiện nay ở biển Đông, Việt Nam có những đề nghị gì đối với cộng đồng quốc tế, có xem xét tham gia các liên minh an ninh không, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: "Việt Nam không tham gia bất cứ liên minh quân sự nào để chống lại một quốc gia khác. Đây là chính sách đối ngoại nhất quán của Việt Nam. Chúng tôi đã công khai về điều này rất nhiều lần với thế giới".

Ông cũng cho biết, Việt Nam đã thông báo và thông tin trung thực đến các tổ chức quốc tế, chính phủ các nước; chính giới và các học giả; truyền thông quốc tế về việc Trung Quốc đã hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép, xâm phạm nghiêm trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở biển Đông.

"Những ngày qua, Tổng thư ký Liên hiệp quốc, lãnh đạo nhiều nước trên thế giới, nhiều cá nhân và tổ chức quốc tế đã lên tiếng bày tỏ quan ngại sâu sắc về mối đe dọa của sự việc này đối với hòa bình, an ninh, ổn định trong khu vực. Tôi tin tưởng rằng cộng đồng quốc tế tiếp tục có đánh giá đúng và tiếng nói thích hợp để ngăn chặn mối đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình, ổn định ở biển Đông. Việt Nam kêu gọi cộng đồng quốc tế, các nước, các cá nhân và tổ chức quốc tế tiếp tục lên tiếng phản đối mạnh mẽ hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc".

Về quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 sâu trong vùng biển của Việt Nam, Thủ tướng nhấn mạnh: "Tôi chỉ muốn nói rằng, Việt Nam luôn nhận thức sâu sắc mối quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng cùng có lợi giữa Việt Nam và Trung Quốc vì điều này không chỉ đem lại lợi ích cơ bản và lâu dài cho hai nước Việt-Trung mà còn đóng góp cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Còn ngược lại, chắc các bạn hoàn toàn có thể hình dung điều gì sẽ xảy ra".

"Tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa rằng, Việt Nam đặc biệt coi trọng và luôn làm hết sức mình đóng góp vào việc gìn giữ và tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị tốt đẹp với Trung Quốc. Việt Nam luôn chân thành mong muốn cùng Trung Quốc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau".

Tuy nhiên, "đối với việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển của Việt Nam, Việt Nam cực lực phản đối các hành động xâm phạm này và kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia và lợi ích chính đáng của mình phù hợp với luật pháp quốc tế".


*

Việt Nam dọa kiện Trung Quốc về vụ giàn khoan

VOA - Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố Hà Nội có thể kiện Trung Quốc vì Bắc Kinh đưa một giàn khoan dầu do nhà nước làm chủ vào hoạt động trong vùng biển có tranh chấp ngoài khơi Việt Nam.

Khi trả lời qua email cho phóng viên của các hãng thông tấn AP và Reuters hôm 21 tháng 5, người đứng đầu chính phủ Việt Nam nói rằng 'chúng tôi đang cân nhắc các phương án để bảo vệ mình, kể cả phương án đấu tranh pháp lý, theo luật pháp quốc tế'.

Ông Nguyễn Tấn Dũng cho biết như thế trong lúc tàu bè của Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục đối đầu với nhau một cách gay gắt gần quần đảo Hoàng Sa, nơi mà Việt Nam cho là nằm trong thềm lục địa và khu vực đặc quyền kinh tế của mình. Tàu bè đôi bên đã tông va vào nhau và dùng vòi rồng tấn công nhau, làm gia tăng mối lo ngại về một cuộc xung đột quân sự rộng lớn hơn.

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông dương của Đại học George Mason, cho rằng đưa Trung Quốc ra tòa án trọng tài quốc tế là một việc nên làm.

“Rất nhiều người ở trong và ngoài nước đều nghĩ rằng Việt Nam nên kiện Trung Quốc hay đưa Bắc Kinh ra Tòa án trọng tài quốc tế để giải thích rõ rệt cái nội hàm của đường lưỡi bò là gì. Điều này là điều mà mọi người đều khuyên. Vấn đề là nhà nước, chính phủ Việt Nam có đồng ý với nhau để đưa vấn đề ra không thì lại là một chuyện khác”.

Philippines đã nộp đơn cho tòa án trọng tài quốc tế ở La Haye để chống đối những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Bắc Kinh tỏ ý căm tức về hành động của Manila và từ chối tham gia vụ kiện.

Lâu nay Trung Quốc vẫn bác bỏ việc thông qua trọng tài quốc tế hoặc các diễn đàn đa phương để giải quyết vụ tranh chấp. Thay vào đó họ nhất mực đòi thương thuyết với từng nước một, một lập trường mang lại cho Bắc Kinh rất nhiều lợi thế.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho các hãng AP và Reuters, ông Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Hà Nội 'kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình', nhưng Việt Nam 'không bao giờ đơn phương sử dụng biện pháp quân sự, không bao giờ khơi mào một cuộc đối đầu quân sự, trừ khi chúng tôi bị bắt buộc phải tự vệ'.

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố Hà Nội có thể kiện Trung Quốc vì Bắc Kinh đưa một giàn khoan dầu do nhà nước làm chủ vào hoạt động trong vùng biển có tranh chấp ngoài khơi Việt Nam.

Khi trả lời qua email cho phóng viên của các hãng thông tấn AP và Reuters hôm 21 tháng 5, người đứng đầu chính phủ Việt Nam nói rằng 'chúng tôi đang cân nhắc các phương án để bảo vệ mình, kể cả phương án đấu tranh pháp lý, theo luật pháp quốc tế'.

Ông Nguyễn Tấn Dũng cho biết như thế trong lúc tàu bè của Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục đối đầu với nhau một cách gay gắt gần quần đảo Hoàng Sa, nơi mà Việt Nam cho là nằm trong thềm lục địa và khu vực đặc quyền kinh tế của mình. Tàu bè đôi bên đã tông va vào nhau và dùng vòi rồng tấn công nhau, làm gia tăng mối lo ngại về một cuộc xung đột quân sự rộng lớn hơn.

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông dương của Đại học George Mason, cho rằng đưa Trung Quốc ra tòa án trọng tài quốc tế là một việc nên làm.

“Rất nhiều người ở trong và ngoài nước đều nghĩ rằng Việt Nam nên kiện Trung Quốc hay đưa Bắc Kinh ra Tòa án trọng tài quốc tế để giải thích rõ rệt cái nội hàm của đường lưỡi bò là gì. Điều này là điều mà mọi người đều khuyên. Vấn đề là nhà nước, chính phủ Việt Nam có đồng ý với nhau để đưa vấn đề ra không thì lại là một chuyện khác”.

Philippines đã nộp đơn cho tòa án trọng tài quốc tế ở La Haye để chống đối những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Bắc Kinh tỏ ý căm tức về hành động của Manila và từ chối tham gia vụ kiện.

Lâu nay Trung Quốc vẫn bác bỏ việc thông qua trọng tài quốc tế hoặc các diễn đàn đa phương để giải quyết vụ tranh chấp. Thay vào đó họ nhất mực đòi thương thuyết với từng nước một, một lập trường mang lại cho Bắc Kinh rất nhiều lợi thế.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho các hãng AP và Reuters, ông Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Hà Nội 'kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình', nhưng Việt Nam 'không bao giờ đơn phương sử dụng biện pháp quân sự, không bao giờ khơi mào một cuộc đối đầu quân sự, trừ khi chúng tôi bị bắt buộc phải tự vệ'.


*

Mỹ tuyên bố ủng hộ nếu Việt Nam kiện Trung Quốc

Phát ngôn viên Nhà Trắng nói nước Mỹ có lợi ích quốc gia trong duy trì hòa bình và ổn định trên biển Đông...

Phát ngôn viên Nhà Trắng Patrick Ventrell

Diệp Vũ (VnEconomy) - Nhà Trắng ngày hôm qua (22/5) tuyên bố sẽ ủng hộ việc Việt Nam sử dụng hành động pháp lý đối với Trung Quốc để giải quyết việc Bắc Kinh đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển của Việt Nam.

Trước đó, trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói, Việt Nam đang cân nhắc các phương án để bảo vệ mình trước Trung Quốc, bao gồm phương án đấu tranh pháp lý.

Theo đánh giá của Reuters, sự ủng hộ này của Washington có thể sẽ khiến Bắc Kinh nổi giận.

“Nước Mỹ có lợi ích quốc gia trong duy trì hòa bình và ổn định; tôn trọng luật pháp quốc tế; các hoạt động thương mại tự do hợp pháp; và tự do hàng hải và hàng không trên biển Đông”, phát ngôn viên Nhà Trắng Patrick Ventrell trả lời các câu hỏi của Reuters về phản ứng của Washington trước các tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

“Nước Mỹ ủng hộ việc sử dụng công cụ ngoại giao và các biện pháp hòa bình khác để xử lý và giải quyết các bất đồng, bao gồm việc sử dụng trọng tài hoặc các cơ chế luật pháp quốc tế khác”, ông Ventrell tuyên bố.

Bài trả lời phỏng vấn Reuters của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh dấu lần đầu tiên Thủ tướng nhắc đến việc Việt Nam có thể sử dụng biện pháp đấu tranh pháp lý trong vấn đề biển Đông.


Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Phản Hồi