Tàu sân bay lớp Ford của Mỹ: dài 337m, rộng 78m, lượng giãn nước trên 110.000 tấn. Được trang bị động cơ hạt nhân có tuổi thọ tới 50 năm, tàu sân bay Ford có khả năng mang theo hơn 90 máy bay các loại.
Siêu tàu sân bay này có thể tạo ra một chiến dịch oanh tạc kinh hoàng bằng cách duy trì mật độ mỗi ngày đêm xuất kích 160 lần tiêm kích hạm.
Nó còn được trang bị “cặp song sát” là máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35C và máy bay trinh sát/tấn công không người lái tàng hình (UCAV) X-47B.
Trong khi đó, tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc dài khoảng 304,5 mét, rộng 37 mét. Lượng giãn nước là 58.500 tấn và có thể di chuyển với tốc độ 37 hải lý.
Hệ thống vũ khí đáng chú ý của Liêu Ninh là Type 1030 CIWS và tên lửa FL-3000N. Theo thiết kế, nó có thể được trang bị 8 súng phòng không AK-630 AA, 8 CADS-N-1 Kashtan CIWS...
...12 tên lửa hải đối hải P-700 Granit SSM, 18 bệ phóng tên lửa hải đối không 3K95 Kinzhal SAM VLS, hệ thống pháo phản lực chống ngầm RBU-12000 UDAV-1 ASW. Nó còn có thể mang 26 máy bay và 24 trực thăng.
Như vậy, tàu sân Liêu Ninh không đủ sức đấu lại tàu sân bay lớp Ford của Mỹ. Phía Trung Quốc cũng thừa nhận, tàu sân bay lớp Ford chính là mối đe dọa lớn nhất tới anh ninh tổng thể của nước họ.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 của Mỹ có khả năng bay hành trình ở tốc độ 1,82 Mach mà không cần bật tăng lực.
Máy bay thường mang theo 2 tên lửa đối không tầm ngắn AIM-9X và 6 tên lửa đối không tầm trung AIM-120, nó cũng có thể tấn công mặt đất bằng các vũ khí dẫn đường có độ chính xác cực cao.
Trong khi đó, J-20 của Trung Quốc không chỉ mang được 4 tên lửa không - đối - không mà còn có thể được trang bị các loại bom JDAM hay SDB .
Tổng cộng, Sina tính toán rằng J-20 có thể mang được tổng cộng lên tới 24 quả bom đường kính nhỏ so với F-22 mang được 8 quả.
Thế nhưng, theo đánh giá của các chuyên gia quân sự các nước như Nga, Ba Lan,Mỹ thì J-20 không thể xem là chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 vì mẫu tiêm kích này không có khả năng bay ở vận tốc siêu thanh.
Tàu ngầm lớp Virginia của Mỹ có tổng chiều dài là 115m, nó có thể lặn sâu tối đa hơn 240m.
Do hoạt động bằng năng lượng hạt nhân nên thời gian hoạt động của Virginia không giới hạn. Tàu ngầm lớp Virginia được trang bị hệ thống ống phóng thẳng đứng (12 ống) và 4 ống phóng ngư lôi 533mm.
Nó có thể mang theo 40 tên lửa hành trình đối đất Tomahawk cũng như có khả năng chống tàu mặt nước và chống tàu ngầm với các ngư lôi Mark 48.
Tàu ngầm lớp Tấn 094 của Trung Quốc trang bị 16 quả tên lửa đạn đạo phóng ngầm JL-2 với 144 đầu đạn hạt nhân, có tầm phóng từ 10.000-12.000km và 2 lò phản ứng hạt nhân với công suất 20.000 mã lực, tốc độ 26 hải lý/giờ.
Trung Quốc lo ngại sức mạnh của tàu ngầm Virginia, mặc dù Trung Quốc sở hữu một số lượng đáng nể các tàu chiến có khả chống ngầm, nhưng chất lượng của các loại vũ khí chống ngầm thì vẫn không thể kiểm chứng.
F-35 là loại máy bay tiêm kích một chỗ ngồi đa năng của Mỹ, có thể thực hiện các nhiệm vụ như: yểm trợ trên không, ném bom chiến thuật, và chiến đấu không đối không.
F-35 được trang bị nhiều hệ thống điện tử hàng không hiện đại hàng đầu thế giới, trong đó có radar quét mảng pha chủ động AESA L-band, toàn bộ khoang vũ khí được thiết kế trong thân.
Vì vậy F-35 gần như vô hình trước hệ thống phòng không của đối phương. F-35 có khả năng mang được trên 8 tấn vũ khí.
J-31 là dòng tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 do công ty hàng không Thẩm Dương của Trung Quốc phát triển.
Dù có ngoại hình khá giống với tiêm kích F-35 và F-22, tuy nhiên khả năng thực sự của J-31 vẫn khiến người ta nghi ngờ. J-31 là loại tiêm kích thuộc thế hệ thứ 5, nhưng J-31 chỉ sử dụng động cơ RD-93 do Nga chế tạo.
Dù những tính năng của J-31 chưa được tiết lộ nhiều, nhưng xét về ngoại hình và những thông số được tiết lộ, rõ ràng khả năng của J-31 còn lâu mới được coi là đối thủ của F-35 của Mỹ.
Máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit của Mỹ có sải cánh trên 52m nhưng có RCS chỉ vào khoảng 0,75m2, nó có thể xâm nhập qua hệ thống phòng không đối phương.
B-2 có thể bay hơn 10.000 km mà không cần tiếp nhiên liệu và thả 40 tấn bom đạn dẫn đường chính xác bởi vệ tinh.
Máy bay ném bom chiến lược H-6 của Trung Quốc được trang bị các tên lửa hành trình với tầm bắn 2.000 km, máy bay ném bom chiến lược H-6 còn được trang bị các loại đạn dùng laser và vệ tinh dẫn đường.
Tuy nhiên, H-6 của Trung Quốc lại kém hơn B-2 về khả năng tàng hình và B-2 có thể từ căn cứ Andersen trên đảo Guam dư sức vươn đến các mục tiêu từ Tân Cương cho tới Thượng Hải.
Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không có bất cứ khu vực nào thuộc lãnh thổ Trung Quốc thoát khỏi tầm oanh tạc của B-2. (ảnh máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc)
|
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Phản Hồi