Như
báo chí trong nước và quốc tế đã loan tải, ngày 27/10/2012 cuộc họp nội
các chính phủ lần thứ 2 giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Thái Lan
do hai đồng thủ tướng là ông Nguyễn Tấn Dũng, đại diện cho phía
Việt Nam và bà Yngluck Shinawatra đại diện cho Thái Lan, đã diễn ra tại
Hà Nội. Trong cuộc họp này, một loạt các văn kiện quan trọng đã được
hai bên ký kết.
Việc
liên minh liên kết giữa các quốc gia để tìm cơ hội đầu tư phát triển là
chuyện bình thường và là xu thế hội nhập tất yếu của quốc tế. Nhưng có
một chi tiết đáng chú ý trong nội dung cuộc họp giữa hai chính phủ Việt
nam và Thái Lan lần này, ngoài phần "định
hướng trong việc phát triển
quan hệ hai nước trên nhiều lĩnh vực", hai bên còn nhấn mạnh cam kết về
chính trị, an ninh, quốc phòng: "Hai bên khẳng định không cho phép cá
nhân hoặc lực lượng xấu tiến hành các hoạt động trên nước này để chống
lại nước kia" (TTXVN).
Sẽ không có gì đáng quan ngại, nếu như hiện nay không có một bộ phận người Việt tị nạn đang tạm dung trên đất Thái. Theo tin tức chính xác đến con số hàng chục thì ở thời điểm tháng 10 năm 2012 đang có khoảng 870 người Việt tị nạn đang sống bất hợp pháp ở Thái.
Số người tị nạn nói trên bao gồm khoảng trên 60 người đã được UNHCR cấp quy chế tị nạn chính thức, đang chờ được đi định cư tại nước thứ ba. Còn lại là những người đang chờ UNHCR cứu xét đơn xin tị nạn và những người đã bị UNHCR từ chối. Trong số những người kém may mắn này có cả những người bị UNHCR từ chối đến lần thứ 2; cá biệt có những người bị từ chối lần thứ 3 như nhóm cựu thuyền nhân đang sống tại Chachoengsao Province.
Trên thực tế, nhà chức trách Thái Lan cũng đã nắm được toàn bộ các hoạt động đấu tranh ôn hòa của một số cá nhân cũng như một vái tổ chức của người Việt ở Bangkok và một số tỉnh lân cận. Có thể kể đến Đảng Người Việt Yêu Người Việt, nhóm Bạch Đằng Giang, Phong Trào Phụ Nữ VN Hành Động Cứu Nước vv... Trong đó gồm cả một vài cá nhân riêng rẽ của Khối 8406...
Như vậy là tất cả các cá nhân và tổ chức đấu tranh của người Việt trên đất Thái đang gặp nguy hiểm, vì trước hết sự hiện diện của những người tị nạn là bất hợp pháp theo luật pháp của Thái Lan. Điều này áp dụng cho ngay cả đối với những người đã được UNHCR cấp quy chế tị nạn, vì Thái Lan chưa tham gia ký Hiệp ước Về người Tị nạn năm 1951 và Nghị định thư về người tị nạn năm1967.
Một việc làm cấp bách ngay từ lúc này trở đi là các cá nhân và tổ chức đấu tranh ôn hòa của người Việt tại Thái cần rút vào hoạt động bí mật hoàn toàn. Nếu không thì rất có thể họ sẽ bị công an Việt Nam sang Thái bắt giữ vì chính phủ hai nước đã cam kết "không cho phép cá nhân hoặc lực lượng xấu tiến hành các hoạt động trên nước này để chống lại nước kia".
Thế nào là xấu? Và thế nào là hoạt động chống lại nước kia? Rất khó để xác định chi tiết này! Nhưng một điều chắc chắn là các hoạt động của người tị nạn Việt Nam trên đất Thái đều là bất hợp pháp, vì chính sự hiện diện của họ trên đất nước Thái cũng đã là bất hợp pháp.
Mặt khác, đối với pháp luật của chế độ Cộng Sản ở Việt Nam, đấu tranh ôn hòa cũng là phạm tội hình sự, mà đã là tội hình sự thì công an Việt Nam có quyền sang tận Thái để bắt, vì họ đã gia nhập Interpol, đồng thời Bộ công an Việt Nam và Cảnh sát Hoàng Gia Thái cũng đã ký kết văn bản hợp tác dẫn độ tội phạm hình sự từ năm 2009.
Một tương lai không mấy sáng sủa đang chờ đợi những người tị nạn Việt Nam đang hoạt động đấu tranh ôn hòa trên đất Thái!
Lê Nguyên Hồng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra Ảnh chụp tại Hà Nội ngày 27-10 |
Sẽ không có gì đáng quan ngại, nếu như hiện nay không có một bộ phận người Việt tị nạn đang tạm dung trên đất Thái. Theo tin tức chính xác đến con số hàng chục thì ở thời điểm tháng 10 năm 2012 đang có khoảng 870 người Việt tị nạn đang sống bất hợp pháp ở Thái.
Số người tị nạn nói trên bao gồm khoảng trên 60 người đã được UNHCR cấp quy chế tị nạn chính thức, đang chờ được đi định cư tại nước thứ ba. Còn lại là những người đang chờ UNHCR cứu xét đơn xin tị nạn và những người đã bị UNHCR từ chối. Trong số những người kém may mắn này có cả những người bị UNHCR từ chối đến lần thứ 2; cá biệt có những người bị từ chối lần thứ 3 như nhóm cựu thuyền nhân đang sống tại Chachoengsao Province.
Trên thực tế, nhà chức trách Thái Lan cũng đã nắm được toàn bộ các hoạt động đấu tranh ôn hòa của một số cá nhân cũng như một vái tổ chức của người Việt ở Bangkok và một số tỉnh lân cận. Có thể kể đến Đảng Người Việt Yêu Người Việt, nhóm Bạch Đằng Giang, Phong Trào Phụ Nữ VN Hành Động Cứu Nước vv... Trong đó gồm cả một vài cá nhân riêng rẽ của Khối 8406...
Như vậy là tất cả các cá nhân và tổ chức đấu tranh của người Việt trên đất Thái đang gặp nguy hiểm, vì trước hết sự hiện diện của những người tị nạn là bất hợp pháp theo luật pháp của Thái Lan. Điều này áp dụng cho ngay cả đối với những người đã được UNHCR cấp quy chế tị nạn, vì Thái Lan chưa tham gia ký Hiệp ước Về người Tị nạn năm 1951 và Nghị định thư về người tị nạn năm1967.
Một việc làm cấp bách ngay từ lúc này trở đi là các cá nhân và tổ chức đấu tranh ôn hòa của người Việt tại Thái cần rút vào hoạt động bí mật hoàn toàn. Nếu không thì rất có thể họ sẽ bị công an Việt Nam sang Thái bắt giữ vì chính phủ hai nước đã cam kết "không cho phép cá nhân hoặc lực lượng xấu tiến hành các hoạt động trên nước này để chống lại nước kia".
Thế nào là xấu? Và thế nào là hoạt động chống lại nước kia? Rất khó để xác định chi tiết này! Nhưng một điều chắc chắn là các hoạt động của người tị nạn Việt Nam trên đất Thái đều là bất hợp pháp, vì chính sự hiện diện của họ trên đất nước Thái cũng đã là bất hợp pháp.
Mặt khác, đối với pháp luật của chế độ Cộng Sản ở Việt Nam, đấu tranh ôn hòa cũng là phạm tội hình sự, mà đã là tội hình sự thì công an Việt Nam có quyền sang tận Thái để bắt, vì họ đã gia nhập Interpol, đồng thời Bộ công an Việt Nam và Cảnh sát Hoàng Gia Thái cũng đã ký kết văn bản hợp tác dẫn độ tội phạm hình sự từ năm 2009.
Một tương lai không mấy sáng sủa đang chờ đợi những người tị nạn Việt Nam đang hoạt động đấu tranh ôn hòa trên đất Thái!
Lê Nguyên Hồng
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Phản Hồi