Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2014-06-11
2014-06-11
Công nhân đánh bài trong giờ nghỉ trưa tại Cần Thơ hôm 10/8/2013.
AFP photo
Liên đoàn Lao động Việt Tự do Là kết hợp của ba tổ chức Công đoàn độc lập Việt Nam, Hiệp hội đòan kết công nông Việt Nam và Phong trào lao động Việt đã ra tuyên cáo chính thức hoạt động tại Việt Nam như một tổ chức xã hội dân sự góp phần bảo vệ quyền lợi người lao động Việt.
ày 17 tháng 1 năm 2014 Liên đoàn Lao động Việt Tự do viết tắt là Lao Động Việt đã chính thức được thành lập tại Bangkok, Thái Lan. Tổ chức này nhằm giúp đỡ, bảo vệ quyền lợi người lao động Việt Nam trong nước cũng như khi họ xuất khẩu lao động tại nước ngoài. Lao Động Việt dựa vào những
điều khoản trong Hiến Pháp CHXHCN Việt Nam cũng như những chuẩn mực mà các tổ chức lao động quốc tế đưa ra để hoạt động do đó xét về tiêu chí tổ chức này hoàn toàn hợp pháp.
điều khoản trong Hiến Pháp CHXHCN Việt Nam cũng như những chuẩn mực mà các tổ chức lao động quốc tế đưa ra để hoạt động do đó xét về tiêu chí tổ chức này hoàn toàn hợp pháp.
Tuy nhiên thực tế cho thấy chính quyền Việt Nam không những không hoan nghênh những thiện chí này mà còn thẳng tay đàn áp, bắt bớ bất cứ ai có ý định can thiệp vào những khoảng trống mà người công nhân không được bù đắp.
Những trường hợp nổi tiếng nhất vẫn được các tổ chức nhân quyền nhắc nhở là ba tù nhân lương tâm Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và Đỗ Thị Minh Hạnh vẫn đang bị giam giữ trong tù vì đã tranh đấu giành quyền lợi cho công nhân Việt Nam.
Trong bối cảnh đó Lao Động Việt tuyên bố hoạt động bán công khai tại Việt Nam là một thử thách cho chính tổ chức này nhưng cũng là một gánh nặng phải đối phó của nhà nước Việt
Nam khi vẫn còn giữ lập trường cứng rắn không cho phép người dân đứng ra tự bảo vệ quyền lợi lao động của mình đối với giới chủ.
Ông Trần Ngọc Thành, chủ tịch Lao Động Việt nói với chúng tôi lý do tổ chức quyết định hoạt động bán công khai vào lúc này, từ Áo quốc ông cho biết:
"Đã đến lúc chúng ta phải công khai hoạt động tại Việt Nam. Trong suốt 8 năm vừa qua từ trong nước cũng như bên ngoài cố gắng làm sao cho giai cấp công nhân Việt Nam có một nghiệp đoàn của mình đúng nghĩa để lãnh đạo người lao động nhưng trong thời gian qua nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã ra tay đàn áp. Khi công nhân Bình Dương hàng ngàn người xuống đường thể hiện lòng yêu nước trong đó có một số bị lạm dụng để kích động công nhân, đánh phá các công xưởng.
Từ năm 2006 đến nay đã có hàng ngàn cuộc đình công và thời điểm này đã có 5 ngàn cuộc đình công nhưng lúc nào người công nhân cũng đình công trong ôn hòa để yêu cầu giới chủ tạo điều kiện làm việc tốt hơn. Chúng tôi nghĩ cần phải công khai cùng với các tổ chức xã hội dân sự khác để hướng dẫn người
công nhân tranh đấu một cách hiệu quả hơn."
công nhân tranh đấu một cách hiệu quả hơn."
Luật sư Lê Thị Công Nhân, phó chủ tịch Lao Động Việt, một trong hai thành viên ban chấp hành trong nước cho biết:
"Chúng tôi luôn luôn lo lắng và phải suy nghĩ. Có hai khó khăn lớn đối với Liên đoàn Lao động Việt Tự do thứ nhất là nội bộ của chúng tôi cần phải thu hút thêm nhiều thành viên. Vấn đề liên lạc với nhau để cùng làm việc thì cũng là một trở ngại rất lớn với bản thân chúng tôi. Lao Động Việt được gom từ ba tổ chức khác nhau là Công đoàn độc lập Việt Nam, Hiệp hội đoàn kết công nông Việt Nam và Ủy ban Ủng hộ lao động Việt Nam vì vậy việc chúng tôi liên lạc, liên kết được với nhau là một điều khó khăn.
Thứ hai về phía chính quyền chúng tôi bị họ đàn áp và gây nên những tổn thất có thể nói rất là lớn. Cho đến nay những thành viên chủ chốt trong tổ chức của chúng tôi vẫn đang bị tù đày. Những khó khăn này tuy lớn nhưng chúng tôi đã dự liệu từ trước và chủ động chấp nhận đương đầu bởi vì chúng tôi không
còn cách nào khác."
còn cách nào khác."
Một công nhân biểu tình chống Trung Quốc tại Bình Dương hôm 14/5/2014. AFP photo
Lao Động Việt có lẽ là một tổ chức xã hội dân sự bị nhà nước nhìn dưới cặp mắt nghi ngờ và đầy ác cảm nhất vì vậy khi hoạt động mặc dù bán công khai nhưng sự nguy hiểm không hề giảm cho các thành viên của nó. LS Lê Thị Công Nhân trong vai trò chịu mọi áp lực từ chính quyền chia sẻ vấn đề này như
sau:
sau:
"Tổ chức Lao Động Việt nói về công khai thì hiện nay nó không thể công khai 100%. Chúng tôi công khai những người dám đương đầu với khó khăn cũng như nội dung công việc là nên công khai để cho dư luận trong nước và quốc tế biết đến tổ chức của chúng tôi và cần sự quan tâm và lên tiếng của họ khi
những thành viên của chúng tôi bị đàn áp.
những thành viên của chúng tôi bị đàn áp.
Mảng còn lại chúng tôi gọi nôm na là bí mật, tất nhiên nó không có gì quá bí hiểm, chỉ đơn giản gọi là bí mật là để tránh những sự đàn áp và bắt bớ của chính quyền trong khi chúng tôi chưa hình thành được một tổ chức đủ mạnh và chặt chẽ."
Những áp lực của nhà nước đến từ rất nhiều hình thức mà trong đó nặng nề nhất là các bản án mang các cáo buộc không dính gì tới việc bảo vệ quyền lợi người công nhân. Để tránh tình trạng này Lao Động Việt cho rằng sự can thiệp từ các tổ chức lao động quốc tế là đáng dựa vào nhất, đặc biệt là Tổng liên đoàn Lao động Thế giới nếu Lao Động Việt được tổ chức này công nhận. Ông Trần Ngọc Thành chia sẻ:
"Khi mà trở thành chính thức thì cộng sản Việt Nam không dám đàn áp. Thứ hai nữa trong thời gian ngắn vừa qua 153 nghị sĩ của đảng Dân chủ Mỹ đã lên tiếng đòi hỏi cho công đoàn hoạt động. Tôi nghĩ thời gian này chính quyền không thể đàn áp khát máu như trước đây. Anh em trong nước cũng như bên ngoài mặc dù đã lường trước được khó khăn sắp tới nhưng vẫn quyết tâm hỗ trợ anh em hoạt động công khai hay bán công khai trong nước."
"Khi mà trở thành chính thức thì cộng sản Việt Nam không dám đàn áp. Thứ hai nữa trong thời gian ngắn vừa qua 153 nghị sĩ của đảng Dân chủ Mỹ đã lên tiếng đòi hỏi cho công đoàn hoạt động. Tôi nghĩ thời gian này chính quyền không thể đàn áp khát máu như trước đây. Anh em trong nước cũng như bên ngoài mặc dù đã lường trước được khó khăn sắp tới nhưng vẫn quyết tâm hỗ trợ anh em hoạt động công khai hay bán công khai trong nước."
LS Lê Thị Công Nhân cho biết khi chấp nhận đấu tranh thì bản thân bà và những thành viên của Lao Động Việt sẽ tiếp cận công nhân dưới nhiều cách để giúp đỡ và bảo vệ họ bất kể những trả giá mà bà đã biết trước:
"Những người trong nước thì chúng tôi đã xác định về tinh thần là sẽ đối mặt với sự đàn áp của nhà cầm quyền. Tôi tin chắc rằng nhà cầm quyền không hề có sự chuyển biến nào trong tư tưởng cai trị độc đoán đối với đất nước nói chung cũng như với lao động nói riêng, nhưng những hình thức đàn áp của họ đối với chúng tôi trong từng thời điểm sẽ có sự khác biệt, tức nhiên không loại trừ khả năng là nó sẽ tồi tệ hơn trước đây."
Cho đến hôm nay đã có gần hai mươi tổ chức xã hội dân sự công khai hoạt động trong nước vì những lý do khác nhau nhưng nhìn chung mục đích của các nhóm này không ra ngoài ý hướng tự bảo vệ mình trước những bất công, chén ép mà họ buộc phải đối diện. Lao Động Việt ra đời trong hoàn cảnh này đã tăng thêm niềm tin cho người cô thế mà tiếng nói của họ không tới được những nơi cần phải nghe và giải quyết.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Phản Hồi