Cuộc cách mạng Ukraina lần thứ hai, 10 năm sau cách mạng Màu cam, một lần nữa mang lại thay đổi bất ngờ tại quốc gia vốn nằm trong quỹ đạo của nước Nga. Cuộc sống của cộng đồng gốc Việt, với khoảng 10.000 người định cư tại quốc gia này chịu ảnh hưởng nào từ những biến động này và bản thân người Việt suy nghĩ như thế nào, có tham gia gì trong biến cố này và đặc biệt là cảm nhận ra sao về tương lai sắp tới ?
Phong trào phản kháng, bùng phát cuối tháng 11, sau khi ông Yanoukovitch, Tổng thống vào thời điểm đó, đột ngột đình hoãn phê chuẩn hiệp ước liên kết với Châu Âu để siết chặt quan hệ với Matxcơva. Kéo dài liên tục gần ba tháng, vượt qua mùa đông giá lạnh, cuộc phản kháng trên quảng trường Maidan (Kiev) cuối cùng đã buộc Tổng thống Yanoukovitch phải chạy trốn ngày 22/02. Suốt trong thời gian đó, ở nhiều thời điểm Ukraina như đứng trước ngưỡng cửa một cuộc nội chiến.
Tạp chí Xã hội của RRI tuần này xin chuyển đến quý vị những tâm sự, chia sẻ của một số doanh nhân, nhà hoạt động xã hội gốc Việt. Các vị khách mời của chúng ta là bà Nhường và ông Hồ Sĩ Trúc, hai doanh nhân tại thủ đô Kiev, ông Vũ Đức Trường, ban điều hành Hội doanh nhân Việt Nam tại Odessa, một nhà hoạt động hội đoàn tại Kharkov, đề nghị không nêu danh tính, và bà Hoàng Thị Vinh, tiến sĩ ngôn ngữ học, đã hàng chục năm học tập và làm việc tại Ukraina, hiện đang cư trú tại San Francisco, cùng chồng là một nhà ngoại giao Ukraina.
Ý thức cách mạng : Trợ giúp biểu tình từ những ngày đầu
Là người tham gia ngay từ những ngày đầu ủng hộ các cuộc tập hợp của sinh viên tại quảng trường Maidan, bà Nhường – doanh nhân Kiev - cho biết những cảm nghĩ của bà về phong trào cách mạng chống Tổng thống Yanoukovitch.
Bà Nhường : Chế độ này nó mang lại đói khổ cho dân, nên dân họ muốn đi theo Châu Âu để họ đổi đời thôi. Lúc đầu tiên là cuộc mít tinh tự phát, rồi sau đấy, khoảng ngày 26-11-2013, ba đảng đối lập mang cờ, mang trống ra đấy, cũng mít tinh song song và đề nghị sát lập lại với mít tinh của dân và của sinh viên. Thì bên dân bắt đầu hình thành một tổ chức hơi có quy củ. Còn những ngày đầu, từ ngày 21 đến ngày 26, thì chỉ có sinh viên đứng, còn hầu như là dân họ chạy ra chạy vào.
Mà sinh viên thì làm gì có gì ăn. Ví dụ như những quán cafe ở xung quanh đấy, người ta tự nguyện mang chè ra cho họ uống. Họ có thể mang nồi cháo, mang bánh mì.
Thực ra, thì tôi do kiểu bạn bè kêu gọi ra thì mình ra. Thấy sinh viên, họ ăn uống khổ quá, ban đầu xúm lại, người thì mang bánh mì, người mang bơ, người mang giò, người mang nước… Nói chung, sự tự giác, tự tổ chức của cuộc cách mạng này quá cao, tức là ý thức của người dân rất cao.
Ông Hồ Sỹ Trúc : Thú thực, nếu như xẩy ra tình trạng chiến tranh chẳng hạn, thì với lượng hơn 10.000 ngàn người ở Ukraina, chúng tôi không biết xoay sở kiểu gì. Ngay tại Kiev, chỉ có hơn một ngàn thôi. Rất là khó khăn ở chỗ là bà con không ở tập trung, ở rải rác, ở khắp các chợ nhỏ, lẻ nữa. Cho nên, khi xẩy ra sự cố như thế này, mọi người rất là lo lắng. Hôm đỉnh điểm, từ ngày 18/02 cho đến ngày khoảng 20, thì khi xẩy ra các sự cố như thế, rơi vào tình trạng rất hoảng loạn, hoảng loạn cho cả dân của họ, hoảng loạn cho cả người của mình.
Ngay chiều 20 là chiều mình cảm thấy chiến tranh đang đến rất gần rồi. Người nước sở tại tập trung ở rất nhiều cửa hàng, có cái gì họ quét hết cái đấy, để tích trữ, thì mình cảm giác cũng như ở trong không khí là chiến tranh đang đến. Có điều dân nhà mình có một cái rất lạ, là hoảng loạn thì không có. Người mình rất là bình tĩnh trước các sự kiện thế này. Nhưng hầu hết là người ta ở nhà. Tại vì lúc Thủ tướng từ chức, người ta gọi là không có chính phủ nữa, Thì ở Ukraina xẩy ra tình trạng dân tự quản gồm các lực lượng thanh niên (ta gọi là dân quân tự vệ). Họ chặn hết các đường xá, kiểm tra xe cộ, thậm chí cả công an.
Chúng tôi rất lo lắng, vì trong quá trình… biến động của họ, nếu như thế, thì họ không quan tâm được đến người nước ngoài. Cũng sợ như thế. Nhưng may sao, có thể do sự kiện trên quảng trường Maidan thu hút sự chú ý của người Ukraina nhiều nhất, cho nên các nhóm đấy cũng chỉ hoạt động lẻ tẻ.
Hiện tại, tình hình êm dịu đi, Kiev đã trở lại bình thường. Kể cả phía dân bản địa và cả người mình, coi như không có vấn đề gì. Đợt vừa rồi, người Việt mình không có ai bị ảnh hưởng đến tính mạng.
Có điều là người ta chỉ có lo lắng, sắp tới sẽ thế nào thì không biết. Vấn đề này, mình giờ phụ thuộc vào các vấn đề giải quyết của họ thôi, không phụ thuộc vào mình ; chỉ có bà con nhắc nhỡ lẫn nhau, nếu có xẩy ra vấn đề gì.
Ông Vũ Đức Trường : Kinh doanh của cộng đồng người Việt ở Odessa, trước hết phải nói là về tư tưởng là rệu rã, bởi vì địa phương họ loạn lạc, họ đánh nhau. Cho nên bà con không còn tâm trí để lo làm ăn lúc này. Điều thứ hai là Nhà nước Ukraina đang trên đà vỡ nợ, nên tiền không có, người dân không có tiền, nên sức mua không có nữa. Hình như là bà con người Việt ở Odessa, cũng như ở Ukraina nói chung trong mấy tháng này ngồi trông chờ thôi chứ không có làm ăn gì được. Nói chung là khó khăn.
Odessa của chúng tôi ở miền Đông nên theo Nga. Trong những ngày tranh chấp vừa rồi, cơ quan tỉnh Odessa đang đứng ở thế trung lập. Người dân thì ủng hộ chính quyền tỉnh cũ, thị trưởng cũ. Mấy hôm nay, có những cuộc biểu tình đòi theo Nga. Nói chung, tình hình chính trị của Odessa so với những vùng khác ở Ukraina là tương đối ổn định.
Người Việt ở Odessa và nói chung ở Ukraina chủ yếu đi theo hệ thống của Việt Nam, sang đây là hệ thống chủ nghĩa xã hội, nên cái định hướng của bà con mình là không tham gia công tác chính trị của địa phương. Việc (có những người muốn) đi về Việt Nam thì chưa có dấu hiệu gì cả.
Tại Kharkov, nơi người Việt tập trung đông nhất, theo một người phụ trách hội đoàn của tỉnh, thì cuộc sống tương đối bình yên, mặc dù đài báo đưa tin có vẻ căng thẳng. Về an ninh trật tự không hề bị ảnh hưởng. Chỉ có tâm lý buôn bán bị ảnh hưởng. Cũng như người Ukraina nói chung, người Việt Nam chỉ mong muốn duy nhất là tình hình chính trị sớm ổn định, chính quyền nào lên cũng làm sao để nhanh chóng giải tỏa được tình trạng đối đầu, để các doanh nhân có thể tiếp tục các hoạt động kinh doanh. Theo ông, về vấn đề chính trị của Ukraina, bà con đã xác định trước đó là công việc của nước bạn. Vấn đề chính trị tại Ukraina thì từ trước đến nay người Việt đã không tham gia bao giờ.
Bà Nhường : Ở đây người Việt Nam hầu như chẳng có ai đến đấy (quảng trường Maidan) cả. Họ tránh hết. Còn tôi là vì chồng là người ở đây. Cho nên tôi sinh hoạt cả cộng đồng nọ, cả cộng đồng kia. Với người « U » (tức Ukraina) sở tại ở đây thì cũng chơi nhiều. Chứ Việt Nam mình ở đây cũng ít người mà hòa được. Hơn nữa, vì tôi cũng biết tiếng « U », Ukraina. Các tin tức ở bên này, trước đây chỉ có hai kênh của phe đối lập đưa tin thật về Maidan, còn tất cả các kênh khác của chính phủ quản lý, thì nó đưa những hình ảnh hoàn toàn ngược lại. Tôi hay xem kênh của phe đối lập, vì mình muốn biết sự thật thôi.
Cũng rất buồn là cộng đồng Việt Nam mình ở đây không có tổ chức cao, cho nên mọi thông tin là chỉ… Những người quan tâm như bọn tôi là ít. Đại đa số người Việt ở đây rất ít quan tâm đến chính trị. Họ lo ngại, thì lo ngại, nhưng họ chỉ… những tin vỉa hè. Vì thường họ không biết tiếng nên họ toàn đọc qua báo của người Việt thôi. Báo người Việt thì thực ra đưa thường hơi phiến diện. Thì người ta cũng chẳng cần phải đánh giá tình hình. Lúc bình yên ngoài chợ, thì người ta cứ « khoát nước theo mưa » thôi, chứ còn họ nghĩ cũng chẳng thay đổi được cái gì, nên họ không quan tâm nhiều.
Ông Hồ Sỹ Trúc : Chúng tôi, những người làm ăn, thực sự cũng chỉ mong muốn có sự bình yên, để lo lắng cho bản thân gia đình, để nuôi dậy con cái, mình sống ở đây cũng mong muốn sao người dân mình ở đây, mình cũng coi là đất nước quê hương thứ hai của mình – người dân của họ mình cũng coi là đồng bào của mình – tức là đừng xẩy ra cái can qua nữa, thấy rất là thương xót người ta. Cứ mỗi lần như thế này, mình cảm thấy sao đau khổ vì cái vấn đề (nguy cơ – ndr) chiến tranh quá. Cũng chỉ thông báo cho bà con mình, trước hết là mình cũng thế thôi. Trong cái bối cảnh này, mình làm sao đấy, để bảo ban nhau, đoàn kết, nếu có xẩy ra sự cố gì thì phải sát cánh bên nhau để bảo vệ nhau, để giúp đỡ nhau, bởi vì không có ai bảo vệ cho mình bằng tự chính mình.
Bà con vẫn cứ vô tư, chưa nghĩ lắm về chuyện này, nhưng mà chúng tôi có các tổ chức hội đoàn, thì những anh em trong lãnh đạo hội đoàn thì cũng phải tính đến kiểu đấy. Bình thường không sao, nhưng xẩy ra thì phải có sự liên hệ với nhau như thế nào, giải cứu nhau như thế nào trong trường hợp xẩy ra sự cố.
Còn bây giờ dân ta cũng một số dao động. Ngài đại sứ nói có một số người đã lên sứ quán xin về.
Bà Hoàng Thị Vinh : Cuộc biểu tình này quá là đột ngột đối với tôi, tuy là nó diễn ra trong vòng gần ba tháng. Mình chưa kịp về để tham gia, cũng lấy làm tiếc là không tham gia được, nhưng bù lại các bạn tôi đã gửi cho tôi các video clip họ quay được và nói với tôi sự thật.
Sự bóc lột nhân dân của những người xấu trong chính quyền lên cao lắm rồi, và người Việt Nam cũng rất là khó thở, vì thuế chợ… rất là khó khăn trong làm ăn. Tôi nghĩ là mọi người phải mong một cái gì mới, hoặc mong được có cái (quan hệ) thương mại với Châu Âu, thì sẽ tốt hơn chứ ?! Đấy là điều làm tôi ngạc nhiên. Còn điều làm tôi ngạc nhiên thứ hai, tức là kể cả Hội hữu nghị Ukraina Việt Nam hay Sứ quán đều nhắc nhân dân đừng đi đến các vùng có lộn xộn, nhưng mà những người (Việt – ndr) Kiev, người ta vẫn lặng lẽ ra quảng trường Maidan, người ta giúp bằng cách đưa áo ấm, chị bạn tôi ngày nào cũng rán 20 kg bột mỳ… Rồi một số người gửi tiền, chăn bông, ra đấy đứng với những người biểu tình để cho họ cảm giác được an ủi, được động viên.
Tôi cũng tự hào là không ngờ, trong một sự kiện lớn trong lịch sử của nước Ukraina, của Châu Âu, của thế giới lại có người Việt Nam mình tham gia từ những ngày đầu tiên. Những ngày đầu tiên mấy người bạn tôi đã giúp đỡ được các sinh viên, rồi đưa họ về nhà, cho họ tắm giặt… Hôm chủ nhật vừa rồi, tôi có đi Tòa thị chính ở San Francisco với những người Ukraina, tôi có kể điều này, ai cũng nhờ tôi cám ơn các bạn Việt Nam, và tôi thấy rất tự hào.
Ông Hồ Sỹ Trúc : Có nhiều người hỏi, thế bây giờ ông muốn (Ukraina) vào Châu Âu không ? Bảo, giờ có muốn cũng chẳng được, khó lắm ! Mình bao giờ chẳng thế, muốn đến những chỗ tốt hơn, văn minh hơn. Đó là điều rõ ràng. Còn bảo không muốn đâu, thì đó là mình tự nói dối, dối lòng.
Kể cả người Việt bảo bây giờ thấy người ta vào Châu Âu ông có thích không ? Thích quá đi chứ. Cái chỗ này (đất Ukraina), bao nhiêu người mình đã sang đây, rồi vượt biên hết sang Châu Âu.
Có sự phân hóa rõ ràng hai luồng tư tưởng đấy rồi. Miền Tây muốn về bên Châu Âu còn miền Đông thuộc về Nga, vì đấy là họ trở về cội nguồn của họ thôi, không có gì là lạ cả.
Miền Tây Ukraina muốn trở về Châu Âu, miền Đông trở về Nga. Đây cũng là điều được ông Vũ Đức Trường, doanh nhân Odessa nhấn mạnh khi nói về một tương lai khó định của Ukraina.
Ông Vũ Đức Trường : Về tương lai của Ukraina, thực ra các nhà chính trị gia thế giới, cũng như Nga, cũng như chính những người trong cuộc ở đây họ cũng thấy là bức tranh là mù mịt. Bởi vì đất nước Ukraina đã có ý thức hệ chia rẽ từ miền Tây và miền Đông từ mấy trăm năm nay. Theo tôi nghĩ, việc chia cắt được nước theo hướng này, không biết đã đến độ chưa, nhưng mà thấy rõ ràng qua các đợt bầu cử thấy rõ ràng là miền Tây và miền Đông tách biệt. Cho nên để gộp lại nhau thì khó. Thứ nữa là trong cuộc đảo chính này, cuộc cải cách này, tôi vẫn cho là bức tranh sắp tới vẫn là mù mịt, không dám bình luận gì trong lúc này.
Ông Hồ Sỹ Trúc : Có thực tế là ở tại đây, có lẽ các nhà chính trị hứa hẹn nhiều quá. Trải qua các biến cố từ năm 1991 đến giờ, cứ mỗi lần thay đổi chính quyền như thế, thì người dân lại cứ hy vọng rằng sẽ tốt hơn. Cứ mỗi một cuộc gọi là cuộc cách mạng, mà cách mạng xong là phải đổi mới, ta cứ hiểu nôm na như thế, dân cũng hiểu nôm na như thế, và mình cũng hiểu như thế.
Nhưng có vẻ nó là hơi trái ngược một chút. Chúng tôi cảm thấy, chúng tôi sang đây từ thời Liên Xô cũ, bảo sao thời đấy sướng thế ! Mỗi một lần thay đổi chính thể, coi như dân cứ mất lòng tin dần dần đi. Điều đó dân họ tự nói thôi và các phương tiện thông tin đại chúng, người ta cũng nói về vấn đề đấy. Chúng tôi ở đây cũng cảm thấy là như thế.
Ukraina này, có thể tổng kết rằng, sau hai mươi mấy năm, họ tách ra độc lập, thì chỉ có đi xuống chứ không đi lên. Nếu như đi xuống, thì cái gì tất yếu sẽ phải xẩy ra thôi.
Điều quan trọng nhất là những người nắm đất nước bây giờ họ phải hiểu được điều ấy. Chỉ sợ lại dẫm lên cái vết thì rồi đâu lại hoàn đấy, rồi cứ mãi mãi là sẽ xẩy ra tình trạng ấy và sẽ không ổn định được. Chứ còn thì đất nước nào cũng thế thôi, nếu những người lãnh đạo đứng đầu mà chuẩn, tức là bớt cái tôi đi, bớt tham lam đi, đất nước đấy sẽ ổn định. Tôi nghĩ thế. Mà từ trên xuống dưới, người ta bảo « thượng bất chính, hạ tắc loạn ». Trên làm không tốt, các bộ máy ở phía dưới người ta cứ theo thế mà làm thôi, thế là cuối cùng chỉ khổ là khổ dân xưa nay muôn đời nó vẫn thế thôi. Dân đen thì biết kêu ai ?
Thất vọng với tầng lớp cầm quyền trước cách mạng, bà Hoàng Thị Vinh tán đồng và rất tin tưởng ở tương lai cuộc cách mạng Maidan, dù bối cảnh hiện tại của Ukraina đang còn rất khó khăn.
Bà Hoàng Thị Vinh : Hiện nay đã là gần cuối tháng Hai. Ở Ukraina thì đầu tháng Ba đã là mùa xuân, những người lạc quan thì thường nói « Hết mưa thì nắng hửng lên thôi », những người bi quan thì nói sau nắng lại đến mưa. Tôi thì thấy rằng, thắng lợi đầu tiên của nhân dân chứng minh rằng không phải cứ bóc lột mãi là được, "con giun xéo mãi cũng ngheo". Mọi người đã chứng tỏ là bây giờ đã đứng lên, bọn bóc lột, bọn tham ác và chính quyền không đúng – mà chính quyền do dân bầu ra – thì dân cũng có quyền lật đổ. Tôi thấy đấy là bước thứ nhất như vậy là thành công.
Còn tất nhiên bây giờ đất nước đang khó khăn, bao nhiêu là nợ, cả năm 2013, đầu tư của nước ngoài, do chế độ thuế phiền phức và chính sách cho vào đầu tư, nên giảm đi một nửa. Và thu nhập của người dân Ukraina đang cực kỳ thấp. Thành ra để thay đổi, để ổn định ngay là điều không thể. Nhưng mà tinh thần của Maidan làm cho mọi người vẫn tin.
Nhưng tôi thấy sự kiện vừa rồi, không những chỉ rung động những nước phát triển, những nước tôn trọng quyền làm người, mà cả một số nước như Venezuela. Hôm tôi đi biểu tình (tại Hoa Kỳ), các bạn sinh viên Venezuela cũng đến rất đông. Họ cũng mong nước họ cũng có một mùa xuân sắp đến như thế. Tôi rất tự hào là tôi và các bạn tôi ở Kiev đã ủng hộ, đã làm được một phần rất là nhỏ trong cuộc nổi lên của những người dân bình thường, vì một đất nước Ukraina tươi đẹp hơn.
Tạp chí Xã hội tuần này khép lại với một số nhận định của bà Nhường về viễn cảnh trước mắt của Ukraina.
Bà Nhường : Thực ra ở Ukraina này, để tình trạng đi đến ổn định, cũng còn lâu, còn dài, cũng phụ thuộc vào sự sắp xếp khoa học và có tổ chức ở phía trên Quốc hội rất nhiều. Bởi vì hiện nay, Nhà nước hầu như là mất sự kiểm soát xã hội. Nên nhiều phe phái bắt đầu, kiểu như lúc chiến thắng này rồi, thì họ đưa ra những yêu sách, cũng có thể rất lo ngại là nó sẽ đi về hướng chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Nếu để tình trạng xung đột kéo dài cũng có thể dẫn đến nội chiến, cũng có thể dẫn đến xã hội bạo lực xẩy ra. Vì cái nạn tham nhũng vừa rồi quá nhiều, ngân sách Nhà nước hầu như bị vét sạch, cho nên tình trạng là nếu không có sự viện trợ nước ngoài nhanh, thì sẽ dẫn đến tình trạng phá sản. Không có tiền, không có lòng tin là sẽ dẫn đến tình trạng nguy hiểm. Bây giờ lo ngại chung của các nhà chính trị ở trên là như thế. Cho nên họ muốn nhanh chóng thiết lập một Nhà nước (thực sự - ndr) để có lòng tin cho dân để người ta đi theo.
RFI xin chân thành cảm ơn bà Nhường, bà Hoàng Thị Vinh, cùng các ông Hồ Sĩ Khải, Vũ Đức Trường và nhà hoạt động hội đoàn tại Kharkov đã dành thời gian cho Tạp chí.
Tạp chí Xã hội của RRI tuần này xin chuyển đến quý vị những tâm sự, chia sẻ của một số doanh nhân, nhà hoạt động xã hội gốc Việt. Các vị khách mời của chúng ta là bà Nhường và ông Hồ Sĩ Trúc, hai doanh nhân tại thủ đô Kiev, ông Vũ Đức Trường, ban điều hành Hội doanh nhân Việt Nam tại Odessa, một nhà hoạt động hội đoàn tại Kharkov, đề nghị không nêu danh tính, và bà Hoàng Thị Vinh, tiến sĩ ngôn ngữ học, đã hàng chục năm học tập và làm việc tại Ukraina, hiện đang cư trú tại San Francisco, cùng chồng là một nhà ngoại giao Ukraina.
Là người tham gia ngay từ những ngày đầu ủng hộ các cuộc tập hợp của sinh viên tại quảng trường Maidan, bà Nhường – doanh nhân Kiev - cho biết những cảm nghĩ của bà về phong trào cách mạng chống Tổng thống Yanoukovitch.
Bà Nhường : Chế độ này nó mang lại đói khổ cho dân, nên dân họ muốn đi theo Châu Âu để họ đổi đời thôi. Lúc đầu tiên là cuộc mít tinh tự phát, rồi sau đấy, khoảng ngày 26-11-2013, ba đảng đối lập mang cờ, mang trống ra đấy, cũng mít tinh song song và đề nghị sát lập lại với mít tinh của dân và của sinh viên. Thì bên dân bắt đầu hình thành một tổ chức hơi có quy củ. Còn những ngày đầu, từ ngày 21 đến ngày 26, thì chỉ có sinh viên đứng, còn hầu như là dân họ chạy ra chạy vào.
Mà sinh viên thì làm gì có gì ăn. Ví dụ như những quán cafe ở xung quanh đấy, người ta tự nguyện mang chè ra cho họ uống. Họ có thể mang nồi cháo, mang bánh mì.
Thực ra, thì tôi do kiểu bạn bè kêu gọi ra thì mình ra. Thấy sinh viên, họ ăn uống khổ quá, ban đầu xúm lại, người thì mang bánh mì, người mang bơ, người mang giò, người mang nước… Nói chung, sự tự giác, tự tổ chức của cuộc cách mạng này quá cao, tức là ý thức của người dân rất cao.
Không khí chiến tranh vừa qua và tương lai đầy bất trắc
Về tình trạng của cộng đồng người Việt, đặc biệt là các doanh nhân ở Kiev, trước những biến cố vừa xảy ra, ông Hồ Sỹ Trúc, người chủ biên một trang web đồng hương xứ Nghệ Kiev (nguoixunghekiev.vn) chia sẻ :Ông Hồ Sỹ Trúc : Thú thực, nếu như xẩy ra tình trạng chiến tranh chẳng hạn, thì với lượng hơn 10.000 ngàn người ở Ukraina, chúng tôi không biết xoay sở kiểu gì. Ngay tại Kiev, chỉ có hơn một ngàn thôi. Rất là khó khăn ở chỗ là bà con không ở tập trung, ở rải rác, ở khắp các chợ nhỏ, lẻ nữa. Cho nên, khi xẩy ra sự cố như thế này, mọi người rất là lo lắng. Hôm đỉnh điểm, từ ngày 18/02 cho đến ngày khoảng 20, thì khi xẩy ra các sự cố như thế, rơi vào tình trạng rất hoảng loạn, hoảng loạn cho cả dân của họ, hoảng loạn cho cả người của mình.
Ngay chiều 20 là chiều mình cảm thấy chiến tranh đang đến rất gần rồi. Người nước sở tại tập trung ở rất nhiều cửa hàng, có cái gì họ quét hết cái đấy, để tích trữ, thì mình cảm giác cũng như ở trong không khí là chiến tranh đang đến. Có điều dân nhà mình có một cái rất lạ, là hoảng loạn thì không có. Người mình rất là bình tĩnh trước các sự kiện thế này. Nhưng hầu hết là người ta ở nhà. Tại vì lúc Thủ tướng từ chức, người ta gọi là không có chính phủ nữa, Thì ở Ukraina xẩy ra tình trạng dân tự quản gồm các lực lượng thanh niên (ta gọi là dân quân tự vệ). Họ chặn hết các đường xá, kiểm tra xe cộ, thậm chí cả công an.
Chúng tôi rất lo lắng, vì trong quá trình… biến động của họ, nếu như thế, thì họ không quan tâm được đến người nước ngoài. Cũng sợ như thế. Nhưng may sao, có thể do sự kiện trên quảng trường Maidan thu hút sự chú ý của người Ukraina nhiều nhất, cho nên các nhóm đấy cũng chỉ hoạt động lẻ tẻ.
Hiện tại, tình hình êm dịu đi, Kiev đã trở lại bình thường. Kể cả phía dân bản địa và cả người mình, coi như không có vấn đề gì. Đợt vừa rồi, người Việt mình không có ai bị ảnh hưởng đến tính mạng.
Có điều là người ta chỉ có lo lắng, sắp tới sẽ thế nào thì không biết. Vấn đề này, mình giờ phụ thuộc vào các vấn đề giải quyết của họ thôi, không phụ thuộc vào mình ; chỉ có bà con nhắc nhỡ lẫn nhau, nếu có xẩy ra vấn đề gì.
Không tham gia chính trị Ukraina, người Việt hy vọng tình hình "sớm ổn định"
Ông Vũ Đức Trường, ban điều hành Hội doanh nhân Việt Nam ở Odesssa, cho biết cảm nhận của ông về những ảnh hưởng của các biến cố vừa qua đối với kinh doanh của người Việt, đặc biệt tại Odessa, một thành phố có rất đông người gốc Việt sinh sống :Ông Vũ Đức Trường : Kinh doanh của cộng đồng người Việt ở Odessa, trước hết phải nói là về tư tưởng là rệu rã, bởi vì địa phương họ loạn lạc, họ đánh nhau. Cho nên bà con không còn tâm trí để lo làm ăn lúc này. Điều thứ hai là Nhà nước Ukraina đang trên đà vỡ nợ, nên tiền không có, người dân không có tiền, nên sức mua không có nữa. Hình như là bà con người Việt ở Odessa, cũng như ở Ukraina nói chung trong mấy tháng này ngồi trông chờ thôi chứ không có làm ăn gì được. Nói chung là khó khăn.
Odessa của chúng tôi ở miền Đông nên theo Nga. Trong những ngày tranh chấp vừa rồi, cơ quan tỉnh Odessa đang đứng ở thế trung lập. Người dân thì ủng hộ chính quyền tỉnh cũ, thị trưởng cũ. Mấy hôm nay, có những cuộc biểu tình đòi theo Nga. Nói chung, tình hình chính trị của Odessa so với những vùng khác ở Ukraina là tương đối ổn định.
Người Việt ở Odessa và nói chung ở Ukraina chủ yếu đi theo hệ thống của Việt Nam, sang đây là hệ thống chủ nghĩa xã hội, nên cái định hướng của bà con mình là không tham gia công tác chính trị của địa phương. Việc (có những người muốn) đi về Việt Nam thì chưa có dấu hiệu gì cả.
Tại Kharkov, nơi người Việt tập trung đông nhất, theo một người phụ trách hội đoàn của tỉnh, thì cuộc sống tương đối bình yên, mặc dù đài báo đưa tin có vẻ căng thẳng. Về an ninh trật tự không hề bị ảnh hưởng. Chỉ có tâm lý buôn bán bị ảnh hưởng. Cũng như người Ukraina nói chung, người Việt Nam chỉ mong muốn duy nhất là tình hình chính trị sớm ổn định, chính quyền nào lên cũng làm sao để nhanh chóng giải tỏa được tình trạng đối đầu, để các doanh nhân có thể tiếp tục các hoạt động kinh doanh. Theo ông, về vấn đề chính trị của Ukraina, bà con đã xác định trước đó là công việc của nước bạn. Vấn đề chính trị tại Ukraina thì từ trước đến nay người Việt đã không tham gia bao giờ.
Đi tìm sự thật
Bà Nhường, doanh nhân tại Kiev, cũng xác định người Việt ở đây rất ít tham gia vào các biến động chính trị vừa qua :Bà Nhường : Ở đây người Việt Nam hầu như chẳng có ai đến đấy (quảng trường Maidan) cả. Họ tránh hết. Còn tôi là vì chồng là người ở đây. Cho nên tôi sinh hoạt cả cộng đồng nọ, cả cộng đồng kia. Với người « U » (tức Ukraina) sở tại ở đây thì cũng chơi nhiều. Chứ Việt Nam mình ở đây cũng ít người mà hòa được. Hơn nữa, vì tôi cũng biết tiếng « U », Ukraina. Các tin tức ở bên này, trước đây chỉ có hai kênh của phe đối lập đưa tin thật về Maidan, còn tất cả các kênh khác của chính phủ quản lý, thì nó đưa những hình ảnh hoàn toàn ngược lại. Tôi hay xem kênh của phe đối lập, vì mình muốn biết sự thật thôi.
Cũng rất buồn là cộng đồng Việt Nam mình ở đây không có tổ chức cao, cho nên mọi thông tin là chỉ… Những người quan tâm như bọn tôi là ít. Đại đa số người Việt ở đây rất ít quan tâm đến chính trị. Họ lo ngại, thì lo ngại, nhưng họ chỉ… những tin vỉa hè. Vì thường họ không biết tiếng nên họ toàn đọc qua báo của người Việt thôi. Báo người Việt thì thực ra đưa thường hơi phiến diện. Thì người ta cũng chẳng cần phải đánh giá tình hình. Lúc bình yên ngoài chợ, thì người ta cứ « khoát nước theo mưa » thôi, chứ còn họ nghĩ cũng chẳng thay đổi được cái gì, nên họ không quan tâm nhiều.
Chủ động trước khi có biến động
Rất lo ngại trước các biến động lớn dẫn đến hỗn loạn có thể xẩy ra, doanh nhân Hồ Sỹ Trúc muốn cộng đồng có các biện pháp đối phó trước. Ông Hồ Sỹ Trúc cũng lưu ý hoạt động của các hội đoàn Ukraina được nhiều quan tâm về mặt tinh thần từ phía Nhà nước Việt Nam, thông qua cơ quan đại diện ngoại giao.Ông Hồ Sỹ Trúc : Chúng tôi, những người làm ăn, thực sự cũng chỉ mong muốn có sự bình yên, để lo lắng cho bản thân gia đình, để nuôi dậy con cái, mình sống ở đây cũng mong muốn sao người dân mình ở đây, mình cũng coi là đất nước quê hương thứ hai của mình – người dân của họ mình cũng coi là đồng bào của mình – tức là đừng xẩy ra cái can qua nữa, thấy rất là thương xót người ta. Cứ mỗi lần như thế này, mình cảm thấy sao đau khổ vì cái vấn đề (nguy cơ – ndr) chiến tranh quá. Cũng chỉ thông báo cho bà con mình, trước hết là mình cũng thế thôi. Trong cái bối cảnh này, mình làm sao đấy, để bảo ban nhau, đoàn kết, nếu có xẩy ra sự cố gì thì phải sát cánh bên nhau để bảo vệ nhau, để giúp đỡ nhau, bởi vì không có ai bảo vệ cho mình bằng tự chính mình.
Bà con vẫn cứ vô tư, chưa nghĩ lắm về chuyện này, nhưng mà chúng tôi có các tổ chức hội đoàn, thì những anh em trong lãnh đạo hội đoàn thì cũng phải tính đến kiểu đấy. Bình thường không sao, nhưng xẩy ra thì phải có sự liên hệ với nhau như thế nào, giải cứu nhau như thế nào trong trường hợp xẩy ra sự cố.
Còn bây giờ dân ta cũng một số dao động. Ngài đại sứ nói có một số người đã lên sứ quán xin về.
Những đóng góp nhỏ bé cho « cách mạng »
Trong khi nhiều một số người Việt tại Ukraina muốn rời khỏi nước này, và không ít người lo lắng chiến tranh, bạo loạn, tiến sĩ Hoàng Thị Vinh, tuy đang sinh sống tại San Francisco, lòng vẫn hướng về Ukraina, về những biến động tại quảng trường Maidan trong những tháng qua. Bà Hoàng Thị Vinh là tác giả bài viết mới đây về cuộc chính biến Ukraina "'Ukraine tuần qua, tôi và bè bạn". Bà Vinh ngạc nhiên khi thấy đa số người Việt lại không công khai ủng hộ phong trào phản kháng.Bà Hoàng Thị Vinh : Cuộc biểu tình này quá là đột ngột đối với tôi, tuy là nó diễn ra trong vòng gần ba tháng. Mình chưa kịp về để tham gia, cũng lấy làm tiếc là không tham gia được, nhưng bù lại các bạn tôi đã gửi cho tôi các video clip họ quay được và nói với tôi sự thật.
Sự bóc lột nhân dân của những người xấu trong chính quyền lên cao lắm rồi, và người Việt Nam cũng rất là khó thở, vì thuế chợ… rất là khó khăn trong làm ăn. Tôi nghĩ là mọi người phải mong một cái gì mới, hoặc mong được có cái (quan hệ) thương mại với Châu Âu, thì sẽ tốt hơn chứ ?! Đấy là điều làm tôi ngạc nhiên. Còn điều làm tôi ngạc nhiên thứ hai, tức là kể cả Hội hữu nghị Ukraina Việt Nam hay Sứ quán đều nhắc nhân dân đừng đi đến các vùng có lộn xộn, nhưng mà những người (Việt – ndr) Kiev, người ta vẫn lặng lẽ ra quảng trường Maidan, người ta giúp bằng cách đưa áo ấm, chị bạn tôi ngày nào cũng rán 20 kg bột mỳ… Rồi một số người gửi tiền, chăn bông, ra đấy đứng với những người biểu tình để cho họ cảm giác được an ủi, được động viên.
Tôi cũng tự hào là không ngờ, trong một sự kiện lớn trong lịch sử của nước Ukraina, của Châu Âu, của thế giới lại có người Việt Nam mình tham gia từ những ngày đầu tiên. Những ngày đầu tiên mấy người bạn tôi đã giúp đỡ được các sinh viên, rồi đưa họ về nhà, cho họ tắm giặt… Hôm chủ nhật vừa rồi, tôi có đi Tòa thị chính ở San Francisco với những người Ukraina, tôi có kể điều này, ai cũng nhờ tôi cám ơn các bạn Việt Nam, và tôi thấy rất tự hào.
Khát khao vào Châu Âu và mâu thuẫn truyền kiếp Đông thân Nga, Tây thân Âu
Về nguyện vọng Ukraina hội nhập Châu Âu, ông Hồ Sỹ Trúc cho biết suy nghĩ của ông. Ông Hồ Sỹ Trúc : Có nhiều người hỏi, thế bây giờ ông muốn (Ukraina) vào Châu Âu không ? Bảo, giờ có muốn cũng chẳng được, khó lắm ! Mình bao giờ chẳng thế, muốn đến những chỗ tốt hơn, văn minh hơn. Đó là điều rõ ràng. Còn bảo không muốn đâu, thì đó là mình tự nói dối, dối lòng.
Kể cả người Việt bảo bây giờ thấy người ta vào Châu Âu ông có thích không ? Thích quá đi chứ. Cái chỗ này (đất Ukraina), bao nhiêu người mình đã sang đây, rồi vượt biên hết sang Châu Âu.
Có sự phân hóa rõ ràng hai luồng tư tưởng đấy rồi. Miền Tây muốn về bên Châu Âu còn miền Đông thuộc về Nga, vì đấy là họ trở về cội nguồn của họ thôi, không có gì là lạ cả.
Miền Tây Ukraina muốn trở về Châu Âu, miền Đông trở về Nga. Đây cũng là điều được ông Vũ Đức Trường, doanh nhân Odessa nhấn mạnh khi nói về một tương lai khó định của Ukraina.
Ông Vũ Đức Trường : Về tương lai của Ukraina, thực ra các nhà chính trị gia thế giới, cũng như Nga, cũng như chính những người trong cuộc ở đây họ cũng thấy là bức tranh là mù mịt. Bởi vì đất nước Ukraina đã có ý thức hệ chia rẽ từ miền Tây và miền Đông từ mấy trăm năm nay. Theo tôi nghĩ, việc chia cắt được nước theo hướng này, không biết đã đến độ chưa, nhưng mà thấy rõ ràng qua các đợt bầu cử thấy rõ ràng là miền Tây và miền Đông tách biệt. Cho nên để gộp lại nhau thì khó. Thứ nữa là trong cuộc đảo chính này, cuộc cải cách này, tôi vẫn cho là bức tranh sắp tới vẫn là mù mịt, không dám bình luận gì trong lúc này.
Thiên đường Liên Xô cũ và ám ảnh « Dân đen kêu ai ? »
Về khả năng lực lượng cầm quyền mới có đủ sức xoay chuyển đất nước theo chiều hướng tích cực hay không, ông Hồ Sỹ Trúc tại Kiev lo ngại. Ông Hồ Sỹ Trúc : Có thực tế là ở tại đây, có lẽ các nhà chính trị hứa hẹn nhiều quá. Trải qua các biến cố từ năm 1991 đến giờ, cứ mỗi lần thay đổi chính quyền như thế, thì người dân lại cứ hy vọng rằng sẽ tốt hơn. Cứ mỗi một cuộc gọi là cuộc cách mạng, mà cách mạng xong là phải đổi mới, ta cứ hiểu nôm na như thế, dân cũng hiểu nôm na như thế, và mình cũng hiểu như thế.
Nhưng có vẻ nó là hơi trái ngược một chút. Chúng tôi cảm thấy, chúng tôi sang đây từ thời Liên Xô cũ, bảo sao thời đấy sướng thế ! Mỗi một lần thay đổi chính thể, coi như dân cứ mất lòng tin dần dần đi. Điều đó dân họ tự nói thôi và các phương tiện thông tin đại chúng, người ta cũng nói về vấn đề đấy. Chúng tôi ở đây cũng cảm thấy là như thế.
Ukraina này, có thể tổng kết rằng, sau hai mươi mấy năm, họ tách ra độc lập, thì chỉ có đi xuống chứ không đi lên. Nếu như đi xuống, thì cái gì tất yếu sẽ phải xẩy ra thôi.
Điều quan trọng nhất là những người nắm đất nước bây giờ họ phải hiểu được điều ấy. Chỉ sợ lại dẫm lên cái vết thì rồi đâu lại hoàn đấy, rồi cứ mãi mãi là sẽ xẩy ra tình trạng ấy và sẽ không ổn định được. Chứ còn thì đất nước nào cũng thế thôi, nếu những người lãnh đạo đứng đầu mà chuẩn, tức là bớt cái tôi đi, bớt tham lam đi, đất nước đấy sẽ ổn định. Tôi nghĩ thế. Mà từ trên xuống dưới, người ta bảo « thượng bất chính, hạ tắc loạn ». Trên làm không tốt, các bộ máy ở phía dưới người ta cứ theo thế mà làm thôi, thế là cuối cùng chỉ khổ là khổ dân xưa nay muôn đời nó vẫn thế thôi. Dân đen thì biết kêu ai ?
Thất vọng với tầng lớp cầm quyền trước cách mạng, bà Hoàng Thị Vinh tán đồng và rất tin tưởng ở tương lai cuộc cách mạng Maidan, dù bối cảnh hiện tại của Ukraina đang còn rất khó khăn.
Bà Hoàng Thị Vinh : Hiện nay đã là gần cuối tháng Hai. Ở Ukraina thì đầu tháng Ba đã là mùa xuân, những người lạc quan thì thường nói « Hết mưa thì nắng hửng lên thôi », những người bi quan thì nói sau nắng lại đến mưa. Tôi thì thấy rằng, thắng lợi đầu tiên của nhân dân chứng minh rằng không phải cứ bóc lột mãi là được, "con giun xéo mãi cũng ngheo". Mọi người đã chứng tỏ là bây giờ đã đứng lên, bọn bóc lột, bọn tham ác và chính quyền không đúng – mà chính quyền do dân bầu ra – thì dân cũng có quyền lật đổ. Tôi thấy đấy là bước thứ nhất như vậy là thành công.
Còn tất nhiên bây giờ đất nước đang khó khăn, bao nhiêu là nợ, cả năm 2013, đầu tư của nước ngoài, do chế độ thuế phiền phức và chính sách cho vào đầu tư, nên giảm đi một nửa. Và thu nhập của người dân Ukraina đang cực kỳ thấp. Thành ra để thay đổi, để ổn định ngay là điều không thể. Nhưng mà tinh thần của Maidan làm cho mọi người vẫn tin.
Tinh thần Maidan và chủ nghĩa dân tộc cực đoan
Và người Ukraina là người biết chịu đựng, yêu lao động, tôi vẫn tin rằng bất kỳ cuộc cách mạng nào, bất kỳ một sự cố nào xẩy ra, bao giờ cũng rất khó khăn để thu dọn, để đưa vào cuộc sống mới. Hiện nay, cũng chỉ mới là Tổng thống tạm thời, còn phải chờ, còn rất nhiều việc.Nhưng tôi thấy sự kiện vừa rồi, không những chỉ rung động những nước phát triển, những nước tôn trọng quyền làm người, mà cả một số nước như Venezuela. Hôm tôi đi biểu tình (tại Hoa Kỳ), các bạn sinh viên Venezuela cũng đến rất đông. Họ cũng mong nước họ cũng có một mùa xuân sắp đến như thế. Tôi rất tự hào là tôi và các bạn tôi ở Kiev đã ủng hộ, đã làm được một phần rất là nhỏ trong cuộc nổi lên của những người dân bình thường, vì một đất nước Ukraina tươi đẹp hơn.
Tạp chí Xã hội tuần này khép lại với một số nhận định của bà Nhường về viễn cảnh trước mắt của Ukraina.
Bà Nhường : Thực ra ở Ukraina này, để tình trạng đi đến ổn định, cũng còn lâu, còn dài, cũng phụ thuộc vào sự sắp xếp khoa học và có tổ chức ở phía trên Quốc hội rất nhiều. Bởi vì hiện nay, Nhà nước hầu như là mất sự kiểm soát xã hội. Nên nhiều phe phái bắt đầu, kiểu như lúc chiến thắng này rồi, thì họ đưa ra những yêu sách, cũng có thể rất lo ngại là nó sẽ đi về hướng chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Nếu để tình trạng xung đột kéo dài cũng có thể dẫn đến nội chiến, cũng có thể dẫn đến xã hội bạo lực xẩy ra. Vì cái nạn tham nhũng vừa rồi quá nhiều, ngân sách Nhà nước hầu như bị vét sạch, cho nên tình trạng là nếu không có sự viện trợ nước ngoài nhanh, thì sẽ dẫn đến tình trạng phá sản. Không có tiền, không có lòng tin là sẽ dẫn đến tình trạng nguy hiểm. Bây giờ lo ngại chung của các nhà chính trị ở trên là như thế. Cho nên họ muốn nhanh chóng thiết lập một Nhà nước (thực sự - ndr) để có lòng tin cho dân để người ta đi theo.
RFI xin chân thành cảm ơn bà Nhường, bà Hoàng Thị Vinh, cùng các ông Hồ Sĩ Khải, Vũ Đức Trường và nhà hoạt động hội đoàn tại Kharkov đã dành thời gian cho Tạp chí.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Phản Hồi