mardi 18 février 2014

Trung Quốc che giấu dịch H7N9, người dân tiết lộ đại dịch lớn hơn cả SARS, quân đội được lệnh sẵn sàng can thiệp

Trung Quốc che giấu dịch H7N9, người dân tiết lộ đại dịch lớn hơn cả SARS, quân đội được lệnh sẵn sàng can thiệp 





Đại dịch H7N9 đang tiếp tục lan rộng ở Trung Quốc, người dân Bắc Kinh tiết lộ cho báo Đại Kỷ Nguyên, sự bùng nổ của dịch cúm gia cầm hiện nay thậm chí còn hơn cả dịch SARS, quân đội được lệnh sẵn sàng can thiệp bất cứ khi nào dịch bệnh bùng phát ngoài tầm kiểm soát. (Hình ảnh: Tổng hợp bởi báo Đại Kỷ Nguyên)

[Tin tức Đại Kỷ Nguyên, ngày 12 tháng hai năm 2014] (Phóng viên Lý Hà báo cáo) Đại dịch H7N9 tiếp tục lây lan tại Trung Quốc, theo báo cáo số liệu chính thức tính đến ngày 11 tháng 2 ở 8 tỉnh và 2 thành phố, đã có 186 trường hợp [bị nhiễm H7N9] trong đó 39 trường hợp đã tử vong.

Gần đây, một người dân ở Bắc Kinh đã tiết lộ cho báo <<Đại Kỷ Nguyên>> : bệnh viện Quảng An Môn ở Bắc Kinh đã xác nhận có một trường hợp nhiễm cúm gia cầm, nhưng các quan chức địa phương lại không thông báo về đại dịch hiện nay đang bùng nổ, thậm chí còn hơn cả đại dịch SARS năm 2003. Quân đội được lệnh sẵn sàn can thiệp bất cứ khi nào dịch bệnh bùng phát ngoài tầm kiểm soát. Người dân cũng tiết lộ về việc chính quyền thường xuyên che giấu tình hình dịch bệnh, và số ca mắc bệnh trong thực tế là cao hơn nhiều so với số liệu được báo cáo chính thức. .

Bắc Kinh chính thức báo cáo thêm một trường hợp mắc bệnh, trong khi người dân không được thông báo về tình hình dịch bệnh thực tế đang là rất nghiêm trọng.

Một người dân ở Bắc Kinh là ông Ngưu đã tiết lộ cho báo <<Đại Kỷ Nguyên>>: ở Bắc Kinh đã có thêm một trường hợp nữa nhiễm cúm gia cầm H7N9 trong kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên Đán vừa qua, ở bệnh viện Quảng An Môn ở Bắc Kinh có nhiều người đang phải nằm viện, ông Ngưu có người nhà làm trong bệnh viện đó. Thân nhân người bệnh cho biết, không chỉ là bệnh viện không báo cáo mà còn che giấu những trường hợp mắc bệnh, Bắc Kinh cũng không báo cáo về các trường hợp mắc bệnh. Thực ra, “không chỉ là không được báo cáo, lãnh đạo của bệnh viện cũng sẽ khiển trách bác sỹ phát hiện ra người nhiễm bệnh: “ai nói với anh đến gần bệnh nhân này? Hãy nhanh chóng đưa anh ta đi!” Sau khi bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh H7N9, xe cứu thương sẽ chở những bệnh nhân đó tới các bệnh viện truyền nhiễm.

Ông Ngưu cho biết, hiện nay ở Bắc Kinh, dịch cúm gia cầm H7N9 là rất nghiêm trọng. Rất nhiều các trường hợp được xác nhận là mắc bệnh, tuy nhiên, các Bệnh viện báo cáo khác với thực tế về các trường hợp mắc bệnh. Nếu Bệnh viện nào phát hiện ra các trường hợp mắc bệnh thì phải gửi ngay người bệnh đó đến các bệnh viện truyền nhiễm, nếu vi phạm quy định này, kể cả các bệnh viện tư nhân, các bác sỹ sẽ bị mất việc và lãnh đạo bệnh viện sẽ bị sa thải ngay. Vì vậy, các bệnh viện không dám nhận những ca nhiễm cúm gia cầm H7N9 và cũng không dám báo cáo vì sợ bị liên lụy.

Hiện nay, dịch cúm gia cầm ở Bắc Kinh thậm chí còn nghiêm trọng hơn cả dịch SARS vào năm 2003. Quy định của chính quyền là không cho phép các bệnh viện được báo cáo về các trường hợp nhiễm cúm gia cầm H7N9. Các bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện truyền nhiễm Tiểu Thang Sơn, nơi có sự tham gia quản lý của quân đội. Tôi có rất nhiều học sinh là con của những “thái tử đảng”, chúng nói rằng, trên thực tế những bệnh nhân này sẽ không được điều trị, nhiều người trong số họ bị chôn sống. Ở Bắc Kinh hiện nay, quân đội được lệnh sẵn sàng vào cuộc nếu dịch bệnh H7N9 vượt quá tầm kiểm soát, điều tương tự sẽ xảy ra như dịch bệnh SARS.

Ông Lý, một người dân ở Bắc Kinh tiết lộ cho báo <<Đại Kỷ Nguyên>>: Trong đại dịch SARS vào năm 2003, đã có rất nhiều bệnh nhân vô tội bị chôn sống và bị giết ở bệnh viện truyền nhiễm Tiểu Thang Sơn ở Bắc Kinh, đích thân ông nhìn thấy cảnh họ bị sát hại, trông vô cùng thê thảm. Ông nói: “Điều này là do chế độ ĐCSTQ, Đảng Cộng sản thực sự là một cỗ máy giết người, nó luôn lừa dối, hại người, căn bản là không thể cứu người.”



Ảnh: vào buổi sáng ngày 24 tháng 5 năm 2003, cảnh sát cô lập và giám sát bệnh nhân ở Côn Minh (Tư liệu từ nội bộ của báo Đại Kỷ Nguyên)

Dịch bệnh lan rộng khắp Trung Quốc, ĐCSTQ là những người không có nhân tâm

Người dân tiết lộ với báo <<Đại Kỷ Nguyên>> rằng không chỉ ở Bắc kinh mà còn ở Thượng Hải, Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Sơn Tây, các quan chức Trung Quốc dùng mọi cách để che đậy sự thật về dịch cúm gia cầm H7N9, vì nếu người dân hoảng loạn thì sẽ gây nguy hại tới sự thống trị của họ.

Một bác sỹ ở Thượng Hải cho biết, chi phí xét nghiệm cúm gia cầm H7N9 lên đến 3,000 NDT, có rất nhiều bệnh nhân không đủ khả năng làm xét nghiệm, vì vậy, chẩn đoán trên thực tế nhiều trường hợp là không chính xác. Nhiều bệnh nhân không được trải qua xét nghiệm và các phòng ban y tế ở thành phố Thượng Hải đã ban hành một thông báo “không được báo cáo [các trường hợp nhiễm cúm gia cầm H7N9].” Vì vậy, số lượng các trường hợp được báo cáo là rất ít.

Ông Trầm, một người dân ở quận Chiết Giang thành phố Hàng Châu, đã tiết lộ với báo <<Đại Kỷ Nguyên>>: ở quận Tiêu Sơn, thành phố Hàng Châu đã phát hiện trường hợp cả hai gia đình đã bị lây nhiễm từ người mắc bệnh cúm gia cầm H7N9 và gây ra sự hoảng loạn trên diện rộng. Theo báo cáo chính thức của quận Tiêu Sơn, chỉ có ba trường hợp bị nhiễm cúm gia cầm còn các trường hợp khác không được báo cáo và phủ nhận sự tồn tại của dịch bệnh. Nhưng tin tức về sự lây lan của dịch bệnh cúm gia cầm H7N9 đã được người truyền người. Ông Trần nói: “Đây là trường hợp điển hình minh chứng cho tội ác của họ phải không?”

Ông Trần Đào An, nguyên giám đốc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh tỉnh Sơn Tây tiết lộ cho báo <<Đại Kỷ Nguyên>>: Dữ liệu báo cáo về các trường hợp nhiễm bệnh chắc chắn là không chính xác, trên thực tế số người nhiễm bệnh là lớn hơn nhiều so với các trường hợp được báo cáo và các quan chức của ĐCSTQ đã không tuân theo các quy trình của Tổ chức Y tế Thế giới là phải thông báo về các trường hợp bị nghi ngờ. Trong tháng đó, tỉnh Sơn Tây đã có rất nhiều trường hợp bị nghi ngờ, nhưng không một trường hợp nào được báo cáo.

Bà Trương, một người dân ở Thượng Hải cho biết, mọi người không tin các báo cáo chính thức về các trường hợp bị nhiễm cúm gia cầm H7N9, bởi vì ĐCSTQ luôn áp bức người dân và dùng lừa dối để cai trị đất nước, bất kể đến đời sống người dân có bị lâm vào tình trạng sống chết hay không thì đều được xem xét trước tiên là ổn định cho chế độ, do đó, người dân đã hoàn toàn mất đi sự hỗ trợ từ chính quyền.

Ông Trung Nam Sơn, giám đốc bệnh viện các bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp ở Quảng Châu đã công khai cho biết vào năm 2009: “Số liệu về các trường hợp tử vong do đại dịch cúm gia cầm được báo cáo trong nước hiện nay, Tôi không thể tin được!”

Cặp vợ chồng ở Hắc Long Giang bị nhiễm cúm H1N1

Ngày 10 tháng 2, tại thành phố Giai Mộc Tư, tỉnh Hắc Long Giang đã phát hiện vài trường hợp nhiễm cúm A (H1N1), trong đó công bố vợ chồng bà Duẫn bị nhiễm trọng bệnh và đang được điều trị tại bệnh viện truyền nhiễm thành phố Giai Mộc Tư. Sở Y tế Thành phố Giai Mộc Tư đã nói rằng việc phát hiện ra các virus cúm H1N1 có tính đặc thù hoặc là biến thể và không loại trừ là có thể bị nhiễm trùng.

Vương Khải Lý, chuyên gia kiểm soát dịch bệnh của Sở Y tế tỉnh Hắc Long Giang, cho biết chủng vi rút cúm H1N1 có khả năng lây từ người sang người rất lớn. Vào tháng Giêng, ở Bắc Kinh đã xuất hiện một trường hợp tử vong do nhiễm cúm A (H1N1) là một ông lão 73 tuổi.

Các viên chức báo cáo có tổng 186 trường hợp, trong đó 39 trường hợp đã chết, dịch đang bùng phát nặng nhất tại tỉnh Chiết Giang và Quảng Đông

Chỉ tính theo dữ liệu thông báo hàng ngày do kênh phương tiện truyền thông chính thức của nhà nước đưa tin, tính đến ngày 11 Tháng 2, dịch cúm gia cầm H7N9 đã lây lan tới 8 tỉnh và 2 thành phố gồm Chiết Giang, Quảng Đông, Phúc Kiến, Giang Tô, Hồ Nam, An Huy, Quảng Tây, Quý Châu, Bắc Kinh và Thượng Hải. Riêng ở các khu vực này, tổng số lượng các trường hợp báo cáo nhiễm cúm gia cầm đã lên tới 186 trường hợp, trong đó 39 người thiệt mạng trong năm nay.

Tốc độ các ca nhiễm bệnh tăng nhanh chóng, cứ mỗi ngày lại có thêm từ 5-7 trường hợp, nhiều nhất là có thêm 10 trường hợp, đại dịch này là nghiêm trọng hơn nhiều so với năm 2013.
■Tỉnh Chiết Giang báo cáo có 81 trường hợp, trong đó có 12 ca tử vong, đây là khu vực có dịch bệnh nghiêm trọng nhất ở Trung Quốc .
■Tỉnh Quảng Đông báo cáo có 61 trường hợp, trong đó có 13 trường hợp tử vong, xếp hạng thứ hai, sau tỉnh Chiết Giang.
■Tỉnh Phúc Kiến báo cáo có 15 trường hợp, trong đó có 3 trường hợp tử vong.
■Tỉnh Giang Tô báo cáo có 12 trường hợp, trong đó có 2 ca tử vong.
■Tỉnh Hồ Nam báo cáo có 8 trường hợp, trong đó có 2 ca tử vong.
■Thượng Hải báo cáo có 8 trường hợp, trong đó có 4 ca tử vong.
■An Huy báo cáo có 2 trường hợp, trong đó có 1 ca tử vong.
■Bắc Kinh báo cáo có 2 trường hợp, trong đó có 1 ca tử vong.
■Tỉnh Quý Châu báo cáo có 1 trường hợp tử vong.
■Tỉnh Quảng Tây báo cáo có 3 trường hợp.

Ngoài số lượng các ca được báo cáo ở tỉnh Quảng Đông từ tháng 8 năm 2013, những ca còn lại là được báo cáo từ đầu năm 2014 đến nay.

Vào ngày 10 tháng 2 năm 2014, Ủy ban Y tế và Kế hoạch hóa gia đình Trung Quốc đã phát hành “tổng quan về dịch cúm gia cầm trong tháng 1 năm 2014”, báo cáo cho biết, trong tháng 1, các trường hợp nhiễm bệnh xuất hiện hàng ngày trên toàn quốc, trung bình có từ 3-5 trường hợp, nhiều nhất là 10 trường hợp mỗi ngày. Tổng số người bị nhiễm cúm H7N9 được báo cáo trong tháng 1 là 127 trường hợp, trong đó đã có 31 ca tử vong.

LHQ cảnh báo các nước láng giềng và Việt Nam để ngăn chặn bùng phát dịch H7N9

Mức độ nghiêm trọng của dịch cúm gia cầm H7N9 ở Trung Quốc đã gây ra mối quan tâm rộng rãi trong cộng đồng quốc tế. Mới đây, tổ chức Thực phẩm và Nông nghiệp của LHQ (FAO) đã cảnh báo các ổ dịch cúm gia cầm H7N9 trên khắp lục địa có thể lây lan qua biên giới Trung Quốc, trong đó có Việt Nam và các nước láng giềng khác.

Theo báo cáo của Quân đội nhân dân Việt Nam, vào ngày 4 tháng 2 năm 2014 đã phát hiện trường hợp một bà mẹ và cậu con trai bị nhiễm cúm gia cầm H7N9 ở tỉnh Quảng Tây Trung Quốc, ngay lập tức biên giới giữa các nước láng giềng và Trung Quốc được đưa ra cảnh báo, tổ chức FAO nói thêm rằng, đường biên giới của Việt Nam và Trung Quốc là rất dài, ngoài ra du lịch và giao thương qua lại là thường xuyên giữa hai bên, tình trạng buôn lậu gia cầm vào Việt Nam là rất cao do đó khả năng Việt Nam nhiễm cúm H7N9 là rất cao.

Vào ngày 18 tháng 1 năm 2014, tại tỉnh Bình Phước đã phát hiện một trường hợp tử vong đầu tiên do nhiễm virut cúm gia cầm H5N1, trường hợp tử vong thứ 2 cũng được xác nhận là do nhiễm virut cúm gia cầm H5N1 vào ngày 6 tháng 2 vừa qua.

Để ngăn chặn và kiểm soát dịch cúm gia cầm, Việt Nam đang thực hiện khử trùng triệt để các khu vực bị ảnh hưởng, tăng cường kiểm tra buôn bán lậu gia cầm sống, sử dụng biện pháp kiểm tra thân nhiệt khách du lịch tại sân bay.

Chịu trách nhiệm biên tập: Khương Bân

Dịch từ bản tiếng Hoa : http://www.epochtimes.com/b5/14/2/12...37;.html?p=all

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Phản Hồi