Trần Văn Huỳnh -
Người ta thường nghe những gì mình thích hơn là sự thật. Tưởng tâm lý
này chỉ phổ biến với người ít trách nhiệm nhưng giờ lại thấy nó là
cáibệnh của những người đỉnh cao trí tuệ đang có ảnh hưởng đến vận mệnh
dân tộc. Đến lúc này rồi mà họ vẫn phung phí chút niềm tin còn lại rất
ít trong dân và đảng viên.
Cách đây 7 năm khi mà nền kinh tế còn đang hừng hực thì đã có những lời
cảnh báo nếu không chấn chỉnh ngay thì chắc chắn sẽ dẫn đến những hậu
quả rất tai hại. Bây giờ nhân dân đang phải gánh chịu hậu quả này. Sự
thật đó không những không được tôn trọng mà những người nói ra nó - Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Lê Thăng Long còn
phải chịu tù đày. Hậu quả của sự đày ải sự thật này là sự khốn cùng của
mấy chục triệu dân vì suy thoái kinh tế, tham nhũng và sụp đổ của các
quả đấm thép kinh tế của nhà nước.
Chỉ mới 4 năm trước, bất chấp yêu cầu, kiến nghị, kêu gọi của các nhà
khoa học yêu nước, các dự án bauxite Tây Nguyên vẫn ngốn hàng ngàn tỉ
đồng với những hứa hẹn về hiệu quả kinh tế xã hội được quyết định bởi
chủ trương lớn của đỉnh cao trí tuệ, thì giờ đây chúng đã hụt hơi dù chỉ
mới khởi động. Rồi đây những hậu quả về môi trường, an ninh, văn hoá sẽ
mau chóng ập đến nếu những người có trách nhiệm không dám thừa nhận sự
thật, công khai xin lỗi giới khoa học để nhờ họ tìm ra giải pháp. Nhưng
trước hết phải trả tự do cho tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ – người đã dũng cảm hy sinh sự nghiệp và tự do của mình để bảo vệ sự thật đó và phục hồi danh dự cho ông.
Giải pháp hiệu quả chỉ có thể từ sự thừa nhận và tôn trọng sự thật, nếu
không sẽ chỉ là sự chắp vá, đối phó mong qua ngày đoạn tháng nên sẽ làm
hậu quả càng nghiêm trọng. Còn tệ hại hơn nữa khi giải pháp được lựa
chọn là bịt miệng sự thật. Có lẽ những người này ảo tưởng và nhầm
lẫngiữa khả năng bịt miệng báo chí của mình và bịt miệng sự thật. Ở cái
thời mà internet chưa có, bao nhiêu kẻ bạo chúa, độc tài còn không bịt
nổi sự thật. Đừng nói chi thời đại thông tin lan truyền theo tốc độ ánh
sáng như bây giờ. Càng ảo tưởng hơn nữa nếu tin rằng có thể huy động cả
bộ máy tuyên truyền khổng lồ để bóp méo sự thật. Sự thật là sự thật. Cho
dù nó có bị chôn vùi trong những tháng ngày tăm tối bằng lưỡi gươm và
họng súng thì nó vẫn tồn tại. Đến một ngày sáng trời nó vẫn trỗi dậy.
Dân tộc này sẽ còn rất nhiều những Huy Đức âm thầm, chắt chiu gìn giữ từng mẩu sự thật để đưa nó trở lại đúng vị trí của mình.
Và dân tộc này đang xuất hiện hàng ngàn công dân như Nguyễn Đắc Kiên dám
đứng thẳng người dũng cảm tuyên bố chúng tôi là những người tự do.
Chúng tôi không muốn một sự áp đặt ý thức hệ và sự lãnh đạo nào. Chúng
tôi chỉ chấp nhận một sự thật là tổ quốc này là của cả dân tộc Việt Nam
chứ không riêng của đảng phái nào. Một hệ quả tất yếu của sự bùng phát
sự thật đã bị kìm nén, đàn áp và trù dập nhưng không tận diệt được nỗi
khát khao dành cho nó. Đến lúc người dân đã chẳng còn sợ hãi. Có gì tệ
hơn nữa đâu, cuộc sống bên ngoài bây giờ ngột ngạt chẳng kém gì trong
tù. Vào đó có khi còn là một sự dạo chơi đầy ý nghĩa để đất nước có được
một vận hội ngẩng cao đầu. Sắp tới hạn của điểm đông đặc nên tình hình
sẽ diễn biến rất nhanh. Một người dũng cảm xông lên thì sẽ có hàng ngàn
người xông theo. Rồi hàng ngàn người đó sẽ kéo theo hàng triệu người.
Không biết bây giờ những người có trách nhiệm đã nhận ra sai lầm trước
đây chưa, lúc mà họ đàn áp và bỏ tù những người dám nói lên sự thật
những tưởng rằng sẽ dập tắt được ý chí của những người đó và làm người
dân sợ hãi. Kết quả bây giờ thì ngược lại. Người dân đã thấy rõ ai là
người nói thật và nhờ vậy mà họ vượt qua nỗi sợ hãi, cùng hướng đến sự
thật, đến chân lý. Có lẽ là chưa nên những người có trách nhiệm đó mới
đây còn lên giọng doạ nạt dân, coi thường dân và cả những người từng là
thầy và bậc tiền bối của mình vì họ đã nói lên sự thật là không bỏ điều 4
là tự sát. Kể cũng lạ, cái hố vực ngay trước mắt mà người ta vẫn bước
vào. Khi định triển khai dự án bauxite Tây nguyên, Trần Huỳnh Duy Thức
đã cảnh báo đó sẽ là tử huyệt cho những ai cứ bước tới. Và Thức nói nếu
tiếp tục chạy theo thành tích tăng trưởng ngắn hạn thì toàn bộ nền kinh
tế sẽ sụp đổ nhưng họ vẫn cứ đào sâu hơn cái hố được chỉ ra đó. Rồi
Thức còn nói trong một tình trạng kinh tế như vậy nếu không cải cách
chính trị trả quyền lực lại cho nhân dân thì chắc chắn chế độ này sẽ sụp
đổ rất nhanh và không thể cứu vãn. Nhưng người ta lại chọn cách sửa
hiến pháp để thâu tóm quyền lực nhiều hơn nữa. Những gì Thức dự đoán nó
là quy luật khoa học chứ chẳng phải tiên tri cao siêu gì. Đã là quy luật
thì chẳng ai có thể ngăn cản nó xảy ra được. Nhất thời nào đó, họng
súng và nhà tù có thể làm một số người sợ hãi nhưng quy luật thì chẳng
biết sợ là gì. Nó vẫn cứ diễn ra bất chấp súng đạn, bất chấp sự đe doạ
và cả những bản án nhẫn tâm.
Những lần trước thì còn có thể hiểu người ta hám lợi kinh tế nên mờ mắt.
Nhưng tình thế bây giờ đã là chuyện sống còn, sinh mệnh. Có lẽ câu
chuyện dân gian sắp chết đuối vẫn còn trả giá không chỉ đúng với anh nhà
giàu hà tiện. Hơn nữa, giờ còn là câu chuyện của vận mệnh quốc gia.
Muốn vẹn cả đôi đường thì chỉ có cách thừa nhận sự thật và sai lầm, trả
tự do cho tất cả tù nhân chính trị để khởi động một quá trình hòa hợp
dân tộc, bầu cử tự do để tôn trọng ý nguyện làm chủ của nhân dân. Như
vậy mới có được hiền tài mà chấn hưng và bảo vệ đất nước. Nhũng toan
tính đặt tổ quốc sau lợi ích của đảng phái, phe nhóm đều sẽ nhận những
kết cục thảm bại nhanh chóng.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Phản Hồi