Học giả hàng đầu của
Mỹ về luật pháp nhận định việc Trung Quốc bác bỏ đề xuất đưa tranh chấp Biển
Đông ra tòa án quốc tế của Philippines chứng tỏ rằng nước này chẳng khác gì “một
kẻ bắt nạt xấu xí”.
Học giả Jerome Cohen.
Nhận định này được học
giả nổi tiếng Jerome Cohen đưa ra trong một bài phát biểu ở Hong Kong hôm thứ
năm (23/5) tuần trước và được tờ Bưu diện Hoa nam Buổi sáng (SCMP) dẫn lại vào
hôm qua, 27/5.
Trung Quốc và
Philippines cùng tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam ở Biển
Đông, nơi dồi dào tài nguyên và khí đốt. Manila đã đưa tranh chấp Biển Đông ra
trước tòa án quốc tế nhưng Bắc Kinh bác bỏ, kiên quyết đòi giải quyết song
phương tranh chấp.
"Giới lãnh đạo
Trung Quốc rõ ràng có quan điểm rằng tổn thất (gây ra từ việc bác bỏ đề xuất
đưa tranh chấp trước tòa án quốc tế) có thể ít hơn, đặc biệt là nếu họ có thể
dọa dẫm, ép buộc Philippines nhượng bộ hơn nữa trong khi vụ kiện diễn ra",
giáo sư Jerome Cohen đến từ khoa Luật của Đại học New York cho biết trong một
bài giảng tại trường Đại học Hồng Kông hôm thứ Năm (23/5).
Hải quân Trung Quốc tập trận trên biển. Ảnh: Báo quân đội TQ.
“Điều này cho thấy
Trung Quốc là kẻ xấu xí trong mắt cộng đồng quốc tế… Bây giờ, nước này trông
giống một kẻ bắt nạt khi từ chối nghĩa vụ pháp lý của mình để giải quyết tranh
chấp theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển… Làm sao một nước nào đó lại có
thể nói rằng, chúng tôi đúng đến mức không cần phải đến tham dự một phiên tòa công
bằng mà chúng tôi đã từng cam kết trước đây để xem liệu quan điểm của chúng tôi
có được công nhận hay không?”, ông nói tiếp.
Trong tháng tư, Bộ
Ngoại giao Trung Quốc đã đưa ra một tuyên bố bằng tiếng Trung nói rằng
Philippines “đang cố gắng sử dụng trọng tài quốc tế để phủ nhận chủ quyền lãnh
thổ của Trung Quốc và che đậy cho việc chiếm đóng trái phép các hòn đảo và rạn
san hô của Trung Quốc”. Tuyên bố cho biết thêm Trung Quốc sẽ không bao giờ nhất
trí với tòa án quốc tế.
Ông Cohen nói thêm: “"Khi các bạn bị xem là người
vi phạm luật quốc tế, các bạn sẽ không giành được nhiều ủng hộ trong cộng đồng
thế giới”. Học giả Cohen cũng
nhấn mạnh tất cả các “cường quốc lớn” như Mỹ và Trung Quốc “cần phải luôn luôn ghi nhớ rằng,
họ phải chịu những giới hạn quốc tế dù có thích hay không”.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Phản Hồi