vendredi 24 mai 2013

Việt Nam giảm án cho 4 nhà hoạt động Công giáo



Các thanh niên công giáo bị tuyên án. Ảnh: thanhnienconggiaoCác thanh niên công giáo bị tuyên án. Ảnh: thanhnienconggiao



    Phân nửa số bị can được giảm án trong phiên phúc thẩm xét kháng cáo của tám nhà hoạt động trẻ diễn ra tại trụ sở Tòa án Nhân dân Tỉnh Nghệ An hôm 23/5.

    Các bị can thuộc nhóm 14 thanh niên Công giáo Dòng Chúa Cứu Thế bị tuyên án từ 3 đến 13 năm tù hồi đầu năm về tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 Bộ Luật Hình Sự vì các hoạt động bao gồm viết blog, bày tỏ quan điểm chỉ trích nhà nước, cổ xúy dân chủ-nhân quyền-đa đảng, tham gia và kêu gọi phản kháng ôn hòa. Một số người trong nhóm bị cáo buộc đã dự khóa huấn luyện đấu tranh bất bạo động của đảng Việt Tân ở hải ngoại.

    Tám người kháng cáo tại tòa hôm nay gồm Hồ Đức Hòa, Paulus Lê Sơn, Nguyễn Văn Duyệt, Hồ Văn Oanh, Nguyễn Đình Cương, Nguyễn Xuân Anh, Thái Văn Dung và Trần Minh Nhật.

    Ngay sau phiên xử, luật sư Hà Huy Sơn, đại diện pháp lý cho Lê Sơn, Oanh, Đình Cương, và Minh Nhật, thuật lại với VOA Việt ngữ về diễn tiến và kết quả phiên tòa.

    Luật sư Sơn: Kết quả có 4 người được sửa án, 4 người bị giữ nguyên án. Lê Sơn (giảm từ 13 năm tù, 5 năm quản chế) còn 4 năm tù, 4 năm quản chế. Nguyễn Văn Duyệt (giảm từ 4 năm tù) còn 3 năm rưỡi tù, 4 năm quản chế. Nguyễn Xuân Anh (giảm từ 3 năm tù) còn 2 năm tù, không quản chế. Hồ Văn Oanh (giảm từ 3 năm tù) còn 2 năm rưỡi tù, không quản chế.

    Bốn người bị y án gồm Hồ Đức Hòa (13 năm tù, 5 năm quản chế), Nguyễn Đình Cương (4 năm tù, 3 năm quản chế), Trần Minh Nhật (4 năm tù, 3 năm quản chế), và Thái Văn Dung (4 năm tù, 3 năm quản chế).

    Paulus Lê Sơn được giảm án từ 13 năm tù, 5 năm quản chế còn 4 năm tù và 4 năm quản chế.Paulus Lê Sơn được giảm án từ 13 năm tù, 5 năm quản chế còn 4 năm tù và 4 năm quản chế.
    VOANhư vậy mức án được giảm cao nhất hôm nay là 9 năm tù của Lê Sơn. Xin hỏi những tình tiết nào giúp giảm án tới mức còn 1/3 bản án ban đầu, thưa luật sư?

    Luật sư Sơn: Tình tiết đối với Lê Sơn là cơ bản anh ta có thừa nhận tham gia đảng Việt Tân thì được giảm.

    VOACòn các trường hợp được giảm án khác thì sao?

    Luật sư Sơn: Nhờ họ thể hiện sự hợp tác với tòa. Họ nói họ đều không có mục đích chống chính quyền nhân dân.

    VOA: Chung quát, các tình tiết được xét tới trong các bản án được giảm hôm nay chủ yếu là có thái độ hợp tác với cơ quan điều tra và với tòa án?

    Luật sư Sơn: Vâng, theo như lời vị thẩm phán của Hội đồng xét xử, quan điểm của tòa dựa vào thái độ và ý thức là chính.

    VOA: Nhận xét của ông về kết quả phiên xử hôm nay thế nào, thưa luật sư?

    Luật sư Sơn: Tại tòa, tôi đề nghị với tòa các thân chủ của tôi là vô tội. Kết quả phiên tòa hôm nay tôi cũng không hài lòng, nhưng tôi cũng ghi nhận là phiên tòa hôm nay đã có những tiến bộ hơn so với trước.

    VOA: Những chi tiết, yếu tố nào được ông đánh giá là “tiến bộ hơn so với trước”?

    Luật sư Sơn: Tiến bộ ở chỗ người ta cũng đã lắng nghe các quan điểm của luật sư để giảm án cho các bị cáo.

    VOA: Về diễn biến phiên tòa, theo luật sư, có những điều gì đáng chú ý hay bất ngờ hơn so với các phiên xử trước đây hay không?

    Luật sư Sơn: Tôi cũng không thấy có điều gì bất ngờ hơn. Còn điểm đáng chú ý thì, vẫn như trước đây, quan điểm của Hội đồng xét xử vẫn cho rằng đòi hỏi đa nguyên-đa đảng là một tội, rằng tổ chức Việt Tân là “tổ chức phản động”, rằng các hành vi đấu tranh bất bạo động vẫn là một tội. Tuy nhiên, có điều đáng chú ý so với phiên sơ thẩm là người ta không nhắc tới các hành vi phản đối Trung Quốc xâm lược là một tội nữa. Đó là điều cá nhân tôi thấy có khác biệt đáng chú ý so với trước.

    VOA: Một bản án từ sơ thẩm qua phúc thẩm chỉ còn 1/3. Đó là điều khó xảy ra trong các phiên phúc thẩm trước nay ở Việt Nam, nhất là các phiên tòa xử về điều 88 “tuyên truyền chống nhà nước” hay 79 “âm mưu lật đổ chính quyền”. Kết quả phiên xử hôm nay có là một bất ngờ đối với luật sư?

    Luật sư Sơn: Không bất ngờ lắm đối với tôi vì có thêm yếu tố Lê Sơn tại phiên phúc thẩm thừa nhận tham gia Việt Tân. Theo kinh nghiệm của tôi, quan điểm xét xử của tòa Việt Nam chủ yếu căn cứ vào thái độ (của bị can) là chính.

    VOA: “Nhận tội”, nhận “hành vi phạm tội” cho dù là đúng hay không thì được giảm án. Còn không, vẫn bị giữ y án. Điều này có thông điệp thế nào và nên được hiểu như thế nào về mặt pháp lý ở Việt Nam?

    Luật sư Sơn: Theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, người ta quy định việc xét xử ai có tội hay không, hoặc lượng hình phạt thì căn cứ vào hành vi chứ không căn cứ vào nhận thức hay ý thức của bị cáo. Thế nhưng thực tế xét xử ở Việt Nam, chủ yếu người ta căn cứ vào lời khai ở cơ quan điều tra là chính chứ người ta cũng không mấy khi căn cứ vào lời khai tại tòa. Đó là những điều chưa phù hợp với quy định của Bộ Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam.

    Bấm vào đây nghe cuộc phỏng vấn với luật sư Hà Huy Sơn

    Gia đình các bị can cho biết công an được bố trí dày đặc xung quanh khu vực tòa án trong suốt thời gian phiên xử diễn ra. Các quán nước lân cận không được phép mở cửa. Băng rôn, biểu ngữ kêu gọi công lý cho các bị can đều bị lực lượng an ninh công khai giật xé.

    Công an được bố trí dày đặc xung quanh khu vực Tòa án trong thời gian phiên xử diễn ra. (Ảnh: Nuvuongcongly)Công an được bố trí dày đặc xung quanh khu vực Tòa án trong thời gian phiên xử diễn ra. (Ảnh: Nuvuongcongly)
    Phiên phúc thẩm diễn ra sau nhiều lần trì hoãn được gọi là “phiên tòa công khai”, nhưng nhiều người thân của các bị can và những người quan tâm muốn đến tòa theo dõi phiên xử đã bị lực lượng an ninh cản trở.

    Tòa chỉ cho phép mỗi gia đình bị can ba người vào tham dự phiên xử. Công an đã dùng võ lực khống chế, áp giải một số người trong đám đông tụ tập bên ngoài theo dõi “phiên xử công khai” về đồn giam giữ và chỉ thả họ ra sau khi phiên xử kết thúc.

    Trong số những người bị bắt có blogger Bùi Thị Minh Hằng và bà Nguyễn Thị Hóa, thân mẫu bị can Nguyễn Đình Cương.

    Bà Hóa cho VOA Việt ngữ biết:

    “Họ giữ tôi từ 9 giờ đến 12 giờ. Họ đưa tôi về đồn công an thành phố. Bên ngoài tòa án, công an đầy dãy, không cho một người nào mở miệng nói gì hết, cũng không cho giơ máy điện thoại ra chụp ảnh. Coi như họ làm đủ kiểu. Cứ mở miệng là bị bắt. Họ bắt 5, 7 người. Kết quả phiên tòa hôm nay, coi như mình không làm được gì, vì mình nhỏ bé quá mà họ thì đông. Mình cũng không thể phản đối được. Bản án dành cho con tôi là quá nặng nề. Con tôi có làm gì đến nỗi mà các ông bắt con tôi, bắt lén lút, rồi giam con tôi đến 4 năm?”

    Những thanh niên này bị giam cầm chỉ vì những hoạt động được nhiều công ước quốc tế bảo vệ mà Việt Nam có tham gia ký kết, trong đó có Công ước Quốc tế về Quyền dân sự và chính trị của công dân
    Luật sư Asep Komarudin từ Indonesia đại diện cho tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế Media Legal Defense Initiative cùng người đồng sự tìm cách tham dự phiên tòa với tư cách quan sát viên quốc tế, nhưng đã bị công an Việt Nam xua đuổi. Trả lời phỏng vấn chúng tôi từ Việt Nam, luật sư Komarudin cho biết:

    “Tôi tận mắt chứng kiến một số người trong đó có thân nhân của các bị can bị công an bắt giải đi ngay trước mặt tôi. Khi chúng tôi đến cổng tòa xin vào bên trong quan sát phiên xử, công an Việt Nam bảo đây là vấn đề nhạy cảm về an ninh quốc gia nên họ không cho chúng tôi vào. Chúng tôi bỏ ra một góc đường  để chụp ảnh quang cảnh xung quanh tòa án, nhưng công an bám theo và buộc chúng tôi phải xóa ngay những tấm hình vừa chụp. Sau đó, họ theo sát chúng tôi và buộc chúng tôi phải rời khỏi khu vực. Chúng tôi lên taxi, họ vẫn bám theo không rời. Cuối cùng chúng tôi buộc phải ra khỏi địa phận Nghệ An.”  

    Luật sư nhân quyền Komarudin nói phiên tòa và những gì diễn ra trong thực tế chứng tỏ nhân quyền tại Việt Nam không chỉ bị vi phạm bằng các bản án dành cho các nhà hoạt động dân chủ mà người dân Việt Nam hoàn toàn không được hưởng tất cả các quyền tự do căn bản.

    Luật sư Komarudin:

    “Tôi nhận thấy ở Việt Nam không hề có tự do tụ tập hay lập hội, không có tự do ngôn luận, tự do thông tin hay tự do báo chí gì cả trong khi chính phủ Việt Nam từ lâu đã ký kết tôn trọng các quyền này trong các công ước quốc tế. Rõ thật buồn cười vì không thực hiện mà vẫn ký.” 

    Phản ứng về kết quả phiên phúc thẩm của 8 thanh niên Công giáo hôm nay, Phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á thuộc tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch, ông Phil Robertson, nói:

    “Đáng ra không phải bị cầm tù. Những thanh niên này bị giam cầm chỉ vì những hoạt động được nhiều công ước quốc tế bảo vệ mà Việt Nam có tham gia ký kết, trong đó có Công ước Quốc tế về Quyền dân sự và chính trị của công dân. Những bản án được giảm hôm nay là vì các bị can đồng ý ‘nhận tội’ theo yêu cầu của nhà cầm quyền chứ không phải vì chiếu theo các tiêu chuẩn xét xử công bằng và các chuẩn mực được quốc tế công nhận. Các bản án hôm nay cho thấy chẳng có thay đổi gì đáng kể trong kế hoạch của Hà Nội đàn áp các quyền tự do chính trị của công dân. Chúng ta thấy các hoạt động chính trị ôn hòa và thể hiện quan điểm ôn hòa vẫn bị Việt Nam hình sự hóa thành tội và Hà Nội vẫn tiếp tục vi phạm các cam kết với quốc tế về tôn trọng nhân quyền.”

    Một ngày trước khi phiên phúc thẩm diễn ra, 4 tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế đã gửi thư cho giới lãnh đạo Việt Nam yêu cầu trả tự do cho các nhà hoạt động Công giáo trẻ.

    Các tổ chức phi chính phủ gồm gồm Article 19, EFF, Media Legal Defense Initiative và Front Line Defenders nêu nghi vấn về tính chính danh của phiên tòa và lên án tình trạng các bị can bị ngược đãi kể từ khi bị bắt giữ.

    Trong thư, các tổ chức này tố cáo những bản án Hà Nội dành cho các thanh niên Công giáo là một phần trong xu hướng đàn áp tiếp diễn đáng quan ngại của nhà cầm quyền Việt Nam đối với các công dân thực thi quyền tự do ngôn luận.

    Trao đổi với VOA Việt ngữ, luật sư Nani Jansen, cố vấn luật cao cấp của tổ chức Media Legal Defense Initiative, khẳng định các tổ chức nhân quyền này sẽ có những bước kế tiếp giúp bảo vệ những nhà cổ xúy dân chủ-nhân quyền tại Việt Nam nếu Hà Nội tiếp tục phớt lờ sự quan tâm của quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ nhân quyền.

    Aucun commentaire:

    Enregistrer un commentaire

    Phản Hồi