Kính gửi: Chánh án Tòa Phúc thẩm, Tòa án Nhân dân Tối cao
Ngày 10 tháng 12 năm 2013
Đồng kính gửi:
1) Ngài Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
2) Ngài Trương Hòa Bình, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Việt Nam
3) Ngài Franz Jessen, Đại sứ Phái đoàn Liên Hiệp Âu Châu tại Việt Nam
4) Ngài Hugh Borrowman, Đại sứ Úc tại Việt Nam
5) Ngài Antony Stokes, Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam
6) Ngài David Devine, Đại sứ Canada tại Việt Nam
7) Ngài Jean-Noël Poirier, Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam
8) Ngài Joop Scheffers, Đại sứ Hà Lan tại Việt Nam
9) Ngài David Shear, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam
Về việc: Các vấn đề pháp lý củng cố cho kháng cáo của ông Lê Quốc Quân đối với tội danh “Trốn thuế”
Thưa Ngài Chánh án Tòa Phúc thẩm,
Các tổ chức ký tên trong thư này mong muốn bày tỏ sự ủng hộ dành cho kháng cáo của ông Lê Quốc Quân đối với bản án gần đây áp đặt lên ông vì tội trốn thuế.
Qua đây, chúng tôi muốn nhấn mạnh bốn vấn đề pháp lý củng cố cho kháng cáo của ông Quân, mà chúng tôi hy vọng Quý Tòa sẽ xem xét cả bốn vấn đề khi ra phán quyết về kháng cáo của ông Quân.
Qua đây, chúng tôi muốn nhấn mạnh bốn vấn đề pháp lý củng cố cho kháng cáo của ông Quân, mà chúng tôi hy vọng Quý Tòa sẽ xem xét cả bốn vấn đề khi ra phán quyết về kháng cáo của ông Quân.
Thứ nhất, bản thân bản án ngày 2 tháng 10 năm 2013 là không nhất quán. Tòa yêu cầu Công ty của ông Quân – Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam – phải trả tiền phạt. Điều đó cho thấy rằng tội “trốn thuế” về mặt pháp lý là bị quy cho Công ty của ông Quân chứ không phải cho cá nhân ông Quân. Luật doanh nghiệp của Việt Nam có một nguyên tắc căn bản, là công ty có tư cách độc lập và riêng biệt với giám đốc công ty. Do cá nhân ông Quân không phải chịu trách nhiệm về tội “trốn thuế” quy cho Công ty của ông theo bản án ngày 2 tháng 10 năm 2013, nên ông Quân cần được trắng án.
Thứ hai, các tổ chức ký tên trong thư này muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ nhà nước pháp quyền. Phán quyết của Quý Tòa đối với kháng cáo của ông Quân sẽ gửi một tín hiệu quan trọng đến cộng đồng quốc tế về việc Việt Nam có thực hiện nguyên tắc này hay không.
Ai ai cũng biết ông Quân là một người phê bình các chính sách của nhà nước Việt Nam. Khi thực thi, theo đúng luật pháp, quyền tự do biểu đạt của cá nhân theo Điều 19 Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR), ông Quân đã nâng cao nhận thức của người dân về các vấn đề quan trọng như tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, vốn thường bị truyền thông nhà nước bỏ quên. Mới đây thôi, Ủy Ban Điều Tra Về Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc( UNWGAD) đã kết luận rằng việc bắt giam và truy tố ông Quân, rốt cuộc, có lẽ là để trừng phạt ông vì ông đã thực thi quyền tự do biểu đạt của mình theo Điều 19 của ICCPR. Kết luận của UNWGAD:
28. Xem xét và đọc qua các tài liệu thu thập trong vụ này, Ủy Ban tin rằng hồ sơ của ông Quân chủ yếu là các hoạt động về pháp lý của một người luật sư và một nhà tranh đấu cho nhân quyền. Việc ông bị bắt giam hiện nay có thể là kết quả của việc sử dụng các quyền tự do được bảo đảm bởi các luật nhân quyền quốc tế, một cách ôn hoà.
29. Các sự kiện dẫn tới việc bắt giam ông Quân vào ngày 27 tháng Mười Hai năm 2012 cho thấy có liên quan tới các bài viết về các quyền dân sự và chính trị của ông. Tuy ông Quân bị cáo buộc với tội danh trốn thuế. Là một người có quá trình đấu tranh cho nhân quyền và blogger, thì việc bắt giam và truy tố ông có thể nói là nhắm vào mục đích trừng phạt ông vì đã sử dụng quyền tự do dựa theo điều 19 của Luật Quốc Tế về Quyền Dân Sự Và Chính Trị (ICCPR) và cũng là để răn đe những người khác : Điều này cũng đã nhiều lần được báo cáo trong những lần bắt bớ và sách nhiễu ông Quân trước đây.[1]
Chúng tôi rất hy vọng rằng Tòa Phúc thẩm sẽ gìn giữ nhà nước pháp quyền bằng việc ra phán quyết về kháng cáo của ông Quân chỉ căn cứ vào luật pháp và các dữ kiện thực tế đã được chứng minh, mà không sợ và không chịu ảnh hưởng nào từ Cơ quan Hành pháp của Việt Nam.
Thứ ba, điều tối quan trọng là tại phiên phúc thẩm, Quý Tòa hãy đảm bảo quyền được xét xử công bằng của ông Quân theo Điều 14 ICCPR. Việt Nam là một nước tham gia ký kết ICCPR, và nghĩa vụ giữ gìn và đảm bảo quyền này là nghĩa vụ của tất cả các nhánh quyền lực trong chính quyền, trong đó có cả nhánh tư pháp. Giờ đây, khi Việt Nam đã vừa trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ, cộng đồng quốc tế sẽ theo sát kháng cáo của ông Quân với sự quan tâm lớn hơn trước. Quyết định của Quý Tòa đối với kháng cáo của ông Quân sẽ gửi đến cho cộng đồng quốc tế một tín hiệu đo lường mức độ Việt Nam tôn trọng các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền.
Quyền được xét xử công bằng của ông Quân trước sau đều đã bị Tòa án cấp dưới (Tòa sơ thẩm) bỏ qua. Chẳng hạn, đơn xin tại ngoại của ông Quân, gửi ngày 29/12/2012, đã không được xử lý bằng văn bản, mặc dù quyền được tại ngoại trước khi xét xử đã được quy định tại Điều 9 ICCPR. Việc Tòa án cấp dưới không có một phương án giải quyết nào bằng văn bản đối với đơn xin tại ngoại của ông Quân là một chỉ dấu rõ ràng cho thấy ông đã không có quyền được xét xử công bằng như luật quốc tế quy định.
Hơn thế nữa, một điều kiện thiết yếu của phiên tòa công bằng, theo luật quốc tế, là phải công khai. Điều này đã không được đảm bảo trong phiên xét xử sơ thẩm ông Quân vào tháng 10/2013. Một nhà quan sát nước ngoài, thuộc Mạng lưới ASF – tổ chức có ký tên trong thư này – đã có mặt ở Hà Nội để dự buổi xét xử ông Quân hồi tháng 10. Thật đáng tiếc, nhà quan sát nước ngoài đó đã nhận thông báo rằng bà không được phép vào dự phiên tòa. Người dân Việt Nam bị nghiêm cấm tham dự phiên xử ông Quân hồi tháng 10/2013.
Hơn thế nữa, Việt Nam đã không thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình, là bảo vệ ông Quân trước việc bị bắt giữ tùy tiện, bảo đảm quyền tự do thân thể của ông, bảo đảm quyền được suy đoán vô tội và được tại ngoại trước khi xét xử. Việt Nam cũng không đảm bảo quyền của ông Quân được đền bù cho những thiệt hại mà hành động bắt giữ ông trái pháp luật đã gây ra. Các nghĩa vụ pháp lý đó được thẩm định trong bản đánh giá của Lawyers’ Rights Watch Canada, một tổ chức có ký tên trong thư này, “Tuyên bố về vụ ông Lê Quốc Quân và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam: Vi phạm quyền được tại ngoại trước khi xét xử”.[2]
Quan trọng hơn cả, UNWGAD đã kết luận rằng việc tiếp tục giam giữ ông Quân là bắt giữ tùy tiện, bởi vì nó vi phạm Điều 9 và 10 của Tuyên ngôn Phổ quát về Các Quyền Con người, vi phạm Điều 9 và 14 của ICCPR. UNWGAD có kết luận như sau về trường hợp ông Quân:
34. Căn cứ vào các sự việc kể trên, Nhóm Làm Việc Giam Giữ Tùy Tiện đưa đến các ý kiến sau:
Căn cứ vào các sự việc ông Lê Quốc Quân là tùy tiện, vì đã vi phạm Điều 9 và 10 của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Điều 9 và 14 của Công Ước Quốc Tế Về Quyền Dân Sự và Chính Trị mà Việt Nam là một thành viên ký kết, và rơi vào loại III của các loại vi phạm cần được Ủy Ban lưu tâm.[3]
Do đó, chúng tôi trân trọng kêu gọi Quý Tòa ra phán quyết trả tự do ngay lập tức cho ông Quân, hoặc đảm bảo rằng quyền được xét xử công bằng của ông Quân sẽ được tôn trọng trong quá trình xử phúc thẩm tới đây bằng cách tạo điều kiện cho ông Quân và luật sư của ông có cơ hội được lắng nghe, và bằng cách xét xử công bằng, vô tư. Ở khía cạnh này, chúng tôi viện dẫn quyết định của UNWGAD về trường hợp ông Quân:
35. Kết quả dựa trên các ý kiến nêu trên, Ủy Ban yêu cầu chính quyền [Việt Nam] thực hiện các bước cần thiết để đền bù trường hợp của ông Lê Quốc Quân, là phải trả tự do ngay lập tức, hoặc phải đảm bảo tiến trình xét xử bởi một tòa án độc lập và không thiên vị nghiêm chỉnh tuân theo các luật lệ của ICCPR.[4]
Thứ tư, việc ông Quân là một luật sư có trình độ, và việc ông có các hoạt động trong cương vị một người bảo vệ nhân quyền và blogger theo đuổi nhiệm vụ của mình, phải được Việt Nam tôn trọng, đúng như Nguyên tắc thứ 16 của Các Nguyên tắc Cơ bản của LHQ về Vai trò của Luật sư, theo đó, các nhà nước phải đảm bảo rằng mọi luật sư đều “có thể tiến hành các hoạt động nghề nghiệp mà không bị đe dọa, cản trở, sách nhiễu hay can thiệp vô lý”.
Quý Tòa có thể bảo đảm rằng Việt Nam hành động phù hợp với Điều 16 của Các Nguyên tắc căn bản của LHQ về Vai trò của Luật sư, bằng cách đảm bảo rằng ông Quân không trở thành nạn nhân của hành động truy tố có ác ý và hành động bắt giữ tùy tiện.
Chúng tôi kiến nghị Quý Tòa xem xét một cách nghiêm túc các vấn đề pháp lý đã được nêu rõ trong thư này, khi ra phán quyết về kháng cáo của ông Quân. Cuối cùng, chúng tôi đề nghị Quý Tòa tuyên trắng án cho ông Quân, theo nguyên tắc Nhà nước Pháp quyền và theo các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền.
Trân trọng,
Media Defence - Southeast Asia (MDSEA)
HR Dipendra
Giám đốc
Article 19
Agnes Callamard
Giám đốc Điều hành
Réseau Avocats Sans Frontières / ASF Network
Anne Lutun
Điều phối viên ASF Network
English PEN
Cat Lucas
Nhà báo, Risk Programme Manager
Front Line Defenders
Mary Lawlor
Executive Director
Executive Director
Lawyers for Lawyers (L4L)
Adrie van de Streek
Giám đốc điều hành
Lawyers’ Rights Watch Canada (LRWC)
Gail Davidson
Giám đốc Điều hành
Media Legal Defence Initiative (MLDI)
Nani Jansen
Cố vấn Pháp lý cao cấp
National Endowment for Democracy (NED)
Sally Blair
Giám đốc cấp cao, chương trình Học bổng
Reporters Without Borders
Benjamin Ismaïl
Giám đốc Khu vực châu Á-Thái Bình Dương
[1]Quan điểm này đã được Ủy Ban Điều Tra Bắt Giữ Tùy Tiện (UNWGAD) thông qua tại phiên họp số 67, ngày 26-30 tháng 8 năm 2013, Số 33/2013 (Viet Nam), A/HRC/WGAD/2013.
[3]Quan điểm này đã được Ủy Ban Điều Tra Bắt Giữ Tùy Tiện (UNWGAD) thông qua tại phiên họp số 67, ngày 26-30 tháng 8 năm 2013, Số 33/2013 (Viet Nam), A/HRC/WGAD/2013.
[4]Quan điểm này đã được Ủy Ban Điều Tra Bắt Giữ Tùy Tiện (UNWGAD) thông qua tại phiên họp số 67, ngày 26-30 tháng 8 năm 2013, Số 33/2013 (Viet Nam), A/HRC/WGAD/2013.
*
Nguyên văn bản anh ngữ:
The Honourable Appeal Judge
Ba Dinh District, Hanoi City
Vietnam
Fax: +8408048524
10 December 2013
Copy furnished:
1) H.E. Prime Minister Nguyen Tan Dung, Socialist Republic of Vietnam
2) Hon. Chief Judge Truong Hoa Binh, Supreme People’s Court of Vietnam
3) H.E. Amb. Franz Jessen– Delegation of the European Union to Vietnam
4) H.E. Amb Hugh Borrowman—Australian Embassy in Vietnam
5) H.E. Amb. Antony Stokes–British Embassy in Vietnam
6) H.E. Amb.David Devine—Embassy of Canada in Vietnam
7) H.E. Amb. Jean-Noël Poirier—Embassy of France in Vietnam
8) H.E. Amb. Joop Scheffers–Embassy of The Netherlands in Vietnam
9) H.E. Amb. David Shear–United States Embassy in Vietnam
Subject: Legal issues in support of Mr Le Quoc Quan’s appeal against his conviction for alleged ‘tax evasion’
Dear Hon. Appeal Judge,
The signatory organisations wish to express their support for the appeal of Mr Le Quoc Quan against his recent conviction on charges of alleged tax evasion. In this context, we would like to highlight four important legal issues in support of Mr Quan’s appeal which we hope this Honourable Court will take into consideration as it decides on the appeal of Mr Quan.
First, the 2 October 2013 judgment is internally inconsistent. The judgment ordered the company of Mr Quan---Solution Co., Ltd. Vietnam--- to pay a fine. This implies that the alleged ‘tax evasion’ was legally imputed upon the company of Mr Quan and not on Mr Quan himself. It is a fundamental principle of Vietnamese corporate law that a company has a separate and distinct personality from its directors. Since Mr Quan is not personally liable for the alleged ‘tax evasion’ legally imputed upon his company by the 2 October 2013 judgment, he should be acquitted.
Second, the signatory organisations would like to stress the importance of upholding the rule of law. The decision of this Honourable Court on Mr Quan’s appeal will send an important signal to the international community on Vietnam’s adherence to this principle.
It is well-known that Mr Quan has been critical of the policies of the Vietnamese government. In lawful exercise of his right to freedom of expression under Article 19 of the International Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR), Mr Quan had raised public awareness on important issues such as human rights abuses, commonly ignored by Vietnamese state media. Just recently, the UN Working Group on Arbitrary Detention (UNWGAD) concluded that Mr Quan’s detention and prosecution might eventually be to punish him for exercising his right to freedom of expression under Article 19 of the ICCPR. As concluded by the UNWGAD:
28. Considering and reading trough all documentation submitted on this case, the Working Group believes that the profile of Mr. Quan is dominated by his work as a lawyer and as a human rights defender. His current detention might be the result of his peaceful exercise of the rights and freedoms guaranteed under international human rights law.
29. The events leading up to Mr. Quan’s arrest on 27 December 2012 indicate that his arrest and detention could be related to his blog articles on civil and political rights. Although the charge against Mr. Quan is one of tax evasion, given Mr. Quan’s history as a human rights defender and blogger, the real purpose of the detention and prosecution might eventually be to punish him for exercising his rights under article 19 of the International Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR) and to deter others from doing so: This point is reportedly underlined by the previous arrests and harassment of Mr. Quan.[1]
We fervently hope that this Honourable Court will uphold the rule of law by deciding Mr Quan’s appeal based solely on the law and the proven facts, without fear of or influence from the Executive Branch of Vietnam.
Third, it is essential that, during the appeal, the Honourable Court ensures Mr Quan’s right to a fair trial under Article 14 of the ICCPR. Vietnam is a state party to the ICCPR and the obligation to uphold and guarantee this right extends to all branches of government, including the judiciary. Now that Vietnam is a recently elected member to the UN Human Rights Council, the international community will be following Mr Quan’s appeal with increased interest. This Honourable Court’s decision on Mr Quan’s appeal will signal to the international community the measure in which Vietnam respects international human rights standards.
Mr Quan’s fair trial rights have been consistently ignored by the Lower Court. For example, the bail application Mr Quan filed on 29 December 2012 has not been resolved in writing, while the right to pre-trial release is guaranteed under Article 9 of the ICCPR. The absence of any written resolution by the Lower Court on Mr Quan’s application for bail is a clear indication that he has not been accorded his right to a fair trial under international law.
Further, one essential condition of a fair trial under international law is a public hearing. This was not fulfilled during the October 2013 trial of Mr Quan before the Lower Court. A foreign observer from signatory organization ASF Network was in Hanoi to attend the October trial of Mr Quan. Regrettably, the foreign observer was formally informed that she was not allowed to attend Mr Quan’s trial. The Vietnamese public was also strictly kept outside of the October 2013 trial of Mr Quan.
Moreover, Vietnam has failed in its legal obligations to protect Mr Quan from arbitrary detention, to protect his right to liberty, to ensure his right to the presumption of innocence and his right to pre-trial release. Vietnam also failed to ensure Mr Quan’s right to reparation for suffering caused by his unlawful detention. These legal duties are examined in the review prepared by signatory organization Lawyers’ Rights Watch Canada, “Statement regarding the matter of Mr. Le Quoc Quan and the Government of the Socialist Republic of Viet Nam: Violation of rights to pre-trial release.”[2]
More importantly, the UNWGAD has concluded that Mr Quan’s continued detention is arbitrary for contravening Articles 9 and 10 of the Universal Declaration of Human Rights and Articles 9 and 14 of the ICCPR. As concluded by the UNWGAD on Mr Quan:
34. In the light of the preceding, the Working Group on Arbitrary Detention renders the following opinion:
The deprivation of liberty of Mr Le Quoc Quan is arbitrary, being in contravention of articles 9 and 10 of the Universal Declaration of Human Rights and articles 9 and 14 of the International Covenant on Civil and Political Rights to which Viet Nam is a party, and falling within category III of the categories applicable to the consideration of the cases submitted to the Working Group.[3]
Hence, we respectfully call upon this Honourable Court to order the immediate release of Mr Quan, or to ensure that Mr Quan’s right to a fair trial is respected during the appeals process by giving him and his counsels the opportunity to be adequately heard, and by rendering an impartial judgment. In this regard, we invoke the conclusion of the UNWGAD on Mr Quan:
35. Consequent upon the Opinion rendered, the Working Group requests the Government to take necessary steps to remedy the situation of Mr Le Quoc Quan, which is immediate release, or ensure that charges are determined by an independent and impartial tribunal in proceedings conducted in strict compliance with the provisions of the ICCPR.[4]
Fourth, Mr Quan’s profession as a qualified lawyer, and his activities as human rights defender and blogger in pursuit of his professional functions, must be respected by Vietnam in accordance with Principle 16 of the UN Basic Principles on the Role of Lawyers, which provides that Governments should ensure that lawyers “are able to perform all of their professional functions without intimidation, hindrance, harassment or improper interference.”
The Honourable Court can ensure that Vietnam acts in accordance with Principle 16 of the UN Basic Principles on the Role of Lawyers by ensuring that Mr Quan is not subjected to malicious prosecution and arbitrary detention.
We petition this Honourable Court to seriously consider the legal issues highlighted in this request in deciding Mr Quan’s appeal. We ultimately petition this Honourable Court to acquit Mr Quan, in accordance with the Rule of Law and International Human Rights standards.
Most respectfully,
Media Defence - Southeast Asia (MDSEA)
HR Dipendra
Director
Article 19
Thomas Hughes
ExecutiveDirector
Réseau Avocats Sans Frontières / ASF Network
Anne Lutun
ASF Network Coordinator
English PEN
Cat Lucas
Writers at Risk Programme Manager
Front Line Defenders
Mary Lawlor
Executive Director
Executive Director
Lawyers for Lawyers (L4L)
Adrie van de Streek
Executive Director
Lawyers’ Rights Watch Canada (LRWC)
Gail Davidson
Executive Director
Media Legal Defence Initiative (MLDI)
Nani Jansen
Senior Legal Counsel
National Endowment for Democracy (NED)
Sally Blair
Senior Director, Fellowship Programs
Reporters Without Borders
Benjamin Ismaïl
Head of Asia-Pacific Desk
[1]Opinions adopted by the Working Group on Arbitrary Detention at its sixty-seventh session, 26–30 August 2013, No. 33/2013 (Viet Nam), A/HRC/WGAD/2013.
[3]Opinions adopted by the Working Group on Arbitrary Detention at its sixty-seventh session, 26–30 August 2013, No. 33/2013 (Viet Nam), A/HRC/WGAD/2013.
[4]Opinions adopted by the Working Group on Arbitrary Detention at its sixty-seventh session, 26–30 August 2013, No. 33/2013 (Viet Nam), A/HRC/WGAD/2013.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Phản Hồi