Báo cáo viên Đặc biệt về các quyền văn hoá
Chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, ngày 18-29/11/2013
Các kết luận và khuyến nghị sơ bộ
Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2013.
Thưa báo giới, thưa các quý bà quý ông,
Tôi rất vui mừng được chia sẻ với quý vị kết quả quan sát sơ bộ của tôi khi kết thúc chuyến thăm chính thứctrong 12 ngày với tư cách là Báo cáo viên Đặc biệt về các quyền văn hoá.
Tôi xin được bắt đầu bằng lời cảm ơn trân trọng gửi tới Chính phủ Việt Nam đã mời tôi tới thăm và làm việc chính thức, và cũng cảm ơn Chính phủ đã nỗ lực rất nhiều trong việc hỗ trợ sắp xếp chương trình làm việc cũng như bố trí các cuộc họp toàn diện và lý thú.
Tôi xin được nhấn mạnh tầm quan trọng của lời mời này. Việc đảm bảo quyền thụ hưởng văn hoá của tất cả mọi người là một vấn đề phức tạp và để hoàn thành nhiệm vụ này là việc không hề dễ dàng. Điều này đã được minh chứng qua các chủ đề cụ thể tôi đã đề cập đến trong suốt chuyến thăm của mình, đó là: quyền được thụ hưởng nghệ thuật, tự do sáng tạo và biểu đạt nghệ thuật, quyền của người dân trong việc thể hiện bản dạng văn hoá của họ, và quyền tiếp cận và thụ hưởng di sản văn hoá của chính họ cũng như của người khác, vấn đề về dạy lịch sử trong nhà trường, và tác động của du lịch đối với việc thụ hưởng các quyền văn hoá.
Trong suốt chuyến thăm và làm việc của tôi tại Việt Nam, Tôi đã đi thăm Hà Nội, Thành phố HCM, Hội An, Sa Pa, cũng như một số làng bản ở Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam và Lào Cai. Tôi đã có cơ hội gặp mặt và làm việc với nhiều quan chức Chính phủ ở cấp quốc gia và địa phương, phụ trách các lĩnh vực văn hoá, du lịch, giáo dục, thông tin truyền thông, công tác dân tộc thiểu số, cũng như rất nhiều quan chức khác của Uỷ ban nhân dân các cấp, Ban Tuyên Giáo Trung Ương của Uỷ ban Trung ương Đảng, đại biểu quốc hội và đại diện các hội và hiệp hội. Tôi cũng đã gặp gỡ với các nghệ sĩ, giới học giả, giám đốc và cán bộ công tác tại các viên nghiên cứu hoặc các thiết chế văn hoá, đại diện của xã hội dân sự, thành viên của các cộng đồng dân tộc, những người tham gia trực tiếp vào lĩnh vực du lịch, và các cơ quan của Liên Hợp Quốc. Tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả các cá nhân và tổ chức đã dành thời gian gặp mặt, tiếp đón nồng nhiệt, và trên hết là đã nhiệt tình chia sẻ với tôi rất nhiều thông tin.
Tôi xin được làm rõ rằng tôi là chuyên gia độc lập thực hiện báo cáo cho Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc và Hội Đồng Nhân Quyền của Liên Hợp Quốc mà Việt Nam vừa trúng cử thành viên của Hội đồng ngay trong tháng này. Mặc dù được Hội Đồng Nhân Quyền bổ nhiệm, nhưng tôi không phải nhân viên chính thức của Liên Hợp Quốc và vị trí hiện tại tôi của tôi là vị trí danh dự. Tư cách độc lập của tôi có vai trò rất quan trọng và nó cho phép tôi thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình một cách trung lập.
Ngày hôm nay, tôi sẽ chỉ đưa ra một số ý kiến ban đầu của mình. Ngoài ra, tôi sẽ tiếp tục phát triển các ý kiến đánh giá của mình trong báo cáo chính thức, khi đó tôi mới đưa ra các khuyến nghị cụ thể. Tôi sẽ trình bày báo cáo này tại kỳ họp lần thứ 25 của Hội Đồng Nhân Quyền vào tháng 3 năm 2014 tại Geneva.
Thưa quý vị,
Việt Nam hiện đang ở một thời khắc quan trọng, tại đó các bạn đạt được những tiến bộ to lớn về phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo ở các khu vực nông thôn và vùng sâu vùng xa, và đã có nhiều nỗ lực hướng tới việc hoàn thành các Mục tiêu Thiên niên kỷ. Những tiến bộ này là vô cùng ấn tượng. Tôi có thể lấy dẫn chứng là ở các bản làng nông thôn mà tôi đã đến thăm, đường xá đã được xây dựng nhiều, trường học được thành lập và nhiều nhà cửa đã được hỗ trợ hoặc tu sửa.
Tôi tin rằng các chương trình như vậy sẽ trở nên hiệu quả hơn nữa nếu sự tham gia của các cộng đồng địa phương và việc sử dụng tri thức của họ, trong đó có cả tri thức truyền thống, được đảm bảo. Sự cứng nhắc trong quá trình thiết kế và thực hiện các chương trình, cùng với hướng tiếp cận từ trên xuống đã ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả của các chương trình này. Ví dụ, ở các làng, bản thường xuyên bị lũ lụt thì các mô hình nhà truyền thống của người dân thích hợp với đối phó lũ hơn rất nhiều so với mô hình nhà mà các chương trình hỗ trợ của chính phủ đang khuyến khích. Tôi đánh giá cao việc phát huy kiến trúc truyền thống trong việc xây các nhà văn hoá ở khu vực Tây Nguyên. Tuy nhiên, tôi khuyến khích Chính phủ nên cho người dân được thực sự lựa chọn mô hình kiến trúc mà họ muốn, dù là truyền thống hay hiện đại,đối với ngôi nhà riêng của họ, khi Chính phủ mở rộng các chương trình hỗ trợ về nhà ở. Nói tổng quát hơn, tôi khuyến khích Chính phủ cần đảm bảo có nhiều sự linh hoạt hơn trong chính sách và tham vấn thực sự với các cộng đồng có liên quan khi phát triển các chương trình. Cần xây dựng một mô hình thực hành mới trong đó người dân có được không gian để đóng góp vào việc thiết kế các chương trình có ảnh hưởng to lớn tới lối sống của họ.
Tôi tin rằng Chính phủ cũng như nhiều bên liên quan khác trong xã hội Việt Nam đã để ý thấy các chương trình phát triển có thể có tác động tiêu cực đối với các quyền văn hoá của con người, đặc biệt là các quyền của các dân tộc thiểu số. Chính phủ cần nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc xác định và giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực này để cho đất nước được hưởng lợi đầy đủ từ chính sức mạnh của các nền văn hoá đa dạng của các dân tộc nhằm thúc đẩy phát triển bền vững.
Điều này có liên quan mật thiết đối với lĩnh vực du lịch. Với việc sử dụng văn hoá như một nguồn lực để phát triển, Việt Nam đang hấp dẫn một số lượng ngày càng nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế. Rất nhiều chương trình đã được phát triển nhằm giúp người dân của các cộng đồng dân tộc bán được sản phẩm nghề thủ công của họ và tiếp cận được với thị trường, cũng như biểu diễn minh hoạ văn hoá truyền thống của họ thông qua nhiều lễ hội và chương trình biểu diễn khác nhau. Điều này đã cho phép các cộng đồng tham gia vào quá trình phát triển kinh tế ở khu vực họ sinh sống, và cũng giúp Chính phủ thúc đẩy hình ảnh về một đất nước đa văn hoá.
Tuy vậy, nhiều thách thức vẫn còn đó. Như quý vị đã biết, tôi đã đi thăm Sa Pa và các làng bản xung quanh. Ở đó, tôi có thể thấy rằng, mặc dù du lịch đã mang lại nguồn sinh kế phụ trợ cho người dân địa phương, nhưng họ lại không phải là đối tượng hưởng lợi chủ yếu từ nguồn doanh thu này. Cần có các biện pháp đảm bảo rằng những người dân mà di sản của họ được đem ra sử dụng để thúc đẩy du lịch, phải được trao quyền để quản lý các hoạt động này theo hướng có lợi nhất cho họ.
Ngoài ra, tôi cũng đặc biệt quan ngại đối với những tình huống trong đó con người ta được yêu cầu trình diễn chứ không phải thực sống đời sống văn hoá riêng của họ, hoặc là để lưu giữ một cách mô phỏng một số khía cạnh cụ thể trong văn hoá của họ để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch, hoặc, ngược lại, thay đổi một số khía cạnh cụ thể trong văn hoá của họ nhằm thoả mãn các nhu cầu đó ví dụ như thay đổi truyền thống ăn ở, hay rút ngắn việc thực hiện một số tập quán, hoặc bán vé cho những người muốn tham gia. Tôi muốn nói đến ví dụ lễ hội đua bò Bảy Núi truyền thống của người Khmer ở một số tỉnh miền nam Việt Nam.
Một ví dụ khác là về Cồng chiêng. Nhiều cộng đồng ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên vẫn đang chơi Cồng chiêng và đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể. Cồng chiêng được coi là một nhạc cụ linh thiêng và quý giá, chỉ được đem ra chơi vào những dịp đặc biệt. Tuy nhiên ngày nay Cồng chiêng còn được đem ra biểu diễn theo yêu cầu của khách du lịch ở một số nơi, và rõ ràng điều này đã làm mất đi tầm quan trọng văn hoá ban đầu của sinh hoạt này. Tôi thực sự thấy rằng trong những trường hợp như vậy, các cộng đồng có liên quan phải được tham vấn là có nên trình diễn hay không, như thế nào, bao giờ và ở đâu, và được chia sẻ các khía cạnh có liên quan đến di sản văn hoá của họ.
Tất nhiên, khó có thể ngăn cản hoặc thậm chí dù chỉ mong muốn ngăn cản sự tiến hóa của những thực hành văn hóa đang diễn ra hàng ngày sống động khi các nhóm có sự giao lưu tương tác với nhau. Điều này có thể là rất tích cực. Tuy nhiên, Chính phủ có trách nhiệm đảm bảo rằng du lịch không dẫn đến chỉ còn sân khấu hóa những thực hành văn hóa, còn chủ nhân của văn hóa chỉ đóng vai văn hóa của mình, hay vắn tắt hóa con người xuống thành một số hình thức thể hiện văn hóa của họ mà không thừa nhận tính nhân văn trong đó.
Vì thế, rất cần phải để cho các cộng đồng tự do phát triển văn hóa của họ, ở cả bên ngoài các khu vực phát triển du lịch. Chính phủ nên hỗ trợ không chỉ các hoạt động biểu diễn văn hóa hay sản phẩm truyền thống dành cho du khách mà cũng cần cùng với cộng đồng có liên quan, trên cơ sở nguyện vọng của họ, xây dựng những chương trình để tiếp tục thực hành văn hóa của họ nếu đó là nguyện vọng của họ. .
Tôi cũng quan ngại trước những trường hợp đời sống và văn hóa của cộng đồng địa phương hoặc cộng đồng thiểu số đã bị các chương trình phát triển phá vỡ hoàn toàn. Ví dụ, tôi được biết rằng người dân ở giáo phận Cồn Dầu ở Đà Nẵng đã và vẫn đang tiếp tục bị cưỡng chế khỏi mảnh đất họ đã sống lâu đời để dọn đường cho một dự án nhà ở tư nhân lớn. Tôi hy vọng rằng chính phủ sẽ kịp thời can thiệp để giải quyết trường hợp cụ thể này. Nhìn chung hơn, tôi khuyến nghị Chính phủ đảm bảo việc công nhận sở hữu tập thể đối với đất đai cho những cộng đồng có ước muốn giữ và phát triển nếp sống truyền thống của họ, thường là dựa vào nông nghiệp, vào rừng, chăn nuôi hay đánh cá.
Tôi cũng đã thảo luận một vấn đề nữa liên quan đến định nghĩa thế nào là hủ tục hay tập quán không tốt cũng như “mê tín dị đoan”. Theo tôi hiểu, những khái niệm này cần được làm rõ như là những thực hành mâu thuẫn với các quyền con người hay hạ thấp nhân phẩm. Tôi cũng khuyến khích chính quyền xác định những thực hành này thông qua các cuộc thảo luận với những cộng đồng liên quan.
Tôi hoan nghênh những sáng kiến tích cực đã được Chính phủ thực hiện. Những sáng kiến này bao gồm công việc của Viện Ngôn ngữ học trong việc tài liệu hóa và bảo tồn các ngôn ngữ dân tộc thiểu số và xây dựng các bộ chữ viết, cũng như dự án nghiên cứu thí điểm tiến hành cùng UNICEF để thúc đẩy giáo dục song ngữ cho người H’mong, J’rai và Khmer, ba trong số những nhóm thiểu số lớn, ở cấp mầm non và tiểu học. Nghiên cứu đã chứng minh, học sinh được thụ hưởng những chương trình này có kết quả học tập tốt, và tôi khuyến nghị mạnh mẽ với Chính phủ tiếp tục hỗ trợ dự án giáo dục song ngữ, mở rộng phạm vi đến các nhóm khác, các khu vực khác và các cấp học khác. Đồng thời, một số người đã thông tin cho tôi, qua đó bày tỏ quan ngại đối với bộ chữ đang được áp dụng cho một số nhóm. Ở đây, một lần nữa, cách thức tích cực để giải quyết những quan ngại đó là mời các nhà nghiên cứu và giới học thuật của chính những cộng đồng dân cư liên quan tham gia vào quá trình ra quyết định.
Thưa quý bà, quý ông,
Một trong những vấn đề then chốt với Việt Nam ngày nay là có một không gian cho các cuộc tranh luận và biểu đạt những quan điểm đa nguyên. Một ví dụ rõ ràng liên quan đến vấn đề này, mà tôi rất quan tâm, là việc dạy môn lịch sử với chỉ một bộ sách giáo khoa trong các nhà trường. Như đã đề cập trong báo cáo chuyên đề của tôi về viết sách sử và dạy sử trước Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc năm nay (A/68/296), việc dạy sử nên khuyến khích tư duy phê phán, học tập từ phân tích và tranh luận, và tạo cách tiếp cận so sánh và đa chiều hơn là ấn trẻ em vào quan điểm đơn chiều. Cách tiếp cận này đặc biệt cần sử dụng rộng rãi nhiều loại học liệu, bao gồm nhiều loại sách giáo khoa của nhiều nhà xuất bản. Tôi khuyến khích nhiều bên liên quan ở Việt Nam tham khảo báo cáo này của tôi.
Tôi có ấn tượng tích cực rằng Chính phủ và xã hội dân sự hiện nay đang nỗ lực định nghĩa lại biên độ không gian cho những tiếng nói đa dạng có thể cất lên.Tôi khuyến nghị mạnh mẽ với Chính phủ mở rộng hơn không gian ấy, trên cơ sở Hiến pháp của các bạn cũng như các tiêu chuẩn quốc tế. Cơ chế chính trị và cấu trúc của chính quyền hiện nay ở Việt Nam, cùng với rất nhiều các hội đoàn thể đang hoạt động chủ yếu như các phương tiện truyền đạt những quyết định của chính phủ, để lại không gian rất nhỏ bé cho xã hội dân sự tự biểu đạt mình, đặc biệt với những người làm công tác nghiên cứu hay các nghệ sỹ và những người khác có thể có tư duy phê phán đối với những chính sách của Chính phủ.
Đã đến lúc Việt Nam đảm bảo tự do nhiều hơn cho các biểu đạt nghệ thuật cũng như cho các tự do học thuật, và cho phép những tiếng nói đa dạng tìm được chỗ đứng của mình. Sự thiếu vắng các nhà xuất bản tư nhân đã làm giảm đáng kể phạm vi cất lên của những tiếng nói độc lập có thể được nghe thấy. Hiến pháp quy định những quyền cơ bản, nhưng thường rất khó có thể thụ hưởng những quyền này do rất nhiều các quy định và sự thiếu rõ ràng cụ thể trong quy định việc nào là chấp nhận được, việc nào là không.
Không may là các quy trình tư pháp vẫn chưa giúp làm rõ những thước đo rõ ràng của các luật cụ thể.
Thưa các quý bà và quý ông,
Các nghệ sỹ có thể giải trí cho người dân, nhưng họ cũng có thể đóng góp vào những tranh luận xã hội, đôi khi đưa ra những diễn ngôn đối lập. Trong lúc tôi rất vui vì một số người cung cấp thông tin cho tôi nói rằng họ đã thấy một không gian mở hơn để tự biểu đạt, tôi cũng quan ngại sâu sắc trước tình trạng một số nghệ sỹ đã bị tầm soát, sách nhiễu, hoặc bị giam giữ. Trong các cuộc thảo luận của tôi với chính quyền, ví dụ, tôi đã nêu ra những trường hợp bị kết tội theo điều 88 Bộ luật Hình sự do “tiến hành tuyên truyền chống lại Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”. Tôi muốn nhấn mạnh rằng những biểu đạt nghệ thuật là một phần không thể tách rời của đời sống văn hóa và là trái tim của những nền văn hóa sinh động cũng như trong hoạt động của một xã hội dân chủ. Vì thế, tôi chân thành hy vọng rằng Chính phủ sẽxem xét lại chính sách của mình để đảm bảo tự do hơn cho các biểu đạt nghệ thuật và sáng tạo, tuân theo những tiêu chuẩn quốc tế.
Tôi vô cùng biết ơn Chính phủ Việt Nam đã mời tôi tiến hành chuyến thăm này, cho phép tôi được hiểu sâu thêm những vấn đề hết sức nhạy cảm mà quan trọng. Lời mời của Chính phủ đã khẳng định việc Chính phủ thực sự coi trọng những vấn đề liên quan đến thụ hưởng các quyền văn hóa. Tôi hiểu rằng điều này thật sự rất khó khăn, đặc biệt thách thức với Chính phủ để đảm bảo “sự đồng thuận” mà Chính phủ khuyến khích dựa trên những quan điểm, biểu đạt và văn hóa đa dạng của người dân.
*
Special Rapporteur in the field of cultural rights,
Visit to Viet Nam, 18 - 29 November, 2013
Preliminary conclusions and recommendations
Hanoi, 29 November 2013.
Members of the press, ladies and gentlemen,
I am very pleased to share with you my preliminary observations at the end of my 12-day official visit as the UN Special Rapporteur in the field of cultural rights.
Let me begin by warmly thanking the Government of Viet Nam for inviting me and for their extensive work in facilitating a comprehensive and interesting programme of work.
I wish to stress how important this invitation is. Ensuring the enjoyment of cultural rights by all is a complex issue and not an easy task to accomplish. This was demonstrated by various topics I have addressed during my visit: the right to enjoy the arts and to freedom of artistic expression and creativity, the right of people to manifest their cultural identity and to access and enjoy their own cultural heritage as well as that of others, history teaching in schools, and the impact of tourism on the enjoyment of cultural rights.
During my stay in Viet Nam, I visited Hanoi, Ho Chi Minh City, Hoi An and Sa Pa, as well as a few villages in the Da Nang, Quang Nam and Lao Cai Provinces. I had the opportunity to hold meetings with numerous Government officials at the national and local levels, responsible in the areas of culture and tourism, education, information and communication, ethnic minorities, as well as various officials of People’s committees, the Central Commission for Propaganda and Education of the Party’s Central Committee, representatives of the National Assembly and Unions. I also met with artists, academics, directors and staff working in research institutes or cultural institutions, representatives of civil society, members of ethnic communities, people involved in the tourism industry and UN agencies. I would like to thank them all for their time, warm hospitality, and, above all, the wealth of information they shared with me.
I wish to clarify that I am an independent expert who reports to the UN General Assembly and the UN Human Rights Council, to which Viet Nam was elected this month. Although appointed by the Human Rights Council, I am not employed by the United Nations and the position I hold is honorary.
My independent status is crucial and enables me to fulfil my functions impartially.
Today, I will confine myself to a few preliminary remarks and considerations. I will develop my assessment in a written report, in which I will also formulate recommendations. I will present this report at the 25th session of the Human Rights Council in March 2014 in Geneva.
Ladies and gentlemen,
At present, Viet Nam finds itself at an important juncture. Enormous progress has been achieved in the area of economic development, the reduction of poverty including in remote and rural areas, and the efforts towards the fulfilment of the Millennium Development Goals have been impressive. I can testify that in the rural villages I visited, roads had been or were being built, schools established, and housing facilitated or repaired.
I believe that such programmes would have been even more efficient had the participation of local communities and the use of their knowledge, including their traditional knowledge, been ensured. Rigidity in programming and implementation and top-down approaches negatively impact effectiveness. For example, in villages regularly flooded by water, traditional houses are more appropriate than those promoted under governmental schemes. I appreciate that traditional architecture has been promoted in building communal houses in the Central Highlands. However, I encourage the Government, when extending support for housing, to offer people real choices regarding the architecture, whether traditional or modern, they want for their own individual houses. More generally, I encourage the Government to ensure greater flexibility in policies and meaningful consultations with concerned communities when developing programmes. A practice needs to be developed whereby people have the space to contribute to the design of programmes that significantly impact their way of life.
I believe that the Government, as well as multiple actors in the Vietnamese society, have taken note of possible detrimental impacts of development programmes on the people’s cultural rights, in particular the rights of ethnic minorities. The Government should significantly increase its efforts to map and to mitigate such negative effects so that the country can fully benefit from the strength of the varied cultures of its peoples to promote sustainable development.
This is particularly relevant with respect to tourism. By using culture as a resource for development, Viet Nam attracts a steadily rising number of international visitors as well as internal tourists. Multiple programmes have been developed to help people of ethnic communities to sell their crafts and access the markets, as well as to showcase their traditional cultures through various festivals and performances. This has allowed communities to participate in the economic development of their region, and has also enabled the Government to promote a more multi-cultural image of the country.
Many challenges remain, however. As you know, I visited Sa Pa and its surrounding villages. And there, I could note that, although tourism has provided a supplementary source of livelihood to local people, unfortunately they are not the primary beneficiaries of the revenue generated. Measures are needed to ensure that the people whose cultural heritage is being used to promote tourism are empowered to manage these activities to their best advantage.
In addition, I am particularly, concerned by situations where people are asked to perform rather than live their own cultures, either to retain artificially specific aspects of their culture to satisfy the tourists’ demands, or, conversely, to modify certain aspects of their culture to satisfy those demands such as modifications of food or accommodation patterns, or the foreshortening of customs or having tickets for participation. I am talking for example of the Khmer’s traditional sport of Bay Nui bull race, in some provinces of Southern Vietnam.
Another example relates to the Cong drum, which is played by many communities in the central highlands and is included in the UNESCO list of intangible cultural heritage. The Cong is considered as a sacred and precious musical instrument, to be used only on very specific occasions. However, today it is also being played on demand for tourists in some places, thus clearly losing its original cultural significance. I strongly believe that in all such cases, the concerned communities must be consulted on whether, how, when and where to perform and share aspects of their cultural heritage.
Of course, it is not possible, or desirable, to prevent the evolution of cultural practices that inevitably occurs when groups interact with each other. This can also be quite positive. However, it is the responsibility of the Government to ensure that tourism does not lead to the mere folklorization of its peoples’ cultures, meaning reducing people to certain manifestations of their culture and not acknowledging their humanity.
It is therefore particularly important to enable communities to freely develop their cultures, including outside of touristic areas. The Government should not only support cultural performances and crafts for tourists, but also develop programmes in cooperation with the concerned communities including for continuing cultural practices should this be their wish.
I am also concerned by cases of local or minority communities whose ways of life and culture have been completely disrupted by development programmes. For instance, I was informed that the people of the Con Dau Parish near Da Nang underwent, and are still undergoing, forced evictions from the land they had traditionally tilled to make way for the development of a mega private housing scheme. I hope the Government will intervene in a timely manner to resolve this particular case. More generally, I encourage the Government to ensure that the collective ownership of land is recognized for communities wishing to retain and develop their traditional ways of life, most often based on agriculture, forest husbandry or fishing.
Another issue I have discussed at length with governmental officials relates to the definition of what constitutes bad practices or customs as well as “superstition”. My understanding is that such terms need to be clarified as practices contradicting human rights or undermining human dignity. I also encourage the authorities to identify such practices through discussions with the concerned communities.
I would like to welcome positive initiatives put in place by the Government. These include the work of the Institute of Linguistic to document and preserve ethnic languages and develop scripts, as well as the pilot research project conducted with UNICEF to promote bilingual education for the Hmong, J’rai and Khmer, three of the largest minority groups, at the pre-school and primary school levels. As research demonstrates, students benefiting from such programmes have done very well. I strongly encourage the Government to support the bilingual education project and extend this to other groups, regions and grades. At the same time, some of my interlocutors expressed concern regarding the script that is being used for some groups. Here, again, a positive way forward to address such concerns is to include in the decision-making process researchers and academics belonging to these communities.
Ladies and gentlemen,
One of the key issues for Viet Nam today is the space available for debate and the expression of a plurality of voices. One striking example of this, which is of concern to me, relates to history teaching, as only one history textbook is in use in schools. As stated in my thematic report on the writing and teaching of history submitted this year the General Assembly (A/68/296), history teaching should promote critical thought, analytic learning and debate, enabling a comparative and multi-perspective approach rather than moulding children into a unidimensional perspective. This entails in particular the use of a wide array of teaching materials, including textbooks from a range of publishers. I encourage relevant actors in Viet Nam to look at my report.
I am encouraged that the Government and civil society are currently trying to re-define the contours of the space available for a diversity of voices to be articulated. I strongly encourage the Government to widen that space, in accordance with its own constitution and international standards. The political and governmental structure in Viet Nam, together with various Unions, which act mainly as vehicles for transmitting the government’s decisions, currently leaves little space for civil society to express itself, in particular when it comes to academics, artists and others who may be critical of the Government’s policies.
It is time for Viet Nam to ensure greater freedom of artistic expression as well as academic freedoms, and to allow a multi voice narrative to find its place. The absence of private publishing houses greatly reduces the scope for independent voices to be heard. The constitution provides for fundamental rights but it is often very difficult to enjoy these due to multiple regulations and the lack of clearly defined specifications of what is acceptable or not acceptable. It is unfortunate that judicial processes have not helped to clarify the parameters of specific laws.
Ladies and gentlemen,
Artists may entertain people, but they also contribute to social debates, sometimes bringing counter-discourses. While I am happy to note that a number of interlocutors stated they had noticed an increased space for self-expression, I am deeply concerned that a number of artists have been under surveillance, harassed, or detained. In my discussions with the authorities for example, I have raised the case of some artists who have been convicted under article 88 of the Criminal Code for “conducting propaganda against the Socialist Republic of Viet Nam”. I would like to emphasize that artistic expressions are an integral part of cultural life and are at the heart of vibrant cultures and the functioning of democratic societies. Therefore, I sincerely hope that the Government will review its policy to ensure greater freedom of artistic expression and creativity, in accordance with international standards.
I am extremely grateful to the Government of Viet Nam for inviting me to visit, enabling me to deepen my understanding of these very sensitive but important issues. The Government’s invitation confirms how seriously it is taking issues relating to the enjoyment of cultural rights. I know how difficult this is, in particular when the challenge is for the Government to ensure that the “unity” it promotes is based on the diverse opinions, expressions and cultures of the people.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Phản Hồi