Lễ kí Hiệp Định Paris.
Chủ Nhật 27 tháng 1 năm 2013 sẽ là ngày kỷ niệm 40 năm Hiệp Định Paris về Việt Nam.
Được mệnh danh là ‘Hiệp Định Chấm Dứt Chiến Tranh Lập Lại Hòa Bình ở Việt Nam’, Hiệp Định Paris gồm 9 Chương 23 Điều và được ký kết tại Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973 bởi bốn ngoại trưởng đại diện cho bốn bên tham dự theo lập luận của Hà Nội, hoặc giữa 2 bên - tức là phe đồng minh và phe cộng sản - theo quan điểm của Sài Gòn. Đó là ông William P. Rogers, Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao thay mặt Chính Phủ HoaKỳ và ông Trần Văn Lắm, Tổng Trưởng Ngoại Giao thay mặt Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa, ông Nguyễn Duy Trinh, Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao thay mặt Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và bà Nguyễn Thị Bình, Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao thay mặt Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam.
Tuy nhiên, hai nhân vật quan trọng nhất trong tiến trình kéo dài trên bốn năm từ ngày 13 tháng 5 năm 1968 khi Hòa Đàm Paris bắt đầu đến ngày 27 tháng 1 năm 1973 khi Hòa Đàm Paris kết thúc là Tiến sĩ Henry Kissinger, Cố Vấn An Ninh của Tổng thống Mỹ Richard Nixon và ông Lê Đức Thọ, Ủy Viên Bộ Chính Trị Đảng Lao Động tức là Đảng Cộng Sản Việt Nam. Ông Kissinger và ông Lê Đức Thọ đã mật đàm nhiều lần với nhau để mặc cả khai thông Hòa Đàm mà Washington lại không thông báo với đồng minh Sài Gòn.
Chính quyền Hà Nội trước đây và bây giờ, lúc nào cũng coi Hiệp Định Paris là một chiến thắng ngoại giao lớn của phe cộng sản trong cuộc chiến Việt Nam. Hà Nội đã có thể đạt được chiến thắng ngoại giao này là vì Washington đã nhượng bộ, bất chấp phản đối mạnh mẽ của Sài Gòn, hai yếu tố quan trọng quyết định cuộc chiến Việt Nam về mặt pháp lý và thực tế chiến trường:
Điều 1 của Hiệp Định Paris qui định rằng: “Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam như Hiệp định Giơ-ne-vơ năm một nghìn chín trăm năm mươi tư về Việt Nam đã công nhận.”
Nhìn từ quan điểm của Hà Nội, đây là cơ sở pháp lý cho phép Cộng sản Bắc Việt xâm chiếm Miền Nam Việt Nam bằng võ lực.
Điều 3 khoản (a) của Hiệp Định Paris viết rằng: “Các bên cam kết giữ vững ngừng bắn, bảo đảm hòa bình lâu dài và vững chắc. Bắt đầu từ khi ngừng bắn: Các lực lượng của Hoa Kỳ và của các nước ngoài khác đồng minh của Hoa Kỳ và của Việt Nam cộng hòa sẽ ở nguyên vị trí của mình trong lúc chờ đợi thực hiện kế hoạch rút quân." Và điều 5 qui định rằng việc rút quân này sẽ hoàn tất trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ký Hiệp Định.
Điều 3 và Điều 5 của Hiệp Định Paris thay đổi hoàn toàn cán cân quân sự tại chiến trường, vì Hà Nội chẳng những được quyền duy trì Bộ đội Bắc Việt tại Miền Nam, theo Hiệp Định, mà còn trắng trợn vi phạm Hiệp Định, khi ồ ạt chuyển quân vào Nam sau ngày 27 tháng 1 năm 1973 trong chiến dịch gọi là ‘Đại Thắng Mùa Xuân’ đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi bộ đội cộng sản Miền Bắc tiến vào chiếm đóng Thủ đô Sài Gòn.
Vậy thì bối cảnh nào đã đưa đẩy đến Hiệp Định Paris 1973 và tại sao VNCH đã phải ký tên vào Hiệp Định khi biết rằng Hiệp Định này hoàn toàn bất lợi? Sài Gòn đã chống đối Washington như thế nào và đã nỗ lực vận động các đồng minh khác ra sao?
Chúng tôi nêu lên các câu hỏi này với Ls Lưu Tường Quang tại Sydney. Cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông Lưu Tường Quang, phục vụ tại Trung Ương Bộ Ngoại Giao ở Sài Gòn cũng như tại Đại Sứ Quán Việt Nam Cộng Hòa ở Canberra, đã đảm nhận một vài nhiệm vụ có ít nhiều liên hệ đến Hiệp Định Paris.
Ngọc Hân: Thưa ông Lưu Tường Quang – Nhìn lại cục diện chính trị của những năm sau cùng thập niên 1960 và đầu thập niên 1970, những yếu tố nào đã đưa đẩy đến Hiệp Định 1973 về Việt Nam?
Lưu Tường Quang: Thưa cô Ngọc Hân và kính chào quí vị thính giả Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ – Trừ phi có một chiến thắng quân sự rõ rệt, cuộc chiến nào cũng được giải quyết bằng một tiến trình thương thuyết hòa bình. Điểm khác biệt nổi bật trong cuộc chiến Việt Nam là một chiến thắng quân sự đã đạt được hoàn toàn nhờ vào một hiệp định gọi là để ‘lập lại hòa bình’. Hà Nội đã ký kết Hiệp Định Paris, vì họ đánh giá là Hiệp Định cho họ cơ hội chiến thắng quân sự, một thành quả mà họ đã không đạt được tại chiến trường, trước khi Hiệp Định được ký kết.
Còn tại Washington, chính phủ Mỹ thúc đẩy việc ký kết Hiệp Định, vì Mỹ cần Hiệp Định này để giải kết khỏi Việt Nam gọi là ‘trong danh dự’. Lúc vận động tranh cử, cũng như sau khi đắc cử và nhậm chức vào đầu năm 1969, Tổng Thống Richard Nixon lúc nào cũng sử dụng nhóm chữ ‘hòa bình trong danh dự’ khi nói về cuộc chiến Việt Nam. Tuy nhiên, chính phủ Mỹ đã mất ý chí chính trị để tiếp tục trợ giúp quân sự cho Sài Gòn dưới thời Tổng Thống Đảng Dân Chủ Lyndon Johnson, khi Hà Nội mở cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968. Hà Nội đã thất bại nặng nề về mặt quân sự tại Miền Nam và về mặt chính trị vì nhân dân Miền Nam đã không ‘nổi dậy’ như Hà Nội mong đợi, nhưng Hà Nội lại chiến thắng chính trị tại Washington, khi Tổng Thống Johnson quyết định không tái tranh cử và bắt đầu tiến trình thương thuyết với Hà Nội ngày 13 tháng 5 năm 1968.
Tổng thống kế nhiệm Richard Nixon đã bắt đầu kế hoạch ‘giải kết’ này với chương trình Việt-Nam-hóa [Vietnamization] mà ông đã thảo luận và áp đặt với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Việt-Mỹ ở Midway ngày 8 tháng 6 năm 1969 tức là ngày 9 tháng 6 tại Sài Gòn. Tôi đã tháp tùng Ngoại Trưởng Trần Chánh Thành trong Phái Đoàn Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Midway này. Sau đó vào ngày 25 tháng 7 năm 1969 tại Guam ông Nixon công bố chính sách gọi là Chủ thuyết Nixon – theo đó Mỹ phân biệt 3 loại đồng minh: đồng minh mà Mỹ có nghĩa vụ kết ước, đồng minh mà Mỹ không có nghĩa vụ kết ước nhưng bị đe dọa tấn công bằng võ khí nguyên tử, và thứ 3 là nhóm quốc gia khác như Việt Nam Cộng Hòa, tức là không bị tấn công nguyên tử và không có hiệp ước với Mỹ - thì phải ‘tự lực cánh sinh’ trước khi được Mỹ giúp đỡ.
Ngoài những áp lực chính trị quốc nội, một diễn tiến quan trọng khác trên chính trường quốc tế, là vào tháng 2 năm 1972, Tổng thống Nixon thăm viếng Bắc Kinh và ký Thông Cáo Chung Thượng Hải với Chu Ân Lai để công nhận và thiết lập bang giao với Trung Quốc. Với biến chuyển này, cuộc chiến chống Cộng tại Miền Nam Việt Nam không còn quan trọng trong chính sách Châu Á của Mỹ.
Ngọc Hân: Đã đánh giá là dự thảo Hiệp Định Paris hoàn toàn bất lợi, nhưng tại sao chính phủ VNCH lại ký tên vào Hiệp Định và Sài Gòn đã có các nỗ lực cải thiện Hiệp Định như thế nào với Mỹ và các đồng minh khác, thưa ông Lưu Tường Quang?
Lưu Tường Quang: Tiến sĩ Kissinger đến Sài Gòn hồi tháng 10 năm 1972 với bản dự thảo Hiệp Định mà ông chuẩn bị ký tắt với ông Lê Đức Thọ tại Hà Nội, nếu được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đồng ý. Tất nhiên, Tổng Thống Thiệu bác bỏ dự thảo này, vì dự thảo hoàn toàn trái ngược lập trường cố hữu của Sài Gòn là: Hà Nội cũng phải rút bộ đội cộng sản trở về Miền Bắc, như các quăn đội ngoại nhập khác tại Miền Nam. Ông Kissinger không thể đi Hà Nội như mong muốn mà phải trở về Washington.
Đến tháng 12 năm 1972, Tổng thống Nixon lại gởi Tướng Alexander Haig, Phụ tá Cố Vấn An Ninh, đến Sài Gòn với bản dự thảo không khác gì bản dự thảo trước, với lời đe dọa là nếu Tổng Thống Thiệu tiếp tục chống đối, Mỹ dự trù ký kết một mình với Hà Nội và cắt đứt viện trợ cho VNCH.
Sau năm 1975, tại Canberra, cựu ngoại trưởng Trần Văn Lắm đã nhiều lần xác nhận với tôi về sự bế tắc này, khiến ông phải ký tên vào Hiệp Định Paris 1973. Tất nhiên, trong tình trạng bang giao bế tắc với Mỹ, Tổng thống Thiếu đã gởi nhiều sứ giả đi vận động các đồng minh khác của VNCH nhưng không đạt được sự ủng hộ mong đợi.
Thứ trưởng Ngoại Giao Trần Kim Phượng, cựu đại sứ tại Kuala Lumpur và Canberra, phụ trách công tác vận động với Malaysia, Sinpapore và Australia. Ngày thứ Sáu 3 tháng 11 năm 1972, tôi đã từ Canberra đến Sydney để tham dự cuộc thảo luận giữa Đặc sứ Trần Kim Phượng và Ngoại trưởng Úc Nigel Bowen trong chính phủ liên đảng Tự Do-Quốc Gia - là thế lực chính trị Australia đã quyết định tham chiến taị Việt Nam hồi năm 1965. Ngoại trưởng Bowen từ chối ủng hộ Sài Gòn trong nỗ lực chống lại Washington.
Nghe bài tường trình
Chủ Nhật 27 tháng 1 năm 2013 sẽ là ngày kỷ niệm 40 năm Hiệp Định Paris về Việt Nam.
Được mệnh danh là ‘Hiệp Định Chấm Dứt Chiến Tranh Lập Lại Hòa Bình ở Việt Nam’, Hiệp Định Paris gồm 9 Chương 23 Điều và được ký kết tại Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973 bởi bốn ngoại trưởng đại diện cho bốn bên tham dự theo lập luận của Hà Nội, hoặc giữa 2 bên - tức là phe đồng minh và phe cộng sản - theo quan điểm của Sài Gòn. Đó là ông William P. Rogers, Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao thay mặt Chính Phủ HoaKỳ và ông Trần Văn Lắm, Tổng Trưởng Ngoại Giao thay mặt Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa, ông Nguyễn Duy Trinh, Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao thay mặt Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và bà Nguyễn Thị Bình, Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao thay mặt Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam.
Tuy nhiên, hai nhân vật quan trọng nhất trong tiến trình kéo dài trên bốn năm từ ngày 13 tháng 5 năm 1968 khi Hòa Đàm Paris bắt đầu đến ngày 27 tháng 1 năm 1973 khi Hòa Đàm Paris kết thúc là Tiến sĩ Henry Kissinger, Cố Vấn An Ninh của Tổng thống Mỹ Richard Nixon và ông Lê Đức Thọ, Ủy Viên Bộ Chính Trị Đảng Lao Động tức là Đảng Cộng Sản Việt Nam. Ông Kissinger và ông Lê Đức Thọ đã mật đàm nhiều lần với nhau để mặc cả khai thông Hòa Đàm mà Washington lại không thông báo với đồng minh Sài Gòn.
Chính quyền Hà Nội trước đây và bây giờ, lúc nào cũng coi Hiệp Định Paris là một chiến thắng ngoại giao lớn của phe cộng sản trong cuộc chiến Việt Nam. Hà Nội đã có thể đạt được chiến thắng ngoại giao này là vì Washington đã nhượng bộ, bất chấp phản đối mạnh mẽ của Sài Gòn, hai yếu tố quan trọng quyết định cuộc chiến Việt Nam về mặt pháp lý và thực tế chiến trường:
Điều 1 của Hiệp Định Paris qui định rằng: “Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam như Hiệp định Giơ-ne-vơ năm một nghìn chín trăm năm mươi tư về Việt Nam đã công nhận.”
Nhìn từ quan điểm của Hà Nội, đây là cơ sở pháp lý cho phép Cộng sản Bắc Việt xâm chiếm Miền Nam Việt Nam bằng võ lực.
Điều 3 khoản (a) của Hiệp Định Paris viết rằng: “Các bên cam kết giữ vững ngừng bắn, bảo đảm hòa bình lâu dài và vững chắc. Bắt đầu từ khi ngừng bắn: Các lực lượng của Hoa Kỳ và của các nước ngoài khác đồng minh của Hoa Kỳ và của Việt Nam cộng hòa sẽ ở nguyên vị trí của mình trong lúc chờ đợi thực hiện kế hoạch rút quân." Và điều 5 qui định rằng việc rút quân này sẽ hoàn tất trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ký Hiệp Định.
Điều 3 và Điều 5 của Hiệp Định Paris thay đổi hoàn toàn cán cân quân sự tại chiến trường, vì Hà Nội chẳng những được quyền duy trì Bộ đội Bắc Việt tại Miền Nam, theo Hiệp Định, mà còn trắng trợn vi phạm Hiệp Định, khi ồ ạt chuyển quân vào Nam sau ngày 27 tháng 1 năm 1973 trong chiến dịch gọi là ‘Đại Thắng Mùa Xuân’ đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi bộ đội cộng sản Miền Bắc tiến vào chiếm đóng Thủ đô Sài Gòn.
Vậy thì bối cảnh nào đã đưa đẩy đến Hiệp Định Paris 1973 và tại sao VNCH đã phải ký tên vào Hiệp Định khi biết rằng Hiệp Định này hoàn toàn bất lợi? Sài Gòn đã chống đối Washington như thế nào và đã nỗ lực vận động các đồng minh khác ra sao?
Chúng tôi nêu lên các câu hỏi này với Ls Lưu Tường Quang tại Sydney. Cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, ông Lưu Tường Quang, phục vụ tại Trung Ương Bộ Ngoại Giao ở Sài Gòn cũng như tại Đại Sứ Quán Việt Nam Cộng Hòa ở Canberra, đã đảm nhận một vài nhiệm vụ có ít nhiều liên hệ đến Hiệp Định Paris.
Ngọc Hân: Thưa ông Lưu Tường Quang – Nhìn lại cục diện chính trị của những năm sau cùng thập niên 1960 và đầu thập niên 1970, những yếu tố nào đã đưa đẩy đến Hiệp Định 1973 về Việt Nam?
Lưu Tường Quang: Thưa cô Ngọc Hân và kính chào quí vị thính giả Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ – Trừ phi có một chiến thắng quân sự rõ rệt, cuộc chiến nào cũng được giải quyết bằng một tiến trình thương thuyết hòa bình. Điểm khác biệt nổi bật trong cuộc chiến Việt Nam là một chiến thắng quân sự đã đạt được hoàn toàn nhờ vào một hiệp định gọi là để ‘lập lại hòa bình’. Hà Nội đã ký kết Hiệp Định Paris, vì họ đánh giá là Hiệp Định cho họ cơ hội chiến thắng quân sự, một thành quả mà họ đã không đạt được tại chiến trường, trước khi Hiệp Định được ký kết.
Còn tại Washington, chính phủ Mỹ thúc đẩy việc ký kết Hiệp Định, vì Mỹ cần Hiệp Định này để giải kết khỏi Việt Nam gọi là ‘trong danh dự’. Lúc vận động tranh cử, cũng như sau khi đắc cử và nhậm chức vào đầu năm 1969, Tổng Thống Richard Nixon lúc nào cũng sử dụng nhóm chữ ‘hòa bình trong danh dự’ khi nói về cuộc chiến Việt Nam. Tuy nhiên, chính phủ Mỹ đã mất ý chí chính trị để tiếp tục trợ giúp quân sự cho Sài Gòn dưới thời Tổng Thống Đảng Dân Chủ Lyndon Johnson, khi Hà Nội mở cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968. Hà Nội đã thất bại nặng nề về mặt quân sự tại Miền Nam và về mặt chính trị vì nhân dân Miền Nam đã không ‘nổi dậy’ như Hà Nội mong đợi, nhưng Hà Nội lại chiến thắng chính trị tại Washington, khi Tổng Thống Johnson quyết định không tái tranh cử và bắt đầu tiến trình thương thuyết với Hà Nội ngày 13 tháng 5 năm 1968.
Tổng thống kế nhiệm Richard Nixon đã bắt đầu kế hoạch ‘giải kết’ này với chương trình Việt-Nam-hóa [Vietnamization] mà ông đã thảo luận và áp đặt với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Việt-Mỹ ở Midway ngày 8 tháng 6 năm 1969 tức là ngày 9 tháng 6 tại Sài Gòn. Tôi đã tháp tùng Ngoại Trưởng Trần Chánh Thành trong Phái Đoàn Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Midway này. Sau đó vào ngày 25 tháng 7 năm 1969 tại Guam ông Nixon công bố chính sách gọi là Chủ thuyết Nixon – theo đó Mỹ phân biệt 3 loại đồng minh: đồng minh mà Mỹ có nghĩa vụ kết ước, đồng minh mà Mỹ không có nghĩa vụ kết ước nhưng bị đe dọa tấn công bằng võ khí nguyên tử, và thứ 3 là nhóm quốc gia khác như Việt Nam Cộng Hòa, tức là không bị tấn công nguyên tử và không có hiệp ước với Mỹ - thì phải ‘tự lực cánh sinh’ trước khi được Mỹ giúp đỡ.
Ngoài những áp lực chính trị quốc nội, một diễn tiến quan trọng khác trên chính trường quốc tế, là vào tháng 2 năm 1972, Tổng thống Nixon thăm viếng Bắc Kinh và ký Thông Cáo Chung Thượng Hải với Chu Ân Lai để công nhận và thiết lập bang giao với Trung Quốc. Với biến chuyển này, cuộc chiến chống Cộng tại Miền Nam Việt Nam không còn quan trọng trong chính sách Châu Á của Mỹ.
Ngọc Hân: Đã đánh giá là dự thảo Hiệp Định Paris hoàn toàn bất lợi, nhưng tại sao chính phủ VNCH lại ký tên vào Hiệp Định và Sài Gòn đã có các nỗ lực cải thiện Hiệp Định như thế nào với Mỹ và các đồng minh khác, thưa ông Lưu Tường Quang?
Lưu Tường Quang: Tiến sĩ Kissinger đến Sài Gòn hồi tháng 10 năm 1972 với bản dự thảo Hiệp Định mà ông chuẩn bị ký tắt với ông Lê Đức Thọ tại Hà Nội, nếu được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đồng ý. Tất nhiên, Tổng Thống Thiệu bác bỏ dự thảo này, vì dự thảo hoàn toàn trái ngược lập trường cố hữu của Sài Gòn là: Hà Nội cũng phải rút bộ đội cộng sản trở về Miền Bắc, như các quăn đội ngoại nhập khác tại Miền Nam. Ông Kissinger không thể đi Hà Nội như mong muốn mà phải trở về Washington.
Đến tháng 12 năm 1972, Tổng thống Nixon lại gởi Tướng Alexander Haig, Phụ tá Cố Vấn An Ninh, đến Sài Gòn với bản dự thảo không khác gì bản dự thảo trước, với lời đe dọa là nếu Tổng Thống Thiệu tiếp tục chống đối, Mỹ dự trù ký kết một mình với Hà Nội và cắt đứt viện trợ cho VNCH.
Sau năm 1975, tại Canberra, cựu ngoại trưởng Trần Văn Lắm đã nhiều lần xác nhận với tôi về sự bế tắc này, khiến ông phải ký tên vào Hiệp Định Paris 1973. Tất nhiên, trong tình trạng bang giao bế tắc với Mỹ, Tổng thống Thiếu đã gởi nhiều sứ giả đi vận động các đồng minh khác của VNCH nhưng không đạt được sự ủng hộ mong đợi.
Thứ trưởng Ngoại Giao Trần Kim Phượng, cựu đại sứ tại Kuala Lumpur và Canberra, phụ trách công tác vận động với Malaysia, Sinpapore và Australia. Ngày thứ Sáu 3 tháng 11 năm 1972, tôi đã từ Canberra đến Sydney để tham dự cuộc thảo luận giữa Đặc sứ Trần Kim Phượng và Ngoại trưởng Úc Nigel Bowen trong chính phủ liên đảng Tự Do-Quốc Gia - là thế lực chính trị Australia đã quyết định tham chiến taị Việt Nam hồi năm 1965. Ngoại trưởng Bowen từ chối ủng hộ Sài Gòn trong nỗ lực chống lại Washington.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Phản Hồi