Khu du lịch Đá bia (Phú Yên)
DR
Hôm nay 29/01/2013, phiên tòa xét xử 22 thành viên của một
giáo phái mang tên “Công án Bia Sơn” bước vào ngày thứ hai tại Phú Yên.
Theo báo mạng của chính quyền tỉnh, bị cáo Phan Văn Thu đã nhận tội “cầm
đầu tổ chức và phạm tội theo bản cáo trạng”, tự vẽ chữ “vương” trên
người để lừa bịp dân chúng thực hiện “âm mưu lật đổ chính quyền”. Theo
giới quan sát độc lập, khi dùng biện pháp trấn áp để ngăn chận mọi tiếng
nói chỉ trích, chính quyền Việt Nam đã để lộ tâm lý lo sợ.
Từ Hà Nội, thông tín viên Victor Guillot phân tích:
Từ vụ xử này tiếp nối vụ xử khác, ngôn từ của các bản cáo trạng không thay đổi. Cơ quan báo chí chính thức gọi các nhà tranh đấu là “bọn phản động” và lên án họ âm mưu lật đổ chế độ cộng sản.
Từ hôm qua 28/01/2013, tòa án tỉnh Phú Yên, thuộc miền trung Việt Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 500 km, bắt đầu xét xử 22 người trong một vụ án mới chống “kẻ thù trong nước”. Vụ án dự trù kéo dài trong năm ngày.
Phiên xử đã thể hiện nhiều khoảng mờ tối. Trước tiên, người dân Việt Nam không ai nghe biết gì về nhóm các thành viên của tổ chức bị xét xử. Hoạt động của họ mà chính quyền mô tả là “khuynh đảo chế độ” dường như bắt đầu tiến hành từ năm 2003 cho đến tháng 02/2012, khi người lãnh tụ phong trào bị bắt. Cũng theo lời buộc tội chính quyền cộng sản thì tổ chức này có 300 thành viên chủ yếu là hoạt động ở các tỉnh miền Trung và Nam bộ. Và cũng như thông lệ, chính quyền cáo buộc họ quan hệ với những tổ chức chống chế độ có cơ sở tại nước ngoài.
Như vậy, sau các bản án tù nặng nề dành cho 17 nhà đối lập trẻ trong tháng một này, lại có thêm một vụ án với số lượng lớn bị cáo vào đầu năm 2013.
Trong bối cảnh đảng Cộng sản đang trở thành mục tiêu của nhiều chỉ trích, nhất là do quản lý kinh tế yếu kém, dường như chính quyền co cụm hơn bao giờ hết trong phản xạ tự vệ bằng đàn áp và đàn áp. Đây là "dấu hiệu của sự sợ hãi" của chế độ, như nhận định của các tổ chức bảo vệ nhân quyền.
Từ vụ xử này tiếp nối vụ xử khác, ngôn từ của các bản cáo trạng không thay đổi. Cơ quan báo chí chính thức gọi các nhà tranh đấu là “bọn phản động” và lên án họ âm mưu lật đổ chế độ cộng sản.
Từ hôm qua 28/01/2013, tòa án tỉnh Phú Yên, thuộc miền trung Việt Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 500 km, bắt đầu xét xử 22 người trong một vụ án mới chống “kẻ thù trong nước”. Vụ án dự trù kéo dài trong năm ngày.
Phiên xử đã thể hiện nhiều khoảng mờ tối. Trước tiên, người dân Việt Nam không ai nghe biết gì về nhóm các thành viên của tổ chức bị xét xử. Hoạt động của họ mà chính quyền mô tả là “khuynh đảo chế độ” dường như bắt đầu tiến hành từ năm 2003 cho đến tháng 02/2012, khi người lãnh tụ phong trào bị bắt. Cũng theo lời buộc tội chính quyền cộng sản thì tổ chức này có 300 thành viên chủ yếu là hoạt động ở các tỉnh miền Trung và Nam bộ. Và cũng như thông lệ, chính quyền cáo buộc họ quan hệ với những tổ chức chống chế độ có cơ sở tại nước ngoài.
Như vậy, sau các bản án tù nặng nề dành cho 17 nhà đối lập trẻ trong tháng một này, lại có thêm một vụ án với số lượng lớn bị cáo vào đầu năm 2013.
Trong bối cảnh đảng Cộng sản đang trở thành mục tiêu của nhiều chỉ trích, nhất là do quản lý kinh tế yếu kém, dường như chính quyền co cụm hơn bao giờ hết trong phản xạ tự vệ bằng đàn áp và đàn áp. Đây là "dấu hiệu của sự sợ hãi" của chế độ, như nhận định của các tổ chức bảo vệ nhân quyền.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Phản Hồi