Hà Sỹ Phu (Danlambao) - Nếu
một đất nước lạc hậu còn mang bệnh nan y (cần thuốc “rịt đầu” là do
bệnh từ đầu óc, từ não trạng, hay từ giới cầm đầu?), nhưng không có
phương thuốc tự chữa mà phải “xin phương thuốc” từ kẻ bên ngoài xa lạ
(phải lên trời, lên mây, sang Moscou, sang Bắc Kinh) thì “thầy
thuốc” nào cũng đòi trả giá cả, và cuối cùng “nhân dân vẫn chỉ hoàn là
cái lưng con ngựa, chỉ thay người cưỡi” như lời Phan châu Trinh là đúng
lắm vậy. Kẻ đã là “ân nhân” nhưng sau lại chuyển thành kẻ xâm lược là
bài học quá lớn, không có gì khó hiểu, vấn đề là khi nó đã trở mặt
thành kẻ xâm lược mà còn khư khư giữ cái “ơn” lúc trước thì còn ngu muội
nào hơn, và nếu cứ trượt dài trên dốc ngu muội, đâm lao phải theo lao,
thì khoảng cách từ đó đến chỗ bán nước phỏng có đâu xa?...
*
Năm nay Rồng sang Rắn, lòng lại bồi hồi nhớ những đêm trăng tuổi thơ, mấy đứa rủ nhau chơi trò Rồng rắn lên mây...
Trò chơi đồng giao này chia làm 4 đoạn:
1/ Đoạn 1: Lên trời tìm thầy thuốc.
Đám trẻ túm eo nhau thành chuỗi như rồng rắn vừa đi quanh khoảng sân sáng trăng, vừa hát như gõ cửa nhà “thầy thuốc”: Rồng rắn lên mây, có cây núc nác, có nhà điểm binh, thầy thuốc có nhà không?
Thầy thuốc trả lời đi vắng (người nhà thầy thuốc trả lời thì đúng hơn)
vì lý do gì đấy do lũ trẻ tưởng tượng ra. Cứ thế vài lần.
2/ Đoạn 2: Xin thuốc và cho thuốc.
Thầy thuốc và Rắn giáp mặt:
- Rồng rắn đi đâu?
- Rồng rắn xin thuốc rịt đầu cho con.
- Con lên mấy?
- Con lên một.
- Thuốc chẳng hay!
- Con lên hai.
- Thuốc chẳng hay!... …
Cứ thế tăng dần đến “Con lên mười” thì “Thuốc hay vậy” (lúc ấy thầy thuốc mới đồng ý cho thuốc, cho phương án điều trị).
3/ Đoạn 3: Sự trả giá cho liều thuốc.
Thầy thuốc bắt đầu đòi trả công, giữa hai bên có cuộc mặc cả, thầy thuốc đòi:
- Xin khúc đầu! (xin đầu người ta thì chết người ta à, nên Rắn cự tuyệt)
- Những xương cùng xẩu! (Rắn từ chối trả giá)
- Xin khúc giữa! (cũng giết người ta luôn)
- Những máu cùng me! (ý nói đây cũng là chuyện giết người)
- Xin khúc đuôi!
- Tha hồ thầy đuổi được (thì) thầy ăn! (chấp nhận sự thách thức)
4/ Đoạn 4: Cuộc chiến giữa “thầy thuốc” và phía bị mang ơn
Theo lời chấp nhận, thầy thuốc đưổi bắt “khúc đuôi”, nhưng “đầu Rắn”
giang rộng hai tay chặn lại để bảo vệ đuôi, trong khi thầy thuốc tìm
mọi cách để chộp cái đuôi cho kỳ được. Chộp được đuôi Rắn thì ván chơi
kết thúc để chơi lại ván khác…
Tuy chưa xác định được tác giả và thời điểm xuất hiện trò chơi này,
nhưng ai cũng mang máng thấy trò chơi phản ánh một thời cuộc nào đó của
vận mệnh nước nhà. Có người cho đây là thời kỳ Nam Bắc phân tranh Trịnh
Nguyễn, có người cho đây là cuộc chiến giữa dân ta và Thực dân Pháp, và
cũng có người cho đây là “lời sấm” ứng với cuộc Nam Bắc Quốc Cộng phân tranh vừa qua và quan hệ với “ông bạn vàng” Trung quốc hiện nay.
Tôi nghĩ rằng trò chơi này ứng vào nhiều thời kỳ đều được, vì bài học bi hài này còn xoắn chặt với số phận dân tộc Rồng Tiên (hay Rồng Rắn) này, có thể lặp đi lặp lại nhiều lần
do điều kiện địa chính trị tự nhiên và cội nguồn dân tộc, chừng nào dân
tộc chưa có một sự trưởng thành căn bản để thoát khỏi số mệnh.
Bài học ấy là: Nếu một đất nước lạc hậu còn mang bệnh nan y (cần thuốc “rịt đầu” là do bệnh từ đầu óc, từ não trạng, hay từ giới cầm đầu?), nhưng không có phương thuốc tự chữa mà phải “xin phương thuốc” từ kẻ bên ngoài xa lạ (phải lên trời, lên mây, sang Moscou, sang Bắc Kinh) thì “thầy thuốc” nào cũng đòi trả giá cả, và cuối cùng “nhân dân vẫn chỉ hoàn là cái lưng con ngựa, chỉ thay người cưỡi” như lời Phan châu Trinh là đúng lắm vậy. Kẻ đã là “ân nhân”
nhưng sau lại chuyển thành kẻ xâm lược là bài học quá lớn, không có gì
khó hiểu, vấn đề là khi nó đã trở mặt thành kẻ xâm lược mà còn khư khư
giữ cái “ơn” lúc trước thì còn ngu muội nào hơn, và nếu cứ trượt dài
trên dốc ngu muội, đâm lao phải theo lao, thì khoảng cách từ đó đến chỗ
bán nước phỏng có đâu xa? Bài học rút ra không phải là nghi ngờ hết
thảy, là tự thu mình, cự tuyệt mọi ân nhân, cự tuyệt sự tìm thầy tìm
thuốc để lại chết trong một thái cực ngu muội khác. Túi khôn của một dân
tộc có gì khác hơn là sự sàng lọc cho đúng bạn tốt mà chơi, đường sáng
mà theo, bụi rậm mà tránh?
Mười hai con giáp chỉ là những tượng trưng có tính chu kỳ để đo thời
gian, nhưng với dân Việt Nam thì hai con Rồng-Rắn quả có thân tình đặc
biệt, vừa thiêng, vừa yêu vừa sợ. Một đất nước dài loằng ngoằng cong như
con rắn với 3 khúc khá khác biệt, đàng ngoài đàng trong, rồi 3 kỳ phân
định, mấy cuộc phân tranh, các cường quốc thay nhau giằng xé... Cho nên
không lạ, người Việt gửi gắm nỗi lòng đau đáu tâm can về vận nước vào
một trò chơi đồng dao Rồng rắn lên mây... Trò chơi đã qua nhiều thế kỷ mà đến cuộc bàn giao Rồng-Rắn năm 2013 này vẫn làm nhói tim những thế hệ a còng.
Đất nước Rồng-Tiên này có phải đã thêm một lần dại dột rủ nhau Rồng Rắn
lên mây ảo vọng, xin bài thuốc có Mác có Lê để đến nỗi chịu ơn một anh
thầy thuốc bợm già đầy duyên nợ, đang đòi nợ bằng những thứ thiêng liêng
mà dân Việt Nam mình thà chết chứ không bao giờ chấp nhận.
Xin mở đầu cảm hứng Câu đối Tết năm nay:
- Chuyện Rồng-Rắn lên mây, thầy thuốc ấy đòi công ba(từng) khúc ruột !
- Tình Việt-Trung xuống dốc, bạn vàng đây xiết nợ một (cả) sơn hà?
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Phản Hồi