Theo tin từ gia đình của
Luật sư Lê Quốc Quân cho biết, ngày 22/3/2013 Cơ quan Cảnh sát Điều tra thuộc Sở
Công An Hà Nội đã đưa ra Bản Kết luận Điều tra và tòa án đã vội vàng ra cáo
trạng. Theo đó kết luận rằng hành vi của anh Lê Quốc Quân và chị Phạm Thị Phương
đã cấu thành tội “trốn thuế” theo quy định tại Khoản 3 Điều 161 của Bộ luật Hình
sự.
Theo luật sư Trần
Thu Nam, người hiện đang đảm nhận vai
trò luật sư bào chữa cho anh Lê Quốc Quân cho biết, anh Lê Quốc Quân đã phản đối
bản KLĐT và cáo trạng, từ chối công nhận văn bản này, bởi lẽ đây là một sự vu
khống trắng trợn.
Mặc dù hồ sơ điều tra vụ
án đã kết thúc và được chuyển lên Viện Kiểm sát từ hôm 22/3 nhưng mãi cuối tuần
vừa rồi luật sư Nam mới nhận được một bản sao của KLĐT sau nhiều lần yêu cầu.
Điều đáng buồn là hiện nay luật sư Nam vẫn chưa được tiếp cận toàn bộ hồ sơ vụ án.
Tuy nhiên sau khi xem qua bản KLĐT, luật sư Nam đã có những nhận định như sau dành cho gia
đình anh Quân:
Về tố tụng
Việc bắt giữ người của cơ
quan cảnh sát điều tra
Trong vụ án này, luật sư
Lê Quốc Quân không thuộc diện bị bắt trongtrường hợp khẩn cấp. Vì vậy, việc bắt
Ls Quân phải thực hiện theo Điều 80 Bộ Luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS). Theo quy
định tại điều luật này, việc bắt giữ người tại nơi đâu phải có đại diện của
chính quyền địa phương nơi đó chứng kiến.
Tuy nhiên trên thực tế,
luật sư Lê Quốc Quân bị bắt ở một nơi khác nhưng sau đó chính quyền địa phương
nơi anh Quân đăng ký hộ khẩu thường trú lại ký tên vào Biên bản bắt giữ người.
Như vậy đây là hành động vi phạm thủ tục tố tụng của cơ quan cảnh sát điều
tra.
Việc thu giữ tài liệu và
đồ vật
Khởi tố luật sư Lê Quốc
Quân về tội “trốn thuế” nhưng cơ quan cảnh sát điều tra lại ngang nhiên thu giữ
con dấu của Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam. Điều này trái với Khoản 4 Điều 6 của
Nghị định số 58/2001/NĐ-CP, Khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 31/2009/NĐ-CP, và vi
phạm Luật Doanh nghiệp ban hành năm 2005.
Trong quá trình điều tra,
công an thu giữ nhiều tài liệu và đồ vật tại trụ sở Công ty Giải pháp
ViệtNam và ở nhà riêng của luật sư Lê
Quốc Quân. Tuy nhiên, bản KLĐT và cáo trạng tuyệt nhiên không nêu rõ tài liệu và
đồ vật nào liên quan đến vụ án, cũng như tài liệu và đồ vật nào không liên quan
để hoàn trả cho gia đình anh Quân.
Hiện nay cơ quan cảnh sát
điều tra mới trả lại 2 điện thoại, 1 máy ảnh, 1 ví và tiền, 1 thẻ ATM trong ví,
vì đây là đồ vật của người khác trong gia đình anh Quân.Vậy các đồ vật khác thì
sao? Bản KLĐT hoàn toàn không đề cập đến một cách đầy sơ suất cố
ý.
Cần lưu ý rằng việc khám
xét và thu giữ các tài liệu và đồ vật của Công ty Giải pháp Việt Nam đã xảy ra
liên tục từ nhiều năm trước, có những khám xét văn phòng xẩy ra trong đêm mà
không có sự có mặt của Ls Quân, khám xét thu giữ tài liệu tại nhà nhân viên mà
không có lệnh chính thức nào. Những hành động đó vốn gây thiệt hại lớn đối với
hoạt động của công ty cũng như đối với việc tìm kiếm và cung cấp các bằng chứng
không vi phạm pháp luật của luật sư Lê Quốc Quân hiện nay, việc này Ls Quân đã
nhiều lần khiếu nại nhưng không được xét xử, trả lại đồ thu giữ hay trả lời một
cách thỏa đáng.
Nội dung việc trốn
thuế
Bản KLĐT, cáo trạng quy
kết luật sư Lê Quốc Quân đã lập các hợp đồng tư vấn môi giới thương mại khống và
sử dụng hoá đơn thuế giá trị gia tăng (GTGT) khống nhằm mục đích trốn thuế với
số tiền lên đến hơn 649 triệu đồng. Về vấn đề này luật sư Trần Thu Nam không thể
bình luận cụ thể vì ông vẫn chưa được cho phép tham gia các buổi hỏi cung đối
với anh Quân và những người có liên quan, mặc dù theo luật pháp hiện hành thì
luật sư hoàn toàn có quyền tham gia vào tiến trình tố tụng từ giai đoạn điều tra
ban đầu trong những vụ án không liên quan đến an ninh quốc
gia.
Như vậy, có vẻ cũng giống
như vụ án “trốn thuế” buồn cười và gây nhiều tranh cãi đối với anh Nguyễn Văn
Hải (Điếu Cày) vào năm 2008, vụ án của luật sư Lê Quốc Quân đang được xem như có
liên quan đến “an ninh quốc gia”, vì cả trong hai vụ án tương tự này, luật sư
của họ đều bị gạt ra khỏi giai đoạn điều tra xét hỏi mà luật pháp cho phép và
chỉ được tiếp cận hồ sơ và tiếp xúc thân chủ của mình sau khi mọi việc đã kết
thúc và chờ đưa ra xét xử một cách hình thức dựa trên toàn bộ “chứng cứ” mà cơ
quan cảnh sát điều tra đã “đạo diễn” và áp đặt.
Đọc bản KLĐT trong vụ án
của luật sư Lê Quốc Quân, người ta dễ dàng nhận ra rằng việc cáo buộc phạm tội
của cơ quan cảnh sát điều tra không dựa trên chứng cứ cụ thể và rõ ràng. Tất cả
đều được dàn dựng một cách có chủ đích từ ban đầu như thể nhằm thực hiện một
“đơn đặt hàng” buộc tội anh Quân. Bởi lẽ quá trình “phạm tội”của luật sư Lê Quốc
Quân hầu như chỉ dựa vào sự suy đoán “có tội” (thay vì “vô tội”) từ các lời khai
của những nhân viên Công ty Giải pháp Việt Nam tại các buổi làm việc không có sự
chứng kiến của luật sư. Và chưa nói đến việc không loại trừ khả năng họ chịu áp
lực từ chính cơ quan cảnh sát điều tra.
Một thông tin khác là
luật sư Hà Huy Sơn, người mà luật sư Lê Quốc Quân yêu cầu bào chữa đã nộp hồ sơ
đến cơ quan cảnh sát điều tra nhưng không được trả lời. Luật sư Sơn đã có văn
bản khiếu nại và Đoàn luật sư Hà Nội cũng đã lên tiếng hỗ trợ. Kết quả giải
quyết khiếu nại vẫn còn ở phía trước. Lại thêm một khó khăn dường như cố ý để
hạn chế các luật sư tham gia và tiếp cận hồ sơ trong vụ án và tiếp xúc bản thân
người bị bắt giữ trong một cuộc bắt giữ được cho là “đúng
luật”!
Ngay từ đầu kết luận điều
tra viện dẫn từ việc bắt doanh nhân Lê Đình Quản, em trai luật sư Lê Quốc Quân
dẫn đến việc bắt ls Quân, nhưng cho đến nay đã hơn 5 tháng tạm giam anh Lê Đình
Quản, cơ quan cảnh sát điều tra chưa có kệt luận đối với trường hợp anh Quản.
Luật sư cũng chỉ mới gặp anh Quản duy nhất một lần và anh Quản giường như bị
ngâm tôm.
Nhân danh pháp luật để
tiến hành các thủ tục tố tụng nhưng thực chất cơ quan cảnh sát điều tra đang vi
phạm thô bạo và có hệ thống trình tự ấy. Phải chăng, là cơ quan cảnh sát điều
tra thì được “ngồi xổm” trên pháp luật và bất chấp dư luận chỉ vì phục vụ mục
đích cho một ai đó?
Thế
Phan
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Phản Hồi