Một phiên họp của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Genève
Liên hiệp quốc
Theo lịch trình dự kiến, ngày 05/02 tới, tình hình nhân quyền Việt Nam sẽ lại được đưa ra xem xét tại Liên Hiệp Quốc trong khuôn khổ cơ chế Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát ( UPR ). Nhân dịp này, nhiều tổ chức hội đoàn của người Việt ở nước ngoài cũng như trong nước đã và sẽ có những hành động để vận động dư luận quốc tế về thực trạng nhân quyền ở Việt Nam, trình bày cho Liên Hiệp Quốc những thông tin khác với báo cáo chính thức của chính phủ Hà Nội.
UPR là một chương trình do Liên Hiệp Quốc thiết lập để xem xét tình trạng nhân quyền trong các nước trên thế giới. Mọi quốc gia thành viên được Liên Hiệp Quốc xem xét mỗi 4 năm một lần. Trong cuộc xem xét này, các quốc gia thành viên đưa ra những khuyến nghị nhằm thực hiện quyền con người, và các quốc gia bị xem xét phải thực hiện những khuyến nghị ấy trước lần kiểm điểm UPR 4 năm sau.
Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ 2 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc được Bộ Ngoại giao phối hợp với Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam đã công bố từ ngày 3/12 tại Hà Nội.
Cụ thể, thủ tục UPR đối với Việt Nam lần này sẽ diễn ra như thế nào, ông Vũ Quốc Dụng, nguyên tổng thư ký Hiệp hội Nhân quyền tại Đức, cho biết:
"Thủ tục „Kiểm điểm Định kỳ Toàn Thế giới“, gọi tắt theo tên tiếng Anh là UPR, là một thủ tục giám sát việc thi hành các cam kết và nghĩa vụ bảo vệ nhân quyền đối với tất cả 193 quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc, bất kể quốc gia này có tham gia ký kết vào bất cứ một công ước nhân quyền nào hay không. UPR là một thủ tục mới được thiết lập khi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (UN Human Rights Council, HRC) được thành lập vào năm 2006 chứ trước đó chưa có. UPR cứu xét tình hình nhân quyền của mọi quốc gia theo chu kỳ 4 năm một lần nên không nước nào có thể kêu ca là mình bị chĩa mũi dùi tấn công nữa.
Về mặt thủ tục, khi đến lượt của mình mỗi quốc gia phải nộp trước một bản báo cáo. Liên Hiệp Quốc sẽ công bố thêm 2 báo cáo khác, một là bản tổng kết các nhận xét của các cơ quan Liên Hiệp Quốc, hai là bản tổng kết ý kiến của các tổ chức phi chính phủ (NGO). Trong trường hợp Việt Nam, cả 3 tài liệu này được công bố trên trang mạng của HRC từ tháng 11.2013 để công chúng tham khảo.
Đến ngày kiểm điểm, Việt Nam sẽ trình bày tóm tắt báo cáo của mình rồi trả lời những chất vấn của các thành viên của HRC cũng như của các quốc gia khác đang có qui chế quan sát tại HRC. Các quốc gia này sẽ nêu lên những khuyến nghị và Việt Nam phải cho biết sẽ chấp nhận thực hiện các khuyến nghị nào trong thời gian tới. Cần lưu ý là các NGO có qui chế tham vấn với Liên Hiệp Quốc được dự thính chứ không được quyền phát biểu hay phát tài liệu trong buổi họp này. Sau đó ban tổ chức sẽ làm báo cáo về phiên họp và báo cáo này sẽ được đem ra thảo luận và thông qua trong phiên họp khoáng đại lần tới của HRC. Ở phiên họp khoáng đại này các NGO có quyền ghi danh xin phát biểu ý kiến ngắn gọn.
So với lần kiểm điểm định kỳ lần trước thì thủ tục lần này có gì khác, vì VN nay đã là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (HRC)?
Bình thường HRC sẽ xem xét về việc Việt Nam đã thực hiện các khuyến nghị của khóa UPR 2009 thế nào, kể cả những khuyến nghị bị Việt Nam bác bỏ lần trước.
Thủ tục UPR lần này có thêm 2 điểm khác, vì Việt Nam đang là thành viên của HRC. Thứ nhất, một quốc gia đã là thành viên của HRC thì bắt buộc phải qua kỳ UPR trong nhiệm kỳ 3 năm của mình. Thứ hai, khi ứng cử thì quốc gia đó đã phải đưa ra những lời hứa. Quốc tế sẽ dùng những hứa hẹn đó để chất vấn. Nói chung với tư cách là thành viên của HRC Việt Nam sẽ phải đáp ứng những tiêu chuẩn cao nhất về mặt bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền và phải hợp tác toàn diện với HRC.
Một số người kêu gọi tham gia thủ tục khiếu kiện để đưa Việt Nam ra khỏi Hội đồng Nhân quyền (HRC), việc này có khả thi?
Vấn đề này đã gây rất nhiều ngộ nhận. Trước hết, HRC không có thủ tục nào gọi là khiếu kiện cả. Nói chung, chúng ta cần phân biệt khiếu nại và kiện tụng là 2 thủ tục khác nhau. HRC không phải là một tòa án, nên không thể kiện tụng tại đó và do đó, chúng ta cũng không thể chờ đợi HRC phải có một phán quyết có tính cưỡng hành về mặt pháp lý, vì điều này hoàn toàn không phải là nhiệm vụ của HRC.
Mọi quyết định của HRC chỉ mang tính khuyến cáo và đề nghị chứ không có tính chế tài. Tinh thần chỉ đạo HRC là tinh thần đối thoại và hợp tác với quốc gia liên hệ để cải thiện tình trạng nhân quyền tại đó. Việc kiện thưa là công việc của Toà án Hình sự Quốc tế của Liên Hiệp Quốc (International Criminal Court) hoặc Toà án Quốc tế của Liên Hiệp Quốc (International Court of Justice,) chứ không phải của HRC.
Thứ hai, HRC có một thủ tục rất mạnh gọi là Thủ tục Khiếu nại (Complaint Procedure), là hậu thân của Thủ tục 1503. Đối tượng của nó là những vụ vi phạm nhân quyền trầm trọng có hệ thống. Trong trường hợp xấu nhất, HRC có thể chỉ định một chuyên viên độc lập đứng ra giám sát kỹ lưỡng và làm báo cáo về tình hình này; hoặc cho mở ra một cuộc thảo luận công khai về vụ này; hay đề nghị Cao uỷ Nhân quyền Liên Hiệp Quốc cung cấp các hỗ trợ chuyên môn để quốc gia liên hệ cải thiện tình hình. Bấy nhiêu đó cũng đủ gây ra một sự chú ý lớn lao cho dư luận quốc tế và khiến cho quốc gia liên hệ phải run sợ.
Vì vậy, lý luận nói rằng có thể dùng Thủ tục Khiếu nại để trục xuất Việt Nam ra khỏi HRC là sai vì thủ tục này không làm được việc này. Việc lấy Lybia làm thí dụ là một sự ngụy biện. Chúng ta hẳn còn nhớ là năm 2011 Lybia không những là thành viên mà còn là chủ tịch của HRC nữa. Thời đó, chế độ Gaddafi đàn áp biểu tình thô bạo và dẫn đến nội chiến làm cho 30.000 người bị thiệt mạng ở Lybia. Vào tháng Ba năm đó, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã ra quyết nghị can thiệp quân sự đối với Lybia và Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã tạm ngưng qui chế thành viên HRC của Lybia. Tình hình Việt Nam bây giờ chưa thể so sánh với tình hình Lybia năm 2011.
Theo tôi, thay vì dẫn gọi quần chúng vào mê lộ bằng lý luận trên, những người hoạt động nhân quyền nên nhân dịp Việt Nam đang được chú ý trong vai trò thành viên HRC để sử dụng tất cả các thủ tục của HRC cho việc tố cáo những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.
Ông nhận xét thế nào về những hoạt động mà các tổ chức hội đoàn người Việt ở Châu Âu dự định tiến hành ở Genève nhân dịp kiểm điểm định kỳ lần này?
Các hội đoàn người Việt cần lưu ý là ngày kiểm điểm chính là ngày 5.2.2014 và địa điểm là tòa nhà bên hông của trụ sở chính của Liên Hiệp Quốc tại Genève. Mọi cuộc vận động sẽ chỉ có tác dụng nếu biết đánh đúng các phái đoàn chính phủ có mặt trong kỳ kiểm điểm UPR và làm đúng cách thức của Liên Hiệp Quốc. Trong kỳ kiểm điểm này nhiều hội đoàn Việt Nam đã gửi báo cáo và khuyến nghị đến cho HRC hồi tháng 6 năm ngoái. Có nhiều tổ chức đã tiếp xúc với các chính phủ có chân trong HRC để vận động họ đưa ra những khuyến nghị bảo vệ nhân quyền một cách hữu hiệu. Đây là một điểm son so với kỳ UPR 2009.
Theo tôi, việc biểu tình ở Genève sẽ chỉ có tác dụng nếu được truyền thông quốc tế tường thuật. Một khi được dư luận quốc tế chú ý, các quốc gia và HRC sẽ phải làm việc có trách nhiệm hơn để đưa ra những khuyến nghị đúng đắn và áp lực Việt Nam chấp nhận rộng rãi những khuyến nghị đó. Vấn đề quan trọng nhất là Việt Nam cần chấp nhận các khuyến nghị liên quan đến các quyền dân sự và chính trị, cũng như cho phép các báo cáo viên Liên Hiệp Quốc liên quan đến các quyền này được đến điều tra tại Việt Nam."
Ngay trước ngày Việt Nam được đưa ra kiểm điểm về nhân quyền, ngày 04/02, bảy tổ chức nhân quyền của quốc tế và của người Việt tại Hoa Kỳ sẽ tổ chức một cuộc hội thảo với đề tài “Trách nhiệm của Việt Nam trong vai trò thành viên Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc” tại tòa nhà của Liên Hiệp Quốc ở Genève.
Cuộc hội thảo này dự trù sẽ tập trung vào các hồ sơ: Sự bạo hành của công an đối với người dân, việc trù dập các blogger và đe dọa quyền tự do Internet, việc bắt giữ vô cớ hàng trăm tù nhân chính trị, và việc giới hạn các quyền dân sự và các quyền căn bản của người dân, để từ đó đưa ra những khuyến cáo cải thiện tình trạng nhân quyền tại Việt Nam và vận động quốc tế quan tâm đến việc thiết lập một tiến trình khảo sát nhân quyền một cách hữu hiệu tại Việt Nam.
Trước cuộc Kiểm điểm Nhân quyền Định kỳ Phổ quát (UPR) của Việt Nam ở Liên Hiệp Quốc, hai cuộc vận động cũng đang được các tổ chức nhân quyền tiến hành tại Mỹ. Đó là “Chiến dịch xóa bỏ tra tấn ở Việt Nam” và “Chiến dịch Đòi tự do cho tù nhân lương tâm Việt Nam”, với cao điểm là cuộc điều trần của tại trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ ngày 16/01.
Một phái đoàn gồm thân nhân một số nhà đấu tranh ở Việt Nam (bà Kim Liên, mẹ sinh viên Đinh Nguyên Kha, ông Trần Văn Huỳnh, cha của Trần Huỳnh Duy Thức và bà Nguyễn Thị Trâm, mẹ của luật sư Lê Quốc Quân, bà Trần Thị Ngọc Minh, thân mẫu nhà hoạt động đang bị giam cầm Đỗ Thị Minh Hạnh) cùng với các blogger nổi tiếng như nhà báo Đoan Trang và sinh viên Nguyễn Anh Tuấn đã đến Hoa Kỳ để vận động dư luận Mỹ về nhân quyền ở Việt Nam, trong đó việc tham gia điều trần tại ủy ban nhân quyền Quốc hội Mỹ ngày 16/01/2014.
Tại Châu Âu, một số hội đoàn người Việt cũng đang dự trù một số hoạt động nhân dịp kiểm điểm định kỳ về nhân quyền Việt Nam. Người Việt tỵ nạn tại các nước Châu Âu đang được kêu gọi kéo đến Genève để tham gia một cuộc biểu tình vào đúng ngày 05/02 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc, cũng như tham gia theo dõi phiên chất vấn Việt Nam trong phiên họp Đại hội đồng.
Hội đồng Liên tôn Việt Nam tại Châu Âu cũng đã có lời kêu gọi tham gia ngày hiệp thông cầu nguyện cho tự do tôn giáo và nhân quyền ở Việt Nam trong hai ngày 27 và 28/01 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Genève, đồng thời đưa thỉnh nguyện thư đến Liên Hiệp Quốc và các phái bộ các nước tại Genève.
Ngay cả trong nước, Ngày 17/01/2014 đại diện 23 gia đình tù nhân lương tâm, gồm thân nhân của luật sư Lê Quốc Quân, Cù Huy Hà Vũ, Đỗ Thị Minh Hạnh, 14 thanh niên công giáo ở Vinh…đã tiếp xúc với các đại sứ quán Canada, Úc, Na Uy, Thụy Sĩ ở Hà Nội để vận động sự ủng hộ của các quốc gia này nhân dịp kiểm điểm UPR.
Trước đó, ngày 10/01/2014, đại diện một số nhóm hoạt động nhân quyền ở Việt Nam (Mạng lưới blogger Việt Nam, đội bóng No-U Sài Gòn, No-U Hà Nội, Phật Giáo Hòa Hảo Truyền thống và Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam) đã tiếp xúc với đại diện các đại sứ quán Đức, Thụy Điển, Úc, Hà Lan, Na Uy, Bỉ và Liên Hiệp Châu Âu ở Hà Nội để thảo luận về báo cáo Kiểm điểm Định kỳ Phổ Quát (UPR) của Việt Nam.
Đại diện các nhóm nói trên đã cung cấp cho các đại diện sứ quán phương Tây những thông tin về tình hình nhân quyền Việt Nam, đưa ra các khuyến nghị nhằm cải thiện tình hình và đề xuất chính phủ các quốc gia nêu trên sử dụng thông tin và khuyến nghị này trong phiên điều trần về báo cáo UPR của Việt Nam. Các nhóm cũng đồng thời thảo luận với các đại sứ quán về tình trạng gia tăng đàn áp đối với những nhà hoạt động trong thời gian gần đây ở Việt Nam.
Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ 2 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc được Bộ Ngoại giao phối hợp với Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam đã công bố từ ngày 3/12 tại Hà Nội.
Cụ thể, thủ tục UPR đối với Việt Nam lần này sẽ diễn ra như thế nào, ông Vũ Quốc Dụng, nguyên tổng thư ký Hiệp hội Nhân quyền tại Đức, cho biết:
"Thủ tục „Kiểm điểm Định kỳ Toàn Thế giới“, gọi tắt theo tên tiếng Anh là UPR, là một thủ tục giám sát việc thi hành các cam kết và nghĩa vụ bảo vệ nhân quyền đối với tất cả 193 quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc, bất kể quốc gia này có tham gia ký kết vào bất cứ một công ước nhân quyền nào hay không. UPR là một thủ tục mới được thiết lập khi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (UN Human Rights Council, HRC) được thành lập vào năm 2006 chứ trước đó chưa có. UPR cứu xét tình hình nhân quyền của mọi quốc gia theo chu kỳ 4 năm một lần nên không nước nào có thể kêu ca là mình bị chĩa mũi dùi tấn công nữa.
Về mặt thủ tục, khi đến lượt của mình mỗi quốc gia phải nộp trước một bản báo cáo. Liên Hiệp Quốc sẽ công bố thêm 2 báo cáo khác, một là bản tổng kết các nhận xét của các cơ quan Liên Hiệp Quốc, hai là bản tổng kết ý kiến của các tổ chức phi chính phủ (NGO). Trong trường hợp Việt Nam, cả 3 tài liệu này được công bố trên trang mạng của HRC từ tháng 11.2013 để công chúng tham khảo.
Đến ngày kiểm điểm, Việt Nam sẽ trình bày tóm tắt báo cáo của mình rồi trả lời những chất vấn của các thành viên của HRC cũng như của các quốc gia khác đang có qui chế quan sát tại HRC. Các quốc gia này sẽ nêu lên những khuyến nghị và Việt Nam phải cho biết sẽ chấp nhận thực hiện các khuyến nghị nào trong thời gian tới. Cần lưu ý là các NGO có qui chế tham vấn với Liên Hiệp Quốc được dự thính chứ không được quyền phát biểu hay phát tài liệu trong buổi họp này. Sau đó ban tổ chức sẽ làm báo cáo về phiên họp và báo cáo này sẽ được đem ra thảo luận và thông qua trong phiên họp khoáng đại lần tới của HRC. Ở phiên họp khoáng đại này các NGO có quyền ghi danh xin phát biểu ý kiến ngắn gọn.
So với lần kiểm điểm định kỳ lần trước thì thủ tục lần này có gì khác, vì VN nay đã là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (HRC)?
Bình thường HRC sẽ xem xét về việc Việt Nam đã thực hiện các khuyến nghị của khóa UPR 2009 thế nào, kể cả những khuyến nghị bị Việt Nam bác bỏ lần trước.
Thủ tục UPR lần này có thêm 2 điểm khác, vì Việt Nam đang là thành viên của HRC. Thứ nhất, một quốc gia đã là thành viên của HRC thì bắt buộc phải qua kỳ UPR trong nhiệm kỳ 3 năm của mình. Thứ hai, khi ứng cử thì quốc gia đó đã phải đưa ra những lời hứa. Quốc tế sẽ dùng những hứa hẹn đó để chất vấn. Nói chung với tư cách là thành viên của HRC Việt Nam sẽ phải đáp ứng những tiêu chuẩn cao nhất về mặt bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền và phải hợp tác toàn diện với HRC.
Một số người kêu gọi tham gia thủ tục khiếu kiện để đưa Việt Nam ra khỏi Hội đồng Nhân quyền (HRC), việc này có khả thi?
Vấn đề này đã gây rất nhiều ngộ nhận. Trước hết, HRC không có thủ tục nào gọi là khiếu kiện cả. Nói chung, chúng ta cần phân biệt khiếu nại và kiện tụng là 2 thủ tục khác nhau. HRC không phải là một tòa án, nên không thể kiện tụng tại đó và do đó, chúng ta cũng không thể chờ đợi HRC phải có một phán quyết có tính cưỡng hành về mặt pháp lý, vì điều này hoàn toàn không phải là nhiệm vụ của HRC.
Mọi quyết định của HRC chỉ mang tính khuyến cáo và đề nghị chứ không có tính chế tài. Tinh thần chỉ đạo HRC là tinh thần đối thoại và hợp tác với quốc gia liên hệ để cải thiện tình trạng nhân quyền tại đó. Việc kiện thưa là công việc của Toà án Hình sự Quốc tế của Liên Hiệp Quốc (International Criminal Court) hoặc Toà án Quốc tế của Liên Hiệp Quốc (International Court of Justice,) chứ không phải của HRC.
Thứ hai, HRC có một thủ tục rất mạnh gọi là Thủ tục Khiếu nại (Complaint Procedure), là hậu thân của Thủ tục 1503. Đối tượng của nó là những vụ vi phạm nhân quyền trầm trọng có hệ thống. Trong trường hợp xấu nhất, HRC có thể chỉ định một chuyên viên độc lập đứng ra giám sát kỹ lưỡng và làm báo cáo về tình hình này; hoặc cho mở ra một cuộc thảo luận công khai về vụ này; hay đề nghị Cao uỷ Nhân quyền Liên Hiệp Quốc cung cấp các hỗ trợ chuyên môn để quốc gia liên hệ cải thiện tình hình. Bấy nhiêu đó cũng đủ gây ra một sự chú ý lớn lao cho dư luận quốc tế và khiến cho quốc gia liên hệ phải run sợ.
Vì vậy, lý luận nói rằng có thể dùng Thủ tục Khiếu nại để trục xuất Việt Nam ra khỏi HRC là sai vì thủ tục này không làm được việc này. Việc lấy Lybia làm thí dụ là một sự ngụy biện. Chúng ta hẳn còn nhớ là năm 2011 Lybia không những là thành viên mà còn là chủ tịch của HRC nữa. Thời đó, chế độ Gaddafi đàn áp biểu tình thô bạo và dẫn đến nội chiến làm cho 30.000 người bị thiệt mạng ở Lybia. Vào tháng Ba năm đó, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã ra quyết nghị can thiệp quân sự đối với Lybia và Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã tạm ngưng qui chế thành viên HRC của Lybia. Tình hình Việt Nam bây giờ chưa thể so sánh với tình hình Lybia năm 2011.
Theo tôi, thay vì dẫn gọi quần chúng vào mê lộ bằng lý luận trên, những người hoạt động nhân quyền nên nhân dịp Việt Nam đang được chú ý trong vai trò thành viên HRC để sử dụng tất cả các thủ tục của HRC cho việc tố cáo những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.
Ông nhận xét thế nào về những hoạt động mà các tổ chức hội đoàn người Việt ở Châu Âu dự định tiến hành ở Genève nhân dịp kiểm điểm định kỳ lần này?
Các hội đoàn người Việt cần lưu ý là ngày kiểm điểm chính là ngày 5.2.2014 và địa điểm là tòa nhà bên hông của trụ sở chính của Liên Hiệp Quốc tại Genève. Mọi cuộc vận động sẽ chỉ có tác dụng nếu biết đánh đúng các phái đoàn chính phủ có mặt trong kỳ kiểm điểm UPR và làm đúng cách thức của Liên Hiệp Quốc. Trong kỳ kiểm điểm này nhiều hội đoàn Việt Nam đã gửi báo cáo và khuyến nghị đến cho HRC hồi tháng 6 năm ngoái. Có nhiều tổ chức đã tiếp xúc với các chính phủ có chân trong HRC để vận động họ đưa ra những khuyến nghị bảo vệ nhân quyền một cách hữu hiệu. Đây là một điểm son so với kỳ UPR 2009.
Theo tôi, việc biểu tình ở Genève sẽ chỉ có tác dụng nếu được truyền thông quốc tế tường thuật. Một khi được dư luận quốc tế chú ý, các quốc gia và HRC sẽ phải làm việc có trách nhiệm hơn để đưa ra những khuyến nghị đúng đắn và áp lực Việt Nam chấp nhận rộng rãi những khuyến nghị đó. Vấn đề quan trọng nhất là Việt Nam cần chấp nhận các khuyến nghị liên quan đến các quyền dân sự và chính trị, cũng như cho phép các báo cáo viên Liên Hiệp Quốc liên quan đến các quyền này được đến điều tra tại Việt Nam."
Ngay trước ngày Việt Nam được đưa ra kiểm điểm về nhân quyền, ngày 04/02, bảy tổ chức nhân quyền của quốc tế và của người Việt tại Hoa Kỳ sẽ tổ chức một cuộc hội thảo với đề tài “Trách nhiệm của Việt Nam trong vai trò thành viên Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc” tại tòa nhà của Liên Hiệp Quốc ở Genève.
Cuộc hội thảo này dự trù sẽ tập trung vào các hồ sơ: Sự bạo hành của công an đối với người dân, việc trù dập các blogger và đe dọa quyền tự do Internet, việc bắt giữ vô cớ hàng trăm tù nhân chính trị, và việc giới hạn các quyền dân sự và các quyền căn bản của người dân, để từ đó đưa ra những khuyến cáo cải thiện tình trạng nhân quyền tại Việt Nam và vận động quốc tế quan tâm đến việc thiết lập một tiến trình khảo sát nhân quyền một cách hữu hiệu tại Việt Nam.
Trước cuộc Kiểm điểm Nhân quyền Định kỳ Phổ quát (UPR) của Việt Nam ở Liên Hiệp Quốc, hai cuộc vận động cũng đang được các tổ chức nhân quyền tiến hành tại Mỹ. Đó là “Chiến dịch xóa bỏ tra tấn ở Việt Nam” và “Chiến dịch Đòi tự do cho tù nhân lương tâm Việt Nam”, với cao điểm là cuộc điều trần của tại trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ ngày 16/01.
Một phái đoàn gồm thân nhân một số nhà đấu tranh ở Việt Nam (bà Kim Liên, mẹ sinh viên Đinh Nguyên Kha, ông Trần Văn Huỳnh, cha của Trần Huỳnh Duy Thức và bà Nguyễn Thị Trâm, mẹ của luật sư Lê Quốc Quân, bà Trần Thị Ngọc Minh, thân mẫu nhà hoạt động đang bị giam cầm Đỗ Thị Minh Hạnh) cùng với các blogger nổi tiếng như nhà báo Đoan Trang và sinh viên Nguyễn Anh Tuấn đã đến Hoa Kỳ để vận động dư luận Mỹ về nhân quyền ở Việt Nam, trong đó việc tham gia điều trần tại ủy ban nhân quyền Quốc hội Mỹ ngày 16/01/2014.
Tại Châu Âu, một số hội đoàn người Việt cũng đang dự trù một số hoạt động nhân dịp kiểm điểm định kỳ về nhân quyền Việt Nam. Người Việt tỵ nạn tại các nước Châu Âu đang được kêu gọi kéo đến Genève để tham gia một cuộc biểu tình vào đúng ngày 05/02 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc, cũng như tham gia theo dõi phiên chất vấn Việt Nam trong phiên họp Đại hội đồng.
Hội đồng Liên tôn Việt Nam tại Châu Âu cũng đã có lời kêu gọi tham gia ngày hiệp thông cầu nguyện cho tự do tôn giáo và nhân quyền ở Việt Nam trong hai ngày 27 và 28/01 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Genève, đồng thời đưa thỉnh nguyện thư đến Liên Hiệp Quốc và các phái bộ các nước tại Genève.
Ngay cả trong nước, Ngày 17/01/2014 đại diện 23 gia đình tù nhân lương tâm, gồm thân nhân của luật sư Lê Quốc Quân, Cù Huy Hà Vũ, Đỗ Thị Minh Hạnh, 14 thanh niên công giáo ở Vinh…đã tiếp xúc với các đại sứ quán Canada, Úc, Na Uy, Thụy Sĩ ở Hà Nội để vận động sự ủng hộ của các quốc gia này nhân dịp kiểm điểm UPR.
Trước đó, ngày 10/01/2014, đại diện một số nhóm hoạt động nhân quyền ở Việt Nam (Mạng lưới blogger Việt Nam, đội bóng No-U Sài Gòn, No-U Hà Nội, Phật Giáo Hòa Hảo Truyền thống và Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam) đã tiếp xúc với đại diện các đại sứ quán Đức, Thụy Điển, Úc, Hà Lan, Na Uy, Bỉ và Liên Hiệp Châu Âu ở Hà Nội để thảo luận về báo cáo Kiểm điểm Định kỳ Phổ Quát (UPR) của Việt Nam.
Đại diện các nhóm nói trên đã cung cấp cho các đại diện sứ quán phương Tây những thông tin về tình hình nhân quyền Việt Nam, đưa ra các khuyến nghị nhằm cải thiện tình hình và đề xuất chính phủ các quốc gia nêu trên sử dụng thông tin và khuyến nghị này trong phiên điều trần về báo cáo UPR của Việt Nam. Các nhóm cũng đồng thời thảo luận với các đại sứ quán về tình trạng gia tăng đàn áp đối với những nhà hoạt động trong thời gian gần đây ở Việt Nam.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Phản Hồi