Với 18 nhà báo trong tù, Việt Nam đứng thứ năm trên thế giới về giam giữ các thành viên của báo chí.
Luke Hunt (The Diplomat)/Diệu Quyên (Danlambao) dịch - Việt Nam đã lọt vào danh sách 10 nước giam giữ nhiều phóng viên báo chí nhất cho dù họ chỉ đơn giản là làm công việc của họ. Theo Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) Việt Nam đứng ở vị trí thứ năm và cùng với Thái Lan là một trong hai quốc gia ở Đông Nam Á bị cho vào danh sách này năm 2013.
Mười tám nhà báo vẫn còn bị giam cầm ở Việt Nam từ năm ngoái. Trong số đó có ông Nguyễn Văn Hải, một blogger thẳng thắn mà trong phiên tòa chỉ 1 ngày xử ông, CPJ cho biết, đã có rất nhiều những vi phạm về luật tố tụng.
Trong tháng Sáu, ông Hải bắt đầu một cuộc tuyệt thực “sau khi chính quyền nhà tù đã ép buộc anh phải ký nhận các tội danh chống nhà nước mà ông đã bị kết án. Ông đã bị biệt giam khi ông từ chối ký vào bản nhận tội này.”
Đứng đầu danh sách là Thổ Nhĩ Kỳ với 40 vụ bắt giữ, tiếp theo là Iran với 35, Trung Quốc với 32 và Eritrea với 22 vụ bắt giữ. Chiến tranh tàn phá Syria, nơi được coi là nguy hiểm nhất trên trái đất cho các nhà báo, đứng hàng thứ sáu với 12 phóng viên sau song sắt.
“Cuộc điều tra không tính đến hàng chục phóng viên đã bị bắt cóc và được cho là bị giam giữ bởi các nhóm vũ trang đối lập. Tính đến cuối năm 2013, khoảng 30 nhà báo bị mất tích ở Syria,” Elana Beiser giám đốc biên tập của CPJ cho biết.
Ai Cập, đã làm tràn ngập giới truyền thông quốc tế với những thay đổi chính trị đột ngột, đứng vào vị trí thứ chín với năm phóng viên bị cầm tù. Azerbaijan, Ethiopia và Uzbekistan bổ sung vào nữa là đủ danh sách 10 quốc gia chiếm đầu bảng.
14 quốc gia khác, bao gồm Thái Lan, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Ý và Rwanda, mỗi nước có một nhà báo ở trong tù.
Tổng cộng lại, có 211 nhà báo đã bị bỏ tù trên toàn thế giới, giảm so với 232 vào năm 2012, nhưng con số này vẫn còn cao và là cao thứ hai kể từ năm 2000 - khi 81 phóng viên đã bị bắt vào tù.
“Số lượng các nhà báo trong nhà tù trên toàn cầu giảm so với năm trước nhưng vẫn gần với mức cao lịch sử,” Beiser nói.
“Những chính phủ hà khắc như ở Ankara, Tehran, Bắc Kinh sử dụng chủ yếu là điều lệ chống nhà nước để bịt miệng tổng cộng 107 phóng viên, các blogger, và biên tập viên bất đồng chính kiến. Thổ Nhĩ Kỳ và Iran lại là 2 nước tồi tệ thứ nhất và tồi tệ nhất thứ hai trong việc giam giữ các nhà báo trong hai năm liên tiếp,” Beiser cho biết.
Tại Thái Lan, Somyot Prueksakasemsuk vẫn còn bị giam cầm sau khi một tòa án hình sự Bangkok kết án ông 11 năm tù vì các bài báo mà thẩm phán coi là xúc phạm đến quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej, những bài báo này đã được ấn hành trên tạp chí Tiếng Nói của Taksin (nay không còn nữa), một tạp chí tin tức có liên hệ với nhóm chính trị Mặt trận Dân chủ chống độc tài.
Lưu ý rằng Việt Nam đang giam giữ 18 nhà báo, tăng so với 14 người vào năm ngoái, khi chính quyền tăng cường trấn áp các blogger, những người duy nhất đại diện báo chí độc lập của đất nước.
Điều quan trọng là báo cáo của CPJ cũng cho biết thêm một số bối cảnh vô cùng cần thiết đối với Việt Nam và chính phủ nhạy cảm của nó - rằng chính phủ đã phải tự nhìn nhận là có vấn đề nghiêm trọng với nạn tham nhũng.
Hầu hết các nước Đông Nam Á cũng có vấn đề tương tự và các đối lập chính trị ngày càng lớn mạnh và có tổ chức. Malaysia, Thái Lan và Campuchia đều đã phai chịu đựng các bất ổn chính trị trong vòng 12 tháng qua - nhưng tất cả đều thua khi so sánh với cách hành xử đối với truyền thông của chính quyền Việt Nam.
______________________________________
Vietnam Worse Than Syria in Jailing Reporters
With 18 journalists behind bars, Vietnam ranks fifth in the world for imprisoning members of the press.
Luke Hunt (The Diplomat) - Vietnam has made the top 10 list of countries that jail reporters for simply doing their job. According to the Committee to Protect Journalists (CPJ) Vietnam came in at fifth spot and along with Thailand was one of the two nations from Southeast Asia to make the list in 2013.
Eighteen journalists remained jailed in Vietnam since last year. Among them was Nguyen Van Hai, an outspoken blogger whose one-day trial, the CPJ said, was plagued with procedural irregularities.
In June, Hai began waging a hunger strike “after prison authorities tried to force him to sign an admission of guilt for the anti-state offenses for which he was convicted. He was placed in solitary confinement when he refused to sign the confession.”
Topping the list was Turkey with 40 arrests, followed by Iran with 35, China on 32 and Eritrea with 22 arrests. War-torn Syria, widely considered the most dangerous place on Earth for journalists, held sixth spot with 12 reporters behind bars.
“The census does not account for the dozens of reporters who have been abducted and are believed to be held by armed opposition groups. As of late 2013, about 30 journalists were missing in Syria,” Elana Beiser editorial director of the CPJ said.
Egypt, which has dominated international media coverage with its political convulsions, filled ninth place with five correspondents imprisoned. Azerbaijan, Ethiopia and Uzbekistan rounded out the top 10.
Another 14 countries, including Thailand, the United States, India, Italy and Rwanda, had one journalist each in jail.
In all, 211 journalists were in jail around the world, down from 232 in 2012, but the figure remains high and the second worst ever since the year 2000 – when 81 reporters were held in jail.
“The number of journalists in prison globally decreased from a year earlier but remains close to historical highs,” Beiser said.
“Intolerant governments in Ankara, Tehran, and Beijing used mostly anti-state charges to silence a combined 107 critical reporters, bloggers, and editors. Turkey and Iran retained their distinctions as the worst and second worst jailers for two years in a row,” it said.
In Thailand, Somyot Prueksakasemsuk remains behind bars after a Bangkok criminal court sentenced him to 11 years in prison for news articles judges deemed insulting to Thai monarch Bhumibol Adulyadej that were published in the now-defunct Voice of Taksin, a highly partisan newsmagazine affiliated with the political group United Front for Democracy Against Dictatorship.
It noted that Vietnam was holding 18 journalists, up from 14 a year earlier, as authorities intensified a crackdown on bloggers, who represent the country’s only independent press.
Importantly the CPJ report also added some sorely needed context on Vietnam and its thin-skinned government – which by its own admission has had serious issues with corruption.
Most Southeast Asian countries also have similar problems and additionally a growing and well organized political opposition. Malaysia, Thailand and Cambodia have all endured political turmoil over the last 12 months – but all pale when compared with Vietnam’s treatment of the media.
January 21, 2014
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Phản Hồi