jeudi 3 janvier 2013

Ai được lợi khi đối thoại với ĐCS?

VRNs (04.01.2013) – Diễn Đàn – Trước hết thử phân tích tình hình Việt Nam (VN) hiện nay để xem đối thoại sẽ mang đến lợi ích cho ai?
Đảng cộng sản (ĐCS) hiện nay đang trong tình trạng nguy ngập về mọi mặt, có nguy cơ sụp đổ toàn bộ hệ thống.
Về chính trị
Nếu Đại hội (ĐH) Đảng lần VI năm 1986, ĐCS nhận định nguy cơ bất ổn xã hội (XH) từ đó dẫn đến Đổi mới là do sai lầm trong điều hành kinh tế (KT) vĩ mô, thì ĐH Đảng XI năm 2012 – lần đầu tiên trong lịch sử ĐCS – Nghị quyết TW6 lên tiếng báo động tình trạng tha hoá của đảng viên các cấp, dân chúng mất niềm tin nghiêm trọng vào sự lãnh đạo của Đảng, ĐCS có nguy cơ sụp đổ và mất quyền lãnh đạo toàn diện.
Tình hình bất ổn đó vẫn kéo dài không lối thoát cho đến nay và cả tương lai vì chủ trương lấy phê và tự phê để chỉnh đốn Đảng thay vì áp dụng luật (luật chỉ áp dụng cho dân). Ngoài ra, phe nhóm và lợi ích tập đoàn khiến cho mọi sự chỉnh đốn chính trị (CT) nhưng nếu dẫn đến thiệt thòi về KT (của các phe nhóm) đều bất khả.
Về Kinh tế
Nếu năm 1986 nguy cơ KT dẫn tới Đổi mới chủ yếu phát suất từ sản xuất đình trệ, phân phối bất hợp lý (chủ trương mỗi huyện là một pháo đài KT), thiếu lương thực trầm trọng, lạm phát cao, ngân sách thiếu hụt dẫn tới bất ổn XH (lạm phát 453%, CPI 874.7%; 2012 khoảng 7.5%, CPI 7.5%), thì năm 2012, ĐCS đối đầu với mọi nguy cơ sụp đổ toàn bộ nền KT vĩ mô.
Đến năm 2011, VN có 13 tập đoàn kinh tế và 96 Tổng Công ty nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ – con. Khoảng 39 ngân hàng thương mại, chưa kể các NH liên doanh. Do chủ trương lấy KT quốc doanh làm chủ đạo, mọi ưu tiên về tài nguyên, vốn, nhân lực đều phân bố trong khu vưc này. Đây chính là sân sau của các lãnh đạo ĐCS. Qua các sân sau này, lãnh đạo Đảng tha hồ tạo phe phái, chia chác, thao túng nền KT để thu lợi, bỏ túi riêng.
Tình hình KT hiện nay
Bất động sản đóng băng, khoảng 200,000 căn hộ tồn kho không bán được (dù đã giảm 50% giá ban đầu), chưa kể hàng chục ngàn căn còn nằm trên dự án hoặc dở dang. Thị trường chứng khoán (TTCK) không ai ngó ngàng, chỉ có các đại gia tung qua, hứng lại để tạo thanh khoản ảo. NH dư thanh khoản nhưng không thể cho vay vì độ mất tín nhiệm cao từ các doanh nghiệp. Nợ xấu không thể tính được vì tình trạng thổi phồng giá trị thật và dấu nợ (các chuyên gia KT độc lập dự đoán tổng nợ xấu tại VN khoảng 1 triệu tỉ  đồng VN). Khoảng 221,000 doanh nghiệp tư nhân trong tổng số 400,000 đóng cửa hoặc phá sản (báo cáo chính thức khoảng 55 ngàn). Thất nghiệp khoảng 1.5 triệu trong khu vực sản xuất, không kể khu vực nông thôn và buôn bán lẽ.
Vốn ODA, FDI hầu như ngưng trệ, không giải ngân được hoặc do rút vốn. Tăng trưởng chỉ đạt 5.03% (thấp nhất tính từ năm 1999). Nền sản xuất lệ thuộc 73% nguyên liệu nước ngoài. Nhập siêu từ Trung quốc 17 tỉ đô la (năm 2011). Hàng TQ chiếm lĩnh khắp mọi miền đất nước trong khi hàng nội không tiêu thụ được vì chi phí quá cao, chưa kể các loại phí bôi trơn.
Những thông tin về KT có thể đọc thêm tại
http://www.gocnhinalan.com/
http://chauxuannguyenblog.wordpress.com/
http://dudoankinhte.wordpress.com/
Về Xã hội, Văn hóa, Giáo dục, Y tế
Nếu năm 1986, XH VN là một XH kín, thông tin một chiều, thì hiện nay, dù vẫn bị CS cấm đoán, nhưng nhờ internet mọi tin tức đều được lọt ra và phổ biến rộng rãi. Qua đó, bức tranh XH được phơi bày một cách bi thãm nhất trong lịch sử VN.
Hàng loạt các vụ trấn áp, cướp đất của nhà cầm quyền, hàng loạt các vụ biểu tình của cả nông dân lẫn công nhân với cường độ càng ngày càng tăng khắp cả nước. CS dùng xảo ngữ “xã hội hóa” thay cho “tư nhân hoá” để thu tiền dân trong mọi dịch vụ XH. An sinh XH hầu như bằng không. Ngân sách rỗng do thất thu thuế d ù đã in thêm rất nhiều tiền, ít nhất 3 lần, 100,000 tỉ mỗi lần (VN chủ yếu là thuế gián thu, 67%, thí dụ như VAT, so với các nước văn minh là 32% – Sự bất lợi của thuế gián thu quá cao xin không nói ở đây), nhà cầm quyền bù lại bằng cách thu mọi khoản Phí có thể thu được (phí lưu thông đường bộ là một thí dụ). Mua quan, bán chức, văn hoá phong bì, v.v….giết chết mọi giá trị đạo đức, tiêu hũy mọi sự  phát triển XH.
Tất cả những điều trên khiến ĐCS bị đẩy vào thế đối đầu với dân. Dân không còn tin vào sự trong sạch, sự lãnh đạo tài tình, do dân, vì dân của ĐCS nữa mà chỉ xem ĐCS là bọn cướp ngày chỉ chăm chăm cướp tài sản của dân (vụ vàng SJC mới đây là điển hình nhất).
Trên đây chỉ là nét phác họa về tình hình KT, CT, XH tại VN chưa nói đến tình hình đấu tranh trong nước, diển biến và các hình thức từ năm 1999 tới nay (lấy mốc 1999 chỉ tương đối vì cuộc đấu tranh chuyển từ bạo động – đơn giản sang bất bạo động – đa dạng).
Như vậy, ai mới là người mong được đối thoại, và ai là người hưởng lợi từ sự đối thoại?
Phải thành thật mà nói, khối người Việt tỵ nạn Hải ngoại (NVHN), có sức mạnh về tri thức, có tiếng nói với chính phủ (CP) nơi họ sinh sống, có lập trường chống Cộng vững chắc (nếu không, sao vẫn kiên trì chống Cộng 37 năm nay) nhưng rời rạc, thiếu đường lối chung. Rất tiếc, sức mạnh chính trị đòi hỏi nhiều hơn chứ không chỉ ở một Lập trường.
Về KT, sức mạnh không nằm ở NVHN mà là NV ở Đông Âu và các nước LX củ, đây là nơi phát sinh ra các Soái Nga, Soái Đông Âu, là những kẽ đã và đang thao túng ngân hang (NH), TTCK và bất động sản (BĐS) VN, nói chung là toàn bộ nền KT VN hiện nay. Nhưng những tay đại gia này lại không chống Cộng như  NVHN mà chúng dựa vào Cộng để làm giàu. Điều này có nghĩa là, NVHN cũng không có đủ lực về KT để đè bẹp ĐCS.
Tuy nhiên, lượng kiều hối mỗi năm mỗi tăng (2012 dự đoán 12 tỉ USD; 2011 khoảng 10 tỉ) chiếm gần 10% GDP (theo IMF, 2011 lượng kiều hối từ Bắc Mỹ chỉ có khoảng 28%), điều này giúp ĐCS vượt qua nhiều khó khăn KT sống còn từ năm 1986 đến nay.
Với tình hình trong nước và thực lực của NVHN như vậy, xem ra có lẽ chính người dân trong nước mới có khả năng trực tiếp bắt ĐCS phải thay đổi hay sụp đổ còn NVHN chỉ có khả năng tạo áp lực lên ĐCS.
Như vậy tại sao ĐCS không đối thoại với dân trong nước, kẽ thù trực tiếp nhất, sát bên, hiểu rõ bản chất của ĐCS nhất – vì người dân phải sống chung với CS từng ngày, từng giờ? Tại sao CSVN muốn đối thoại với NVHN mà vừa qua có một thiểu số NVHN hưởng ứng? Hay CSVN sợ NVHN hơn sợ người dân trong nước?
Không! CSVN muốn đối thoại với NVHN vì chúng muốn dùng điều đó để trấn an dân trong nước, qua đó chúng chiếm đoạt tri thức, tiếng nói và đồng thời xóa bỏ lập trường chống cộng của NVHN, Thích Nhất Hạnh là trường hợp điển hình nhất về chính sách đối thoại của CS.
Nếu CSVN thực tâm xây dựng đất nước, lo cho dân, thì dân trong nước mới chính là đối tượng để ĐCS đối thoại chứ không phải NVHN. Khi dân có cuộc sống ấm no, dân chủ, nhân quyền thì NVHN lấy cớ gì để chống ĐCS?
Hiện nay dân trong nước, trong hoàn cảnh ngặt nghèo của họ, vẫn đang tiến hành rất bài bản – dù bị đàn áp dã man – để giải thể ĐCS, cứ theo dõi các phương thức đấu tranh, tự tạo và ngay cả chụp cơ hội của người dân trong nước thì rõ. Nhưng như thế chưa đủ để lật đổ ĐCS, họ cần sự tiếp tay của NVHN. Họ cần sự giúp sức của NVHN để lật đổ ĐCS chứ không cần NVHN đối thoại với ĐCS để ĐCS thay đổi dẩn tới cuộc sống họ thay đổi.
Riêng thiểu số NVHN chủ trương đối thoại, trước hết, họ có hiểu tình trạng hiện nay của ĐCS không? Khi đối thoại họ mong đạt được điều gì, cho ai? Họ có thực sự hiểu người dân trong nước hiện nay muốn gì không?
Nếu cách đây chục năm, NVHN đấu tranh đòi bỏ điều 4 HP 1992, thì nay chính người dân trong nước đang đòi chuyện đó. Chỉ mới cách đây 2 năm, các bài viết do các trí thức trong nước viết hay trích Hồ Chí Minh làm điển hình, nay chính họ chống cách đó và chỉ dùng cho mục đích dùng mỡ nó rán nó. Người dân trong nước họ đang sống chung với lũ, họ thực tế hơn và hiểu biết hơn. Đừng khinh thường họ bằng cách đối thoại vô bổ, hay lý luận xa vời.
Không hiểu rõ lòng dân, không hiểu rõ đối thủ của mình, không biết chính sức mạnh, yếu của bản thân mình thì đối thoại để làm gì? Đối thoại với xác chết chưa chôn à?
Để kết thúc ý kiến này xin trích lời của TS Alan Phan:
“Các ông quên rằng trong nền chánh trị toàn cầu của tư bản, thị trường quyết định tất cả và khi dân chúng lo sợ cho sự bất ổn về thu nhập hay an sinh xã hội, cùng những bất công của các giai cấp, là lúc họ bày tỏ sự bất mãn nhiều nhất.
Cuối cùng, kinh tế, không phải chánh trị, sẽ quyết định bàn cờ lịch sử. Các lãnh đạo Mỹ, Nhật, Âu, Úc và cả Trung Quốc đều hiểu rõ điều này”
Xin thêm, và ĐCS đang hiểu rõ điều này. Các bạn có biết hiện nay, hàng ngày có bao nhiêu Visa xin di dân qua Mỹ theo diện kinh doanh không? ngày cao điểm lên tới 200, chưa kể các nước khác. Ai có khả năng đó?
Just my 2 cents
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Phản Hồi