Trong
những ngày này một số người dân thôn La Dương, phường Dương Nội, Quận
Hà Đông cương quyết giữ lại phần đất của họ không để cơ quan chức năng
thu hồi. Lý do vì sao người dân lại kiên quyết đến thế?
Source infonet.vn
Nông dân Sương Nội chuân bị ra giữ đất mang theo cây buộc giẻ tẩm xăng, dầu.
Mất đất, thất nghiệp
Sau
bao lần khiếu kiện ở các trụ sở tiếp dân cấp trung ương của chính phủ
và Đảng Cộng sản Việt Nam ngay tại Hà Nội, nhưng việc thi công, giải
phóng mặt bằng được cho biết sẽ tiến hành trong tuần này; kể từ ngày 11
tháng giêng vừa qua, những người trong số 360 hộ dân tại thôn La Dương,
Phường Dương Nội, Quận Hà Đông đã kéo nhau ra canh giữ tại khu đất của
họ mà chủ đầu tư Tổng Công ty Xuất Nhập Khẩu Tổng hợp Hà Nội, Geleximco
triển khai dự án xây dựng khu đô thị mới.
Một
phụ nữ tên Ba, năm nay đã 70 tuổi vào chiều ngày 13 tháng giêng, cho
biết lý do vì sao bà cùng nhiều người khác cùng trang lứa với bà
cũng như những bà con có đất bị thu hồi khác phải dầm sương, giãi nắng
để giữ lại đất đai mà họ canh tác và chôn cất thân nhân từ bao đời qua:
Vì
356 hộ dân chúng tôi không chuyển đổi được nghề nghiệp nên chúng tôi
phải giữ lại đất. Như thế là 5 năm rồi, chính quyền phường, quận san ủi
đất của chúng tôi nên không thể trồng lúa lấy gạo ăn. Bây giờ chính
quyền phường, quận thuê đầu gấu, quân nghiện đến 'quây tôn' đất của
chúng tôi. Nếu chúng tôi không giữ được thì 'mãi mãi, vĩnh viễn' bị chết
đói. Bây giờ dân chúng tôi rất bức xúc.
Bây giờ chính quyền phường, quận thuê đầu gấu, quân nghiện đến 'quây tôn' đất của chúng tôi. Nếu chúng tôi không giữ được thì 'mãi mãi, vĩnh viễn' bị chết đói. Bây giờ dân chúng tôi rất bức xúcbà Ba
Ông
Trịnh Bá Khiêm, một người dân thôn La Dương nằm trong diện giải tỏa
nhưng không đồng thuận với cách làm của các cấp chính quyền trong dự án
này, cũng có cùng lý do là mất đất sẽ trở nên thất nghiệp không có kế
sinh nhai trong hoàn cảnh hiện nay. Ông trình bày:
Dân
chúng tôi khổ lắm, cùng đường rồi. Như gia đình tôi gồm 5 hộ gia đình
mà chỉ có 30 mét vuông, đi ra đi vào mặt đập vào cửa sắt, xe dựng ở
ngoài kẻ trộm lấy mất. Việc làm không có, cùng quẫn lắm rồi. Dân đi làm
thuê, làm tiền âm
Người dân Dương Nội ra giữ đất mang theo cây buộc giẻ tẩm xăng. Source infonet
Bà
con chúng tôi 360 hộ toàn vào đường cùng, nếu lấy 70 triệu một sào về
tiêu hết. Không có việc làm mà đang khủng hoảng tài chính thế này, chúng
tôi chỉ lấy đất để có việc làm thôi.
Bồi thường quá thấp
Một
nguyên nhân khiến người dân phải khiếu kiện vì khi thu
hồi đất của dân, cơ quan chức năng đưa ra một mức bồi thường quá thấp;
trong khi đó khi ra bán thì tiền bán đất lại cao rất nhiều lần. Ông
Trịnh Bá Khiêm giải trình những con số chênh lệch giữa đền bồi và bán ra
mà người dân biết được như sau:
Họ thu hồi đất để bán, bán nhiều tầng, nhiều cấp. Việc bán 'tù mù' chứ không công khai về tài chính. Các khoản thu về ngân sách cũng 'tù mù' hết. Họ thu để bán, bán để làm biệt thự; toàn dự án bán đấtÔng Trịnh Bá Khiêm
Diện
tích đất toàn bộ Dương Nội này gồm 6 triệu mét vuông, bị thu hồi 5
triệu 200 ngàn mét vuông Họ thu hồi đất để bán, bán nhiều tầng, nhiều
cấp. Việc bán 'tù mù' chứ không công khai về tài chính. Các khoản thu về
ngân sách cũng 'tù mù' hết. Họ thu để bán, bán để làm biệt thự; toàn
dự án bán đất.
Trước
đây ngày 19 tháng 6, 2012 hàng trăm nông dân của La Dương, Dương Nội
cũng đã tập trung trước vườn hoa Mai Xuân Thưởng phản đối. SourceTTXVA.org
Chính quyền đuối lý
Trước
những bất hợp lý như thế, người dân trong diện bị thu hồi đất đã khiếu
kiện từ cấp thấp nhất đến cấp cao nhất là Thanh Tra Chính phủ. Tuy nhiên
các trả lời vẫn không thỏa đáng, thuyết phục đối với người dân.
Ông Trịnh Bá Khiêm nói về điều này:
Quyết
định thu hồi từ năm 2008; dân chúng tôi khiếu kiện đến Thanh tra Chính
phủ. Về luật, về lý, chúng tôi áp đảo thanh tra chính phủ rồi; nhưng họ
trả lời chung chung và nói chúng tôi khiếu kiện không có cơ
sở.
Chúng
tôi đã liên lạc qua điện thoại đến ông Lê Cường, chủ tịch Ủy ban Nhân
dân Quận Hà Đông để tìm hiểu vấn đề từ phía chính quyền; thế nhưng ông
này từ chối cung cấp thông tin qua điện thoại.
'Tử thủ' bằng xăng
Trước
tình hình mà người dân cho là bị dồn vào đường cùng như thế; nay nghe
tin trong tuần này chính quyền sẽ tiến hành cưỡng chế giao đất cho Tổng
Công ty Xuất Nhập Khẩu Tổng hợp Hà Nội, người dân cho biết họ sẽ quyết
tử như lời của ông Trịnh Bá Khiêm sau
đây:
...
Làm việc với Thanh tra Chính phủ về luật, về lý áp đảo Thanh tra Chính phủ rồi; bây giờ chúng tôi phải sử dụng bạo lực thôi. Dương Nội rất cương quyết, từng người. Chuẩn bị xăng rất nhiềuông Trịnh Bá Khiêm
Làm
việc với Thanh tra Chính phủ về luật, về lý áp đảo Thanh tra Chính phủ
rồi; bây giờ chúng tôi phải sử dụng bạo lực thôi. Dương Nội rất cương
quyết, từng người. Chuẩn bị xăng rất nhiều.
Những người dân khi ra giữ đất mang theo cây buộc giẻ tẩm xăng, dầu và nói nếu như việc cưỡng chế diễn ra họ sẽ cho phóng hỏa.
Người dân cho biết hiện còn chừng hai phần ba
dân trong thôn không nhận tiền đền bù đất; số một phần ba nhận tiền là cán bộ, đảng viên trong chính quyền phường Dương Nội.
Một
yêu cầu của người dân là chính quyền và chủ đầu tư trả lại 60% số ruộng
đất đã thu hồi. Bên cạnh đó phải qui tập, giám định ADN đối với xương
cốt từ những ngôi mộ bị san ủi trước kia.
Vấn
đề thu hồi đất bị cho bất công như tại thôn La Dương, phường Dương Nội,
quận Hà Đông, thành phố Hà Nội không phải là cá biệt mà là khá phổ biến
tại tất cả các
tỉnh thành của Việt Nam. Dư luận đang chờ phiên xét xử vụ thu hồi đất
đầm nuôi thủy sản ở Cống Rộc, Tiên Lãng đối với gia đình ông Đoàn Văn
Vươn hồi ngày 5 tháng giêng năm ngoái. Ngoài ra còn rất nhiều trường hợp
khiếu kiện về đất đai không được giải quyết khiến người trong cuộc phải
ngày đêm kêu cứu ở trung ương Hà Nội. Nhưng rồi dường như vẫn bế tắc
khiến người dân phải phản ứng như gia đình ông Đoàn Văn Vươn, và hiện
nay là bà con ở thôn La Dương, Dương Nội ngay tại Hà Nội.
Nguồn :RFA
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Phản Hồi