J.B Nguyễn Hữu Vinh |
03/01/2013
Hôm nay, tờ báo của ngành dầu khí do anh Nguyễn Như Phong làm
Tổng biên tập đăng
bài viết có nêu tên tôi. Điều không ai bất ngờ, là giọng lưỡi của Nguyễn Như
Phong, một viên công an làm văn nghệ chuyên có nhiều bài viết mà nói theo ngôn
ngữ dân gian là chuyên “bóp dái” nhân dân, làm người đọc tức anh ách. Nhưng vì
anh cậy mình là công an nên với thời kỳ công an trị, nhân dân phải câm miệng
nghe anh thổi vào tai. Bởi anh cậy có lực lượng, có súng và có nhà tù. Được thể,
anh càng lớn tiếng và càng “bóp” cho dân lè lưỡi bằng chính những tờ báo anh thò
tay vào lãnh đạo.
Và càng lớn tiếng anh càng thể hiện sự dốt nát của mình như để
chứng minh cho câu nói của người xưa “nói dài, nói dai sẽ thành nói
dại”.
Khi cả thế giới đang mong từng giờ cho chế độ độc tài Gadhafi cáo
chung, thì tờ báo của anh ta xuất hiện bài viết “Sự thật về Libya và
Kadhafi”. Bài viết đã làm bao nhiêu người phải “choáng” vì nhiều tình tiết
anh đưa ra chứng minh rằng Gadhafi như một lãnh tụ vĩ đại, một cha già dân tộc
của lục địa đen. Nhưng Gadhafi đã không không được một sự che chở nào của đám
thần dân và bè bạn của hắn, thậm chí là của cả nhà nước Việt Nam khi lòng dân
trào lên lật đổ.
Thế nhưng, khi Gadhafi hết nơi ẩn náu, chui vào ống cống rồi lãnh
đạn để trả món nợ với nhân dân, báo chí Việt Nam hô hoán, anh lờ tịt. Đến mức,
tôi phải nhắc anh Nguyễn Như Phong bằng bài viết: “Nguy
rồi anh Nguyễn Như Phong ơi: Quân Kadhafi sắp hết nơi ẩn náu”.
Hôm nay, cũng trên tờ báo của Nguyễn Như Phong có bài trong đó
viết: “Nguyễn Hữu Vinh, một kẻ đội lốt tôn giáo…”
Đội lốt tôn giáo?
Theo định nghĩa thông thường, “đội lốt” có nghĩa là mang danh
nghĩa, hình thức bề ngoài nào đó để che giấu bản chất thật sự của tôi không đúng
như hình thức phản ánh. Vậy thì đội lốt tôn giáo là mang danh nghĩa tôn giáo,
hình thức tôn giáo chứ không phải là người có tôn giáo thật.
Vậy, thì tôi là một giáo dân, trong hồ sơ công an ghi rõ, mọi
giáo dân, giáo sĩ đều công nhận, Giáo hội thừa nhận rõ ràng bằng tất cả mọi thứ
liên quan đến tôi. Và trên hết, tôi có một Đức Tin về tôn giáo của tôi.
Vậy thì chỗ nào là đội lốt và đội như thế nào? Tại sao tôi phải
đội lốt một tôn giáo mà tôn tin, tôi sẵn sàng hi sinh vì nó?
Anh Nguyễn Như Phong nên nhớ rằng: Tôn giáo không phải là cái thẻ
đảng viên, không phải là cái cần câu cơm để người ta vào đó hòng kiếm chác hoặc
thăng quan tiến chức nhằm thỏa mãn cái bụng và quả cật. Vì thế, với tôn giáo,
không nhất thiết phải có những lời thể kiểu như “suốt đời hết lòng hết sức
phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ Quốc” nhưng sểnh ra là ăn cắp, là tham nhũng và
cướp bóc của dân, là đĩ điếm, là hèn nhát với giặc, hung hãn với nhân dân. Tôn
giáo cũng không phải là nơi thỏa mãn sự vinh thân phì gia, không phải là nơi có
thể dựa vào đó mà ăn không nói có, bốc lửa bỏ tay người hay tung tin lừa bịp dọa
dẫm thiên hạ. Bởi tôn giáo không có súng, không có nhà tù, không có tiền thuế
của nhân dân để nuôi dù làm những việc bất nghĩa.
Với người giáo dân Công giáo, họ nhận thức được rất rõ ràng lời
Chúa Giêsu dạy: “Ai mến ta, hãy vác Thánh giá mọi ngày mà theo
ta”. Mà vác Thánh giá thì không một ai cho là dễ chịu. Quả là anh Nguyễn
Như Phong sẽ không bao giờ hiểu điều này, nên anh ta nói quàng nói xiên rằng một
giáo dân lại đi “đội lốt tôn giáo”.
Ai đội lốt tôn giáo?
Thực tế trong cuộc sống cũng không thiếu những kẻ đội lốt tôn
giáo, đó là những tín đồ theo lý thuyết Mác – Lênin. Những người đã từng giơ nắm
tay thề nguyền “Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức,
năng lực canh tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành
mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng,
lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác”. Rồi thì là “Liên hệ chặt chẽ
với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống
vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân”. Thế nhưng,
những lời thề này đúng nghĩa theo ngạn ngữ “thề cá trê chui ống” khi mà chẳng
mấy chốc, thì đám cán bộ, đảng viên đã “thành một bầy sâu” tham nhũng, đục khoét
nhân dân từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất như lời chính anh Chủ tịch nước
Nguyễn Tấn Sang đã xác nhận. Chính những kẻ giơ nắm tay thề đó là những quan
chức tham nhũng, những kẻ giơ nắm tay thề đó là những kẻ hống hách, bóc lột, hà
hiếp nhân dân mà cả nước đều thấy, bởi đơn giản họ là kẻ có chức, có quyền sau
khi đã giơ nắm tay đó lên thề.
Nếu nói chính xác rằng đội lốt, lợi dụng tôn giáo, phải kể đến
những kẻ đã đưa những người không tôn giáo, vô thần vào nơi tôn nghiêm của tôn
giáo để lợi dụng. Rất nhiều tin đồn trong dân chúng, rằng sư nọ, nhà tu hành kia
là công an? Không chỉ là người còn sống, mà cả những người đã chết cũng bị lợi
dụng. Muốn chứng minh điều này, mời anh Nguyễn Như Phong vào Khu du lịch Đại Nam
để thấy có người ta đã cố tình đưa tượng ông Hồ Chí Minh, một người cộng sản vô
thần vào Chùa ngồi với tượng Phật. Hoặc một số nơi đã cố tình đưa ông Hồ Chí
Minh vào làm “đồng Thành Hoàng làng”.
Mục đích của những người làm những việc này là gì nếu không phải
là những kẻ này đã buộc ông Hồ Chí Minh phải “đội lốt” tôn giáo?
Thưa anh Nguyễn Như Phong, tôi tin rằng chính những kẻ đó đã phản
bội lại ông Hồ Chí Minh, một người đã suốt đời theo Chủ nghĩa Cộng sản vô thần.
Hẳn chính ông Hồ Chí Minh chắc cũng chẳng bao giờ nghĩ rằng đến một bây giờ anh
đã bị đưa vào chỗ thần thánh để lợi dụng.
Đấy mới thực sự là đội lốt tôn giáo, thưa anh Nguyễn Như
Phong.
Lật tẩy bộ mặt của Nguyễn Như Phong
Nguyễn Như Phong là một TBT tờ báo của ngành dầu khí, ăn lương
từ ngành dầu khí. Vậy nhưng khi tàu Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02 của
chính ngành mình, không dám đưa một lời lên án, lại còn hèn hạ âm thầm sửa chữa
bài viết mà nhà văn
Phạm Viết Đào đã phát hiện như sau: “Tờ báo thuộc Tập Đoàn Dầu Khí VN của
ông đại tá công an Nguyễn Như Phong đã tự chỉnh sửa lại bản tin, chữ ‘cắt cáp’
bị thay bằng ‘gây đứt cáp’ ngay trong tựa đề.
Tựa ‘Tàu Trung Quốc lại cắt cáp tàu Bình Minh 02′ đã bị sửa
thành ‘Tàu Trung Quốc gây đứt cáp tàu Bình Minh 02′. Nội dung bản tin cũng đã bị
chỉnh sửa lại một số chi tiết. Từ ‘phá hoại’ bị sửa thành ‘gây đứt cáp’. Đồng
thời đoạn văn dưới đây tố cáo thủ đoạn của TQ mạnh mẽ nhất trong bài cũng bị rút
bỏ.’Đây là một thủ đoạn mới của Trung Quốc khi cho tàu cá vừa đánh bắt hải sản
trái phép vừa cản trở, xâm hại hoạt động hợp pháp của PVN trên vùng biển Việt
Nam”.
Như vậy, thử hỏi anh Đại tá Nguyễn Như Phong này là hạng gì?
Trong bài viết nói trên do Nguyễn Như Phong làm TBT viết về tôi
như sau: “…đã nhiều lần bị cơ quan bảo vệ pháp luật triệu tập, tạm giữ đấu
tranh lật tẩy trò kích động chống chính quyền, biểu tình, gây rối ở Hà Nội”.
Ở đây, hoặc thói đặt điều, vu cáo có lẽ là bệnh nghề nghiệp của Nguyễn Như
Phong, hoặc chính công an Hà Nội đã làm trò mèo với công dân của mình. Trong rất
nhiều lần triệu tập mà không đưa lý do chính đáng đối với tôi, chưa lần nào Công
an Hà Nội có lệnh tạm giữ tôi đúng quy định của pháp luật. Đó chỉ là những lần
triệu tập và cố tình giữ người trái pháp luật, không nêu rõ lý do nhằm ngăn chặn
tôi và tước đoạt quyền tự do của công dân một cách bất hợp pháp. Cũng chưa bao
giờ có ai kết luận tôi biểu tình gây rối ở Hà Nội hoặc bất cứ đâu, cũng chưa bao
giờ có bản án nào kết tội tôi kích động biểu tình hoặc bất cứ điều gì như Nguyễn
Như Phong đã cho kết tội tôi trên tờ báo của mình.
Những cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội, đã được chính
Tướng Công an Nguyễn Đức Nhanh xác nhận đó là những cuộc biểu tình yêu nước. Cỡ
Đại tá Nguyễn Như Phong sao đủ tư cách kết tội người yêu nước?
Phải chăng, Nguyễn Như Phong vẫn ấm ức khi tôi nhắc anh ta chuyện
Gadhafi hồi nào? Sự tiểu nhân, hèn hạ của một người chức hàm, chức vụ to lớn
thể hiện ở những chỗ này sao? Thưa ông Đại tá?
Bỗng nhớ có lần nào đó đã đọc những câu “chói ngời đạo đức” của
Nguyễn như Phong như sau: “Cũng có những nhà báo từng giàu, bằng cách đi viết
“đâm thuê, chém mướn”, bẻ cong ngòi bút và tống tiền các doanh nghiệp. Hoặc
“Làm báo cho đến cùng mà tôi vẫn dẫn chứng một cái rất thô thiển với mọi
người, là nhà báo như con… khuyển. Tức là phải biết ngửi, đánh hơi, phải thính
nhưng cũng phải biết sủa, biết cảnh giác”. Rồi thì: “Nhất là trong thời
buổi hiện nay, thông tin phức tạp, chồng chéo, cái thật giả lẫn lộn, chưa được
minh bạch, thế nên mình mà viết theo cảm nhận một chiều là rất nguy hiểm”.
Và: “Cùng với đó, rất đáng buồn là một bộ phận các nhà báo trẻ hiện nay
rất coi thường về đạo đức nghề nghiệp. Vừa ra trường, mới làm báo được vài ba
năm, viết được vài ba bài có chất lượng, thế là bắt đầu cao giọng phán xét, dạy
dỗ người khác. Thái độ, tư thế, tác phong đi làm việc ở nơi này, nơi kia thì
khệnh khạng, ăn nói thì hỗn xược”.
Qua bài báo trên và những điều anh Nguyễn Như Phong đã cho đăng
trên tờ báo do anh làm TBT được người dân đánh giá, anh ta đã thể hiện rõ ràng
những tính cách ““đâm thuê, chém mướn”, bẻ cong ngòi bút..” với tính cách
của “con… khuyển” “biết sủa” và “viết theo cảm nhận một chiều”…
của riêng anh.
Đặc biệt, điều anh nói vô cùng đúng cho anh trong trường hợp này
không chỉ là nhà báo trẻ mà như nói cho chính mình “rất coi thường về đạo đức
nghề nghiệp… cao giọng phán xét, dạy dỗ người khác”.
Điều anh nói, ai cũng nghe là đúng nhưng anh đã không làm được
hoặc đi ngược lại điều đó “Làm
báo cần đạo đức”.
Hãy sờ lên gáy mình, thưa anh Nguyễn Như Phong.
Hà Nội, ngày 2/1/2013
- J.B Nguyễn Hữu Vinh
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Phản Hồi