CTV Danlambao
- Khẳng định việc lấy ý kiến nhân dân để sửa đổi hiến pháp là đợt 'sinh
hoạt chính trị quan trọng', TBT Nguyễn Phú Trọng giao nhiệm vụ cho lực
lượng công an và quân đội phải "ngăn chặn những hành vi lợi dụng dân chủ việc lấy ý kiến nhân dân để tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước".
Chỉ thị như trên được ông Nguyễn Phú Trọng thay mặt cho Bộ chính trị ký
vào ngày 28/12/2012. Dự kiến, việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự
thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 sẽ diễn ra trong 2 tháng, từ ngày 2/1
đến 31/3 năm 2012.
Ông Trọng cũng yêu cầu toàn bộ đảng viên phải được 'quán triệt' về 'mục
đích, quan điểm, định hướng' trong việc lấy ý kiến nhân dân, kịp thời
'uốn nắn những biểu hiện lệch lạc'.
Đây được xem như một trong những sự kiện lớn và quan trọng nhất đối với
Đảng CS trong năm 2013. Bộ chính trị đảng CSVN huy động toàn bộ hệ
thống chính trị tham gia vào công việc này.
Chỉ thị này còn yêu cầu toàn bộ các tổ chức Đảng từ trung ương đến địa
phương cùng tham gia và thực hiện. Việc tuyên truyền được giao cho Ban
tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn Hóa, Bộ Thông tin Truyền Thông và toàn bộ
hệ thống báo chí.
Đặc biệt, ông Trọng nhân mạnh hai lực lượng vũ trang là công an, quân đội phải "chỉ
đạo chặt chẽ công tác bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã
hội; phối hợp với các cơ quan tổ chức hữu quan kịp thời đấu tranh, ngăn
chặn những hành vi lợi dụng dân chủ việc lấy ý kiến nhân dân để tuyên
truyền, xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước ta".
Nhóm sửa đổi hiến pháp của quốc hội là Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp
1992 cũng được yêu cầu phải 'phối hợp' với Đảng đoàn Quốc Hội.
Trong cuộc họp báo hôm 29/12, trưởng bạn biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp là ông Phan Trung Lý đã tuyên bố: "Nhân dân có thể cho ý kiến đối với điều 4 Hiến pháp như với tất cả các nội dung khác trong dự thảo, không có gì cấm kỵ cả".
Chỉ thị của Bộ chính trị về việc lấy ý kiến sửa hiến pháp do ông Nguyễn
Phú Trọng ký chính là một cái tát vào mặt đối với ông Phan Trung Lý,
thông qua lời đe dọa rõ ràng về cái gọi là 'những hành vi lợi dụng dân
chủ'.
Điều 4 hiến pháp do đảng cộng sàn nhào nặn, quy định quyền lãnh đạo độc
tôn của đảng cộng sản. Những người kêu gọi xóa bỏ điều 4 hiến pháp từng
bị trả thù bởi những bản án nặng nề.
Việc kêu gọi lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa hiến pháp cũng chỉ là
một trò mị dân, nhằm tạo bầu không khí phấn khởi giả tạo đối với những
ai còn tin vào chế độ. Rõ ràng, chỉ thị của ông Nguyễn Phú Trọng vừa ban
hành cũng chính là cái tát đau điếng đối với những người còn nuôi hy
vọng đảng cộng sản sẽ tự thay đổi.
Gần đây, cũng có một số ý kiến đề nghị tăng thêm quyền hạn cho Chủ tịch
nước, thông qua việc sửa hiến pháp để cho chủ tịch nước nắm giữ lực
lượng công an, quân đội. Đây có thể là nguyên nhân chính dẫn đến kế
hoạch sửa hiến pháp như trên, tóm lại cũng chỉ nhằm phục vụ cho các cuộc
đấu đá quyền lực trong hàng ngũ chóp bu đảng.
Bản hiến pháp phải do chính nhân dân tạo nên. Hành động bộ chính trị
đảng CS ra văn bản chỉ thị và đe dọa cho thấy việc sửa hiến pháp cũng
chỉ dành cho nội bộ đảng, chắc chắn không có phần của nhân dân.
CTV Danlambao
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Phản Hồi