jeudi 17 avril 2014

Ai đã vận động cho tự do của tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ?


Ông Vũ đã được tiến sỹ Nguyễn Đình Thắng cùng với các nhà ngoại giao Mỹ, trong đó có ông Scott Busby, Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách về Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, đón tại sân bay khi luật sư bất đồng chính kiến này đặt chân tới Hoa Kỳ.
Ông Vũ đã được tiến sỹ Nguyễn Đình Thắng cùng với các nhà ngoại giao Mỹ, trong đó có ông Scott Busby, Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách về Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, đón tại sân bay khi luật sư bất đồng chính kiến này đặt chân tới Hoa Kỳ.


    Một tổ chức vận động nhân quyền ở Mỹ mới tiết lộ thông tin về những người đứng sau cuộc vận động đòi phóng thích các nhà bất đồng chính kiến ở Việt Nam.

    Trong thông cáo đề ngày 14/4, tiến sỹ Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc Điều hành của Ủy ban cứu người vượt biển (BPSOS), đã cho biết tên của ‘những khuôn mặt đặc biệt’ mà theo ông ‘công luận ít ai biết đến’.

    Theo ông Thắng, một trong những người có công lớn giúp tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ được tự do là Thượng nghị sĩ Ben Cardin, Chủ tịch Tiểu ban Đông Á và Thái Bình Dương của Thượng viện Hoa Kỳ.

    Ông cho biết, hồi tháng Bảy năm ngoái, vợ ông Vũ, luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, đã sang Mỹ gặp thượng nghị sĩ đại diện tiểu bang Maryland để vận động về trường hợp của phu quân ngay trước chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang.

    Một bức ảnh đang trên trang web của BPSOS cho thấy bà Hà đứng cạnh ông Cardin, và trên tay hai người là một bức tranh chân dung tự họa mà ông Vũ đã vẽ ở trong trại giam.
      
    Tôi hoan nghênh việc thả ông Cù Huy Hà Vũ và hy vọng sẽ chứng kiến thêm các bước đi cụ thể của chính phủ Việt Nam để đạt tiến bộ hơn nữa về nhân quyền, trong đó có việc thả ngay lập tức tất cả các tù nhân lương tâm và các nhà hoạt động cũng như nỗ lực thực chất hơn nhằm duy trì các tiêu chuẩn cao nhất đối với việc bảo vệ các quyền tự do hội họp và bày tỏ ý kiến.
    Qua email, thượng nghị sĩ Cardin nói với VOA Việt Ngữ sau khi ông Vũ được phóng thích: “Tôi hoan nghênh việc thả ông Cù Huy Hà Vũ và hy vọng sẽ chứng kiến thêm các bước đi cụ thể của chính phủ Việt Nam để đạt tiến bộ hơn nữa về nhân quyền, trong đó có việc thả ngay lập tức tất cả các tù nhân lương tâm và các nhà hoạt động cũng như nỗ lực thực chất hơn nhằm duy trì các tiêu chuẩn cao nhất đối với việc bảo vệ các quyền tự do hội họp và bày tỏ ý kiến”. 

    Hồi tháng Bảy năm 2013, nhiều dân biểu Mỹ đã gửi thư ngỏ tới ông Sang trước chuyến thăm để bày tỏ quan ngại về tình trạng sức khỏe của ông Vũ và kêu gọi trả tự do cho nhà bất đồng chính kiến này.

    Các nhà lập pháp của Hoa Kỳ nói rằng ‘một cử chỉ thiện chí như vậy sẽ phát đi một tín hiệu rằng Việt Nam nỗ lực nhiều hơn trong lĩnh vực nhân quyền’.

    Hiện tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ vẫn chưa có phát biểu chính thức về việc ông được trả tự do và sang Mỹ.

    Các bức ảnh mới được công bố cho thấy ông Vũ đã được tiến sỹ Thắng cùng với các nhà ngoại giao Mỹ, trong đó có ông Scott Busby, Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách về Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, đón tại sân bay khi luật sư bất đồng chính kiến này đặt chân tới Hoa Kỳ.

    Sau khi phóng thích ông một tuần, chính quyền Hà Nội cũng đã trả tự do trước hạn cho hai nhà bất đồng chính kiến khác là thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung và ông Vi Đức Hồi.

    Tin cho hay, một số dân biểu Mỹ cho biết đã ‘đứng ra đỡ đầu các tù nhân vừa được trả tự do’.

    Dân biểu David Price từ tiểu bang North Carolina đỡ đầu tiến sỹ Vũ trong khi dân biểu Alan Lowenthal từ tiểu bang California đỡ đầu Nguyễn Tiến Trung.

    Trong thông cáo sau khi kỹ sư công nghệ thông tin được đào tạo tại Pháp được thả, ông Lowenthal nói ông hoan nghênh hành động này, và ‘hy vọng đây chỉ là bước đi đầu tiên của chính phủ Việt Nam tiến tới việc tôn trọng pháp quyền và quyền của người dân được chỉ trích chính phủ’.

    Nhà lập pháp này được cho là đã ‘liên tục thúc đẩy [Hà Nội] trả tự do cho Trung’.
      
    Chắc chắn đây là áp lực từ phía quốc hội Hoa Kỳ, đặc biệt là Thượng nghị sĩ Ben Cardin, là người đã đích thân nêu trường hợp của tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ ngay tại buổi tiếp tân, khoản đãi ông Trương Tấn Sang tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trước sự hiện diện của ông Ngoại trưởng John Kerry. Chính Ngoại trưởng John Kerry cũng đặt vấn đề tự do cho tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ là một trong những vấn đề quan trọng trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam.
    Tiến sỹ Nguyễn Đình Thắng cho VOA Việt Ngữ biết lý do mới đây ông công khai ngỏ lời cám ơn các nhà lập pháp Mỹ vừa nêu.

    Ông nói: “Chúng tôi thấy rằng họ đóng góp rất nhiều và rất cụ thể cho nỗ lực đòi tự do cho tất cả tù nhân lương tâm mà thành quả đầu tiên chúng ta đã thấy rằng có một số tù nhân lương tâm, nổi bật vừa mới được trả tự do. Những người này họ tranh đấu nhiều năm, đóng góp rất nhiều nhưng ít ai ở bên ngoài biết được. May mắn là chúng tôi có làm việc với họ và biết được, thành ra thấy rằng có trách nhiệm cần phải thông tin ra rộng rãi trong cộng đồng để biết được rằng có những con người đã đóng góp rất nhiều nhưng mà một cách âm thầm từ trước tới nay. Chắc chắn đây là áp lực từ phía quốc hội Hoa Kỳ, đặc biệt là Thượng nghị sĩ Ben Cardin, là người đã đích thân nêu trường hợp của tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ ngay tại buổi tiếp tân, khoản đãi ông Trương Tấn Sang tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trước sự hiện diện của ông Ngoại trưởng John Kerry. Chính Ngoại trưởng John Kerry cũng đặt vấn đề tự do cho tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ là một trong những vấn đề quan trọng trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam’. 

    BPSOS là một trong các tổ chức làm cầu nối giữa gia đình các tù nhân và các nhà lập pháp Mỹ.

    Ông Thắng cũng đã nhiều lần đại diện cho tổ chức này ra điều trần tại Quốc hội Hoa Kỳ về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam.

    Hà Nội luôn khẳng định Việt Nam không có tù nhân lương tâm mà chỉ bỏ tù những người vi phạm pháp luật.

    Hãng tin AP mới đây dẫn lời đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam nói rằng ông Vũ được thả nhờ ‘chính sách khoan hồng’ của Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang, và luật sư bất đồng chính kiến này đi Mỹ vì ‘lý do nhân đạo’.

    Aucun commentaire:

    Enregistrer un commentaire

    Phản Hồi