Thông tín viên RFI Jean Louis Pourtet tường trình từ Washington :
« Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Tomasz Siemoniak, cách nay hai ngày, trả lời báo Mỹ Washington Post, đã cho biết, Lầu Năm Góc đang chuẩn bị gửi quân sang Ba Lan và các nước vùng Baltic. Tin trên đã được một quan chức Hoa Kỳ xác nhận và cho biết thêm là lính Mỹ sẽ được điều tới Estonia và Ba Lan.
Sau cuộc tiếp xúc giữa ông Tomasz Siemoniak và đồng nhiệm Mỹ Chuck Hagel, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ, ông John Kirby, khẳng định Hoa Kỳ tham gia tập trận cùng với các đồng minh Đông Âu nhằm « tăng cường khả năng ứng phó trên bộ, trên không và trên biển ». Một số hoạt động trong cuộc thao diễn quân sự đó sẽ được « quyết định song phương giữa phía Hoa Kỳ với các đồng minh trong NATO », một số khác sẽ do chính các thành viên của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương - NATO - tiến hành ».
Trên thực tế, quyết định nói trên của Washington nhằm trấn an các nước Đông Âu đang rất lo ngại trước những diễn biến tình hình tại Ukraina và những quốc gia đó đang tự hỏi là liệu họ sẽ có còn được Hoa Kỳ hỗ trợ hay không trong trường hợp cần thiết.
Các quốc gia vùng Baltic đặc biệt đang rất lo lắng : Họ đã đã gia nhập khối NATO từ ăm 2004 và luôn trong thế khó xử vì muốn tránh chọc giận ông Putin. Kể từ sau vụ Nga thôn tính vùng tự trị Crimée của Ukraina, Liên Minh Bắc Đại Tây Dương đã phải xét lại chính sách của mình và đang có khuynh hướng tăng cường sự hiện diện quân sự tại Đông Âu, bằng cách gửi máy bay và tàu tuần duyên đến vùng này nhiều hơn.
Việc Mỹ điều quân – dù chỉ rất khiêm tốn về mặt số lượng - sang Ba Lan và Estonia đáp ứng nguyện vọng của ông James Jeffrey, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Irak. Trong tuần, phát biểu trên nhật báo Washington Post, ông này chủ trương Mỹ nên triển khai lực lượng trên bộ để bắn đi một tín hiệu mạnh với đối phương. Theo ông Jeffrey, đưa quân tới hiện trường là một biện pháp có hiệu quả hơn, đáng sợ hơn là việc triển khai máy bay tiêm kích hay khu trục hạm để thị oai ».
« Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Tomasz Siemoniak, cách nay hai ngày, trả lời báo Mỹ Washington Post, đã cho biết, Lầu Năm Góc đang chuẩn bị gửi quân sang Ba Lan và các nước vùng Baltic. Tin trên đã được một quan chức Hoa Kỳ xác nhận và cho biết thêm là lính Mỹ sẽ được điều tới Estonia và Ba Lan.
Sau cuộc tiếp xúc giữa ông Tomasz Siemoniak và đồng nhiệm Mỹ Chuck Hagel, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ, ông John Kirby, khẳng định Hoa Kỳ tham gia tập trận cùng với các đồng minh Đông Âu nhằm « tăng cường khả năng ứng phó trên bộ, trên không và trên biển ». Một số hoạt động trong cuộc thao diễn quân sự đó sẽ được « quyết định song phương giữa phía Hoa Kỳ với các đồng minh trong NATO », một số khác sẽ do chính các thành viên của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương - NATO - tiến hành ».
Trên thực tế, quyết định nói trên của Washington nhằm trấn an các nước Đông Âu đang rất lo ngại trước những diễn biến tình hình tại Ukraina và những quốc gia đó đang tự hỏi là liệu họ sẽ có còn được Hoa Kỳ hỗ trợ hay không trong trường hợp cần thiết.
Các quốc gia vùng Baltic đặc biệt đang rất lo lắng : Họ đã đã gia nhập khối NATO từ ăm 2004 và luôn trong thế khó xử vì muốn tránh chọc giận ông Putin. Kể từ sau vụ Nga thôn tính vùng tự trị Crimée của Ukraina, Liên Minh Bắc Đại Tây Dương đã phải xét lại chính sách của mình và đang có khuynh hướng tăng cường sự hiện diện quân sự tại Đông Âu, bằng cách gửi máy bay và tàu tuần duyên đến vùng này nhiều hơn.
Việc Mỹ điều quân – dù chỉ rất khiêm tốn về mặt số lượng - sang Ba Lan và Estonia đáp ứng nguyện vọng của ông James Jeffrey, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Irak. Trong tuần, phát biểu trên nhật báo Washington Post, ông này chủ trương Mỹ nên triển khai lực lượng trên bộ để bắn đi một tín hiệu mạnh với đối phương. Theo ông Jeffrey, đưa quân tới hiện trường là một biện pháp có hiệu quả hơn, đáng sợ hơn là việc triển khai máy bay tiêm kích hay khu trục hạm để thị oai ».
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Phản Hồi