vendredi 18 avril 2014

Vụ tham nhũng ở ĐH Văn Hóa Hà Nội đang bị phanh phui

Về vụ tham nhũng ở Viện Văn hóa, ĐH Văn hóa Hà Nội (ĐHVH/HN), thuộc Bộ VH-TT-DL Việt Nam âm ĩ từ nhiều tháng qua đang nóng lên gây xôn xao dư luận vì có thể liên quan đến "nhóm lợi ích" đang gậm nhấm trong "lâu đài khoa học" này.

Theo đơn tố cáo của bà Trần Bình Minh, Trưởng ban Văn hóa Thế giới làm việc tại cơ quan này, thì hàng trăm triệu đồng kinh phí Nhà nước cấp để phục vụ "nghiên cứu khoa học", đã bị bà Viện trưởng Viện Văn Hóa trường ĐHVH/HN chi sai mục đích để chia chác "tư túi". Mặc dù Viện này không có chức năng xuất bản, nhưng từ nhiều năm nay một cán bộ trẻ được "chỉ thầu" dịch hàng chục tác phẩm lớn từ tiếng Trung, tiếng Anh ra tiếng Việt, cùng với hàng nghìn trang sách mang tính học thuật cao,được chuyển ngữ với một tốc độ "chóng mặt", gây sửng sốt cho các GS, TS bậc thầy.

Đơn tố cáo của bà Trần Bình Minh chỉ đích danh bà Viện trưởng Đỗ Thị Mính Thúy đã có "hàng loạt dấu hiệu và hành vi tham nhũng… gây thất thoát ngân sách nhà nước", điển hình qua việc bà ký những hợp đồng "nghiên cứu khoa học" tiếng Hán với bà Nguyễn Thùy Vân, một cán bộ Ban Văn Hóa Thế Giới thuộc Viện Văn Hóa,  cùng hàng chục hợp đồng "dịch thuật" với bà Vân mà không thông qua Hội đồng Khoa học Viện.
Theo tố cáo số thì kinh phí được cấp cho những đề tài "nghiên cứu" và hợp đồng "dịch thuật" với bà Vân cả hàng trăm triệu. Tất cả các kinh phí này đều bị Bà Viện trưởng Đỗ Thị Minh Thúy chặn giữ lại một khoản tiền lên tới 50%, mà theo giải trình bà Thúy nói là để đem đi "chi phí giao dịch", tức "bôi trơn".
Bà Viện trưởng Đỗ Thị MínhThúy
Viện Văn Hóa trường ĐHVH/HN

Thực chất các đề tài nghiên cứu và dịch thuật của bà Vân chẳng qua là những bản "copy" không sai dấu chấm, dấu phẩy từ công trình của nhiều học giả tên tuổi.

Theo phanh phui mới đây cho thấy, từ năm 2006 đến năm 2013, bà Nguyễn Thùy Vân, với sự "bảo kê" của Viện trưởng Đỗ Thị Minh Thúy đã thực hiện được 17 đề tài, trong đó có 14 đề tài theo loại hình dịch thuật từ chữ Hán sang chữ Việt, 1 đề tài dịch tiếng Anh sang tiếng Việt (với số trang bản gốc các ngoại ngữ là 7.000 trang) và 2 đề tài nghiên cứu liên quan đến văn hóa tiếng Hán. Đặc biệt là tất cả các "sản phẩm" của bà Vân sau khi "ra lò", đều được cất kỹ trong kho. Các sản phẩm này, phần lớn là "ăn cắp" nguyên văn từ các công trình và luận văn đã xuất bản của rất nhiều dịch giả và tác giả.

Từ đó người ta đặt nghi vấn "vậy dòng tiền chi cho các hợp đồng dịch thuật đã "chảy" đi đâu? Mỗi đề tài đều bị đoạt luôn 50 % kinh phí được cấp để cúng cho bà Viện trưởng Đỗ Thị Minh Thúy, để bà làm "thủ tục" cúng lên các cấp trên. Theo blog xuandienhannom, "số tiền bà Viện trưởng trích giữ làm "thủ tục" "bôi trơn" thì đã bôi trơn cho những ông nào? Bôi trơn cho ông Nguyễn Văn Cương (Hiệu trưởng ĐH Văn hóa) hay bôi trơn cả cho ông Hoàng Tuấn Anh (Bộ trưởng). Số tiền bôi trơn cho các ông là bao nhiêu, và bà Thúy thực sự đã chiếm đoạt bao nhiêu để tự "bôi trơn" cho mình. Và phải chăng "nhóm lợi ích" cũng hiện diện trong vụ này?

Tưởng cũng nên biết, từ những năm 2009 - 2010, việc bà Vân sao chép công trình của người khác đã bị phát giác, lãnh đạo ban yêu cầu kỷ luật, nhưng mọi việc vẫn không đi đến đâu. Bức xúc trước sự việc này, Trần Bình Minh sau đó vào tháng 1/2013 và tháng 6/2013 cũng đã có đơn kiến nghị gửi lên Ban Giám hiệu Trường Đại học Văn hóa về những vi phạm của bà Vân, và đề nghị cho "thẩm định lại toàn bộ số đề tài của bà Vân", cũng như xem xét các biểu hiện sai phạm của bà Thúy trong sự việc này. Đến tháng 9/2013 ĐH Văn hóa Hà Nội có ra thông báo xác định "bước đầu kiểm tra đã phát hiện có hiện tượng sao chép, và trong đó có cuốn bà Nguyễn Thuỳ Vân dịch nhưng bản gốc lại được viết bằng tiếng Việt và của tác giả Việt Nam…". Nhưng cho đến nay vẫn chưa được xử lý triệt để.

Riêng bà Viện trưởng Đỗ Thị Minh Thúy, người được bôi trợn trường xuyên 50% kinh phí, và lại thường đem tiền mồ hôi, tâm huyết của anh chị em để giao dịch "bôi trơn" cho "cấp trên", cho nên đáng lẽ theo quy định là bà rời chức Viện trưởng từ tháng 2 năm 2014, nhưng đến nay sắp hết tháng 4 mà bà vẫn còn tại vị.

Dù sao thì như các nhà trí thức trong ngành đã bộc lộ bức xúc trong vụ này qua báo chí: "Gian dối trong khoa học là không thể chấp nhận được. Sao chép dù chỉ một bài báo khoa học, đã đủ giết chết một tên tuổi, nhưng ở đây là hàng chục đề tài, được cóp nguyên xi từ các công trình đã công bố, cho nên sự gian dối này đã mang tính hệ thống, và nếu không có sự bảo kê, chống lưng của người có trách nhiệm, thì chuyện động trời này làm sao có thể kéo dài suốt những năm qua". 

Một số chứng từ liên quan:

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Phản Hồi