Ngô Nhân Dụng
Ba quan
chức huyện Tiên Lãng và hai người ở xã Vinh Quang bị truy tố về vụ cướp đất,
phá nhà gia đình ông Đoàn Văn Vươn. Đúng như Luật sư Trần Vũ Hải nhận
xét: “Các bị cáo thực hiện chức trách chứ không phải do tư thù cá
nhân. Họ phạm lỗi trong lúc đang hành xử như lãnh đạo chính quyền. Cho
nên đúng ra phải là chính quyền bồi thường,; sau đó chính quyền sẽ
yêu cầu người làm sai phải bồi hoàn lại khoản tiền
đó."
Cái tội chính của những bị cáo trên là tội đã ra tay phá hủy nhà cửa của anh em ông Đoàn Văn Vươn trong khi thi hành các chính sách của đảng Cộng Sản. Nhưng chính họ không phải là những người đã quyết định những chính sách sai lầm đó. Những sai lầm căn bản ở đâu mà ra?
Sai lầm đầu tiên là chính sách dụ dỗ người dân nghèo đi khai phá đất đai, khuyến khích họ biến gần 40 mẫu (ha) đất ven biển còn ngập nước mặn thành một khu đất có thể sinh lợi, nhưng lại không cho họ quyền được làm chủ khu đất là kết quả công lao khó nhọc của họ. Không một chính quyền nào trên thế giới lại nhẫn tâm đánh lừa người nông dân đổ mồ hôi nước mắt khai phá đất đai rồi sau đó đòi lại đất vì “hết hạn hợp đồng.” Ngày xưa, chắc cũng không có địa chủ nào ở nước ta giao con nghé cho một nông dân, rồi hai năm sau đòi lại, nói “Con trâu này của tao!” Nếu có một địa chủ nhẫn tâm như vậy thì người nông dân có quyền kiện lên làng xã, lên huyện, lên tỉnh, đòi đền bồi công mình chăm nuôi con nghé. Mà làng xóm chắc chắn sẽ chê bai, chửi rủa một địa chủ dã man như thế, từ đời cha sang đời con không ngớt.
Nhưng tại sao trong chế độ cộng sản các quan chức huyện Tiên Lãng và xã Vinh Quang lại đi làm như vậy mà không sợ dư luận chửi rủa? Bởi vì họ chỉ làm theo một chủ trương của đảng Cộng sản: Không người dân nào được làm chủ ruộng đất, dù họ đã bỏ công cầy cấy hay biến đất hoang thành hồ nuôi tôm cá. Như đã trình bầy nhiều lần trong mục này: Đảng Cộng sản chính là một Đảng Cướp Đất. Từ 1930 họ chiêu dụ nông dân Việt Nam bằng khẩu hiệu: Đem ruộng đất về tay dân cầy. Năm 1953 họ bắt đầu cuộc cải cách ruộng đất, đấu tố, hành hạ, giết chết các địa chủ; dưới sự chỉ đạo của các cố vấn Trung Cộng. Nhưng cuối cùng, nông dân cũng vẫn không được làm chủ mảnh đất mà họ cầy cấy. Tất cả được thu vào tay Đảng, tức là trong tay các quan chức, cán bộ. Để nắm chắc “quyền sở hữu” này, năm 1980 Đảng ghi rõ vào trong hiến pháp một điều: Ruộng đất thuộc về toàn dân. Nhà nước được toàn quyền quản lý ruộng đất, mà Nhà Nước thì chỉ là một công cụ của Đảng, hoàn toàn do các cán bộ đảng thao túng từ cấp trung ương xuống đến xã, thôn. Đảng Cộng sản đã tự biến họ thành một ông địa chủ vĩ đại với quyền hành tuyệt đối, vượt lên trên các quy tắc luật pháp và đạo lý trong các xã hội bình thường. Nếu không vì sai lầm vĩ đại này thì không có vụ cướp đất của gia đình Đoàn Văn Vươn; cũng không có những người dân kêu oan ở Vụ Bản, ở Dương Nội.
Sai lầm vĩ đại này do đâu mà sinh ra? Ai cũng biết, điều khoản nói “ruộng đất thuộc về toàn dân” đã sao chép lại đúng như được ghi trong hiến pháp Liên Xô. Năm 1953 Hồ Chí Minh đã nộp nguyên văn bản dự thảo Luật cải cách ruộng đất cho Stalin xin thỉnh ý trước khi ban hành. Năm 1980 Lê Duẩn từng gọi Liên Xô là “tổ quốc thứ hai,” sau khi đã làm xong nhiệm vụ “Đánh miền Nam là đánh cho Trung Quốc, cho Liên Xô.”
Nhưng tại sao người ta lại thần phục và bắt chước Liên Xô, Trung Quốc như vậy?
Bởi vì ngay khi ra đời đảng Cộng sản Việt Nam chỉ là một chi nhánh của Cộng sản Quốc tế. Hồ Chí Minh vẫn hãnh diện kể rằng biến cố lớn nhất quyết định cuộc đời ông là ông “Giác ngộ chủ nghĩa Mác Lê Nin.” Ngay khi mới về nước, trú ẩn ở hang Pắc Bó, nhìn chung quanh ông đã đặt ngay tên một ngọn núi, một con sông bằng tên Marx và tên Lenin. Trước khi chết ông viết di chúc đã mở đầu nói rằng ông sắp về với các cụ Marx và Lenin.
Đảng Cộng sản Việt Nam đã đi theo con đường đó suốt 80 năm qua. Đó chính là thủ phạm đáng phải đem ra tòa, thay vì những cán bộ ở huyện Tiên Lãng và xã Vinh Quang, những người thừa hành chính sách của đảng Cộng sản và đã được đảng đào tạo, nuôi dưỡng bao nhiêu năm. Nếu họ không sống trong chế độ cộng sản, thì chắc họ cũng không trở thành tội phạm.
Nhưng không một tòa án nào có thể đưa cả một đảng ra tòa vì đã theo các chính sách sai lầm. Tòa án chỉ có thể đưa các cá nhân ra tòa chịu trách nhiệm. Ông Hồ Chí Minh đã chết rồi, ông Lê Duẩn cũng không còn nữa. Khó đưa những người thừa kế họ như Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang ra tòa, bởi vì cả hệ thống tư pháp nước ta hiện nay, từ các người đóng vai công tố buộc tội đến những quan tòa ngồi xử án đều là tay chân, cùng trong một đảng với các bị cáo.
Chỉ có một thứ tòa án có khả năng xét xử các bị cáo này, là toàn thể dân Việt Nam; trong một phiên tòa chính đáng nhất là những cuộc bỏ phiếu tự do. Nếu dân Việt Nam được bỏ phiếu tự do chọn thể chế chính trị của nước mình, bãi bỏ độc quyền cai trị của đảng Cộng sản, thì chúng ta sẽ chấm dứt các chính sách sai lầm di lụy cả dân tộc từ 60 năm nay; mà nạn nhân không phải chỉ gồm gia đình Đoàn Văn Vươn hay các bà con nông dân Thái Bình, Phú Thọ, Phước Long.
Đó cũng là ý kiến của ông Lê Hồng Hà, một đảng viên cộng sản lâu đời. Khi góp ý kiến với việc sử đổi hiến pháp, ông Lê Hồng Hà đã nói thẳng rằng: Các bản Hiến Pháp năm 1959,1980,1992 đều “mang nặng đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa, thể hiện thể chế chính trị chuyên chính vô sản (theo Nghị quyết của các Đại hội Đảng III, IV, V, VI, VII); tức là rất nhiều sai lầm.” Ông dẫn chứng: “Qua thực tế của các nước trên thế giới, sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa cuối thế kỷ 20, đã chứng minh chủ nghĩa Mác Lê Nin là sai lầm, mô hình Chủ nghĩa Xã hội Xô Viết là sai lầm …”
Là một người đã từng làm chánh văn phòng bộ Công An, bây giờ ông Lê Hồng Hà đã tỉnh ngộ khi nhìn ra: “Do mấy chục năm qua, cả nước ta đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa sai lầm nói trên, nên đất nước ta lâm vào tình trạng suy yếu, xuống cấp về hầu hết các mặt của đời sống xã hội (không chỉ kinh tế mà cả chính trị, xã hội, văn hóa, đạo đức v.v.) và tụt hậu so với nhiều nước xung quanh, chủ quyền quốc gia bị xâm phạm.”
Một người đã theo đảng Cộng sản gần suốt cuộc đời, đã đóng vai nòng cốt bảo vệ và củng cố “thể chế chính trị chuyên chính vô sản” bằng guồng máy công an; mà nay đã nói lên được những lời thành thật đó, ông Lê Hồng Hà là một con người can đảm, đáng kính trọng.
Những bị cáo đang ra tòa vì thi hành lệnh cướp đất, nếu cũng can đảm như vậy, thì họ cũng có thể chuộc tội với các nạn nhân. Chính họ cũng là những nạn nhân bị đảng Cộng sản đưa đẩy vào việc phạm tội. Tại sao họ đi đòi lại mảnh đất mà gia đình Đoàn Văn Vươn đã khai phá? Bởi vì đó là chủ trương cướp quyền sở hữu đất đai mà đảng Cộng sản đã theo đuổi từ khi ra đời. Tại sao họ đang tay phá nhà cửa của những người hàng xóm của mình, rồi huênh hoang tự khen là “một trận đánh đẹp?” Bởi vì họ đã được đảng Cộng sản huấn luyện như vậy, dậy họ rằng tất cả những người không nghe lệnh của họ đều là “phản động,” là “kẻ thù của nhân dân,” hay bây giờ gọi là “những thế lực thù địch.” Trên thực tế, bao năm qua họ đã được Đảng trao cho toàn quyền thao túng luật lệ, sai bảo công an và bộ đội hoặc thuê bọ đầu gấu, sử dụng tất cả các công cụ đó để trấn áp, cưỡng chế, miễn là thi hành theo chính sách của Đảng. Cuộc đời thi hành công tác Đảng đã tạo cho họ tập thành thói quen tàn nhẫn, vô tình, suốt cuộc đời làm cán bộ, để dần dần họ chỉ làm những việc trấn áp dân như máy móc, không còn một phút để tự vấn lương tâm. Họ cũng là những nạn nhân của “chuyên chính vô sản.”
Gia đình Đoàn Văn Vươn và một số người dân ở Tiên Lãng cho các nhà báo biết theo họ thì bị cáo ông Nguyễn Văn Khanh, phó chủ tịch huyện Tiên Lãng, đứng đầu Ban chỉ đạo trong vụ phá nhà, cướp đất “cũng là người phản đối mạnh mẽ quyết định thu hồi đất;” và ông ta đã “bị ép làm người đứng đầu đoàn cưỡng chế.” Trong năm qua ông Khanh đã đền bù gia đình ông Vươn bằng cách xây lại lán trại cho họ. Ông cũng là người duy nhất bị giam giữ trong khi các bị cáo khác còn được tự do.
Nếu được sống trong một xã hội bình thường, không phải học tập, bị nhồi sọ, và phải thực hiện cái thứ gọi là “chuyên chính vô sản” thì một bị cáo như Nguyễn Văn Khanh có thể sẽ là một người bạn tốt của gia đình các nạn nhân không chừng. Vì nếu không bị huấn luyện những thói quen tàn nhẫn, độc ác, thì người Việt Nam mình xưa nay đâu có ai nỡ đối xử với nhau theo lối “cạn tàu ráo máng” như họ đã làm với anh em ông Đoàn Văn Vươn?
Nếu cũng can đảm như ông Lê Hồng Hà, thì ra trước tòa ông Nguyễn Văn Khanh có thể tự biện hộ rằng cái tội lớn nhất của ông không phải là tội đi phá nhà, mà là cái tội đã theo đảng Cộng sản. Chính đảng Cộng sản mới là thủ phạm đáng bị đem ra tòa.
Cái tội chính của những bị cáo trên là tội đã ra tay phá hủy nhà cửa của anh em ông Đoàn Văn Vươn trong khi thi hành các chính sách của đảng Cộng Sản. Nhưng chính họ không phải là những người đã quyết định những chính sách sai lầm đó. Những sai lầm căn bản ở đâu mà ra?
Sai lầm đầu tiên là chính sách dụ dỗ người dân nghèo đi khai phá đất đai, khuyến khích họ biến gần 40 mẫu (ha) đất ven biển còn ngập nước mặn thành một khu đất có thể sinh lợi, nhưng lại không cho họ quyền được làm chủ khu đất là kết quả công lao khó nhọc của họ. Không một chính quyền nào trên thế giới lại nhẫn tâm đánh lừa người nông dân đổ mồ hôi nước mắt khai phá đất đai rồi sau đó đòi lại đất vì “hết hạn hợp đồng.” Ngày xưa, chắc cũng không có địa chủ nào ở nước ta giao con nghé cho một nông dân, rồi hai năm sau đòi lại, nói “Con trâu này của tao!” Nếu có một địa chủ nhẫn tâm như vậy thì người nông dân có quyền kiện lên làng xã, lên huyện, lên tỉnh, đòi đền bồi công mình chăm nuôi con nghé. Mà làng xóm chắc chắn sẽ chê bai, chửi rủa một địa chủ dã man như thế, từ đời cha sang đời con không ngớt.
Nhưng tại sao trong chế độ cộng sản các quan chức huyện Tiên Lãng và xã Vinh Quang lại đi làm như vậy mà không sợ dư luận chửi rủa? Bởi vì họ chỉ làm theo một chủ trương của đảng Cộng sản: Không người dân nào được làm chủ ruộng đất, dù họ đã bỏ công cầy cấy hay biến đất hoang thành hồ nuôi tôm cá. Như đã trình bầy nhiều lần trong mục này: Đảng Cộng sản chính là một Đảng Cướp Đất. Từ 1930 họ chiêu dụ nông dân Việt Nam bằng khẩu hiệu: Đem ruộng đất về tay dân cầy. Năm 1953 họ bắt đầu cuộc cải cách ruộng đất, đấu tố, hành hạ, giết chết các địa chủ; dưới sự chỉ đạo của các cố vấn Trung Cộng. Nhưng cuối cùng, nông dân cũng vẫn không được làm chủ mảnh đất mà họ cầy cấy. Tất cả được thu vào tay Đảng, tức là trong tay các quan chức, cán bộ. Để nắm chắc “quyền sở hữu” này, năm 1980 Đảng ghi rõ vào trong hiến pháp một điều: Ruộng đất thuộc về toàn dân. Nhà nước được toàn quyền quản lý ruộng đất, mà Nhà Nước thì chỉ là một công cụ của Đảng, hoàn toàn do các cán bộ đảng thao túng từ cấp trung ương xuống đến xã, thôn. Đảng Cộng sản đã tự biến họ thành một ông địa chủ vĩ đại với quyền hành tuyệt đối, vượt lên trên các quy tắc luật pháp và đạo lý trong các xã hội bình thường. Nếu không vì sai lầm vĩ đại này thì không có vụ cướp đất của gia đình Đoàn Văn Vươn; cũng không có những người dân kêu oan ở Vụ Bản, ở Dương Nội.
Sai lầm vĩ đại này do đâu mà sinh ra? Ai cũng biết, điều khoản nói “ruộng đất thuộc về toàn dân” đã sao chép lại đúng như được ghi trong hiến pháp Liên Xô. Năm 1953 Hồ Chí Minh đã nộp nguyên văn bản dự thảo Luật cải cách ruộng đất cho Stalin xin thỉnh ý trước khi ban hành. Năm 1980 Lê Duẩn từng gọi Liên Xô là “tổ quốc thứ hai,” sau khi đã làm xong nhiệm vụ “Đánh miền Nam là đánh cho Trung Quốc, cho Liên Xô.”
Nhưng tại sao người ta lại thần phục và bắt chước Liên Xô, Trung Quốc như vậy?
Bởi vì ngay khi ra đời đảng Cộng sản Việt Nam chỉ là một chi nhánh của Cộng sản Quốc tế. Hồ Chí Minh vẫn hãnh diện kể rằng biến cố lớn nhất quyết định cuộc đời ông là ông “Giác ngộ chủ nghĩa Mác Lê Nin.” Ngay khi mới về nước, trú ẩn ở hang Pắc Bó, nhìn chung quanh ông đã đặt ngay tên một ngọn núi, một con sông bằng tên Marx và tên Lenin. Trước khi chết ông viết di chúc đã mở đầu nói rằng ông sắp về với các cụ Marx và Lenin.
Đảng Cộng sản Việt Nam đã đi theo con đường đó suốt 80 năm qua. Đó chính là thủ phạm đáng phải đem ra tòa, thay vì những cán bộ ở huyện Tiên Lãng và xã Vinh Quang, những người thừa hành chính sách của đảng Cộng sản và đã được đảng đào tạo, nuôi dưỡng bao nhiêu năm. Nếu họ không sống trong chế độ cộng sản, thì chắc họ cũng không trở thành tội phạm.
Nhưng không một tòa án nào có thể đưa cả một đảng ra tòa vì đã theo các chính sách sai lầm. Tòa án chỉ có thể đưa các cá nhân ra tòa chịu trách nhiệm. Ông Hồ Chí Minh đã chết rồi, ông Lê Duẩn cũng không còn nữa. Khó đưa những người thừa kế họ như Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang ra tòa, bởi vì cả hệ thống tư pháp nước ta hiện nay, từ các người đóng vai công tố buộc tội đến những quan tòa ngồi xử án đều là tay chân, cùng trong một đảng với các bị cáo.
Chỉ có một thứ tòa án có khả năng xét xử các bị cáo này, là toàn thể dân Việt Nam; trong một phiên tòa chính đáng nhất là những cuộc bỏ phiếu tự do. Nếu dân Việt Nam được bỏ phiếu tự do chọn thể chế chính trị của nước mình, bãi bỏ độc quyền cai trị của đảng Cộng sản, thì chúng ta sẽ chấm dứt các chính sách sai lầm di lụy cả dân tộc từ 60 năm nay; mà nạn nhân không phải chỉ gồm gia đình Đoàn Văn Vươn hay các bà con nông dân Thái Bình, Phú Thọ, Phước Long.
Đó cũng là ý kiến của ông Lê Hồng Hà, một đảng viên cộng sản lâu đời. Khi góp ý kiến với việc sử đổi hiến pháp, ông Lê Hồng Hà đã nói thẳng rằng: Các bản Hiến Pháp năm 1959,1980,1992 đều “mang nặng đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa, thể hiện thể chế chính trị chuyên chính vô sản (theo Nghị quyết của các Đại hội Đảng III, IV, V, VI, VII); tức là rất nhiều sai lầm.” Ông dẫn chứng: “Qua thực tế của các nước trên thế giới, sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa cuối thế kỷ 20, đã chứng minh chủ nghĩa Mác Lê Nin là sai lầm, mô hình Chủ nghĩa Xã hội Xô Viết là sai lầm …”
Là một người đã từng làm chánh văn phòng bộ Công An, bây giờ ông Lê Hồng Hà đã tỉnh ngộ khi nhìn ra: “Do mấy chục năm qua, cả nước ta đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa sai lầm nói trên, nên đất nước ta lâm vào tình trạng suy yếu, xuống cấp về hầu hết các mặt của đời sống xã hội (không chỉ kinh tế mà cả chính trị, xã hội, văn hóa, đạo đức v.v.) và tụt hậu so với nhiều nước xung quanh, chủ quyền quốc gia bị xâm phạm.”
Một người đã theo đảng Cộng sản gần suốt cuộc đời, đã đóng vai nòng cốt bảo vệ và củng cố “thể chế chính trị chuyên chính vô sản” bằng guồng máy công an; mà nay đã nói lên được những lời thành thật đó, ông Lê Hồng Hà là một con người can đảm, đáng kính trọng.
Những bị cáo đang ra tòa vì thi hành lệnh cướp đất, nếu cũng can đảm như vậy, thì họ cũng có thể chuộc tội với các nạn nhân. Chính họ cũng là những nạn nhân bị đảng Cộng sản đưa đẩy vào việc phạm tội. Tại sao họ đi đòi lại mảnh đất mà gia đình Đoàn Văn Vươn đã khai phá? Bởi vì đó là chủ trương cướp quyền sở hữu đất đai mà đảng Cộng sản đã theo đuổi từ khi ra đời. Tại sao họ đang tay phá nhà cửa của những người hàng xóm của mình, rồi huênh hoang tự khen là “một trận đánh đẹp?” Bởi vì họ đã được đảng Cộng sản huấn luyện như vậy, dậy họ rằng tất cả những người không nghe lệnh của họ đều là “phản động,” là “kẻ thù của nhân dân,” hay bây giờ gọi là “những thế lực thù địch.” Trên thực tế, bao năm qua họ đã được Đảng trao cho toàn quyền thao túng luật lệ, sai bảo công an và bộ đội hoặc thuê bọ đầu gấu, sử dụng tất cả các công cụ đó để trấn áp, cưỡng chế, miễn là thi hành theo chính sách của Đảng. Cuộc đời thi hành công tác Đảng đã tạo cho họ tập thành thói quen tàn nhẫn, vô tình, suốt cuộc đời làm cán bộ, để dần dần họ chỉ làm những việc trấn áp dân như máy móc, không còn một phút để tự vấn lương tâm. Họ cũng là những nạn nhân của “chuyên chính vô sản.”
Gia đình Đoàn Văn Vươn và một số người dân ở Tiên Lãng cho các nhà báo biết theo họ thì bị cáo ông Nguyễn Văn Khanh, phó chủ tịch huyện Tiên Lãng, đứng đầu Ban chỉ đạo trong vụ phá nhà, cướp đất “cũng là người phản đối mạnh mẽ quyết định thu hồi đất;” và ông ta đã “bị ép làm người đứng đầu đoàn cưỡng chế.” Trong năm qua ông Khanh đã đền bù gia đình ông Vươn bằng cách xây lại lán trại cho họ. Ông cũng là người duy nhất bị giam giữ trong khi các bị cáo khác còn được tự do.
Nếu được sống trong một xã hội bình thường, không phải học tập, bị nhồi sọ, và phải thực hiện cái thứ gọi là “chuyên chính vô sản” thì một bị cáo như Nguyễn Văn Khanh có thể sẽ là một người bạn tốt của gia đình các nạn nhân không chừng. Vì nếu không bị huấn luyện những thói quen tàn nhẫn, độc ác, thì người Việt Nam mình xưa nay đâu có ai nỡ đối xử với nhau theo lối “cạn tàu ráo máng” như họ đã làm với anh em ông Đoàn Văn Vươn?
Nếu cũng can đảm như ông Lê Hồng Hà, thì ra trước tòa ông Nguyễn Văn Khanh có thể tự biện hộ rằng cái tội lớn nhất của ông không phải là tội đi phá nhà, mà là cái tội đã theo đảng Cộng sản. Chính đảng Cộng sản mới là thủ phạm đáng bị đem ra tòa.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Phản Hồi